Hôm nay,  

Trời Ơi! Tôi Làm Thông Dịch Viên

07/05/200800:00:00(Xem: 197402)

Tác giả: Trần Đông Thành

Bài số 2291-16208268-vb4070508

Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Ông hiện là cư dân San Jose; Công việc: Income Tax Services.  Sau đây là bài viết mới của ông.

Năm 1963 tôi ra trường sinh ngữ quân đội đóng vai trò Interpreter cho quân đội đồng minh và VNCH tại miền Nam VN. Nghề thông dịch viên của tôi trong quá khứ là một câu chuyện vui cười ra nước mắt.

Từ năm 62-63 trở đi quân đội đồng minh gồm, Mỹ, Đại Hàn, Úc, Spanish, từ dân sự đến quân sự ồ ạt qua Việt Nam nên rất cần người làm thông dịch viên. Năm đó tôi 17 tuổi tốt nghiệp trung học đệ nhị cấp chưa tới tuổi quân dịch nên được vào đại học tiếp tục đường học vấn. Theo bạn bè tôi ra Nha Trang xin làm Interpreter ở làng Mỹ Ca cho một hãng lớn của Mỹ tên là RMK. Vào đó, bề ngoài nhìn tôi phong lưu lắm, bận quần Jean xanh um, ống quần xăn lên để lộ đường lai trăng trắng có vẻ nghệ sĩ. Áo chemise trắng phau mở một nút trước ngực để lộ sợi dây chuyền vàng trông hào hùng như một hiệp sĩ. Tôi đi ngang qua làng xóm ai ai cũng tấm tắt khen ngợi nào là tuổi trẻ tài cao, con của ai mà lịch sự đẹp trai hết chỗ chê. Dân sở Mỹ lương cao hơn một bộ trưởng!

Một trung úy Đại Hàn tới một làng nhỏ gọi là khu phố Hòa Do để tìm hiểu tình trạng dân trí và điều tra dân số. Ông ta đến gặp cảnh sát trưởng để hỏi vài chi tiết nhưng ông này không biết Anh văn để trả lời. Sau đó giới thiệu tôi ra trước mọi người để translate cho những câu hỏi.

Trung úy Lee có vẻ hài lòng lịch sự bắt tay tôi:

- 'm glad to know you.

Câu chào mừng quá quen thuộc trong sách vở tôi liền liến thoắng, nói như trả bài:

- Me too!

- Are you belonging to Republic of Việt Nam Army now"

Tôi nói như két:

- Sorry, I'm still a civillian, sir.

- Please, you ask village chief what is the population in Hoa Do village due to I make out the statistics"

Chưa học chữ bồ-bu-lế-sông tôi gãi đầu cười trừ nhưng cũng ráng chế biến đoán mò để người không chê tôi là translator:

- All people here are fishers.

Lee gãi đầu một dấu hiệu dịch sảng "Xe lửa chạy trật đường rầy" theo câu dịch Anh ngữ của tôi.

Tôi cố tình lảng đi nơi khác để tránh phải dịch thuật. Trung úy kéo lại.

- I need you. Please stay here to help me translate Vietnamese into English. I will pay you presents worthy for your cooperation.

Tôi từ chối khéo:

- I must go to work.

Gỡ tay vuột hắn ra tôi chạy như một tên vừa móc túi. Lee cười tôi có vẻ chế nhạo.

Tới tuổi lính nên phải nhập ngũ. Sẳn nghề nghiệp tôi ghi tên vào phòng tuyển mộ Hạ Sỹ Quan Thông Dịch Viên. Sau 3 tháng học sinh ngữ tôi ra trường Sinh Ngữ Quân Đội với cấp bậc trung sĩ. Sướng quá đi chớ! Ngày nào còn ở nhà bị ba mẹ rầy la bây giờ nghiễm nhiên là một cai đội, được các ông lớn trọng vọng. Áo 4 túi nè. Giày boot de chaud Mỹ láng bóng nè! Cap gắn anh-xin hai lá cờ Mỹ-Việt đề huề dựng chéo nhau nè!  Lái xe jêp lùn của Mỹ chạy bon bon trên các đường thành phố nè! Thử hỏi ai sánh bằng! Việt Nam thì cho rằng trung sĩ này biểu tượng của thời đại thuộc quyền xử dụng của Mỹ. American thì quan niệm đây là một quân nhân ARVN tiêu biểu, đáng kính trọng nên không được xử dụng làm việc quá mức.  Thế là khứa thuộc người lính vô gia cư, đứa con hoang không có ai nhìn nhận; với tình trạng này mặc sức mà le lói.

Thời gian biệt phái phục vụ cho Tuần Giang trong chiến dịch bảo vệ ven đô.  Một cô thợ may cầu Bình Điền "mết" tôi hết sức, cô ta khen tôi đáo để nào anh của em đẹp trai, anh của em hùng tráng lắm, oai lắm!  Hàng ngày đơn vị neo tàu ở Chợ Đệm một cô học sinh trung học mời tôi vào nhà ăn cơm, nghĩ ngơi và làm thầy dạy Anh văn.  Đó là bước đầu huy hoàng vào nghề thông dịch viên.

Kế đến tôi thuyên chuyển lên sư đoàn 5 bộ binh làm việc tại Logistic battalion.  Chiều xin cố vấn Mỹ về Sài Gòn sớm.  Thiếu tá Mỹ gật đầu.

- You will"

Tôi không hiểu rõ ông ta có cho phép về hay không nên lưỡng lự đi ra đi vô phòng tiếp vận. Ông ấy thấy tôi tình trạng như gà mắc đẻ hỏi lại:

- Sao anh không về"

Tôi vẫn còn áy náy xin phép một lần nữa:

- I'm allowed to go home now"

Ông ấy cau mày:

- I said you will!

Chừng ấy tôi mới hiểu chữ Will có ý là OK cho tôi về.

Sau đó tôi đổi đến đơn vị hải quân.  Thượng sĩ cố vấn có việc về naval headquarter lấy mật lệnh truyền tin, ông có ghé ngang qua cư xá, bảo tôi:

- You and driver stay here waiting me to get some my stuffs and go down, then we all go home.

Lối phát âm người Mỹ nuốt chữ nhả âm gió, tôi nghe tiếng được tiếng không, liền ra lệnh cho tài xế:

- Anh đưa tôi về rồi anh về nhà luôn đi!

Ngày mai viên cố vấn gặp tôi ở văn phòng cằn nhằn như muốn mếu:

- Tại sao mày không đợi chở tao về đơn vị"  Báo hại tao phải nhờ trực thăng chở về có công tác hành quân biết không"

Tôi lại gãi đầu đỡ sượng:

- You told me we go home"

- Cid!

Ông ta quay qua viên cộng sự:

- Mother fuck! Broken English!

Ông ta quay lại tôi cho tôi một warning:

- If you do like it again, I had better send you back to ARVN.

Tôi điếc con ráy không hiểu cố vấn Mỹ muốn bày tỏ ý gì.

Trong vườn cao su sầm uất ở Lai Khê đại úy Ruh ra vườn tình cờ thấy một con sâu rọm bèn kêu tôi.

- You go to office to get a rule for me, please. 

Nó nhai chữ tôi không nghe kịp không rõ nghĩa chữ ruler là gì nhưng mặc cảm không hỏi xác định lại.  Thông dịch viên vô văn phòng suy diễn chắc là nó muốn nhờ mình lấy cái xuổng ra cho nó xúc xác con sâu.  Thấy tôi vác shavo ra thằng Mỹ mũi két giận dữ:

- Anh đem cái cuốc ra làm gì"

- Cho ông xúc lấy con sâu.

Thằng Mỹ chửi thề:

- God damn!  Tôi muốn đo xem con sâu dài bao nhiêu, anh biết không"

Tôi cũng chưa thông thạo cách chửi thề của Mỹ "God damn" nên tán đồng:

- OK! Oh Godness!

Về nhà bà xã tôi cũng khen tôi nức nở.  Có lần nọ, đứa em vợ ở Mỹ gởi về chai shambo gội đầu, vợ tôi nhờ tôi dịch lại để biết cách dùng.  Chữ "Hair" là tóc tôi lại chuyển ngữ ra "Lông".  Dịch là:

- Bà vô nhà tắm gội đám lông của bà đi.

Bà ta mắc cỡ điếng hồn trước mặt tụi nhỏ:

- Thuốc gì kỳ cục vậy"  Oái oăm hết chỗ nói.

Tôi còn đắc chí ra vẻ rằng ta giỏi sinh ngữ Anh:

- Mỹ mà! Còn nhiều cái mà bà không hiểu không ngờ được.

Bà hồng hai má, ghé miệng vào tai tôi phàn nàn:

- Sao ông chờ không có tụi nhỏ rồi hãy dịch

Tôi cải bướng:

- Chuyện văn chương nói sao thì tôi dịch như vậy chớ.  Còn mắc cở gì!

- Thằng quỷ gửi về chi cái thứ ôn hoàng vịt lộn đó không biết nữa!

Để tỏ ra là am tường tập tục văn hóa Mỹ, tôi nhếch môi:

- Nó sống ở Mỹ mà bà không giống lông thì cũng giống cánh chớ sao!

Sau một vài pha thông dịch sai bét chữ nghĩa tôi tự cảm thấy xấu hổ không dám đeo ensign trên nón nữa.  Bây giờ tôi thật thấy cay nghề làm thông dịch viên, dễ mà khó.  Dịch bậy dịch bạ nguy hiểm cho người khác nữa.  Một câu chuyện vui trong báo chí:  có một cậu học sinh đệ nhị dịch lọ thuốc cho mẹ "Shaking before drink", anh ta dịch "Má lên võng đưa rồi hãy uống thuốc.  Báo hại!  Anh ta vặt võng liên tu bất tận làm cho bà già mệt thở hồng hộc và ói mửa cả thau.  Biết sự lợi hại của nghề dịch, từ nay đi tới bất cứ chỡ nào tôi cũng không dám khoe mình là thông dịch viên.

Nhưng trong hoàn cảnh lỡ leo lưng cọp rồi thì phải đành ngồi cho cọp tha đi đâu thì đi.  Tự ti mặc cảm tôi học ngày học đêm.  Thắm nhuần những chữ tắt.  Điêu luyện các từ ngữ chuyên môn từ phòng 1 đến phòng 5.  Lúc nào cũng kè kè cuốn tự điển bên mình.  Mở radio nghe luyện giọng.  Cái gì biết thì nói biết không biết thì hỏi lại cho thật rõ ràng.  Nhờ bạn bè chỉ dẫn văn phạm nói đúng viết đúng.  Không  đầy một năm tôi trở thành một Interpreter, translator dịch thuật trôi chảy được đại tá cố vấn trưởng promote lên trung tâm hành quân dịch cho ban tham mưu sư đoàn, tướng Hiếu ca ngợi, tướng Hưng khen thưởng cho tưởng lục cấp quân đoàn trong một trận chiến Tết Mậu Thân phần nào giúp cho các đơn vị hành quân hiểu tường tận từng câu đàm thoại của Mỹ-Việt.

Một đồng nghiệp phục lăn:

- Mày lên thiếu úy hồi nào vậy"

- Tư lệnh assimilé gắn lon cho để làm việc bên ông.

Bạn thắc mắc:

- Trước you dịch ẹt lắm mà sao bây giờ đỡ vậy"

Tôi cười tự tin:

- I tried my best and self-taught anyway!

Nhờ vai trò thông dịch viên tôi được tư lệnh sư đoàn 5 cất nhắc cho học quân trường Thủ Đức, các khóa bổ túc chuyên nghiệp và sau này là trưởng phòng dịch thuật các tài liệu của Tổng Tham Mưu và được đại tướng Tham Mưu Trưởng đưa về làm Tùy Viên quân sự cho Đại Tướng với cấp bậc thiếu tá trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Nay qua Mỹ mỗi lần đến các cơ quan Mỹ tiếp xúc với các cháu làm thông dịch viên cho các nghiệp vụ tại công sở, các cháu dịch mau lẹ và trôi chảy; tôi nhớ lại mình thêm thẹn. Cũng là một thông dịch viên nhưng đối với con cháu ở Mỹ ngày nay, translator của tôi có tính cách local nên mỗi lần nghe hỏi "Trước đây ông làm gì""

Tôi chỉ trả lời:

- Tôi là quân nhân VNCH.

Trần Đông Thành

Ý kiến bạn đọc
10/02/202220:35:45
Khách
Tiêng anh tiêng Mỹ của con cũng dở tệ lắm, học anh ngữ ra mà không ra chi hết, nhưng mà con ko được như chú, tiếp tục trau dồi này kia, chồng con là người Mỹ trắng cứ chọc tiếng mỹ của con hoài😄
10/04/201818:03:55
Khách
Doc bai viet tren day cua dan anh TRAN DONG THANH, toi va mot so dong nghiep cung da gap phai truong hop do khoc do cuoi. Dung nhu dan anh da hoi tuong nhung su kien da qua mot cach thanh that, toi rat nguong mo dan anh vi toi cung da tung dich sai y cua nguoi si quan dong minh,toi cung biet ho then, nhung chi khac voi dan anh la khong chiu hoc, trau doi them de hoan thanh trach nhiem mot cach tot dep hon. Vi the sau may chuc nam tren dat nuoc HOA KY van con an noi ngong ngheu. Bai phuc dan anh thap boi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,446,781
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến