Hôm nay,  

Từ Fast Food Đến Fat Food

28/03/200800:00:00(Xem: 114802)

Tác giả: Bình Thiên

Bài số 2262 -1636-39-vb6280308

 

Bình Thiên là bút hiệu mới  của Phuong Dien Nguyên, tác giả bài “Cô Thắm Qua Cầu Goden Gate” đã phổ biến. Bài viết về nước Mỹ lần này vẫn gọi người Mỹ là “Tây Hoa” , đề cập tới một đề tài đang được các chuẩn ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ quan tâm.

 

Anh chị Năm thân mến,

Khổ rồi anh chị Năm!

Đầu thư mà đã kêu "khổ" thì cũng như gặp nhau, tay bắt mặt mừng, hỏi thăm bằng tiếng Anh: "How're you today..."" mà mấy cha Miệt Dưới, xứ kangaro thè lưỡi, thường ngôn lạc điệu, không đúng giọng của nữ hoàng Elizabeth II, thành "How're you todie"" - "Nào, sắp chết chưa..."" thì trước sau gì người được hỏi cũng sẽ mặc áo sơ mi gỗ, đi chuyến tàu suốt quá...! Nên trong phùa bầu cữ Mỹ tháng 11/2008 này... tui nấu nồi "Cháo Vịt" bự để... câu Cá Tháng Tư...

...Vì ngân quỹ quốc gia Hoa Kỳ thiếu hụt, nên các nhà chính trị ủng hộ phe Dân Chủ ở các bang xa được khích lệ, vận động ngoài hành lang Quốc Hội Tây Hoa, gọi là lobby í mà, đánh thuế vào họ "nhà mập" nào quá khổ - mỗi pound thặng dư $2! Họ kêu là "Mouth Tax" để tố tổng thống Bush, Cộng Hòa đã phất tay chi tiền thêm cho người thọ thuế - ngoài tiền thuế được lấy về - được từ $600-1,200/người; mong kích thích sự mua sắm/chi tiêu lúc kinh tế hụt hơi thê thảm! Thêm nữa là, Tổng Thống Bush đặc biệt dễ dãi cho các nhà nông bang nhà Texas, nuôi bò ngày càng nhiều - để mỗi cuối tuần, nhà nào nhà nấy cũng cứ BBQ và BBQ ì xèo, khói um... làm màng ozone trên trời lủng thêm to. Còn bang Kansas thì trồng lúa mì nhìn mút con ngươi; họ gặt hái đem về xay thành bột để làm bánh mì đủ loại, từ Frenh bread, đến muffin... rồi tới bánh mì sandwich nhận hotdog - và những thực phẩm đó bán ê hề trong các siêu thị khắp nước, đều từ nông trại của hai bang này được đặc ân mà ra.

Dịp bằng vàng này, phe Dân Chủ đi lòng vòng nhiều phùa quan sát các bếp nhà hàng, điều tra họ áp dụng lối nấu nướng theo khoa+hóa học hiện đại nào đã cách mạng nghệ thuật ẩm thực - nên kỹ nghệ Fast Food cũng tưng tưng bốc hương theo chiều gió, phất phơ mũi dân phố thị, lúc chiên/nướng dòn xèo-xèo trên vỉ lò các loại như hamburgers, sausages; đôi khi cả gà đi bộ Calif., cũng thảy vào nướng ăn có theo với french-fries - mà món nào món nấy cũng phải Super Size thì mới phát triển mạnh - nên... dân Tây Hoa hiện nay là những người ăn uống liên tu!

Vì kỹ nghệ thực phẩm đã nhồi nhét vào đầu dân chúng là không nên phí phạm một chút đồ ăn nào hết [lại còn thí dụ: có thấy Somalia đói không"]; trong khi các bang khác cũng sản xuất mọi thứ thừa mứa. Cho nên dân Mỹ hiện nay là những người được xem - ngoài vấn đề lao động đã được quốc tế bầu là đứng số 1 thế giới, nhân ngày Lễ Lao Động 2007 - mà còn được xem là những người làm "job miệng" 24/7 ngày. Họ nhai nhai, còn mồm thì uống liên tục - trong đó có tui nữa anh chị Năm, cũng làm "job năm ngón" bốc, gắp, cạp lia chia full time!

Và cũng vì lễ Lao Động vừa rồi bầu Mỹ số dách lao động, nên Au Châu thấy cũng  chẳng ưa gì Tây Hoa trong việc ăn uống này! Vì về vấn đề ẩm thực, Au Châu tự hào đã có mấy ngàn năm văn hóa; trong khi đó, Hoa Kỳ tính cho đến năm nay, 2008, thì lập quốc vỏn vẹn có 232 năm [từ 1776]. Mà anh chàng Mỹ thì thực dụng - đói ăn, khát uống... thuốc Viagra. Tronh khi nói chung Au Châu thì màu mè... Hai thứ văn hóa "thực tế và hoa hòe" đối chọi nhau như dao với thớt, cắt cụp cắt cụp, tìm cách bằm nhừ lẫn nhau. Cho nên, vì vấn đề ẩm thực cả Âu Châu coi Tây Hoa là gã trọc phú, snob, hảnh tiến/hợm mình; còn Hoa Kỳ cho Au Châu là "bourgeoir gentille l'homme," trưởng giả học làm sang! Để sau đó, Âu Châu gán cụm từ "Ugly American*" Mỹ Xấu Tính: kênh kiệu, mất tư cách, có thái độ bất xứng... đang tung ra giữa đám tinh hoa cầm quyền xã hội Âu.

 

Anh chị Năm thân mến,

Tui lấy một thí dụ, chẳng hạn như:

-Bên Âu, nghệ thuật ẩm thực thì điệu nghệ: Dao cầm tay phải, cắt sao cho thanh lịch; nỉa cầm tay trái, ghim đồ ăn đưa vào miệng sao cho không chàm ngoàm. Và lúc ăn không được khua dĩa, cạ nỉa kêu lụp cụp/loon toon; nhất là các nàng, hé môi cắn miếng nhẹ, thanh tao, đưa đồ ăn vào miệng với chút hững hờ là tuyệt chiêu! Đó là kiểu nhà giàu/quý tộc, ăn hương ăn hoa... kiểu "ăn lấy thơm lấy tho, chứ không ai ăn lấy no lấy béo!" cho dù trong bụng còn muốn ăn nữa! Nhưng, vì sỉ diện hảo, ăn xong còn để lại chút đồ ăn dư trên dĩa, kể như mình đã no thừa mứa. Và khi mời đi ăn vì xã giao thì người mời chi tiền. Sau buổi tiệc, các món ăn còn dư, nếu lòng có tiếc, vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Còn lúc muốn cho người làm nghỉ việc thì chủ vẫn còn dùng dằng... chưa muốn nói ra [như sợ mích lòng]. Khi làm việc gì thì màu mè, điều kiện không rõ. Có nghĩa là dân thượng lưu, trí thức phải đoán tình ý cho vừa lòng nhau...

-Trong khi đó, Tây Hoa ăn uống thì nhanh, kiểu cowboy, lại thực tế. Tay nào cầm muỗng, nỉa cũng được, miễn đừng đứt tay, khỏi phiền người bên cạnh kêu 911 là được. Ăn không hết thì... hí hửng, xách cái To Go To Go... về. Và trong cái khoái đồng tiền bát gạo bỏ ra mua đồ ăn mà còn dư lại đó, họ mang mớ "tòn-ten" về nhà - không ỡm ờ... kiểu có nuôi con Tô Tô! Lúc ăn là thời gian tán gẫu, cười nói huyên thuyên, và là thời gian "dĩ thực vi tiên..." Khi mời khách/bạn đi ăn cho vui thì tiền ai nấy trả. Và khi cần cho người nghỉ làm thì miệng vẫn "I love you," nhưng sáng hôm sau vào sở thì được giấy Thank You! Và khi thuê giúp/làm việc gì thì điều kiện này, contract nọ - để hai bên theo đó thi hành cho đúng.

Anh chị Năm thân mến, cho nên Tây Hoa bị người đời cho là chủ nhân ông là thế, dù Hoa Kỳ có "ban ơn/giúp đỡ" nước nào cho chín xe mười vàng thì cũng như không thôi! [Chuyện này nếu có dịp tui sẽ kể sau].

 

Trở lại vấn đề bầu cử...

...Các luật sư tham lam của phe Dân Chủ vừa mài dao vừa nhễu nước miếng để thu thập tài liệu. Trong khi đó thì ứng viên tổng thống Dân Chủ cũng xoa tay chuẩn bị lột da sống kỹ nghệ thực phẩm [họ nói là đánh phủ đầu ứng viên John McCain thôi]! Một vị dân cử gà nhà Dân Chủ phê:

-Tại sao dân Tây Hoa chúng ta lại mập quá" Và, việc "Tạ Hầu Đôn" này cứ y như là bịnh dịch zậy..." Phải truy nguyên do.

Bộ tham mưu DC về báo cáo lại là do tên tội đồ "thực phẩm;" và họ nói là thời gian bi giờ phải điều chỉnh lại kỹ nghệ này, nếu không thì chết cả lũ. Họ đánh dấu hỏi, tại sao TT Bush, CH không bắt các nhà chăn nuôi sản xuất loại thực phẩm ít calorie, ít mỡ hơn. Chẳng hạn như mỗi con bò phải cho nó đi rong như gà "đi bộ" mà các nhà hàng thường quảng cáo dai thịt của Calif., và trên cổ mỗi con bò cũng phải có mang hàng chữ [như bao thuốc lá] ghi: "Surgeon General Has Determined that Food Can Make You Fat...Fat...and Cholesterol."

Cho nên anh chị không biết chớ, mỗi chuyến phi cơ của Dân Chủ du hành đến nơi nào vận động đều có câu logo để đổ thừa thẳng tay phe CH: "Đừng trách người Tây Hoa obesity - mà trách thực phẩm... của TT Bush! Cứ coi như chúng tôi đây, gương mặt hóp, chúng tôi chống chủ nghĩa pụng phệ của TT Bush như thế nào rồi..."

Trong khi đó, giới chính trị của TT Bush ủng hộ TNS John McCain đảng nhà cũng chuẩn bị làm dự án giảm thuế mập địa để cân bằng khoảng cách cử tri giữa CH và DC. Tuy rằng TT Bush cũng thấy dân phì nộn Tây Hoa trên dưới trăm triệu, một số phiếu khổng lồ chớ ít ỏi gì đâu! Đồng thời, TT Bush cho vời ứng viên tổng thống đảng mình vào Tòa Bạch Ốc vỗ vỗ vai khuyến khích, buddy, buddy... đừng lo.

Rồi cuối cùng, cả hai bên DC + CH cũng lấy Fast Food như cuộc đọ sức, làm cho thăng bằng câu "SuperSize Me&Stomach" của nhà hàng McDonald's, BurgerKing, Wyndy's...

Đây là cuộc thu thập hồ sơ về tình trạng thể tạng con người dưới tiêu đề "Fast-Food n Me" không tiền khoáng hậu của ngành báo chí chuyên chính trị - kể từ ngày thành lập nước của người Yankee cho tới tháng11/2007 này; giờ đem nhau ra tranh cãi giữa tiếng lèo xèo của chảo mỡ đang sôi "deep-fried-chicken-french-chip..." Tuy thế, cũng có điều tội nghiệp, phải kể đến kỹ nghệ may quần áo, bị động đứng ngoài - vui ít, buồn nhiều! Vì họ tự hỏi rằng, có phải... "Cả thế giới và phong cách ăn mặc Tây Hoa hiện đại đã trở thành nhỏ thó theo... vòng mông/pụng rồi chăng" Nếu đó là sự thật thì đa số giới bình dân không thèm mua thêm quần jean và các loại áo XL/XXL mới thì cũng tội nghiệp chúng tôi lắm...!"

Thiên hạ sự thì đề quyết rằng, việc này thì "phước bất trùng lai, họa vô đơn chí" cho các nước chuyên may quần áo lắm lắm! Vì họ chỉ sản xuất quần áo loại "L" là tối đa - đỡ tốn vải mà bán vẫn giá, nên kỹ nghệ quần áo Tây Hoa vận động giảm bớt "quota" các nước này.

Anh bạn vừa nhai ràu-rạu cánh gà buffalo-wing, vừa tu ừng ực 2 ly giấy Coca king size hết nhẵn, cảm khái hung hăng con bọ xít:

-Uiii! Mỹ quốc xưa, vừa tròn mười tám niên gia đình tui đến đây hí hửng, đâu còn là tổ quốc nay - giữa hai thứ tốt/xấu - đi đâu ăn thì cũng ketchup, mustart, hotdog, salad, hamburger, đồ chua... của giai cấp bình dân fast food tồn vô họng vậy thôi! Còn điểm nấu ăn đặc biệt của người vợ trong gia đình thì đã chết tự cõi lòng một ít - không những cho người Mỹ da trắng/vàng/nâu/đen/đỏ, mà cho tới người tỵ nạn bất cứ từ nơi đâu đến - từ nhà bếp ra đến quán xá cũng là mùi dầu chiên. Đó là mùi vị nhất quán của đệ nhất siêu cường hiện nay to go. Cho nên tài nghệ nấu ăn tuyệt vời của các nàng Việt chính gốc hay tỵ nạn nào vừa mới từ Phi đến... hoặc các nàng ở Mỹ càng lâu thì nấu ăn càng có chất lượng cũng xếp xó! Những lúc muốn ăn mắm tôm thì khó kiếm tiệm bán ở Tây Hoa, họ kỵ không bán chỗ kín bưng! Tuy cũng có những người Mỹ vô tiệm phở ViệtNam ăn, rồi không đành lòng bỏ nước dùng, múc từng muỗng húp thì không đã - họ phải ... bưng tô lên húp... như múa lân...

...Cho nên cuộc "hành trình ẩm thực" của dân Mít-Mỹ về quê là để được ngồi lê-la vỉa hè có món đặc sản từng vùng, ăn cùng bao lớp ruồi nhặng bay vo-vo vậy mà ngon... từ thuở 4,000 năm dựng nước! Hay kiểu cách nữa thì họ vào các nhà hàng tại quê nhà, có luôn món rau muống nướng mới có - họ chặt đẹp $30/50 cộng rau, sau đó Việt kiều về Mỹ cày bừa mua Tylenol trị nhức đầu khỏi cần toa.

Nếu có dịp, kỳ sau nồi Chicken Soup khác như thường lệ hé anh chị Năm.

Bình Thiên

 

*[Khác với "The Quiet American," Người Mỹ Trầm Lặng của tác giả người Anh, Graham Greene viết vào năm 1955 đã được quay thành phim năm 1958 và năm 2002]

Ý kiến bạn đọc
23/11/202114:17:05
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis support 365</a> cialis online
27/02/202112:07:13
Khách
https://genericviagragog.com viagra generic
17/02/202103:43:34
Khách
erectile assistance <a href=https://plaquenilx.com/#>other names for plaquenil</a> can erectile dysfunction be treated
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,068,573
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến