Hôm nay,  

Đưa Vợ Con Đi

12/09/200800:00:00(Xem: 856238)
Người viết: Phan
Bài số 2404-16208481-vb6120908

Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas, đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007.

***
  Cả tuần nay muốn viết đôi điều về chuyện được nghe từ một người bạn hiếm hoi, hiếm hoi từ con người tới câu chuyện lạ lùng của anh ta. Nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì sáng Chủ nhật, cụ Tầm Xuân ở thành Đà ném cho hai câu hết ý! "Vợ là mì gói của ta/ là hàng đặc sản của cha láng giềng."Ông hàng xóm quý hiếm nào mà ác nhơn thất đức không thua gì ông mì gói tại gia. Toàn những ông trời... thần qủy lở đáng đem xử bắn. Có lẻ loi chăng là "ông" vợ vắng nhà sau đây.

*

* Huýt Gió

 Hắn lật đật từ giã vợ con ở phi trường để đi làm cho kịp giờ. Hai đứa con bé bỏng vui vui với một chuyến đi xa, nhất là lần đầu tiên chúng được đi Việt Nam mà cha mẹ chúng cứ bảo là về! "Trong sự ra đi đã có sẵn mầm móng của sự trở về"*. Đi hay về thì điểm đến trên bản đồ Thế giới cũng là dải đất hình cong chữ S mà đối với người lớn là hệ lụy; đối với trẻ con sinh ở Mỹ là vương quốc hoang đường vì ở đó cái gì cũng nhất hành tinh! Miếng ăn cái uống đều ngon hơn bên này, trái ổi Việt Nam ngon hơn trái táo Mỹ mới mắc cười mà cười là mắc...  nạn. Nhưng nghe ba mẹ chúng nói chuyện thì không có cái gì mà Việt Nam không nhất - nhất trong nhất là người ta chạy ra khỏi nước nhiều nhất thì con nít sống lâu năm còn không hiểu, con nít sinh ra ở Mỹ làm sao hiểu nổi! Việt Nam.

. . .

 Ngàn vạn câu hỏi trong đầu hai đứa trẻ 11 tuổi và 8 tuổi làm hắn điên đầu cả tháng nay nhưng thương con sắp đi xa nên không rầy la ỏm tỏi. Thương chúng hoang mang với lần đầu rời xa người cha mưa-nắng trong một tháng trời. Một tháng với thằng anh có lẽ vui vì nó hy vọng không bị ba rầy la này nọ, nhưng con em coi bộ thương ba không nhiều hơn thằng anh, chỉ tại nó thương ba theo kiểu của mẹ là nắm tay hoài không rứt, mặt buồn, mắt âu lo...  Cuối cùng là nó khóc và đổi ý! "Con không muốn đi Việt Nam, con muốn ở nhà với ba. Mẹ với anh hai đi đi... "

 Không không không...  còn kịp nữa rồi! Chưa bao giờ ba người thân của hắn tranh nhau ôm cổ hắn tha thiết như bây giờ, làm hắn cũng hoang mang vì đây là lần đầu gia đình hắn đi chơi xa - đến một nơi nguy hiểm nhất trong tâm tư hắn là Việt Nam mà hắn không đi theo để bảo vệ họ được. Còn ai rành Việt Nam hơn hắn vì chính hắn còn không biết được sao mình còn sống để ra đi khỏi vùng oan nghiệt đó. Hắn lo tự nhiên sau nhiều năm lo miễn cưỡng theo mệnh lệnh...  "Anh phải lo cho xong chuyện này, chuyện nọ, cho em." Hắn chán lắm rồi, nhưng đâu phải dễ nói ra. Hắn nghĩ lảng sang chuyện khác để giữ hoà khí lúc lâm ly!

Hắn nghĩ. Ở Mỹ không có gì bực mình hơn là sự lệ thuộc vô công ăn việc làm. Ông Mỹ già làm xếp trực tiếp của hắn đã từ chối đơn xin phép đi nghỉ hè (vacation) của hắn làm hắn giận ông ta. Nhưng về nhà nghĩ lại câu ông ấy nói thì lại thấy thương một ông già Mỹ-cựu quân nhân luôn nghiêm khắc, đúng giờ như cái đồng hồ và đúng đắn như đang hành quân trong một hãng xưởng dân sự. Thói quen quân đội của ông ấy đã làm cho nhiều người ghét nhưng tình cảm của người Thủy quân lục chiến Mỹ khá thâm sâu: "Tao đã thu xếp để giữ mày lại sau bao đợt lay-off. Mày còn muốn đi một tháng trời trong tình hình hãng lúc này, thì mày đi luôn đi... " Có lẽ ông ấy là lính nên tình cảm khô khan nhưng sâu đậm với nạn nhân chiến tranh của cuộc chiến mà ông ấy đã tham gia. - Ông già bí hiểm như cuộc chiến Việt Nam còn nhiều hệ lụy.

Vợ con hắn khuất dần vào trong khu vực cách ly người đưa tiễn. Hắn muốn nán lại đôi giây vì chưa bao giờ tiễn vợ con đi đâu mà không có mình xách giỏ, kéo va-li, lo trình giấy tờ với nhân viên hữu trách ở phi trường...  lại còn phải coi ai có gương mặt dễ nhờ để nhờ chụp giùm cho tấm ảnh gia đình tôi nơi đây! Hắn thích đi chơi xa với gia đình nhưng lại không thích kiểu màu mè của vợ chốn đông người, càng bực bội khi nói ra là y như có cãi vã làm mất vui. Hôm nay không đi cùng vợ con lại buồn buồn kiểu khác! Hắn nhìn đồng hồ chỉ còn đủ thời gian lái xe đến hãng đúng giờ. Hắn nhìn vô trong lớp kính trong veo, lưng con gái hắn nhỏ nhoi ẩn hiện trong dòng người to lớn những tấm lưng. "Nếu không có ba che chở thì bầy người to lớn kia sẽ giẫm nát con tôi. Con ơi! Đừng đưa tay lên quẹt nước mắt con làm ba cũng khóc bây giờ!" Hắn quay đi mạnh dạn để phút yếu lòng đừng làm khó người đàn ông đã từng lăn lóc từ thuở thiếu thời ở cái xứ nguy hiểm hơn Iraq, Iran...  nguy hiểm nhất trong bốn nước xã hội chủ nghĩa còn rơi rớt lại cho ô nhiễm địa cầu. Có tính riêng trong thế giới cộng sản thì Việt Nam vẫn là nơi nguy hiểm nhất trong trục tứ qủy còn lại vì nhà cầm quyền của ba xứ cộng sản Bắc Hàn, Trung Quốc, Cu Ba, nói một đằng làm một nẻo không bằng nhà cầm quyền Việt Nam đương đại.

Hắn đứng ngậm ngùi giữa chốn ta bà thì đứa bé gái lớn hơn con hắn, chừng 14 tuổi ở đâu trờ tới. Nó đưa hắn miếng khăn giấy làm hắn quê. Nó đã theo dõi và thấy hắn rớt nước mắt nên mới làm thế!...

Hắn nói:

"Cảm ơn cháu."

 "Dạ, không có chi. Chú là người Việt Nam hả chú""

"Đúng vậy! Cháu... "

"Cháu đáp máy bay cả tiếng rồi. Cháu chờ bà ngoại ra đón mà không thấy! Cháu có thể nhờ chú gọi điện thoại cho ngoại cháu được không" Cháu không có tiền để gọi điện thoại của phi trường... "

 "Được được được...  cháu đọc số đi, chú gọi liền. Hay cháu xài điện thoại của chú đi." - Hắn đưa luôn điện thoại cho con bé mượn.

"... "

"Chú ơi! Số điện thoại của ngoại cháu cho là số điện thoại nhà nên không ai bắt. Chắc ngoại cháu trên đường ra phi trường. Thôi. Cháu cảm ơn chú".

 Nó ngập ngừng giây lát như muốn nói điều gì mà ngại nên hắn tò mò, hỏi. Nó nói luôn như để biết nó thật thà.

"Chú đưa gia đình đi đâu mà chú không đi"!..."

"Vợ con chú đi Việt Nam nhưng chú không xin nghỉ vacation được để đi với họ."

"À... !"

"Có gì không cháu"..."

"Nãy giờ cháu sợ cho gia đình chú, sợ cho hai đứa con chú... !"

"Cháu nói gì" Chú không hiểu ý cháu!"

"Dạ...  không có gì!"

Sự im lặng đỏ hoe trong mắt con bé làm hắn thấy thương con bé bơ vơ nơi phi trường lạ lại không xu teng trong túi. Phần con nhỏ kháu khỉnh nhưng bí hiểm này cũng gợi trí tò mò của hắn. Hắn nghĩ đến ông Mỹ già mặt mày móp méo như miếng cau khô sẽ cằn nhằn hắn đi làm trễ. Nhưng lý do thời đại là ra phi trường bị xét tới xét lui thì ai không thông cảm được không phải người Mỹ! À hà. Già Robert ơi! Ta sẽ lo cho con bé đồng hương của ta xong, ta mới đi làm. Tới đâu ta cóc sợ! Quyết định xong. Hắn bảo ban con bé.

"Cháu theo chú vô quán này, cháu ăn cái gì đi vì chắc cháu đói bụng. Chú cũng cần uống ly cà phê. Chú cháu mình ngồi chờ bà ngoại cháu ra đón... "

Con bé ăn miếng pizza ngon lành, uống ly sữa tươi như hắn uống bia làm hắn cố ém nước mắt chỉ trực trào ra. Tội nghiệp quá! Sao cha mẹ nào lại để con đói khát đến thế này! Hắn nhìn đồng hồ đã thêm một tiếng mà ngoại con bé vẫn chưa thấy đâu. Mình chở cho nó về nhà ngoại không biết có phạm luật dụ dỗ trẻ vị thành niên không đây" Mà cho tiền nó đi taxi thì một con bé khờ khạo mà lại dễ thương như thế này có đến được nhà ngoại hay gặp thằng lưu manh nào đó chở đi đâu thì tội nghiệp nó...  Đến phải báo với an ninh phi trường cho họ chở dùm con bé về nhà ngoại hay họ cho phép mình chở dùm theo yêu cầu của nó thì chắc được.

Hắn nghĩ ngợi mông lung trong đầu thì già Robert gọi hắn...  "À hà!... Tao gọi để biết mày còn ở dưới đất chứ không bay trên trời là ô-kê rồi! Mày cứ lo xong hành lý cho vợ con rồi trở lại làm sau giờ ăn trưa cũng được!" Hắn vui vui với ông già ó đâm mà ưa vỗ ngực đại bàng (linh vật của quê hương ông ấy).

 Con bé ăn uống xong có vẻ tỉnh người thì xốt ruột nên lại mượn điện thoại. Bây giờ đã rõ: Bà ngoại lái xe ra phi trường đón cháu nhưng không biết đường, đi lạc chán lại được người ta chỉ lối cho quay về nhà. Cháu ngoại gọi làm bà mừng quýnh lên nhưng không biết làm sao...  "Hay cháu cứ đi taxi về nhà ngoại rồi ngoại trả tiền taxi cho cháu."

Hắn dắt con bé đi gặp an ninh phi trường để trình bày. Con bé yêu cầu được hắn chở về nhà ngoại. Họ ghi địa chỉ, số bằng lái của hắn, dặn con nhỏ về tới nhà ngoại thì gọi cho họ biết với số điện thoại này... 

Hai chú cháu ra khỏi phi trường, hắn hỏi con bé:

"Cha mẹ cháu đâu mà cháu phải đi một mình sang thăm ngoại""

"Ly dị rồi."

Chỉ hai từ "ly dị" bình thường mà sao nghe con bé này nói ra thì hắn nổi da gà! Còn tọc mạch chi vô vết thương lòng của nó. Hắn xin lỗi, chăm chú lái xe vì đã đi vào những con đường lạ hoắc. Tự con bé nói:

"...  Năm cháu 6 tuổi, em cháu 4 tuổi. Ba mẹ cháu dẫn chúng cháu ra phi trường Dallas này...”  Nó nấc lên như cơn suyễn làm hắn sợ. Hắn bỏ tay qua nắm bàn tay lạnh ngắt non mềm của con bé cho nó bớt đau xót với kỷ niệm. Nó nói nhanh cho xong những gì cố quên mà không được...   “Nhưng chỉ có cháu đi với ba. Từ đó đến nay, cháu không gặp mẹ và em cháu...  Nó khóc ngất ngất lên như chưa bao giờ được khóc. Hắn sợ thật sư -sợ ai trông thấy thì nguy! May là xe hắn kiếng đen."

"...  Chú biết rồi! Thế cháu đã về đây với ngoại lần nào chưa""

"Dạ chưa. Lần đầu tiên cháu về lại Dallas vì ông ngoại cháu sắp chết. Mẹ cháu đã có gia đình mới ở Florida. Chắc mẹ cháu không về được nên mua vé máy bay cho cháu về."

"Còn ba cháu""

"Ba cũng có gia đình ở Portland. Cháu sống với mẹ kế và em mới... "

Khoảng lặng trong câu chuyện nhưng tâm tư hắn vô cùng xao động với những diễn biến bất ngờ. Con bé là thiên thần hay ác qủy hiện ra đây để vỗ về hay trừng phạt một mưu toan đã nhen nhúm trong lòng hắn và lớn dậy từng ngày.

 Dù sao cũng đã đến nơi con bé cần đến, dù sao hắn cũng phải suy nghĩ lại cho con hắn.

 ...

"Đến rồi! Cháu có còn nhớ nhà ngoại không""

"Dạ không."

"Cháu vào bấm chuông xem sao! Nếu đúng là nhà ngoại và cháu nhận ra đúng là bà ngoại thì chú...  đi làm. Chú tin là đã đúng địa chỉ."

"Dạ."

Con bé trở ra cùng bà ngoại, hai người cảm ơn rối rít mà quên lau nước mắt. Tiếng nó dễ thương như con gái hắn vậy, chỉ có những gì nó nói ra, sao cứ như kim chích vào da non: "Cảm ơn chú nhiều lắm! Chú đừng đưa con chú ra phi trường rồi không bao giờ thấy nó nữa nha chú! Cháu sợ cho con chú hồi nãy lắm!..."

Hắn đạp ga phóng xe đi để người phụ nữ già nua và con bé kháu khỉnh đừng thấy hắn khóc.

Chỉ hai block đường thì hắn dừng xe, gọi số điện thoại của an ninh phi trường để báo cho họ biết là hắn đã hoàn thành công tác tự nguyện. Cô nhân viên an ninh phi trường ban nãy cảm ơn và cho hay là con bé cũng đang gọi báo cáo. Hắn hết việc tào lao ở một thành phố nguy nga tráng lệ nhưng cũng vô tình lừng lững như những toà nhà chọc trời kiêu hãnh dưới nắng hè. Cảm giác làm người của hắn nở vội như hoa hè trước cửa nhà ai bên đường. Ý nghĩ làm nô lệ vật chất và đồng tiền nhiều năm sao mà ti tiện và bủn xỉn đến phát ói! Hắn đạp ga phóng đi trên những con đường nhựa láng bóng của thành phố Dallas, của Mỹ quốc thì không có gì lạ nhưng hình như lâu lắm rồi hắn mới huýt gió một bản tình ca... 

Kỳ tới: Vợ Vắng Nhà, Độc Thân Tại Chỗ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Bài viết mới của ông là những hồi ức về Huế.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô danh cho tháng Tư 2018
Captovan hay Capvanto là bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết sau đây là câu chuyện thật về người lính trong tấm hình được đề cập trong bài “người yêu trâu điên”.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết sau đây của Ngọc Anh là những lá thư gửi người lính Thủy Quân Lục Chiến, thuộc một đơn vị có biệt anh Trâu Điên. Bài viết từng xuất hiện một lần trên tập san KBC Hải Ngoại mấy năm trước, nay được đăng lại với phần bổ túc trong kỳ tới bằng một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là nhà giáo làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Bài mới, viết cho Tháng Tư Đen năm nay kể lại cuộc chuyện trò giữa tác giả Orchid Thanh Lê và hai nhà hoạt động cộng đồng tích cực tại hải ngoại: Nhà văn Chu Tất Tiến và Nhạc sĩ Lê Xuân Điềm.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng một hồi ức Mậu Thân. Ông sinh năm 1942 tại Huế. Qua Mỹ diện HO 21 định cư tại Thành Phố Tucson Arizona, hiện nghỉ hưu. Mong ông sẽ tiếp tục viết.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Bài viết về nước Mỹ thứ tư của ông là một hồi ức sống động về khu xóm bên cầu Bạch Hổ tại Huế Tết Mậu Thân, kể về người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống, chỉ chừa đầu cổ trên mặt đất để hành hình
Thay lời giới thiệu. Điện thư tác giả Captovan gửi Việt Báo Viết Về Nước Mỹ: Bài viết "Huế, Tôi, Mậu Thân" là của anh cựu Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ8/TQLC Nguyễn Văn Phán, anh gửi cho Ban Biên Tập Đặc San Sóng Thần TQLC, nhưng thấy quý báo đang kêu gọi viết về Hồi Ức Mậu Thân nên chúng tôi xin phép anh để gửi đến quý báo đăng trước, BBT/ST chúng tôi sẽ đăng sau, coi như một lời chào của anh gửi đến đồng bào gốc Huế trong lúc anh đang chiến đấu... như 50 năm về trước anh chiến đấu với "thần chết VC" và anh đã chiến thắng và anh sẽ chiến thắng. Kính chào.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo và vẫn tiếp tục góp bài viết. Sau đây là bài mới của cô. Hình ảnh tại Hội Tết Mậu Tuất, San Jose, California.
Nhạc sĩ Cung Tiến