Hôm nay,  

Hoa Xuân Nở Muộn

17/01/200900:00:00(Xem: 242208)

Hoa Xuân Nở Muộn

Tác giả: Nguyễn Trần Phương Dung
Bài số 2508-16208585 vb711709

Tác giả sinh năm 1972. Rời Việt Nam năm 10 tuổi. Tốt nghiệp Management Infor-mation System. Công việc: Program Manager, phụ trách về "Đào Tạo Tài Năng" (Talent Development) cho công ty Cisco. Với bài "Cám Ơn Em, Cám Ơn Peacorp", kể về "Người Con Gái Việt Nam và Sứ Mạng Hòa Bình tại Phi Châu" và nhiều bài viết đặc biệt khác, Nguyễn Trần Phương Dung đã nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Sửu.

***
Xe taxi dừng lại trước ngõ, Tí trả tiền cho ông tài xế rồi bước xuống. Lặng người mấy giây, Tí nhìn lại căn nhà đã gắn bó với cuộc đời mình nhiều năm. Bề ngoài không thấy gì thay đổi:  màu sơn vẫn mới, cỏ cây vẫn được cắt tỉa khéo léo. Nhưng hình như căn nhà đượm vẻ u buồn ảm đạm làm sao đó" Tí lắc đầu rủa mình khéo tưởng tượng và bước tới cửa ấn chuông. Một phút, hai phút rồi năm phút trôi qua. Không thấy ai ra mở cửa. Ấn thêm mấy cái nữa. Vẫn không thấy ai. Vén tay áo nhìn đồng hồ, gần 2 giờ chiều, Tí mỉm cười nhớ lời chị Ti trong lần nói chuyện trước:
- Dạo này Ba hay đi ăn ngoài. Chị nấu đồ đem lên cho Ba cứ thấy còn dư trong tủ lạnh.
- Ba đi ăn với ai, chị"
- Ai mà dám hỏi.
- Sao lại không dám" Tí cười lớn.  Để em hỏi cho.
- Đừng. Tiếng chị Ti ngập ngừng trên điện thoại. Chờ vài tuần nữa đã. 
Tội nghiệp, chị vẫn bị bó buộc bởi những thành kiến cổ xưa, vẫn sợ tiếng đời dị nghị.  Tí kéo vali đi vòng qua bên hông nhà. Cổng không khóa, Tí đẩy ra bước hẳn vào trong.  Để vali bên cạnh chiếc xích đu, Tí đưa mắt nhìn quanh. Khu vườn tuy vẫn sạch sẽ gọn gàng nhưng đượm chút không khí tang tóc u buồn.  Đang giữa mùa đông, mấy cây ăn trái đã rụng hết lá, đứng trơ cành xác xơ. Khu đất xum xuê rau quả ngày nào giờ chỉ còn lại vài gốc ớt khô. Ở một góc vườn, mười mấy chậu lan của Tí vẫn nằm đó. Lúc dọn đi xa, Tí không chuyển cây tươi theo được nên để lại cho Ba. Tựa đầu vào thành xích đu nghỉ mệt sau một chuyến bay dài, Tí thả ký ức về những kỷ niệm xa xưa với khu vườn này..
- Cái con bé này, trồng hoa gì mà quanh năm chẳng thấy tưới cho giọt nước.  Cứ bỏ thí như thế này trách gì cây cứ cằn cỗi không ra hoa được. 
Tí đang ở trong phòng sửa xoạn đi làm, khẽ mĩm cười khi nghe tiếng Mẹ cằn nhằn ngoài vườn. Mỗi ngày Ba Mẹ đến giúp đưa đón lũ nhóc đi học để vợ chồng nàng đở vất vả. Nói là đến đưa đón cháu nhưng ông bà làm giúp đủ thứ việc trong nhà. Hôm nay chắc Mẹ ra vườn, lại ngứa mắt với những chậu lan của Tí. 
Tí rất mê lan, lâu lâu lại ra tiệm bưng về một chậu. Người bán hàng nói nếu chịu khó chăm  sóc, cây lan sau khi đã rụng hết hoa sẽ mọc lại. Nhưng lan nhà Tí chỉ thấy toàn lá, hoa ra thì nhỏ xíu èo uột chứ không đẹp và to như ở ngoài tiệm. Mẹ nói tại Tí không chăm cho nó. Từ hôm lũ nhóc nhập học, Mẹ đến nhà Tí mỗi ngày và rãnh rỗi là chăm sóc cho khu vườn. Mẹ trồng rau thơm, bầu bí đủ loại. Mấy chậu lan thì tốt hẳn ra, chậu nào cũng đâm mấy chồi hoa. Mẹ vui lắm, nói năm nay Tết đến tha hồ mà thưởng thức lan.
Nhưng mẹ đã không chờ để xem hoa lan nở. Mẹ ra đi một tháng trước Tết, khi những cành lan mới vừa đâm nụ. Ba về ở chung với gia đình Tí luôn từ ngày đó. Lo lu bu thu dọn phòng cho Ba và tổ chức tang lễ cho Mẹ, Tí quên hẳn những chậu lan và không đem nó vô hiên nhà mỗi buổi tối như Mẹ thường dặn. Cuối năm đi tảo mộ, ra vườn định cắt vài cành đem lên cho Mẹ thì thấy những cành lan đã bị lạnh chết non từ lúc nào. Tí ân hận lắm, hoài công Mẹ chăm sóc bấy lâu nay.
Tết Bính Tuất năm đó nhà Tí buồn hiu. Tết nhứt gì nữa lúc này. Sáng mùng một anh em Tí hẹn nhau ra nghĩa trang viếng mộ Mẹ, xong kéo nhau về chúc Tết Ba. Nhà cửa trống trãi, không hoa quả bánh mứt gì hết. Cả nhà chúc Tết nhau mà ai cũng khóc ròng. Tối hôm đó Tí sang nhà bố mẹ chồng ăn Tết. Nhà có chú em linh mục nên có Thánh Lễ mừng Xuân. Suốt buổi lễ Tí đứng ở một góc nhà, nhìn những chậu lan trên bàn thờ mà nước mắt chảy không ngừng. Lễ xong Tí xin phép về ngay. Cái buồn dễ lây, Tí sợ mọi người mất vui vì mình.


Gần đến năm Đinh Hợi thì đến phiên Bà Nội mất. Họ hàng lại đồng ý không ăn Tết.  Năm đó những chậu lan nhà Tí không ra hoa, cành lá héo khô vì không không còn Mẹ để chăm sóc. Sáng mùng một Tí bưng mấy chậu lan mua ở tiệm ra nghĩa trang. Hoa tuy đẹp nhưng Tí nghĩ chắc Mẹ không thích bằng hoa nhà tự trồng đâu. Thôi thì năm sau, Mẹ nhé. Buổi trưa mấy anh em về chúc Tết Ba. Nhà cửa vẫn lạnh tanh. Chiều mấy chị em gái chán khóc, rủ nhau đi shopping cho đở buồn. Năm đó bố mẹ chồng Tí về Việt Nam ăn Tết nên gia đình không có Thánh Lễ mừng Xuân, đở cho Tí một buổi tối cực lòng.
Đến Tết Mậu Tý thì gia đình của Tí đã dọn đi xa, căn nhà để lại cho Ba ở. Đầu năm Tí ra bàn thờ thắp nến rồi gọi điện thoại về nhà chúc Tết. Giọng Ba ướt sũng trên đường giây, Tí biết nhưng lờ đi không hỏi thăm, sợ mình sẽ khóc theo Ba. Tí cũng không dám hỏi Ba xem mấy chậu lan năm nay có ra hoa, nhà cửa có chút gì không khí Tết" Sau đó chị Tị kể lại gia đình cũng ra nghĩa trang, cũng về chúc Tết, xong ăn uống qua loa rồi mạnh ai về nhà nấy. Chị Ti nói không có Mẹ đã buồn, bây giờ vắng Tí nhà lại càng buồn hơn. Tí nghe chị nói mà rớt nước mắt.
Thời gian thoi đưa, lại sắp đến Tết Kỷ Sửu. Mấy tuần trước chị Ti gọi nhắc:
- Năm nay Ba muốn Tí về giỗ Mẹ, luôn tiện ở lại ăn Tết với gia đình. Tí về sớm sớm giúp chị lo lễ lậy, khách khứa, ăn uống.
- Có cần làm lớn như vậy không chị"
- Giỗ mãn tang nên Ba muốn mời xui gia, họ hàng và bạn bè thân thuộc. Hai lần trước mình chỉ ra mộ và đọc kinh trong gia đình. Tí quên rồi sao"
Làm sao mà quên! Bà Nội mất hai ngày trước giỗ đầu của Mẹ, đại gia đình sính quýnh với hai cái đại tang trong vòng một năm. Xác Bà còn nằm đó, ai còn tâm trí đâu nữa mà làm giỗ cho Mẹ" Giỗ thứ hai của Mẹ cũng là giỗ đầu của Bà, họ hàng kéo nhau ra nghĩa trang đọc kinh, rối các cô chú về Việt Nam làm giỗ cho Bà. Năm đó Tí đã dọn đi xa, đến ngày giỗ không về được chỉ biết lẳng lặng ra ngoài bàn thờ đốt hai cây nến rồi ngồi khóc một mình. Năm nay Ba không gọi thì Tí cũng về. Tí nghĩ Mẹ sẽ vui khi Tí về với gia đình vào dịp này. Tí hỏi chị:
- Mãn tang rồi Ba có thể đi thêm bước nữa hở chị"
Tiếng chị Ti cười nhẹ trên đường giây:
- Ba già rồi, vợ con gì nữa. 
- Hình như Ba có quen ai đó" Bạn em nói gặp Ba đi ăn với bà nào đó mấy lần.
- Vậy hả" Cũng tốt thôi, cho Ba đỡ buồn. Nhưng chị nghĩ vậy mình chờ sau mãn tang Mẹ rồi hãy hỏi Ba.
Tí chớp mắt, nghe lòng thoáng buâng khuâng. Tí thương Mẹ lắm nhưng nghĩ dầu gì Mẹ cũng đã xong số phần. Còn Ba bây giờ tuổi đã cao, ngày ngày lủi thủi ra vào một mình thấy tội quá. Con cái đứa nào cũng có đời sống riêng, có thương cũng chẳng làm được gì nhiều cho Ba. Tí mong Ba có bạn già để an ủi nhau cho đỡ cô đơn. Anh em Tí dự định sau mãn tang Mẹ sẽ khuyến khích Ba. Chắc Mẹ không buồn lòng đâu, Mẹ nhỉ"
- Tí ơi. Bê giúp Mẹ mấy chậu lan vào nhà để trên bàn thờ. Năm nay cây ra hoa đẹp quá chừng nè con.
Tiếng Mẹ vọng về từ cõi hư vô, Tí choàng mình tỉnh giấc. Ngơ ngác nhìn quanh, Tí thấy mình đang ngồi trên ghế xích đu trong khu vườn ngày xưa. Thì ra nãy giờ ngồi chờ Ba về, Tí mệt mõi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Trong cơn mê, những kỷ niệm với Mẹ lại quay về. Tí đưa tay lên sờ, thấy hai má còn vương những giọt lệ..
Tí bước đến góc vườn nơi để những chậu lan. Ô kìa, năm sáu cây đã đâm ra những chồi hoa khỏe mạnh. Những nụ hoa non lung linh dưới nắng chiều trông thật đẹp. Tí nói thầm, cám ơn Mẹ đã đem mùa xuân trở lại trong khu vườn. Mùng một Tết năm nay con sẽ cắt những cành lan đẹp nhất đem ra mộ cho Mẹ thưởng thức. Rồi mọi người sẽ trở về nhà cùng vui xuân. Mẹ muốn như vậy mà, phải không Mẹ yêu quý của con"
N.T.Phương Dung
Viết để nhớ về Mẹ.

Ý kiến bạn đọc
06/09/201723:28:07
Khách
Mấy bài viết về mẹ, sau khi mẹ Tí mất, đọc mà nghe lòng cứ rưng rưng!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến