Hôm nay,  

"ta Đã Thấy Gì" Sau 35 Năm ?

16/05/201000:00:00(Xem: 152109)

"Ta Đã Thấy Gì" Sau 35 Năm "

Tác giả: Võ Trang
Bài số 2892-28192-vb8051610

Tác giả thuộc lớp tuổi 50 , cư dân San Diego; Kỹ sư điện cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009, với ba bài viết hợp  thành một tự truyện ba hồi: Ký ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân tại Huế, tâm trạng một trí thức gốc Việt  vừa biết ơn quê hương thứ hai, đồng thời cũng "mang trong lòng một mối hận người Mỹ đã bỏ rơi đất nước mình". Sau đây là bài thứ hai của ông "Viết cho tháng Tư Đen 2010".
Hình: Cựu chiến binh VNCH và Hoa Kỳ từ trên mẫu hạm cùng ném vòng hoa tưởng niệm xuống biển nhân kỷ niệm 35 năm Tháng Tư 1975, trước ống kính của đài truyền hình số 10.

***
Buổi sáng  hôm ấy, trong bầu trời trong xanh, dưới ánh nắng vàng nhạt, với chút lành lạnh cuối Đông còn sót lại và dưới sự chứng kiến của cả 5000 người, lá cờ vàng 3 sọc đỏ của chế độ VNCH đã được kéo lên trên chiếc Mẫu Hạm danh tiếng đã một thời tham chiến tại Việt Nam:  30 tháng 4 2010, buổi lễ tưởng niệm 35 năm ngày cộng sản miền Bắc xóa bỏ hiệp định Paris 1973 để cưỡng chiếm miền Nam Việt-Nam.  Khoảng 5000 người Việt-Mỹ đã tham dự buổi lễ.  Nhiều người Việt đã đến từ các vùng lận cận hoặc tận miền Bắc Cali xa xôi.  Đây có thề nói là  một tập họp đông đảo nhất của người Việt tị nạn trong năm nay cho ngày lễ như thế này trên toàn thế giới  - một hãnh diện cho người Việt ở San Diego nói riêng và cọng đồng Tị Nạn Việt Nam ở hải ngoại nói chung. 
Ngay ở cổng vào tại viện bảo tàng, hình ảnh viên phi công lái chiếc máy bay "bà già" , không có vô tuyến để liên lạc với kiểm tra không lưu, liệng giấy viết tay xuống mẫu hạm để xin đáp xuống bằng mắt trần và đã đáp xuống an toàn thì có lẽ chỉ có người Việt-Nam mới dám làm" ....  Nhưng thật ra anh ta đã không có sự lựa chọn:  chiếc máy bay cho 2 chổ ngồi thì phải chứa cả gia đình anh 5 người, trong đó có đứa còn nằm ngữa... 35 năm đã trôi qua.  Nếu người ta nói "thọ" được 70 tuổi đã là quí rồi thì 35 năm là cả một nữa đời người, một nữa đời người thật sự với bao đắng cay cho người Việt-Nam cả trong và ngoài nước. 
Trong cảm quan cá nhân, 30 tháng 4 năm nay "rộn ràng" hơn những năm trước dù rằng con số 35 không mang 1 ý nghĩa đặc biệt nào cho biến cố này.  Từ cả tháng trước, một số người tự nhận là "ôn hòa" đã có những cố gắng hòa giải tranh chấp Quốc-Cộng bằng cách suy diễn cuộc chiến tranh này thành cuộc nội chiến để có thể giải quyết trong tình "anh em một nhà...".  Nhiều bài báo đã thuật lại cuộc đầu hàng "hào hùng" của Nam Quân và cách đối xử cao thượng nhân đạo của lãnh đạo Bắc Quân trong cuộc nội chiến Nam-Bắc của Hoa Kỳ như là 1 thí dụ cho CSVN noi theo" Tiếc rằng việc đầu hàng của tướng Dương văn Minh không hào hùng tí nào với những nét co giật đau khổ trên khuôn mặt như nhà báo Bùi Tín đã kể lại khi ông nói với ông Minh rằng chính quyền miền Nam không còn có gì để bàn giao nữa.  Sau đó là cả một chính sách trả thù đày đọa nhân dân miền Nam của chế độ CS miền Bắc...
Trong cái nhìn của người lãnh đạo CSVN, cuộc chiến tranh 54-75 là cuộc chiến "thần thánh" chống Mỹ cứu nước và đối với 1 kẻ thù như thế thì không cần "nhân đạo" gì cả.  Trong những buổi học tập họ đã từng ngạo mạn nói rằng: "Không giết hết mà chỉ cho đi cải tạo là đã nhân đạo lắm rồi!"
Trong những bài tham luận đọc được trên Việt Báo, tôi thấy các học giả Hoa Kỳ cũng đã có những chuyển biến nhận thức và mạnh dạn đặt lại vai trò và chính nghĩa của quân đội và nhân dân VNCH trong cuộc chiến tranh vừa qua.  Sự nhìn nhận này không những chỉ trả lại công bằng cho một 1 dân tộc đã hy sinh cả triệu người trong cuộc chiến tranh đã tàn phá tơi bời quê hương của họ mà còn bảo vệ lý tưởng cho cả 58 ngàn quân nhân Hoa Kỳ.
"Nếu phải chiến tranh thì hãy đem nó ra ở một nước ngoài".  Cái chiến lược này người Hoa Kỳ đã xử dụng từ thời Đệ Nhất Thế Chiến.  Người Hoa Kỳ có thể đã nhượng bộ và bỏ rơi Nam Việt-Nam vì không hiểu rõ hết hoàn cảnh địa dư, tình tự của dân tộc địa phương, tham vọng bắt tay với Trung Cộng để vẽ lại bản đồ ảnh hưởng trên toàn thế giới, quá mệt mỏi trong 1 cuộc chiến tranh tiêu hao mà họ chưa bao giờ kinh nghiệm, lo sợ khi phải phân tán lực lượng để có thể bảo vệ các mỏ "vàng đen"  ở Trung Đông ... và dù với bất cứ lý do cay đắng nào đi nữa, họ đã chiến đấu cho quê hương họ.  Họ có đủ lý do, trong cái nhìn của họ,  vào thời điểm đó, để tiến hành chiến tranh chứ không phải chỉ là 1% như một du học sinh XHCN Việt-Nam, dù với học trình Tiến Sĩ đã hồ đồ nhận định! 
Dĩ nhiên, dù than trách cách nào đi nữa thì đối với đất nước Việt-Nam, cuối cùng chỉ có người Việt-Nam mới chịu trách nhiệm và hậu quả cho đất nước mình. Quá khứ không thể níu kéo mà cũng không thể hoàn toàn bôi xoá.  Hoa Kỳ, CSVN và người Việt tị nạn đã học được bài học gì"
Ngay sau khi toàn thắng, CSVN đã cho thi hành chính sách càn quét tàn dư văn hóa Mỹ-Ngụy như Tần Thuỷ Hoàng đã làm cả ngàn năm trước.  Lịch sử phải được viết lại và nguồn gốc phải thêm màu hồng, văn hoá phải phát xuất từ miền Bắc... 
Vào năm 2006, khi có lần du lịch  Hoa lục tôi đã có dịp nghe lại những câu chuyện về việc tàn phá của Vệ Binh Đỏ trong cuộc cách mạng văn hóa của nước này: sự phá hoại thật kinh hoàng.  Vệ Binh Đỏ có thể đạp phá bất cứ cái gì mà họ cho là tàn dư của chế độ trước. Ngay cả những người cộng sản như ông Lưu Thiếu Kỳ cũng phải động lòng cho người rào lại các khu văn hóa và dùng chính tên Mao Trạch Đông làm bùa để bảo vệ các khu này... Từ bưng biền ra thành phố, những nhà lãnh đạo CSVN cho áp dụng ngay các chính sách mà kinh nghiệm đã cho thấy là thiếu hiện thực và đã từng thất bại tại các nước XHCN đàn anh. Dĩ nhiên, hậu quả tại Việt-Nam cũng không khác gì. Vội vã họ "vô sản hóa" người dân miền Nam qua chính sách cho "đổi tiền" mới với số lượng hạn chế, "đông lạnh" hoạt động xã hội miền Nam với chính sách hộ khẩu, lùa dân lên những vùng "kinh tế mới" để cướp lấy tài sản của họ ở thành phố, tập trung "cải tạo" các thành phần "Nguỵ-Quân Nguỵ Quyền" để  vừa kiểm soát được an ninh cho chế độ vừa có nhân công rẻ tiền... 
Có một nghịch lý mà người cộng sản Việt-Nam vẫn cố tình né tránh và không nhìn nhận đó là trong khi chính mẫu quốc sinh ra và áp dụng chủ nghĩa "Mac-Le" đã từ bỏ con đường này thì những nhà lãnh đạo cộng sản Việt-Nam vẫn khư khư(") ôm lấy như một báu vật trong đời.  Thật sự họ không còn con đường lựa chọn nào khác.  Tay họ đã nhúng chàm.  Họ đã đi quá sâu vào con đường của tội ác mà chính họ hiểu rằng mọi thay đổi đều có thể sẽ dẫn đến bản án ...tử hình cho chính họ ... như ông chủ tịch nhà nước  Nguyễn Minh-Triết đã nói: "bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát".
Từ bưng biền ra thành phố, với cái vốn liếng học thức của lãnh đạo có người còn chưa xong trung học phổ thông cấp ba, đội cái mũ "đỉnh cao của trí tuệ" họ gấp rút vơ vét như là những đền bù cho những hy sinh ngu xuẫn mà họ đã gieo rắc cho chính họ và cho biết bao thế hệ của dân tộc.  Cả giới lãnh đạo tối cao cũng phải làm ngơ và giờ đây còn phải biết chia phần bởi vì nếu không thì họ sẽ không có đủ tay sai để cai trị. Cả một hệ thống hành chánh trở thành băng đảng có hệ thống và xử dụng hiến pháp để bảo vệ cho chính họ được an toàn trong vị trí ấy.  Sau 20 năm cai trị bỗng dưng có dạo "Quyền Tư Hữu" và "Quyền Thừa Kế" được "đánh bóng" rầm rộ là vì cái gì"   Khi đã vơ vét nhiều như thế thì làm sao lãnh đạo có thể giải thích sự giàu có chỉ qua đêm của họ" Nuôi tôm, nuôi cá sấu mà trở thành tỉ tỉ phú thì cả nước Việt-Nam biến thành những nông trường cũng không làm giàu được cho 1 người như thế  và khi tóc đã bạc thì "Quyền Thừa Kế" là một hệ luận tất yếu.
Nền công nghiệp XHCN Việt-Nam trở thành nền công nghiệp cung cấp nhân công và đã biến công nhân nhân Việt-Nam thành một thành phần mới nỗi tiếng trên hoàn cầu: "Lao Nô"!  Với lợi tức 3 mỹ kim 1 ngày và sinh hoạt trong môi trường không được bảo vệ bằng 1 luật lao động, người công nhân Việt-Nam trước và sau "cách mạng" cũng chỉ là "thành phần vô sản  không còn có gì để mất ngoài xiềng xích..."  và vì thế - vẫn là lực lượng cách mạng nguy hiểm cho chế độ mới như đã từng xãy ra tại các nước Đông Âu...
Trong nước, nền công nghiệp XHCN trở thành nền công nghiệp "tiêu thụ" mà những công ty quảng cáo, dịch vụ khuyến mãi trở thành hiện tượng chính trong xã hội... điện ảnh!  Tiền của ở hải ngoại, viện trợ nhân đạo trở thành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, ăn chơi. Thân nhân trong nước không việc làm, nhận cứu trợ từ hải ngoại để nuôi sống bản thân và gia đình...  đồng tiền tiêu ra lần lượt được gom vào các tập đoàn "tư bản đỏ" là giới cầm quyền...
Hỗ trợ cho nền công nghiệp XHCN là một nền giáo dục, y tế xã hội  vừa hồng vừa chuyên mà tựu chung chỉ phục vụ hữu hiệu cho người có tiền... Nạn trộm cắp, cướp giựt, tệ nạn xã hội ngày càng bành trướng, nhiều hơn như được thông tin ngay chính trên những tờ báo lớn của chế độ.  Thất học gia tăng vì lệ phí và chi phí quá cao so với mức sống.  Gần đây, thế giới không khỏi "buồn nôn" với những hình ảnh nữ sinh bạo hành một cách rất "súc vật" ngay tại học đường, bên đường phố trong khi những người còn lại vô cảm, dửng dưng đứng nhìn...  Ở cấp cao đại học, trong khi con số thống kê các phát minh của các nước trong cùng vùng là hàng ngàn, như ở Đại-Hàn, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Phi Luật Tân, Indonesia, Mã Lai... thì con số ghi nhận cho Việt-Nam rất rõ ràng và đơn giản:  Zero (0)!  Thế mà yêu cầu/chỉ tiêu đưa ra là các cán bộ cấp Thành đến năm 2020 đều phải có văn bằng Tiến Sĩ, vì chỉ có Tiến Sĩ mới biết "đột phá" để đưa đất nước tiến lên... Từ zero đến 100%, lãnh đạo CSVN phải làm gì hay phải vội vàng in thêm hàng loạt bằng Tiến Sĩ giấy cho đạt chỉ tiêu"  Tại sao lãnh đạo Việt-Nam có thể vô cảm đến thế nhỉ" 


Khi đến Thượng Hải năm 2006,  trong 1 cái thành phố đông nghẹt người như vậy nhưng tôi đã có 1 cái cảm giác lạ lùng... khó tìm thấy những chiếc xe gắn máy 2 bánh!  thỉnh thoãng cũng có xuất hiện vài chiếc loại này nhưng lại chạy bằng điện, nhỏ tiếng.  Chỉ vài ngày sau đó thì tôi đã tìm được ngay câu trả lời, tại SàiGòn, nơi tiêu thụ những sản phẩm  như thế từ Trung quốc, Đại Hàn, Nhật Bản... cùng với những kỹ nghệ phụ như mũ nón, áo quần.  Báo chí thế giới đăng tải hình ảnh các "Ninja" (Hiệp Sĩ Bịt Mặt) Việt-Nam nhan nhản khắp 1 cái thành phố mù mịt khói xăng dầu của những sãn phẩm mà chính các nước sản xuất ra nó cũng phải sợ hải và quan tâm đến tính độc hại !  Lãnh đạo Việt-Nam được cái gì cho những trao đổi như thế"  Không biết có đến bao nhiêu hối lộ ngầm mà thỉnh thoảng người ta đã phát hiện, nhưng một học sinh trung học Hoa Kỳ cũng biết rằng nhận tiền tặng cho cá nhân như cái chi phiếu cả triệu đồng mỹ kim của ông Đỗ Mười là sai trái. 
Trong khi Trung Quốc quyết định đóng cửa các mõ "Bauxit" trên chính lãnh thổ của họ thì lãnh đạo cộng sản Việt-Nam cho phép họ xử dụng đất nước này để khái thác, mặc kệ biết bao khuyên ngăn của các nhà yêu nước vì những bất lợi kinh tế cũng như những độc hại của môi trường.  Mất đất, mất biển là vì "ta" đánh không lại("), nhưng tự nguyện dâng đất thì còn giải thích gì nữa"  Tôi có người quen kể lại cái cảm giác "rờn rợn" chạy trong xương sống khi anh du lịch đến Phan Rang và chứng kiến cảnh cả chục chiếc xe đổ xuống những "đống" người lao nhao la ó, xi lô xi la tiếng Tàu như họ "xuống phố" mua đồ từ những làng khai thác Bauxit trên cao nguyên... 
Người Cộng sản đã nói:  Tất cả chỉ là công cụ của chế độ, ngay cả tôn giáo.  Gốc gác văn hoá tôn giáo cũng phải xuất phát từ miền Bắc ưu việt. Nếu không phải từ xưa thì làm lại từ bây giờ.  Không phải vàng ròng mà cả Xá Lợi Tử của Đức Phật cũng phải đem ra chùa ở Bắc để bảo tồn... nhưng đường lên chùa Hương thì đầy rẫy quán bán thịt chó!  Có người bạn hỏi tôi về sự thật của 1 cái chùa tên gọi là Bái-Đình(") ở miền Bắc mà không khỏi cảm thấy ray rứt.  Chính phủ cộng sản bỏ ra hàng trăm triệu mỹ kim xây ngôi chùa này để  tự hào đây là ngôi chùa to nhất Đông Nam Á, để thâu lệ phí du khách và phát triển kỹ nghệ du lịch ("), trong khi cứu trợ bão lụt hàng năm thì lại để dành lại cho những "khúc ruột ngàn dặm" mà đã không lâu và chưa quên trong trí nhớ của mọi người là những thành phần đã được CSVN gán cho những danh từ như đĩ điếm, cặn bã của xã hội.  Để có thể tiến hành công việc cứu trợ, những hoạt động từ thiện cũng phải chịu tiền "mãi lộ".  Những người CSVN hiểu gì về cái giáo lý cơ bản nhất của đạo Phật"
Con đường mà CSVN đang đi thật ra không có gì mới mẻ dù họ đã tận dụng mọi danh từ hoa mỹ trong mỗi Đại Hội đảng. Áp dụng những sách lược chính trị giáo điều, họ đã gieo bao tang tóc cũng như những đàn anh của họ đã làm.  Áp dụng những chính sách kinh tế XHCN không tưởng, họ cũng thất bại như những đàn anh của họ đã thất bại cho đến lúc gần như cạn kiệt mới chịu "đỗi mới" nhưng không phải vì 1 tiền đồ của dân tộc mà vì sự sống còn của chính băng đảng lãnh đạo của họ - như Tổng Bí Thư Nguyễn văn Linh có nói: "đổi mới hay là chết!"(") .  Và càng tệ hại hơn nữa, vì không tìm kiếm được cho mình một hướng đi độc lập, họ chỉ còn biết lệ thuộc vào ông anh XHCN cuối cùng, trong cả tư tưởng và sách lược.  Từ đây họ sẽ không còn lối thoát nào nữa.  Giữa độc lập và quyền lực, họ chọn quyền lực!
Đầu tháng Tư vừa rồi chúng tôi có` may mắn được qua Nhật Bản vào mùa hoa anh đào.  Khi vào viếng thăm Lâu đài Nijo của lãnh chúa Tokugawa, người hướng dẫn đã giải thích 1 sự kiện hiếm có trong lịch sử cai trị của thời phong kiến:  Tokugawa, vị lãnh chúa mà quyền lực lấn áp cả Thiên Hoàng đã quyết định từ bỏ những quyền lực ấy để giao lại cho Thiên Hoàng, trong 1 chính sách cởi mở mới,  vì ông nhận ra không còn có lợi gì cho dân tộc của ông nữa.  Với tinh thần dân tộc cao độ như vậy, người ta có thể hiểu được tại sao với 1 đất nước chỉ lớn bằng Việt-Nam, tài nguyên thiên nhiên còn thua xa Việt-Nam, thế mà Tổng Sản Lượng của quốc gia họ đứng hàng thứ nhì trên thế giới, cao hơn cả nước Trung Cộng lớn hơn họ và có tài nguyên thiên nhiên gấp mấy chục lần!  Hơn thế nữa, mức bình quân thu nhập tính trên mỗi đầu người của họ cũng cao và ổn định nói lên một chế độ phân phối thực sự có hiệu quả.  Hoàn toàn kiệt quệ sau Thế Chiến thứ Hai, chỉ 30  năm sau, đất nước họ đã trở thành cường quốc nhất nhì trên thế giới.  Chúng tôi cũng có đi qua thành phố Kobe nơi đã bị tàn phá trầm trọng bởi trận động đất vào năm 1995. Một vài đỗ vở còn được giữ lại như là những di tích lịch sử nhưng toàn bộ một thành phố mới đã đuợc tái lập chỉ trong 5 năm.  Với 1 lịch sử như vậy, người Nhật Bản  chứng minh rõ ràng được 1 điều:  con người mới chính là nhân tố của phát triển và thành công.  Con người đó dĩ nhiên không phải là con người XHCN.
Khi cuộc chiến đã tàn là lúc CSVN phải trả lại những món nợ "ân tình" mà họ đã vay mượn trong công cuộc chống Mỹ cứu nước.  Nhưng người dân của cả 2 miền Nam Bắc có lẽ đã không ngờ món nợ lại lớn đến thế.  Hơn cả những mất đất, mất biển, những lũng đoạn của Trung Cộng đã ăn sâu vào tận hệ thống chính quyền trung ương, đục khoét như một loại siêu vi trùng AIDS và phá huỷ sức đề kháng của cả một đảng phái tự hào là vô địch, bách chiến bách thắng!  Con siêu vi trùng này đã lan ra đến cả hệ thống giáo dục mà ở đó đã đào tạo những du học sinh ở cấp Tiến Sĩ vẫn đặt ra được câu hỏi phải chăng Việt-Nam cũng chỉ là một phần da thịt của Trung Cộng"  
Lãnh đạo Việt-Nam ra nước ngoài ngoại giao, đi đến đâu cũng gặp toàn chống đối, tẩy chay của người Việt hải ngoại, dù đã 35 năm sau, nhưng vẫn không thể có chút ý niệm tại sao"  Họ ngu ngốc hay họ cho người Việt hải ngoại ngu ngốc khi kêu gọi 1 Dân Biểu Liên Bang của Quốc Hội Hoa Kỳ làm đầu cầu cho những cuộc đối thoại để giải toả những ngộ nhận đã gây nên thù nghịch chống đối với chính quyền CSVN "  Câu trả lời ai cũng đoán được ngay:  không có hiểu lầm gì cả do đó không cần phải đối thoại "thẳng thắn" gì cả.  CSVN cũng hiểu như vậy nhưng chỉ vì họ cố làm mặt lỳ.  Với chế độc tài chuyên chế của họ, cái gọi là phái đoàn Tư Pháp của Quốc Hội CSVN đến thăm Quốc Hội Cali để học hỏi trao đổi cái gì"  Không ngạc nhiên gì khi họ đã bị Hạ Viện Cali từ chối không tiếp và ở tại Thượng Viên, họ đã được tiếp đón bằng sự bỏ đi của nữa số  Nghị Sĩ sau lời chào của ông Lou Correa: "... mặc dầu không thể ngăn chặn chuyến viếng thăm này, nhưng nếu quý vị đã có mặt tại đây, quý vị cần học tất cả các điều liên quan đến  quyền,  để hiểu chính quyền tiểu bang California đối xử với quyền tự do ra sao."
...

35 năm đã qua nhưng người Việt hải ngoại vẫn kiên trì tranh đấu.  Lãnh đạo CSVN không ngừng phá hoại, lũng đoạn cọng đồng hải ngoại  cùng với việc áp dụng những trắc nghiệm, với tất cả thủ đoạn lừa đảo chính trị, để xem kết quả của những lũng đoạn của họ đã đi đến đâu .  Từ những khích bác cấp thấp trong những mục rao vặt, cậy đăng đến những khiêu khích trong các buổi trình diễn, triển lãm nghệ thuật cao hơn, mua chuộc, phân hoá thành phần có tiếng nói trong cọng đồng, cho đến những tranh luận đại học, quốc tế ở cấp Tiến Sĩ... Trong cuộc chiến này người Việt tị nạn chân chính ở hải ngoại đã phải chống đỡ, lao đao từ rất nhiều phương diện.  Nhân lực và tài lực của họ phần đông là từ tự nguyện, cá nhân đóng góp. Vừa phải lo phát triển cuộc sống mới, vừa phải bảo tồn những giá trị cũ, cộïng đồng tị nạn Việt-Nam vẫn phát triển vượt bực so với một số cộïng đồng khác đã sớm ổn định trên đất nước này.
Những người CSVN có thể đang cầu nguyện cho thời gian qua mau, nguyền rủa cho thế hệ chúng tôi chết sớm hơn để họ có thể viết lại lịch sử mà không còn nhân chứng"  Họ tin rằng với bức màn sắc, màn tre họ dựng lên, với những mua chuộc  như là bản năng thầm kín của con người, với sự mệt mỏi của Tây Phương trước những trì trệ của chính người dân bản xứ họ có thể tồn tại hay kéo dài chế độ phi nhân của họ được chừng nào hay chừng nấy". Giờ đây, sau 35 năm xây dựng XHCN, bên cạnh những "thế lực phản động ở nước ngoài" nhiều tiếng nói chống đối mới đã phát sinh và đang lớn dần từ trong chính chế độ của họ.  Phải chăng đây chính là tiếng nói của lương tri, cái thế tiến lên tất yếu của lịch sử mà họ thường rao, giảng"  Họ tưởng chế độ của họ đang vững mạnh như bàn thạch" -  Không đâu, đây chính là những phút bùng lên của một ngọn đèn dầu trước khi tắt, như đã thấy ở Đông Âu và Liên Sô trước khi những chế độ này hoàn toàn sụp đổ!.
Võ Trang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,027,050
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến