Hôm nay,  

Tiệc Tùng Cuối Năm

11/09/200800:00:00(Xem: 119815)
Tác giả: Lê Huy

Bài số 2403-16208480-vb5110908

Tác giả là cư dân Los Angeles, đã góp một số bài viết đặc biệt. Mong ông tiếp tục thêm bài mới.

***

Nhìn tới nhìn lui, mới đó mà đã là tháng Mười Hai dương lịch 2007 rồi, mau thiệt! Và hằng năm, cứ đến tháng này là hãng tôi - Magtek Inc. - tổ chức bữa tiệc cuối năm để vừa tổng kết chuyện làm ăn trong năm qua vừa mừng Giáng Sinh và Năm Mới 2008 luôn.

Trước ngày tổ chức tiệc chừng nửa tháng, qua e-mail nội bộ của hãng, tất cả nhân viên trong hãng đều ghi tên tham dự hay không - "yes or no". Nếu "yes" thì có thêm người nhà hay mời mọc ai không. Rồi chọn món ăn - mặn hoặc chay - theo ý mình. Tôi trả lời "yes", có cả bà xã đi theo cho vui và tôi chọn món thịt gà Mỹ là món... tạm được nhứt đối với tôi.

Thường thường đối với sắc dân châu Á, nhứt là người Việt mình thì ít ai thích món ăn Mỹ, vì nó lạt lẽo và... xam xảm sao ấy, nhai một hồi - xin lỗi - giống như nhai... giăm bào, chẳng có ngon miệng chút nào hết. Vậy mà nếu có người bạn đồng nghiệp bản xứ nào hỏi "You ăn có thấy ngon không"" thì lại phải lịch sự mà trả lời... dối là "Yes...! Good taste...! I like it!". Nhưng phải công nhận món salad của Mỹ thì tuyệt lắm vì nhờ có nước dressing.

iết đến đây tôi lại nhớ có lần gia đình tôi mua hamburger và french fry ở tiệm Mac Donald, tôi xin thêm vài gói ketchup, cô nhân viên người Mễ xinh xắn cong cớn đôi môi đỏ chót như quả ớt tươi, đon đả cười cười nói nói nửa thiệt nửa trêu: "I know...! I know... you're Asi... Asian...!". Giống như một talkshow trên đài truyền hình Mỹ nào đó cũng có diễu về chuyện ketchup này với sắc dân châu Á mình.

Đang làm việc tôi chợt nhớ đến anh Biên, một đồng nghiệp lớn tuổi hơn tôi đã nghỉ hưu hơn năm nay rồi. Bây giờ anh ấy ở tiểu bang Florida với vợ con và các cháu. Anh Công và tôi có nhiều kỷ niệm với anh Biên, nhứt là những lần xin tiền bạn bè quen biết trong và ngoài hãng để gởi về giúp đỡ phần nào cho một vài thương phế binh ở Quê Nhà. Ảnh thường nhận được danh sách thương phế binh từ Hội H.O Cứu Trợ Thương Phế Binh VNCH của bà cựu Trung Tá Hạnh Nhơn. Điều quý nhứt và cảm động nhứt là, tuy anh Biên không phải là cựu quân nhân trong QLVNCH, trước 1975 anh ấy là Hiệu Trưởng của một trường trung học ở Bạc Liêu, vậy mà ảnh vẫn nặng lòng với những người lính đã một thời oai hùng nay bị lâm vào cảnh khốn cùng đau lòng kém may mắn ấy. Xin chân thành cám ơn anh.

Tôi gởi e-mail hỏi anh Biên có muốn dự buổi tiệc cuối năm nay của hãng để gặp gỡ các bạn cũ không. Ảnh đồng ý dự. Vào giờ break tôi gặp Ms. Laura ở văn phòng của Human Resource, ghi tên muộn và chọn món ăn cho ảnh. Laura trố mắt lên: "Mr. Biên hả " Wow...! Mời ổng về dự cho vui nghen!". Tôi mau mắn báo tin vui này cho các anh Cường, Công, Bình, Tâm, Long, Chuẩn, Cao, Tuấn... biết là anh Biên sẽ về dự tiệc cuối năm này của hãng. Ai nấy đều reo vui lên: "Dzậy hả... !" Thiệt hông... !"". Tôi trả lời chắc như bắp: "Thiệt đó chớ! Tui mời và ghi tên cho ảnh rồi mà!".

À, còn chuyện này nữa, hai bạn Hiển và Nam nói với tôi: "You hổng uống rượu uống bia, dzậy cho tụi tui quá giang xe you để tụi tui "xỉn" một bữa nghen!". Cái... cục tự ái của tôi chợt nổi lên: "Nói dzậy... chạm tự ái lắm nghen! Tui biết uống chớ, nhưng không phải lúc uống vì tui còn phải lái xe mà! Nhưng hổng sao, tui "hy sinh" cho mấy người đó!". Hai ông bạn vàng siết tay tôi thiệt chặt: "Ui...! Cám ơn bồ...! Cám ơn bồ nhiều lắm... !".

Đến ngày dự tiệc, xe tôi năm người - gồm vợ chồng tôi cùng các anh Biên, Hiển, Nam - nhắm hướng thành phố Long Beach trực chỉ. Tôi lên xa lộ 405 South rồi exit ở Pacific Avenue đi theo local cho chắc ăn, tôi vốn ngại đi 710 South vì trên xa lộ này nhiều xe truck với trailer dài ngoằng, chẳng an toàn chút nào. Một người bạn của tôi chạy xe trên xa lộ này bị trailer móc cho một cú lăn ra ngoài lề, may mà vợ chồng con cái ảnh chỉ bị thương nhẹ thôi; nên tôi ớn xa lộ này là vậy.

Chúng tôi đến Hyatt Regency Restaurant khoảng sáu giờ rưỡi tối. Cũng đã khá đông người tụm năm tụm ba ở lobby cũng như ballroom, trên tay sóng sánh ly rượu hoặc nước ngọt, nói nói cười cười rôm rả lắm. Có lẽ phải chờ thêm khách đến muộn vì bị kẹt trên freeway nên đến tám giờ rưỡi tiệc mới bắt đầu. À, té ra Mỹ cũng xài giờ... cao su như Việt mình đó chớ. Vậy thì đừng có nói là "Không ăn bắp không phải là Mễ, không đi trễ không phải là Việt Nam" nữa nghen. Vậy thì đừng có nói là "Không ăn bắp không phải là Mễ, không đi trễ không phải là Việt Nam" nữa nghen.

Tôi chọn bàn "có đôi có cặp" cho bà xã tôi có bạn để dễ nói chuyện. Bàn này có vợ chồng Khoa, vợ chồng Charito, Mai Oanh, Mai Tất... Còn Biên, Hiển, Nam thì nhào vô bàn có... "bợm nhậu". Tôi nói đùa với họ: "Nè...! Dzô sao thì dzô, nhưng khi dzià nhớ đừng cho xe tui... ăn chè nghen, quý dzị!". Cả ba nhất loạt đồng thanh: "OK...! Don't worry...! Man... !".

Tôi "ngứa nghề" đi vòng vòng quan sát, ghi nhận quang cảnh sinh hoạt buổi tiệc để "làm bài". Tiếc quá, hôm nay tôi lại lẩm cẩm, quên đem máy chụp hình. Bậy thiệt... !

Những hình ảnh sinh hoạt trong hãng của mấy năm trước được liên tục phát hình trên hai màn hình lớn cho mọi người coi. Coi tới đâu thì cười rộ lên tới đó, vui lắm. Nhứt là khi được nhìn lại hình ảnh của mình tươi tắn cười toe toét năm nao. Tôi nhìn... tôi trên đó, thấy có khác đi phần nào. Hồi đó tôi đâu có... "tệ" như bây giờ. Ở cái xứ "cày, cày và... cày" này thì con người ta mau "sọm" đi, mau già đi là phải rồi. Vậy mà khi về Quê Nhà tôi lại cứ được khen: "Sao anh trẻ woài dzậy... !"" - kể cũng lạ!

Tôi đi lang thang hết bàn này tới bàn nọ để chào hỏi và chuyện trò vài câu vui vui với các anh chị bạn. Mà phải, ở hãng khi làm việc thì làm sao có thời giờ thong thả để "nhìu chiện cà kê dê ngỗng" như lúc này đâu. Tôi cố ý tìm Sinh để khoe cái áo pull cổ bẻ màu đỏ - màu Giáng Sinh, tôi mặc với bộ veston đen - mà năm trước khi chơi gift-exchange ảnh đã đổi với tôi cái áo này. Tìm hoài không thấy ảnh đâu, tôi bực mình càu nhàu: "Chắc cha này đi... giũa nail rồi!". Vậy mà hồi sáng gặp tôi chả cứ nhắc đi nhắc lại: "Đi nghen...! Tối nay phải đi nghen... !", tôi sốt sắng trả lời: "Đi chớ...! Phải đi chớ...! Sao lại hông...!". Vậy mà...! Cái anh chàng này thiệt là... hổng giống ai!

Tôi đến chào ông bà Stewart - Production Manager của hãng - hai người chào hỏi lại tôi thân mật lắm. Stewart là một manager rất nghiêm khắc khi làm việc và cũng rất hòa mình xả láng khi vui chơi với nhân viên. Tôi được biết thêm bà Stewart gốc người nước Anh là một fashion designer có hạng.

Với phong thái tự nhiên thoải mái và lúc nào cũng xinh đẹp tươi tắn vui vẻ, Ms. Mimi - bà Giám Đốc của hãng đến từng bàn chuyện trò giòn tan với mọi người. Sau đó, bà lên bục ngỏ lời chào mừng quan khách; rồi nhanh gọn vắn tắt cám ơn sự hợp tác tận tụy, nghiêm túc và có trách nhiệm của tất cả nhân viên trong việc làm. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt rào rào nổi lên khắp ballroom.

Hai màn hình lớn tiếp tục được chiếu lên những hình ảnh từ khi thành lập, qua các giai đoạn củng cố và phát triển cũng như sự thăng trầm của hãng từ năm 1972 đến nay. Những hình ảnh ấy nói lên sự hợp tác chặt chẽ và chân tình của từng lớp giám đốc, kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân viên thật là cảm động.

Tiếp đến, cũng như bà Giám Đốc, Mr. Lou - Phó Giám Đốc - ngỏ lời cám ơn toàn thể nhân viên. Ông lại nhắc đến biến cố "nine-one-one" năm 2001 đã gây ra tình trạng sa sút trầm trọng đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu, và hãng này cũng bị ngưng trệ một thời gian dài khiến cho chừng mười phần trăm nhân viên bị lay-off. Thiệt là đáng tiếc. Sau đó, năm năm trở lại đây, hãng lại từng bước chuyển mình phát triển vững chắc trở lại với nhiều đơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới gởi đến. Thương vụ này đã đem lại thu nhập rất khả quan cho hãng và dĩ nhiên là cho đồng lương của nhân viên nữa. Ông nói rằng đó là nhờ vào nổ lực của lớp nhân viên cũ vốn dày dạn kinh nghiệm. Ban giám đốc cũng kỳ vọng vào sự học hỏi và năng nổ của lớp nhân viên mới tuyển thêm vào nữa. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt lại rào rào nổi lên khắp ballroom.

Sau đó là phần vui chơi thoải mái. Có ca sĩ và ban nhạc với keyboard, vĩ cầm, kèn clarinet của nhà hàng ca hát cùng trình tấu các bài ca chúc mừng Giáng Sinh và mừng Năm Mới thiệt tươi vui rộn rã. Một vài nhân viên cao hứng lên kể chuyện vui, cười bắt nôn ruột.

Năm nay lại có cuộc thi làm Người Tuyết. Ba thí sinh dự thi mỗi người được phát một cuộn toilet paper, đứng bên cạnh là ba người làm hình nộm - trong đó có cả ông manager Stewart - đã nói mà, ông này trò chơi nào cũng tham dự hết. Ngay sau tiếng nhạc điệu pasodoble sôi nổi thúc giục phát ra, ba thí sinh đua nhau quấn toilet paper lên khắp người của ba "hình nộm" kia, sao cho kín nhứt và nhanh nhứt là thắng cuộc. Kết cục, anh chàng Nam Trịnh thắng giải. Anh ta quấn rất nhanh cuộn toilet paper quanh người của Stewart kín thiệt kín không hở chỗ nào, chỉ chừa hai con mắt. Vậy là Stewart biến thành Người Tuyết chỉ trong vòng vài phút. Tiếng vỗ tay la hét tán thưởng vang lên thiệt náo nhiệt. Phần thưởng cho Nam Trịnh là một món quà lưu niệm rất ngộ nghĩnh xinh xắn.

Rồi đến trò chơi chuyền tờ bạc một dollar theo tiếng nhạc ở mỗi bàn. Sau vài ba vòng chuyền ngược chuyền xuôi, tiếng nhạc sẽ đột ngột ngưng lại, ngay lúc đó ai cầm được tờ bạc trong tay sẽ là người thắng cuộc. Bàn tôi, người thắng cuộc là "người đẹp" Charito mà phần thưởng là cây đèn cầy lớn với nhiều viên kẹo tròn trĩnh đủ màu xếp chung quanh chân đèn đặt ở giữa bàn tiệc, rồ-măng-tịch lắm!

Cũng gần mười giờ đêm rồi, dạ vũ bắt đầu. Chúng tôi có biết nhảy đầm nhảy tây gì đâu, chỉ giỏi nhảy... giao thông hào mà thôi, nên "đánh bài chuồn" rút êm. Vả lại, phân nửa chúng tôi ngày mai thứ bảy còn phải đi làm overtime nữa mà.

Chúng tôi ra về. Thôi thì vui chơi cuối năm với hãng như vậy cũng quá đủ rồi. Ba "bợm nhậu" trong xe tôi nói năng có vẻ "linh tinh" lắm rồi; khi thì "anh anh tui tui", khi thì "mày mày tao tao". Mà thôi, cũng được, mỗi năm mới có một lần mà, có sao đâu! Tôi lại nhắc: "Đừng cho xe tui... ăn chè nghen mấy... cha... !". Ba "bợm nhậu" lại lè nhè: "OK...! Don't worry...! Man...! Biết rồi... khổ lắm... nói woài... !".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,381,342
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến