Hôm nay,  

Ai Sẽ Nói Thay Cho Bạn?

08/09/200800:00:00(Xem: 185006)
Tác giả: Cát Biển

Bài số 2402-16208479-vb2080908

Tác giả hiện định cư tại Philadelphia. Đến Mỹ năm 1975, tốt nghiệp Kỹ Sư Điện và MBA. Đã giử chức vụ Engineering Director tại BEI ở Little Rock, AS. Các công ty phục vụ: Exxon, McDonnell Douglas, Boeing, Physical Optics. Tác phẩm: Trùng Khơi Sóng Vỗ (thi tập, 2002).

***

Đầu tiên họ lùng bắt những người theo đảng Xã Hội, tôi đã không lên tiếng, vì tôi không theo đảng Xã Hội.

Khi họ đi lùng những người Công Giáo, tôi đã không lên tiếng, vì tôi không phải đạo Công Giáo.

Kế họ tìm những người theo đạo Do Thái, tôi đã không lên tiếng, vì tôi không phải đạo Do Thái.

Rồi họ tìm đến tôi,

và lúc ấy chẳng còn ai khác để lên tiếng thay cho tôi.

Những lời phát biểu trên của Mục Sư Martin Niemởller, một nạn nhân tù đày thời Đức Quốc Xã vẫn còn vang vọng mãi trong tâm trí bao nhiêu người yêu chuộng Tự Do hoặc đang thèm khát Tự Do. Ai sẽ nói thay cho bạn về những ước vọng, những khao khát về giá trị con người " Ai sẽ phát biểu sự chọn lựa mà bạn mong muốn nhất cho đời sống, cho cộng đồng, cho gia đình, cho tương lai con cái"

Chúng ta cần phải đứng lên, nói lên, nói to lên, trước khi không còn ai khác để nói thay cho chúng ta. Ngay cả trước khi chúng ta bị trực tiếp đe dọa chúng ta cần phải chọn lựa một thái độ thích hợp và bày tỏ quan điểm thích ứng đồng lòng với những tiếng nói khác để có thể biến Nước Mỹ thành một xã hội tốt đẹp hơn cho lý tưởng Tự Do cùng với mọi công dân Hoa Kỳ khác.

Trong kỳ đại hội các đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa chúng ta đều thấy những giọt nước mắt rất chân thành khi các diển giả nói lên về xứ sở của họ: Tôi là một người Mỹ đầy tự hào... chúng ta sẽ thấy ngay những ánh mắt long lanh, những tiếng hô biểu đồng tình, và cả những giọt lệ khi các diễn giả phát biểu về ước vọng sẽ làm quốc gia Hoa Kỳ tốt đẹp hơn...

Ngày tôi còn bé, có một vị thầy đã dẫn dắt tôi. Ông dạy cho tôi về giá trị của lý tưởng. Ông cho tôi trí tuệ, và mang tôi từ vùng bóng tối của khờ dại vào vùng ánh sáng của ước vọng và lý tưởng. Ông mang cho tôi những kiến thức lạ, và cho tôi khoảng trống để tôi tự suy tư tìm thêm đáp số thích hợp cho chính mình. Và tôi luôn luôn ước ao một ngày nào đó tôi cũng sẽ mang ánh sáng ấy cho những người kế tiếp. Một hôm tôi hỏi: Thưa thầy, thế nào là một công dân đúng nghĩa" Ông nói: Con ạ, không phải chỉ đơn thuần con được sanh ra ở một quốc gia nào đó, là con đã đương nhiên trở thành một công dân đúng nghỉa... Chỉ khi nào con sống đúng với cái lý tưởng mà đã khiến quốc gia đó trở nên phồn thịnh hơn, tốt đẹp hơn, đáng giá hơn...l úc bấy giờ con mới là một công đân đúng nghỉa của quốc gia ấy.

Trong kỳ đại hội đảng Dân Chủ vừa qua chúng ta nghe Hillary Clinton phát biểu: Các bạn, chúng ta phải cùng làm việc cho tổ quốc mà chúng ta rất yêu quý. Tôi đã không trải qua 35 năm phục vụ trong những hố thẳm khó khăn, tranh đấu cho quyền lợi trẻ em, cho bảo hiểm sức khỏe toàn quốc, cho quân bình giữa việc làm và gia đình, cho quyền của phụ nữ của Mỹ quốc và cả nơi khác để thấy tiềm lực và hứa hẹn của quốc gia bị đánh mất... khi các phòng đầu phiếu được khép cửa, và những quảng cáo về bầu cử không còn loan trên truyền hình, mọi sự sẽ do chính các bạn chịu trách nhiệm về sự chọn lưa, và nó sẽ ảnh hưởng đời sống của chính các bạn và tương lai con cái của các bạn... Chúng ta còn nhiều việc phải lo trước mắt: mất việc làm, mất nhà, giảm lương, giá đồ vật gia tăng, quốc gia mang nặng nợ, tiền mượn từ Trung Quốc để mua xăng dầu Ả Rập, chiến tranh Nga và Georgia, Iran và Iraq...

Từ 1848 một số phụ nữ can đảm và vài người đàn ông đã cùng đứng lên đòi quyền bầu cử cho phụ nữ, vì vậy mà hằng mấy thập niên nay, từ 88 năm về trước phụ nữ đã được quyền bầu cử...

Trên con đường đấu tranh cho tự do một phụ nữ can đãm người New York, bà Harriet Tubman, người đã liều mạng sống nhằm cứu những nô lệ đi trốn từng chỉ dẫn: "Nếu bạn nghe chó sủa, cứ bước tới. Nếu bạn thấy đuốc đi lùng thắp sáng đầy rừng, cứ bước tới. Nếu có tiếng la đuổi theo bạn, cứ bước tới. Không bao giờ ngừng lại. Cứ bước tới. Nếu bạn muốn nếm mùi vị của Tự Do, phải ngang nhiên bước tới"...

Cựu Tổng Thống Bill Clinton phát biểu: Quốc gia chúng ta đang gặp nạn ở hai mặt: Giấc Mơ Hoa Kỳ đang bị khủng hoảng ở trong nước, và thế lảnh đạo của chúng ta trên thế giới bị suy yếu... Giới trung lưu và giới thu nhập kém bị thiệt hại, nhà cửa bị tịch thu, và nợ thẻ tín dụng gia tăng... bảo hiểm sức khỏe gia đình biến mất, và tăng giá cao độ về giá hàng chợ, giá điện nước, giá xăng dầu...Vị thế của nước Mỹ trên thế giới bị suy giảm vì quá nhiều những quyết định đơn phương của chính quyền chúng ta và quá ít sự hợp tác của các nước khác, một sự lệ thuộc quá nặng nề vào xăng dầu nhập cảng, sự từ khước vai trò đối với hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu, sự mang nợ gia tăng đáng lo ngại vào tiền từ nước ngoài, gánh nặng quân sự trầm trọng, và sự thất bại trong việc xử dụng sức mạnh của thương thuyết ngoại giao, từ Trung Đông đến Phi Châu, từ Nam Mỹ đến Trung Âu và Đông Âu... Hẳn nhiên, chúng ta cần một Tổng Thống mới để tái tạo lại Giấc Mơ Hoa Kỳ và xây dựng lại vị thế Nước Mỹ trên liên hệ thế giới...

Ứng Cử Viên Tổng Thống Barack Obama phát biểu:  Bốn năm trước, tôi đứng trước quý vị và kể chuyện của tôi, về sự gặp gỡ ngắn ngủi của một người cha từ nước Keynya và bà mẹ Kansas của tôi. Cả hai đều không giàu có và không ai biết đến, nhưng họ cùng có một niềm tin là tại Hoa Kỳ đứa con trai của họ có thể đạt được điều gì mà cậu ấy theo đuổi...Vì niềm hứa hẹn đó mà đã khiến quốc gia này đặc biệt, rằng với kiên nhẩn làm việc và hi sinh cho mục đích, mọi người chúng ta đều có thể đạt giấc mơ của chính mình... Đó là lý do tôi có mặt ở đây hôm nay...

Những người trên đây tuy phát biểu những lời kêu gọi nóng bỏng có mục đích chính trị trong kỳ vận động tranh cử nhưng đích thật cũng có một sợi giây vô hình nào đó đã nối kết họ lại từ một mẫu số chung của các người công dân Mỹ. Là công dân của một quốc gia đầy cá nhân chủ nghĩa nhưng họ tôn trọng một giá trị chung về tổ quốc Hoa Kỳ. Khi đối phó với khủng bố họ dẹp các khác biệt về chính trị để cùng đứng thành một phe, đối đầu với kẻ địch. Khi vận động tranh cử các ứng cử viên chỉ trích nhau, nhưng khi phiếu đã bầu xong và tiếng nói của đại đa số cử tri đã phán quyết, họ cùng yễm trợ người do đảng họ bầu ra. Họ tôn trọng luật chơi và hành xử theo luật chơi đó.

Điều này không khỏi khiến chúng ta tự nhìn lại thân phận chính mình và nêu lên một số câu hỏi.

Thế nào là điểm chung của chúng ta, những người Việt tị nạn khắp nơi" Chúng ta phải làm những gì cho những người không có cơ hội nói lên tiếng nói cho chính họ"

Đã được 33 năm kể từ ngày tôi đặt chân đến trại tỵ nạn Indiantown Gap tại Pennsylvania. Trên biển cả lênh đênh đã có lần tôi suy tính sẽ không còn thiết sống nữa nếu bị Cộng Sản bắt được. Tập thể người Việt không từng bỏ nước ra đi năm 1975 chỉ vì miếng cơm manh áo. Chúng ta là những người tị nạn chính trị. Chính vì lý do đó mà nước Hoa Kỳ đã ưu tiên cho chúng ta vào nước Mỹ tị nạn và nhập quốc tịch với lý lịch "political refugees".

Sau khi tốt nghiệp đại học nhưng vẫn còn nhiều suy tư và bâng khuâng về lý lịch nhân bản của chính mình, tôi cứ mãi chần chừ không nộp đơn nhập quốc tịch. Một cái gì đó thâm trầm với mặc cảm tội lỗi về sự khước từ bản chất Việt Nam để thay thế bằng một quốc tịch mới khiến cho tôi ngần ngừ mãi cho đến ngày đi làm việc cho hảng Exxon ở Houston TX. Hãng bắt buộc các kỹ sư trong nhóm thiết kế hệ thống computer thâu dữ kiện cho các tàu đi tìm dầu phải có thông hành để ứng biến, có thể bay đến bất kỳ nước nào khi hữu sự, nhằm yễm trợ các chuyến hải hành viễn liên đi tìm dầu rất tốn kém này. Cuối cùng tôi đã làm thủ thục và tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ năm 1981. Ngày đưa tay tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ tôi chợt nhớ lời của vị thầy tôi trong những lời nhắn nhủ mà tôi hằng nhớ mãi... về câu hỏi thế nào là một công dân tốt...và bao nhiêu năm nay tôi vẫn tự nhủ thầm rằng dù trở thành một công dân Hoa Kỳ tôi vẫn có một tình yêu quê hương Việt Nam sâu thẳm với những giá trị nhân bản tốt đẹp ấy đã hun đúc tôi nên người. Và tôi sẽ không bao giờ quên được nguồn gốc giá trị chính mình.

Khoảng năm 1987 nước Mỹ thời Tổng Thống Bush (cha) đang chuẩn bị tiến quân sang Iraq đánh giặc để giải cứu tiểu quốc Kuwait đang bị Iraq  xâm chiếm. Mọi người khắp nơi đều bàn tán xôn xao về viễn tượng chiến tranh. Vì có tham dự diễn thuyết và thắng một số giải thưởng trong hội Toastmasters International, tôi được một giáo sư trường Đại Học Cal State Long Beach biết đến và mời tôi làm người khách đặc biệt để bàn luận về đề tài Chiến Tranh Việt Nam với các sinh viên năm thứ tư thuộc phân khoa Sử trong lớp của ông. Khi tôi đến lớp thì thấy có khoảng 28-30 sinh viên, cùng với vị giáo sư. Tôi đề nghị mọi người cùng sắp ghế thành một vòng tròn lớn cho thân mật và tự giới thiệu tôi không phải là một sử gia, cũng không có một cái nhìn bao quát và tế nhị để nói về một đề tài chiến tranh khá phức tạp. Tôi chỉ là một chứng nhân, một người đã được sinh ra và lớn lên trong chiến tranh. Những điều tôi sắp nói có thể sẽ là chủ quan vì có cả những niềm ẩn uất đau thương của một con người trong cuộc... Các sinh viên năm thứ tư sắp tốt nghiệp đại học có nhiều kiến thức nên đã đặt ra nhiều câu hỏi rất hay, tiếc là tôi đã bỏ mất cơ hội ghi hết lại những kỹ niệm đặc biệt đó... tôi chỉ nhớ mình đã sung sướng vì có dịp nói lên những uẩn khúc của người Việt Nam... rằng nước Mỹ nếu muốn tham gia bất kỳ 1 trận chiến nào thì nước Mỹ phải suy tính cho cẩn thận... mọi người cùng phải đồng lòng quyết chiến đấu... vì mục đích cuối cùng của chiến tranh phải là chiến thắng... chiến tranh không thể nào được xem như là 1 nước cờ nhằm đi đến giải pháp chính trị, mà phải là ngược lại... biện pháp tối hậu chiến tranh chỉ được dùng tới khi không còn 1 giải ngọai giao nào khác nữa... vì chiến tranh sẽ gây tang thương cho không biết bao nhiêu gia đình bao nhiêu thế hệ...

Nói chung bằng những lời lẽ tuy nhẹ nhàng tôi đã phân tích nhiều điễm sai lầm trong sự tham gia chiến tranh Việt Nam của người Mỹ... Tôi kể họ nghe ngày đến đảo Orote Point (ở Guam) trong khi chờ đợi lãnh cơm, một Trung Sĩ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ chợt đến hỏi tôi: Hạm Đội Hải Quân Việt Nam có bao nhiêu tàu" Tôi hơi bị bất ngờ, trả lời: Hạm Đội Hải Quân Việt Nam có khoảng 42 chiến hạm lớn nhỏ... Anh ta hỏi tiếp: Thế tại sao các anh thua Việt Cộng... Tôi suy nghỉ và hỏi lại anh: Vậy tổng số chiến hạm Hoa Kỳ là bao nhiêu chiến hạm...anh trả lời: Nhiều quá không thể nào kể hết... Tôi hỏi: Vậy tại sao Hoa Kỳ cũng không thắng được Việt Cộng" Anh ta im lăng, rồi bỏ đi...

Niềm sung sướng của tôi sau buổi nói chuyện ngày hôm đó tại Cal State Long Beach là cái bắt tay rất thân tình của vị giáo sư Sử học và những ánh mắt những nụ cười thông cảm của các sinh viên khi họ ra về.

Những ngày mới lớn ở Việt Nam chúng ta không được ban cho đầy đủ những ân huệ làm người đó. Khi đi học chúng ta phải nghe lời giảng của thầy cô nhiều hơn là được khuyến khích trình bày cảm tưởng. Ngoài đời các quyết định quan trọng quan hệ tới vận mạng quốc gia thường là do một số ít những kẻ cầm quyền thao túng. Các cuộc bầu cử đầy rẫy những trò lường bịp. Một số kẻ cầm quyền thì tham lam. Sức mạnh của cử tri gần như vô nghỉa nên nhiều người rất thờ ơ với công cuộc của đất nước. Đến thời Cộng Sản lại càng tệ hại hơn. Học trò vào lớp học rặc như vẹt những giáo điều, ai hỏi câu gì động chạm đến phân tích lý luận thì cho là phản động. Trại cải tạo chỉ biết nhồi sọ với những điều phi lý. Ngày nay một thiểu số kẻ cầm quyền ở Việt Nam có tài sản hằng tỉ đô la, còn tuyệt đại đa số vẫn lầm than tay làm hàm nhai không một cơ hội thoát ra được cái vòng lẩn quẩn của cảnh cơ hàn.

Nhưng hiện tại đa số là công dân Mỹ chúng ta có quyền nói lên tiếng nói của sức mạnh từ lá phiếu. Ai sẽ nói thay cho bạn" Chính chúng ta cần phải đứng lên, nói lên, nói to lên, trước khi không còn ai khác để nói thay cho chúng ta. Chúng ta cần phải chọn lựa một thái độ thích hợp và bày tỏ quan điểm thích ứng đồng lòng với những tiếng nói khác để có thể biến Nước Mỹ thành một xã hội tốt đẹp hơn. Lý tưởng Tự Do có nghỉa chúng ta cùng sinh sống với các cộng đồng bạn. Bất kỳ bạn bỏ phiếu cho ai, Dân Chủ hay Cộng Hòa, xin hãy theo dõi những phương sách của các ứng cử viên và lựa chọn đúng bằng lá phiếu. Đối với cộng đồng Việt Nam xin hãy lắng nghe và phân biệt bằng lý trí của lẻ phải và hành xử theo công đạo để tránh sự chia rẻ của kẻ thù.

Ngày nay có những nhà tranh đấu cho nhân quyền và tôn giáo trong nước đã thay dân kêu lên những tiếng đau thương khẩn thiết, chúng ta có thể nào để cho các tiếng kêu uẩn ức đó rơi vào quên lảng được chăng " Tiềm lực của chúng ta hiện tại khá mạnh so với những ngày xếp hành lảnh cơm tại trai Orote Point lúc chân ướt chân ráo mới đến Guam chuẩn bị hồ sơ vào nước Mỹ. Và những ân tình, ơn nghỉa với các thương phế binh cựu quân nhân QLVNCH còn ở lại tại Việt Nam, chúng ta có thể nào bỏ qua những lời đau đớn thống khổ của những người từng hi sinh một phần thân thể quyết gìn giử biên cương đó hay không"

Ngày tôi thăm viếng tượng Nữ Thần Tự Do tại Ellis Island gần New York, có những hàng chữ sau đây vẫn còn khắc dưới chân bức tượng ấy:

Hãy giao cho ta những cơ cực, những nghèo khó

Những thân xác thèm khát được hít thở Tự do

Những kẻ bị ruồng rẫy từ các bờ biển lạ

Mang đến đây những kẻ vô gia cư, những con người qua bao bão tố

Ta sẽ nâng chiếc đèn dẫn lối vào cổng vàng

Nếu có người hỏi đến tôi, tôi sẽ không ngần ngại cho biết tôi là một công dân Hoa Kỳ và cũng là một người tị nạn chính trị Việt Nam. Tôi đã may mắn đến được bến bờ Tự Do này khi nước tôi bị Cộng Sản chiếm. Tôi đã bỏ nước ra đi khi không còn chổ để dung thân. Tôi luôn cố gắng trở thành một công dân Hoa Kỳ tốt và luôn cố gắng gìn giử những giá trị tốt đẹp của một người con gốc Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,192,959
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến