Hôm nay,  

Người Việt Gốc Hoa Vượt Biển

26/09/201000:00:00(Xem: 136116)

Người Việt Gốc Hoa Vượt Biển

Tác giả: Minh Thành
Bài số 3002-28302-vb8092610

Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi người viết đã dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm"; Tiếp theo là "Trúng Số Độc Đắc", rồi "Lấy Lầm Chồng ".
Bài sau đây được tác giả ghi là chuyện một gia đình Việt gốc Hoa vượt biển bằng thuyền buồm, với lời ghi “Viết với lòng biết ơn sâu sắc các quốc gia đã mở rộng vòng tay nhân ái cho "Boat people.”

***

"Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào"
        (Quang Dũng)

 Nó rời nơi chôn nhau cắt rốn của mình một cách vội vã như kiểu người ta chạy loạn! Vội đến nỗi nó bỏ lại tất cả những gì nó đã chắt chiu nhặt nhạnh từ hơn hai chục năm qua! Tất cả! Kể cả mối tình đầu nó tưởng sẽ đi cạnh nó tới khi đầu bạc răng long. Nó tưởng không bao giờ nó có thể dời xa được con người nó đã đặt cả tương lai vào đó trừ cái chết!  Vậy mà nó vẫn phải bỏ lại!
Nó ra đi vì nó không được ở lại dù nó không biết điều gì đang chờ đợi phía trước! Nó không biết con đường nó sẽ phải dấn thân là thiên đường hay địa ngục! Nó không muốn dời khỏi nơi thân quen nó coi là quê hương đã nuôi nó từ khi nó mở mắt chào đời để tới một nơi xa lạ! Nó cũng được gia đình cho ăn học tử tế dù cuộc sống của gia đình nó cũng khó khăn,  vất vả như đại đa số những người dân chung quanh. Nhưng nó đã vươn lên bằng ý chí, bằng nghị lực của những đứa trẻ con nhà lao động biết nghe lời cha mẹ dạy bảo để hiểu sự khác biệt lớn lao về giá trị của bằng cấp trong xã hội. Nó đã cố gắng, một sự cố gắng đáng khen của đứa trẻ  để giật được một mảnh bằng, để có một chỗ làm việc tương đối dễ chịu, với đồng lương hơn hẳn những người lao động chung quanh. Nó tưởng nó đã may mắn. Nó nghĩ cuộc đời đã ban cho nó nụ cười, đã mở rộng vòng tay đón nó vào. Nhưng rồi nó lại mất tất cả vì cuộc chiến tranh biên giới Việt  Hoa.
Bố nó người Hoa, mẹ nó người Việt. Nó sinh ra và lớn lên tại Việt nam. Gia đình nó sống giữa cộng đồng người Việt. Nó học trường Việt. Bạn nó, hàng xóm nó hoàn toàn  người Việt. Nó chẳng hề biết nói một tiếng Hoa cho đỡ tủi. Đất nước Trung quốc xa vời với nó như không có một quan hệ gì. Vậy mà, nó bị lôi vào làm con dân Trung quốc xa lạ đó, khi cuộc chiến xảy ra.
Đơn giản như một định lý, một khẳng định phải có. Trong toán học, người ta áp dụng các định lý để giải một bài toán ra kết quả cần tìm. Trong trường đời, người ta cũng áp đặt những việc phải làm để giải quyết mâu thuẫn. Người ta không tính đến hậu quả mà chỉ tính toán cách giải quyết dứt điểm, nhanh gọn, đỡ tốn thì giờ và tiền bạc. 
Nỗi khổ nó đã phải chịu nó cho là ghê gớm lắm, quá sức chịu đựng của nó. Nó tưỏng nó sẽ gục ngã dọc đường. Thực ra, lúc đó nó còn quá trẻ nên  không biết quanh nó, có những gia đình còn chịu nỗi đau mất mát hơn nó nhiều lần. Nó mới chỉ mất đi một cái bằng cấp, một sự nghiệp vừa bắt đầu xây dựng, một niềm tin vào tương lai tươi sáng của tuổi thanh xuân và một cuộc tình còn non nớt, vụng về mới chớm nở! Nếu như so với những chia lìa, tan nát vợ chồng con cái mỗi người một nơi  của nhiều gia đình khác cũng như những mất mát toàn bộ tài sản gom góp từ đời này qua đời kia của họ, nỗi khổ đau và những chắt chiu dành dụm cho tương lai của nó không có gì đáng kể!
Khi cuộc chiến biên giới còn trong giai đoạn chuẩn bị âm ỉ. Nó thấy từng đoàn xe buýt chở theo rất nhiều gia đình gồm đàn ông, đàn bà, người già và trẻ em. Họ bồng bế trẻ con, khuân vác theo nồi niêu xoong chảo, quần áo, mùng mền, xe đạp... Nghĩa là tất cả những đồ dùng thường nhật trong gia đình đã được tích luỹ từ lâu đời. Họ đi qua thị trấn nhỏ bé của nó để đổ ra biên giới Việt Hoa, sang Trung quốc. Nó không quan tâm đến họ. Nó không muốn tìm hiểu họ đi đâu"  Tại sao họ đi... Nó cho đó là lựa chọn của họ. Nó nghĩ họ quả là dại dột khi dời bỏ mái nhà quê hương nơi cha ông họ sinh sống đã nhiều đời để tới một nơi xa lạ! Tất cả mọi người kể cả nó cũng chỉ biết nơi họ đến là Trung quốc! Những tin tức mọi người thu thập được chỉ có vậy thôi!  Làm sao nó có thể biết chỉ vài tháng sau, nó cũng chen chân vào dòng người còn tiếp tục ra đi ấy!
Khi cuộc chiến gần kề. Những đợt tuyển tân binh dồn dập hơn. Các cơ quan, trường học nô nức vót chông gửi ra biên giới. Nó bị đình chỉ công tác giảng dạy, làm việc lặt vặt trong văn phòng. Không được tham gia các cuộc họp cơ quan... Nó như bị cô lập giữa tập thể đông đảo tuy nó vẫn được hưỏng lương  bình thường. Đồng nghiệp nhiều người thương nó,  cũng có người tránh nó (dây dưa với nó lúc này có khi mang vạ vào thân) Dĩ nhiên, họ bàn tán sau lưng nó, dự đoán những gì có thể xảy ra... Nó như ngồi trên đống lửa. Nó thấy mình như kẻ phạm tội khi khắp mọi nơi, mọi lúc người ta nói về tội ác của "Quân xâm lược bành trướng Bắc kinh".
Trong dòng máu ngày xưa nó thường tự hào "thuần Việt"  của nó thực ra có tới ½ dòng máu Bắc kinh (đã nói, bố nó là người Hoa dù bố nó và cả ông nội nó đều sinh ra tại Việt nam. Dù bố nó chưa từng một lần được đặt chân lên đất nước Trung. Hoa!) Rồi những câu chuyện đồn thổi, nghi kỵ, về gián điệp Trung quốc là những người Việt gốc Hoa như nó đã phá hoại, đặt chất nổ  nơi này, nơi kia ... làm nó sợ hãi thật sự. Nó cô đơn sống trong khủng hoảng, lo âu. Nó mất ngủ hàng tháng trời. Nó không dám ra đường, đi tới những nơi công cộng vì sợ "Tai bay, vạ gió"! Nếu như cô bạn gái tốt bụng của nó không can đảm, khôn ngoan đến  tận trường tìm nó giả cách báo tin: "Mẹ mày ốm nặng, phải về ngay". Để tạo điều kiện "Danh chính ngôn thuận" cho nó xin phép dời khỏi cơ quan  một cách hợp pháp, đưa nó về nhà, theo gia đình vượt biển trên một chiếc thuyền buồm nguyên thuỷ dùng để chở vôi thì không biết số phận sẽ đưa đẩy nó dạt đến nơi đâu"
Về nhà, nó còn ít ngày chuẩn bị cho chuyến đi xa mãi mãi. Gia đình nó nghe mong manh người ta đồn đại đi Hồng kông! Nó cũng như mọi người không tin điều đó! Tất cả đều nghĩ chỉ có một con đường dành cho họ: Đi Trung quốc! Làm sao có thể hình dung những con thuyền buồm mỏng manh chạy nhờ sức gió chở hàng trăm con người với số lương thực ít ỏi có thể  đưa họ đến được Hồng kông" Mà ai cho họ nhập cảnh Hồng kông nếu họ may mắn tới đó  khi mà nơi nó đang ở chỉ di chuyển từ huyện nọ đến huyện kia đã là một điều hết sức khó khăn, nhiêu khê!
Tuy nhiên, gia đình nó cũng bám víu vào sự không chắc chắn ấy như một cái phao duy nhất nên mẹ nó lúc nộp tiền cho cả nhà đã nhắc đi nhắc lại với người chủ thuyền là chỉ đi Hồng kông để rồi ông ta đã tính cho gia đình nó cái giá cắt cổ: 1000.00 (Một ngàn đồng cho một người) Đó là thời điểm tháng 3 năm 1979. Lương một viên chức làm việc cho nhà nước vừa tốt nghiệp đại học lúc đó  hưởng 55 đồng / tháng. Sau ba năm làm việc không phạm sai lầm gì sẽ được tăng thêm năm đồng / tháng.  Cũng may, mấy anh chị em nó là công nhân viên chức nhưng mẹ nó thì không! Mẹ nó thuộc thành phần "buôn gian bán lậu"! Mẹ nó có cái cửa hàng tạp hóa nhỏ bày bán ở nhà đủ mọi thứ linh tinh lặt vặt từ bút mực,  kim chỉ, tới miến, măng, đường sữa... Nhờ cái cửa hàng này nên mẹ nó có đủ tiền để đưa cả nhà vựot biển. (Bố nó mất từ khi nó mới 11 tuổi).
Gia đình nó bán tống bán tháo tất cả đồ đạc trong nhà để lấy tiền mua vàng mang theo. Hàng xóm tới mua ào ào chỉ trong vòng vài ngày đã bán hết sạch. Còn cái nhà, vốn quý nhất lại không bán được vì người mua sợ sẽ không được phép sử dụng sau này!  Mẹ nó cũng phải bỏ nhà để chạy lấy thân cùng các con đã "trót" mang một nửa  dòng máu Trung hoa của người cha.. Mọi việc điều đình với chủ thuyền ổn thoả. Các anh chị em nó nước mắt ngắn dài từ biệt bạn bè không hẹn ngày gặp lại. Nó suy nghĩ rất nhiều về quyết định có nên tìm gặp "người ấy" một lần sau cùng không"  


Đã gần ba tháng, họ không gặp nhau! Thư từ cũng bặt tin luôn! Nó chưa tìm ra câu trả lời thoả đáng. Nó cũng chẳng còn cơ hội tìm hiểu lý do! Lớ ngớ ngoài đường bị bắt giam vì tình nghi "Gián điệp Bắc kinh" thì tàn đời trong tù! Thế nên nó quyết định sẽ chỉ viết một lá thư vĩnh biệt thay vì gặp mặt! Lá thư đó, nó tóm tắt thân thế của nó (điều nó chưa từng bao giờ nói ra với bất cứ ai là nó  mang một nửa dòng máu Trung hoa. Gia đình nó sau nhiều thế hệ hoà nhập vào cộng động người Việt nên hình như đã mặc nhiên coi mình là công dân đất Việt)! Nó nói nguyên nhân nó phải ra đi. Nó mong "người ấy" hãy coi như nó không còn tồn tại trên trái đất này. Nó suy nghĩ rất tỉnh táo nhưng nước mắt nó thấm ướt cả lá thư!
Nó nhờ cô bạn gái trao tận tay hộ sau ngày nó  "Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa"! Cô bạn gái sụt sùi khóc trên bờ tiễn nó đi. Nó nói với cô bạn thân  lời cuối  "Mày nhớ ngày hôm nay sẽ là ngày cuối cùng của tao nếu  mày không nhận được tin tức gì. Nói lại cho  "Người ta" biết là tao rất vui vì nếu thuyền bị chìm thì cả gia đình tao được ở mãi bên nhau"! Tuy không hy vọng, nó vẫn đăm đăm ngóng nhìn về phía bờ với một ước mơ thầm kín không nói lên lời! Nó ghi mấy dòng vào cuốn nhật ký nhỏ: “Vịnh Hạ long 12 giờ 25 phút trưa ngày 25 tháng 4 năm 1979. Vĩnh biệt tất cả!”
Con  thuyền nó mới đi được hai ngày đã nghe tin một thuyền gặp bão bị chìm chết không sống sót người nào! Sang ngày thứ ba có tin bão. Thuyền ghé sát chân đảo Ngọc, thả neo tại đó tránh bão. Khi cơn bão  thổi tới với sức gió mạnh, neo bị bật. Con thuyền không neo bị nhồi đập dữ dội vào những tảng đá sát chân đảo. Không thể quăng được neo ra xa vì gió thổi mạnh .Tất cả thanh niên, trai tráng trên thuyền dùng gậy sắt, sào đứng ghì giữ  cho thuyền bớt va đập. Một số khác nhảy xuống biển dùng hai tay và cả thân người ôm chặt mạn thuyền đẩy theo phụ lực. Các bà già thắp hương cầu khẩn Phật Bà Quan Âm phù hộ. May mắn gặp mấy ngư dân cứu giúp. Họ dùng thuyền thúng, kéo theo neo ra xa rồi thả xuống. Neo ăn đã lôi thuyền cách xa những tảng đá  hơn.
Cơn bão dữ dội qua đi,  thuyền phải neo ở đó một ngày một đêm cho hoàn hồn rồi mới đi tiếp. Vừa ra khỏi biên giới (1/5/1979) đã có tàu đánh cá ngư dân Trung quốc kéo vào ban đêm. (Các chủ thuyền  trả công họ bằng vàng). Ban ngày tàu bạn lẩn trốn và ban đêm xuất hiên dìu kéo những chiếc thuyền chở thuyền nhân  (đa số Việt gốc Hoa).
Khi thuyền chuẩn bị vào sát bờ biển thuộc địa phận Trung quốc để mua lương thực và sửa chữa lại thuyền. Mọi người bảo nhau vứt hết những vật dụng liên quan đến quân đội như bi đông đựng nước uống, áo mưa, chăn bằng vải dù, mũ đội đầu... xuống biển. Không ai hiểu tại sao nhưng thấy người đứng cạnh liệng hết thì mình cũng liệng theo. Hình như đó là một nỗi sợ mơ hồ! Sợ gì" Tại sao sợ" Không ai lý giải được và cái sợ đó như một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh chóng. Mọi người im lặng nhìn theo những đồ vật thân thiết nổi trôi rồi chìm dần xuống. Cũng chẳng nhiều thời gian cho họ luyến tiếc. Thuyền đã cặp vào bãi biển Khì xá. Tất cả lại đưa áo quần, mùng mền lên bãi cát ở  tạm để sửa thuyền. Những người có phận sự sửa chữa làm việc ở dưới thuyền. Số còn lại đi tới những thuyền khác đậu gần đó để tìm người quen, người nhà...  Nó cũng lang thang như họ để quan sát, nghe ngóng và hy vọng  thấy một gưong mặt thân quen. Người đông nhưng không gặp người quen..
Rồi gã chủ thuyền  lừa mọi người để móc thêm tiền. Rắc rối xảy ra, cảnh sát Trung quốc tại Khì xá bắt vài người thân cô thế cô ở thuyền nó đã tố cáo dã tâm của chủ thuyền. Giam họ một đêm, cảnh cáo họ phải ngậm miệng lại. Phải ngậm thôi, há ra kêu ai khi gã chủ thuyền đã nhanh chân hơn, bịt miệng cảnh sát địa phương bằng những chiếc nhẫn vàng mười. Số vàng mồ hôi nước mắt chắt chiu cả đời người Việt gốc Hoa tị nạn mà gã đã lột được từ những lần bắt họ đóng góp thêm khi gã kêu tàu đánh cá Trung hoa kéo. Họ đã phải trả giá khi nhầm lẫn bước xuống con thuyền của gã chủ không có lương tâm. Hết tiền, hầu hết những con người cùng đường  phải ở lại Trung quốc (có hai gia đình gom hết số vàng, tiền của cả nhà cho một người con lớn trong gia đình đi tiếp với hy vọng tới Hồng kông). Những người ở lại được chính phủ Trung quốc đưa tất cả lên một con tàu đồ sộ đi đảo Hải nam. Gia đình nó may mắn còn một ít vàng dự trữ nên bắt một chiếc thuyền khác cũng đang sửa chữa gần đó để tiếp tục đi. Lại tiếp tục hành trình. Lại tìm tàu đánh cá Trung hoa kéo!
Nhật ký được ghi thêm:
Ngày 1 tháng 6, 1979, dời  Khì Xá, đi Hồng Kông. Vẫn theo hành trình cũ, ngày nghỉ, đêm đi khi có tàu kéo và ngược lại. Ghé bờ mua lương thực, lấy nước, nghỉ dưỡng sức,  tránh bão, sửa thuyền... Ông chủ thuyền mới là người có tài và có lương tâm. Ông cung cấp nước uống, thức ăn cho mọi người công bằng, đầy đủ. Không đòi hỏi thêm một chút vàng nào khi ông thuê tàu kéo. Ông quà cáp, biếu xén quan chức địa phương cũng như các chủ tàu kéo một cách rộng rãi nên mọi việc đều suông sẻ. Khi thuyền gặp bão, các chủ tàu đánh cá đã cho mượn thêm nhiều neo để thuyền được đảm bảo an toàn hơn.
Lúc tàu đánh cá  cắt dây nối với thuyền nó  vì đã quá gần Hồng kông. Thuyền chòng chành  một lúc rồi  may mắn gặp gió, buồm được giương lên phăng phăng chạy một ngày một đêm đã nhìn thấy những toà nhà chọc trời  của Hương cảng. Cuốn nhật ký được ghi thêm dòng chữ viết vội vì mừng rỡ: Ngày 8 tháng 7, 1979. Hồng kông đây rồi. Mọi người đổ xô hết lên mui thuyền nhảy nhót hò reo ầm ĩ. Những gương mặt sạm nắng gió rạng rỡ nụ cười nhưng những giọt nước mắt cứ rơi xuống không kìm được vì nỗi mừng vui tột độ.
Tàu cảnh sát Hồng kông kéo thuyền nó vào sát bờ hơn. Máy bay lượn trên không phun từng đám thuốc tẩy  trùng xuống đầu mọi người. Rồi tất cả mọi người theo chỉ dẫn của cảnh sát dìu dắt nhau bước lên bờ. Người già, phụ nữ, trẻ em được đưa vào bóng râm và chỉ vài phút sau, họ được phát nước uống cùng cơm nóng ăn với thịt cừu nấu củ cải. Sau đó các trật tự viên kết hợp với thuyền trưởng sắp xếp chỗ ở tạm thời theo từng gia đình. Tất cả nằm la liệt trên những tấm chăn trải trên nền xi măng.
Đó là ngày đầu tiên ở một nhà kho cũ tại hải cảng nay tạm dùng tiếp nhận thuyền nhân. Người ta gọi là "Hắc soóng". Nó gọi theo tiếng Việt: Kho đen.. Ngay tối hôm đó,  không biết làm cách nào mà cậu con trai lớn của ông chủ thuyền kiếm được một ít trái táo đỏ. Cậu đã chia đều cho các gia đình đi cùng thuyền. Nhà nó hơn mười người được chia hai trái. Mẹ nó cẩn thận cắt ra từng lát mỏng chia đều cho cả nhà. Hương vị thơm ngon của trái táo vẫn còn nguyên trong ký ức nó tới bây giờ. Trước khi đi ngủ, nó không quên ghi vài dòng vào cuốn nhật ký: Ngày 10 tháng 7 /1979 : Kho đen.
Đầu tháng 8, 1979, nó cùng gia đình chuyển đến trại tị nạn  Shamshuipo. Cũng trong tháng này, phó tổng thống Mỹ Walter Mondale tới trai tị nạn nói chuyện, an ủi thuyền nhân. Một thành viên đứng kế bên phó tổng thống đã cúi xuống đưa tay bế một em bé tị nạn lẫm chẫm đứng cạnh mẹ. Ông cưòi vui và nựng nịu em bé ngây thơ này. Thái độ  thông cảm, chia sẻ, gần  gũi cùng với thông điệp đón nhận tị nạn của ông phó tổng thống một nước  mạnh nhất thế giới  như cơn gió mát xua tan hết  ngột ngạt, lo âu của mọi thuyền nhân trong những mái tôn nóng hầm hập ở trại tị nạn  Shamshuipo. 
Nó đã nhìn thấy ánh sáng chói lọi bên kia bờ đại dương. Những người Mỹ không cùng màu da, tiếng nói  đã mở rộng vòng tay nhân ái mang đến cho " Người Việt gốc Hoa"  tình thương  và  mái ấm gia đình mà họ đang tìm kiếm.  Như tất cả mọi người tị nạn khác, nó đã nhìn thấy tương lai rộng mở cho mình .
Nhật ký "Người Việt gốc Hoa" của nó khép lại với dòng chữ: "Ngày 2 tháng 1, 1980. Cả nhà bay sang Canada.
Minh Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến