Hôm nay,  

Nước Mắt Phương Xa

23/01/200800:00:00(Xem: 202611)

Tác giả: Võ Tâm Huy

Bài số 2204-1996-770vb3220108

(Bài Viết Về Nước Mỹ năm 2007, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tý 2008, đang phát hành khắp nơi)

*

Vượt biển và định cư tại Hoa Kỳ từ 1981, Võ Tâm Huy thuộc lớp tuổi 30, cùng tuổi với cộng đồng Việt tại Mỹ. Huy hiện làm việc tại tiểu bang Utah, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ. Bài viết sau đây của Huy là một tự truyện: chuyện nhà mà cũng là chuyện tình, có bóng ma chiến tranh, có bão tố hải tặc, nhưng sau cùng là nước mắt hạnh phúc.

*

Tôi và Nga, em gái tôi vượt biển rồi định cư tại Mỹ, do sự sắp xếp của ba mẹ tôi. Nhà có ba anh em. Thằng Út còn nhỏ, ở lại với ba má.  Bao nhiêu tiền bạc mà ba mẹ tôi dành dụm cả cuộc đời dùng để mua lại cho anh em tôi một chuyến vượt biển tìm một tương lai sáng lạn hơn.

Tuổi đời của em gái tôi chưa là bao nhiêu, chỉ mới là bắt đầu mà đã trải qua nhiều phong ba bão tố. Tôi nhớ lại ngày anh em tôi xuống tàu từ giã quê hương ra biển. Cái biển Đông bao la đẹp trùng trùng, xanh xanh ngát, nhưng đã hành hạ Nga ói mứa ra cả mật xanh, mật vàng vì không chịu nổi say sóng. Nga yếu dần, rồi tầu chúng tôi bị hải tặc khống chế. Bọn hải tặc tàn nhẫn kéo em gái của tôi ra khỏi vòng tay của tôi để hãm  hiếp. Tôi chưa kịp phản ứng gì thì đã bị hai tên hải tặc đánh cho tới ngất đi. Trong lúc mơ màng tôi còn vang vãng nghe tiếng kêu của Nga "Anh Hai, anh Hai cứu em!"

Tỉnh dậy sau khi bọn hải tặc đã rút đi, tôi thấy Nga ngồi co ro bên cạnh, mặt mày tái mét xanh như nước biển, tay chân run rẩy. Tôi bò lại gần Nga ôm em tôi vào lòng. Mọi người trên tàu đều tơi tả chờ chết. Cũng may ông trời cũng còn có chút lòng thương hại và đưa anh em tôi vào đất liền bình yên.

Những ngày trong trại tị nạn, Nga không cười, không khóc, không nói năng gì, lúc nào cũng ngồi trong một góc lều, nơi anh em tôi làm chỗ ở tạm để chờ, chờ tới ngày đi định cư. Nhiều đêm đang ngủ, Nga chợt vùng dậy chui vào góc của cái lều, sợ hãi, mặt tái xanh, run rẩy. Tôi lo lắng biết bao nhiêu, trong trại thì không có bác sĩ thần kinh, không thuốc men nhiều, ngày này sang ngày nọ tôi lúc nào cũng ở bên Nga để chăm sóc, lo cho em tôi từng bữa ăn giấc ngủ. Ở nơi xứ người tôi chỉ có một mình nó là người thân, nếu như em tôi có chuyện gì thì tôi không biết làm sao trả lời với ba mẹ, lòng tôi buồn rười rượi. Chỉ cầu nguyện mỗi ngày mong Nga bình phục, mong sớm được đi định cư để tìm cách chạy chữa.

Một ngày trong trại tị nạn, lúc tôi đi lãnh cơm về thì không thấy Nga trong lều. Sau cả giờ chạy khắp nơi tìm kiếm, tôi tìm thấy Nga ngồi trên bãi biển, mặt úp vào hai tay trên đầu gối, đôi vai run run. Tôi nhè nhẹ lại ngồi bên em tôi. Nga ngẩng khuôn mặt  đầm đìa nước mắt lên nhìn tôi:

- Anh Hai, Anh Hai, em khóc được rồi, em khóc được rồi!

Tôi ôm em tôi vào lòng, vui mừng vì từ ngày xảy ra tai nạn, đây là lần đầu tôi nghe được tiếng khóc của em tôi. Tôi ngậm ngùi, giot lệ rưng rưng, cảm ơn ông trời:

- Khóc đi Nga, em muốn khóc thì khóc nhiều nữa đi. Anh ngồi đây với em.

Em tôi khóc nức nở như chưa bao giờ được khóc. Những ngày khi còn ở quê nhà Nga có tiếng là hay khóc và hay bị thằng Út gọi là chị Nga mít ướt. Vậy mà đã từ lâu tôi mới thấy lại Nga khóc, ông trời vẫn còn thương hại anh em tôi.

Sau hôm đó, Nga có vẻ đỡ hơn những ngày trước, nói chuyện với tôi nhiều hơn, nhưng rất ít cười. Tôi dẫn Nga đến thư viện của trại, và bảo em nếu muốn giết đi thời gian chờ đợi thì Nga nên đọc sách đi. Nga đọc sách, hết cuốn này sang hết cuốn khác. Đọc miệt mài ngày này sang ngày khác. Đọc trong thư viện, rồi ra ngồi đọc ngoài biển, lắm lúc thắp đèn cầy về đêm đọc trong lều ...Tôi cảm thấy được an ủi nhiều vì dù sao Nga cũng đã tìm được một cái gì đó để quên đi cơn ác mộng trên biển. Một lần, Nga hỏi tôi:

- Anh Hai, Generosity nghĩa là gì"

Tôi ngạc nhiên và nhìn thấy em tôi đang đọc cuốn "The Old Man and the Sea", sách tiếng Anh. Tôi hỏi:

- Sao Nga không đọc sách tiếng Việt"

- Em đọc hết rồi. Bây giờ Nga đang đọc cuốn sách này.

Tôi dành dụm một số tiền nhỏ kiếm được trong trai tị nạn mua lại cho em tôi một cuốn tự điển Anh Việt cũ.

Một buổi chiều tôi và Nga đi dạo trên bờ biển. Nga đột nhiên ôm lấy cánh tay tôi cười và nói:

- Anh Hai, Nga thương anh nhất trên đời này.

Tôi nhìn em tôi như định hỏi câu gì .

- Thật đó. Nga trả lời và cười tiếp.

Tôi vui lắm vì tôi đã nhớ cái nụ cười này của em tôi từ lâu. Nga hỏi tôi:

- Anh Hai, sau này khi qua Mỹ anh Hai nuôi em cả đời nha" Khi đến nơi đó em sẽ đi học và sẽ học trở thành một bác sĩ.

Tôi vừa nói vừa chọc Nga:

- Được, anh sẽ nuôi Nga suốt đời, nhưng học bác sĩ thì mai mốt ế chồng đó vì phải học lâu lắm.

Nga ôm cánh tay tôi chặt hơn và nói, cười một tương lai xa vời:

- Nga không lấy chồng, Nga chỉ thích sống với anh Hai thôi. Nếu anh Hai thích cô nào thì cứ lấy, nhưng cho em ở chung với anh chị nha, em sẽ chăm sóc cháu dùm cho anh chị, không cần phải trả lương cho Nga đâu. Chỉ cho Nga ăn ở là đủ rồi!

Đêm ấy là đêm tôi vui nhất từ khi rời khỏi quê hương.

*

Và rồi năm 1981, hai anh em chúng tôi định cư trên đất Mỹ, cố cùng nhau học hành. Lúc tôi mới vào Đại học nơi xứ người với cái tuổi mà người ta gọi là hơn hai xấp rưỡi, tôi cố gắng dành dụm môt số tiền gởi về cho ba mẹ và thằng em út. Dặn dò dùng số tiền này mua một máy computer và gắn internet trong nhà để tiện việc liên lạc qua thư từ và đỡ phải tốn kém nhiều mỗi khi gọi điện thoại. Mỗi ngày nếu không phải là tôi thì đứa em gái tôi đều viết thư về cho ba mẹ, kể những chuyện xảy ra trong ngày, anh Hai (tôi) nấu cơm, chiên cá bị cháy hay là anh Hai nấu canh gì mặn như nước hồ Muối … Còn ba mẹ tôi và thằng em út cũng vậy, mẹ dặn dò cách nấu ăn, bỏ bao nhiêu muỗng đường muỗng muối, ba dặn dò phải lo cho sức khoẻ, học hành phải giỏi và phải nên người, thằng em út thì đòi mua này mua nọ dù đã lớn và đang học lớp 10...

Ít lâu sau, trong một thư nhà, thằng em út gửi kèm theo một tấm hình mới, trong đó có ba mẹ tôi, em tôi và một cô gái lạ. Mẹ tôi khoe với tôi và Nga là mẹ có được thêm một người con, rất ngoan, rất hiền và muốn tụi tôi biết để cùng vui mừng.

Theo lời kể lại thì một hôm mẹ tôi đi chợ, bỗng nhiên biết mình đã làm rớt mất ví tiền, đang trong lúc hoảng hốt và bực mình thì nàng xuất hiện với cái ví trên tay:

- Dì a! cái ví này của dì phải không"

Mẹ tôi mừng rỡ, cầm lại cái ví, cảm ơn không ngừng người con gái tốt bụng. Mẹ tôi hỏi:

- Con nhặt cái ví này ở đâu"

- Không, hồi nãy dì mua rau ở hàng quán của con và vô tình để quên trên rổ rau thôi" Con thấy được nhưng lúc đó dì đã rời hàng rau của con rồi. Dì kiểm lại xem có mất mát gì không"

Mẹ tôi kiểm lại chỉ lo là mất mát giấy tờ thôi, chứ tiền bạc thì chẳng có là bao nhiêu.  Mẹ tôi thấy cô gái này rất thật thà, tư nhiên nãy ra một cảm tình. Ngày nào đi chợ me tôi cũng ghé qua hàng rau của nàng. Dần dần biết nàng mồ côi cha mẹ từ nhỏ, chiến tranh đã làm cho gia đình nàng tan rã. Nàng sống lây lất qua ngày, nay người này nhận nuôi, mai ở với người khác, làm lụng ở đợ, buôn thùng bán bưng, học hành thì chỉ biết đọc và viết, vất vã và khốn khổ cả cuộc đời. Nước mắt hình như đã cạn mà chỉ còn nơi nàng luôn có nụ cười dễ mến. Cái nụ cười ban tình thương cho người khác nhưng cũng trông mong cuộc đời đem lại cái hạnh phúc tôi thiểu của con người đến với mình, đó là một tình thương, một mái ấm gia đình, một ngôi nhà, một tiếng kêu ba, kêu mẹ mà nàng đã mất đi từ bao năm qua. Hàng rau là của một bà chủ mướn nàng trông coi. Mẹ tôi cảm thương lòng hoàn cảnh của nàng nên một ngày nhận nàng làm con nuôi và đưa về ở chung trong nhà.

Nàng tên là Trúc, Tịnh Trúc.

Nhìn trong hình, dưới mắt tôi nàng không đẹp, nước da đen sậm vì nắng mưa, mái tóc ngắn, khuôn mặt như đã nói lên nhiều khắc khổ của cuộc đời, chỉ có đôi mắt, đôi mắt biết cười, biết nói tiếng thương yêu mà tôi nhìn hoài không biết chán. Tịnh Trúc, một cái tên thoạt nghe tôi đã có cảm tình về cái tên này. Tôi ngồi đọc thư của thằng em mà miệng lẩm bẩm hai tiếng Tịnh Trúc, Tịnh Trúc ... con em gái tôi thì thích lắm, nó nói có được một người chị đó là điều mơ ước của nó. Nó viết thư cho Tịnh Trúc ngay. Tôi chưa kịp nói gì thì nó đã gởi đi nói là "Anh Hai hiền lắm, chị đừng lo, anh Hai cũng thích chị nữa, cứ gọi Tịnh Trúc, Tịnh Trúc hoài ..."

Vài tuần sau đó, tôi âm thầm chỉ nói với thằng em út là làm một hộp thơ Yahoo cho nàng và chỉ dẫn cho nàng cách xử dụng máy và từ đó nếu như muốn nói gì riêng với nàng tôi gởi thẳng qua hộp thơ của nàng. Tôi còn nhớ lá thơ đầu tiên tôi viết riêng cho nàng, tôi nói:

- Cảm ơn Trúc thật nhiều, Cảm ơn Trúc đã thay anh và Nga lo lắng cho ba mẹ và thằng Út trong những ngày không có anh và Nga bên cạnh. Sau này có chuyện gì không vui trong nhà hay là riêng của Trúc thì Trúc thư cho anh.

Trúc trả lời:

- Anh Huy, cho phép Trúc gọi tên anh nha, vì Trúc thích gọi như vậy hơn là anh Hai. Cái ân tình của ba mẹ anh, anh, Nga và Út dành cho Trúc thì cả cuộc đời này Trúc không biết làm sao đền đáp lại. Cuộc đời của Trúc cho đến bây giờ Trúc mới cảm nhận được hai chữ hạnh phúc dù chỉ là mới có được vài tháng thôi, nhưng trong thời gian qua Trúc sống rất, rất là hạnh phúc. Ba mẹ anh tuy không sanh ra em nhưng tấm lòng của ba mẹ anh dành cho em cũng như ba mẹ ruột của em vậy. Thằng Út tuy mới lớn, nhưng tình cảm của nó dành cho Trúc bằng cả một sự ngạc nhiên đối với Trúc. Anh và Nga dù đang ở xa xôi nhưng chân tình lúc nào cũng hướng về quê nhà, biết được Nga và anh nhận Trúc vào trong gia đình thì Trúc cảm đông vô cùng. Trúc đang hạnh phúc lắm anh biết không" Hai chữ cảm ơn của anh nói với Trúc thì đúng ra để Trúc nói với anh thì đúng hơn.

Thân, Tịnh Trúc.

Đâu đó tôi thấy được lệ rơi cùng nụ cười của Trúc khi đọc thư này.

Tôi với nàng thường liên lạc với nhau qua làn sóng internet, phép nhiệm màu của cái technology nay đã đưa con người ta gần lại với nhau dù xa cách ngàn dặm. Chỉ có những ngày lễ lớn như Tết thì tôi và Nga mới gọi điện thoại về hay là đôi khi mẹ tôi nhớ hai anh em tôi quá thì viết thư cho chúng tôi nói là "Mẹ nhớ hai con, muốn nghe giọng nói của hai con" thì những lúc ấy tôi sẽ gọi về. Vài lần nghe được giọng nói của nàng trên phone, nhưng chỉ nói những lời hỏi thăm sức khoẻ, không nói được nhiều nên nàng và tôi thường đem tâm sự riêng của mình viết cho nhau qua mạng lưới. Nàng thường hay kể cho tôi nghe chuyện vui buồn trong nhà, chuyện vui của nàng, những lúc bị ba mẹ tôi rầy la thì nàng cũng kể cho tôi nghe, mọi việc trong nhà gần như nàng lo tất cả, lo cho ba mẹ tôi, em tôi, nấu cơm, giặt áo quần, dọn dẹp trong nhà đều một tay của nàng. Một hôm nàng viết cho tôi:

-Anh Huy, Trúc muốn đi làm để phụ trong nhà, phụ ba, phụ anh, nhưng không biết nói với ba mẹ làm sao" Anh chỉ cho Trúc làm sao đi"

Tôi trả lời:

- Anh đang định là nói với ba mẹ cho Trúc đi học, học một cái nghề nào Trúc thích học, học xong thì đi làm. Vấn đề tài chánh trong nhà và tiền học của em thì em chớ nên lo lắng. Trúc cần tiền xài riêng à" Xin mẹ thì mẹ sẽ cho Trúc. Mẹ nói với anh một lần  mẹ thương Trúc còn hơn thương anh nữa.

Anh.

Nàng trả lời tôi:

- Không, Trúc đâu cần tiền xài riêng. Trúc chỉ muốn phụ ba và phụ anh mà thôi! Cảm ơn anh đã nghĩ tới Trúc và lo tương lai cho Trúc. Trúc biết mẹ thương Trúc nhiều lắm.

Trúc.

Tôi viết thư về cho ba mẹ tôi, cả nhà đều đồng ý cho Trúc đi học một lớp may vá vì Trúc thích nghề này. Nàng viết cho tôi nói là nàng thích làm nghề này vì dễ học, nàng cũng có khiếu, và cũng dễ kiếm tiền trong những công ty may vá gia công .

Thời gian trôi qua, nàng học xong và được ba tôi xin vào một công ty may gia công và nàng đi làm. Tôi gởi cho nàng lời khuyên dặn dò nàng là làm thì cũng đừng làm quá sức vì nàng còn phải thay tôi lo cho gia đình. Nàng không môt tiêng than trời, vui vẻ sống bên ba mẹ tôi, em tôi, lo lắng từ li từng tí. Tiền lương của nàng nhận được tháng đầu tiên nàng trao cho mẹ tôi nhưng me tôi không lấy, nàng hơi buồn và viết cho tôi:

“Anh Huy, Trúc không muốn giữ tiền lương của Trúc, Trúc muốn đưa cho mẹ để mẹ lo cho gia đình, nhưng mẹ không nhận. Anh giúp dùm em nói với mẹ. Trúc”

Tôi trả lời cho nàng:

“Trúc thưa với mẹ rằng, Trúc gởi tiền này bên mẹ khi nào Trúc cần thì con sẽ xin mẹ. Anh”

Mẹ tôi nhận. Trúc vui mừng lắm .

*

Mùa xuân lại đến cái Tết đầu tiên nàng ở trong gia đình tôi. Nàng gởi cho tôi một mùa xuân ấm áp hơn những mùa xuân trước:

- Tết, mùa xuân lại về Trúc biết anh và Nga cô đơn lạnh lẽo nơi xứ người. Gia đình ở đây, ba mẹ, Trúc, Út luôn sưỡi ấm tâm hồn anh và Nga. Anh yên tâm học hành, lo cho sức khoẻ, mai đây làm rạng danh gia đình mình. Chúc anh và Nga nhiều sức khoẻ, vui vẻ và vạn sự như ý:

Xuân của đất trời nay mới đến

Trong tôi Xuân đên đã lâu rồi

Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi

Trong vườn thơm ngát của hồn tôi.

Xuân Diệu

Tôi bàng hoàng vui mừng vì không ngờ nàng cũng có một tâm hồn thơ văn. Tôi trả lời cho nàng:

“Trúc, Cảm ơn Trúc đã gởi bài thơ này tặng anh, nhưng anh muốn hiểu được tại sao Trúc gởi bài thơ này cho anh" Anh muốn hiểu được tâm hồn của Trúc khi gởi bài thơ này cho anh. Chúc Trúc một mùa Xuân tràn đầy hạnh phúc. Anh.”

Nàng trả lời cho tôi vỏn vẹn vài chữ:

“Trúc không biết tại sao nữa ... Trúc.”

Đâu đó tôi có được một cái cảm nhận là nàng mắc cỡ không nói được những lời mình muốn nói. Tôi gởi tặng nàng một bài thơ của Yên Tử:

Xuân hãy đến sưởi ấm trong trái tim em lạnh đầy

Bên thềm hoa chờ anh đêm dài hoang vắng

Mong tình yêu rồi sẽ theo anh tìm về

Gom niềm đau lặng lẻ đi vào cỏi mơ

Yến Tử

Nàng cũng chỉ trả lời cho tôi võn vẹn vài chữ:

“Bài thơ này làm Trúc xúc động. Cảm ơn anh. Trúc.”

Hình như đâu đó, khi nói đến thơ, đến tình yêu thì nàng ngại ngùng không muốn nói nhiều. Tôi thật sự không biết nàng nghĩ gì. Phải chăng, khoảng cách giữa hai chúng tôi thật sự là quá xa, xa quá, xa hơn ngàn dặm.

Mẹ tôi biết nàng qua lại với tôi trong việc thơ từ, nhưng cũng không rầy la nàng vì chúng tôi có một giới hạn trong thời gian thư từ mỗi tuần chỉ một lần, ngoại trừ khi có chuyện gì không vui trong gia đình thì nàng tin cho tôi. Môt hôm nàng viết cho tôi:

“Anh Huy, hôm nay Trúc buồn quá vì bị mẹ rầy. Thằng Út đi học, đánh lộn với bạn, tay chân bị bầm, Trúc đi làm về, trong một giây phút mệt mõi, lúc thoa dầu cho Út Trúc la rầy lớn tiếng với Út, mẹ nghe được và mẹ la Trúc. Trúc làm mẹ giận, mẹ không nói chuyện với Trúc. Anh chỉ Trúc phải làm sao đi. Trúc.”

Tôi biết tính mẹ từ lâu, không bao giờ thích lớn tiếng trong nhà, dù là la rầy cũng nhỏ tiếng la rầy, sự nhỏ tiếng này làm anh em tôi lúc nào cũng sợ hơn là sự đánh đòn lớn tiếng mỗi khi chúng tôi lầm lỗi. Tôi trả lời cho nàng:

“Trúc, Trúc pha cho mẹ một ly nước và xin lỗi mẹ. Anh nghĩ mẹ sẽ không giận Trúc nữa. Từ lâu, anh đã nói với Trúc là mẹ thương Trúc còn nhiều hơn là thương anh nữa. Anh.”

Mẹ không giận nàng nữa.  Nàng kể lại, mẹ còn ôm nàng vào lòng và dặn dò đừng nên lớn tiếng trong nhà. Nàng cảm ơn tôi và viết:

“Anh Huy, anh đúng là một người anh, một người bạn đáng yêu nhất của Trúc. Cảm ơn anh. Trúc.”

*

Ngày tháng năm trôi qua, gia đình tôi âm áp hạnh phúc, tôi lo chuyện học hành, lo cho Nga, nhiều lần hai anh em tôi muốn trở về thăm nhà, nhưng ba mẹ không bằng lòng vì sợ tốn kém, ba mẹ tôi mong muốn khi nào tôi học xong rồi về thăm, phải mặt áo ra trường rồi mới được về. Tôi không dám cải lời ba mẹ.

Năm ấy, còn một năm nữa tôi sẽ đội mão vinh quan trở về. Nàng gởi cho tôi:

“Anh Huy, Trúc đã nghỉ làm ở nhà lo cho ba mẹ  và Út vì đi làm lúc này Trúc cũng đã cảm thấy mệt mõi ....Anh Huy, sau này nếu như anh biết Trúc có lỗi với anh thì anh có tha thứ cho Trúc không" Trúc.”

Tôi đứng ngồi không yên, lòng bồn chồn khôn nguôi, khi đọc những dòng chữ này. Tôi chờ Nga đi học về, anh em tôi gọi điện thoại về nhà, hỏi thăm gia đình:

- Mẹ, Ba mẹ khoẻ không" Út khoẻ không" Trúc khoẻ không" Tôi nói trên phone.

Mẹ trả lời:

- Ba mẹ vẫn thường, tât cả vẫn thường. Tại sao tụi con gọi vào giờ này ..

Tôi không yên, Nga cũng không yên, đòi nghe tiếng của Ba, của Út và của Trúc.

- Ba đi nhậu với mấy bạn rồi! Chị Trúc đang đứng ở đây. Thằng Út nói

Tôi và Nga nghe được tiếng của mọi người và cảm thấy yên tâm, nhưng cảm thấy chưa yên, vài hôm sau tôi gọi về nữa và nói muốn được nói chuyện với ba.

- Mẹ đã nói với con rồi, không có chuyên gì cả đừng gọi phone cho tốn kém. Con và Nga lo sức khoẻ, cố gắng học hành, sang năm ra trường về với ba mẹ, nhớ chụp hình nhiều nhiều trong ngày lễ ra trường và gởi về cho ba mẹ nha. Nhớ lời mẹ dặn, phải lo cho sức khoẻ, chăm sóc Nga cho mẹ và phải học cho giỏi. Ba đi ngoài với mấy người bạn rồi. Mẹ tôi nói .

Trong giọng nói của mẹ, tôi nghe được chuyện gì không vui xảy ra, nhưng không dám hỏi mẹ nhiều. Tôi viết cho nàng:

“Tịnh Trúc, anh với Trúc tuy chưa bao giờ gặp mặt, nhưng đối với anh Trúc đã là một phần tử trong gia đình, một người bạn thân mà anh đã đặt rất nhiều tin tưởng nơi Trúc. Có chuyện gì mà Trúc phải dấu anh, nếu là chuyện tình cảm riêng của Trúc thì anh đâu có quyền hành gì mà để nói hai chữ tha thứ đến với Trúc, anh còn mừng cho Trúc nữa. Ân tình của Trúc dành cho gia đình anh bao ngày tháng qua lúc nào anh cũng ghi trong lòng. Không bao lâu nữa anh sẽ gặp lài gia đình và một điều anh hằng mong mõi là gặp được Trúc, một người bạn mà anh đã khắc ghi trong tim. Chân tình của anh dành cho Trúc rất nhiều, Trúc có biết không" Anh.”

Trúc trả lời cho tôi:

“Anh Huy, Trúc cũng mong mỏi ngày anh trở về. Trúc nhớ anh và Nga nhiều lắm. Trúc chờ anh. Trúc”

Nàng không nói chuyện gì xãy ra. Tôi tin tưởng nàng. Tôi yên tâm lo chuyện của tôi và theo lời của mẹ dặn.

*

Tôi hân hoan báo tin về nhà là ngày hôm sau khi lễ ra trường tôi và Nga về quê hương thăm nhà.

“Thưa Ba mẹ, một tháng nữa thì con đã học xong và đã có nhiều nơi nhận con đi làm. Con hẹn với các công ty là cho con thời gian sau khi về thăm quê hương rồi sẽ trở về lại đây đi làm. Con của ba mẹ học giỏi lắm, đậu được bằng hạng nhất tối ưu của khoá năm nay. Ngày con làm lễ ra trường xong thì chuẩn bị hành lý hân hoan về thăm ba mẹ, Út và Trúc. Hai con nhớ ba mẹ nhiều lắm, bao năm xa cách, con nhớ nhà, nhớ quê hương mình nhiều lắm. Trong ngày lễ ra trường, con được nhà trường cử làm đại diện cho những sinh viên ra trường năm nay phát biểu ý kiến vì con được đậu hạng nhất. Ba mẹ thấy con của ba mẹ giỏi không" Tin cho ba mẹ và cả nhà mừng. Con sẽ tin cho ba mẹ biết sau, ngày giờ con về đến quê hương để đón tụi con. Hai con, Huy và Nga.”

Thư của mẹ, của nàng, của Út trả lời cho tôi thật bùi ngùi. Ba tôi đã mất cách đây môt năm, sau một cơn bịnh tim. Thư kèm theo hình ngày đám tang của ba tôi.

“Hai con,

“Hai con thứ lỗi cho mẹ, cho Út, cho Trúc vì theo lời trăn trối của ba con sau cơn bênh tim hiểm nghèo là không được nói cho hai con biết cho đến khi con học thành tài. Ngày nay, khi biết con sắp sửa đội mũ ra trường, khăn gói về thăm ba mẹ, thì mẹ không còn muốn giấu hai con nữa. Hai con đừng buồn, hãy lo cho sức khoẻ. Nhớ là phải đội mũ ra trường rồi mới được về. Đó là lời cuối cùng của ba con dặn dò mẹ và các em trước khi trút hơi thở cuối cùng. Mẹ và các em sẽ chờ đón hai con. Thương hai con nhiều lắm. Mẹ, Út, Trúc.”

Và thư của Trúc:

“Anh Huy, Trúc vô vàn mong anh tha lỗi cho Trúc vì thời gian qua, nhiều lúc Trúc muốn cho anh biết nhưng sợ rằng ba buồn nơi suối vàng, mẹ đau lòng vì sợ anh và Nga không biết ra sao khi nghe tin này, lo cho anh và Nga sức khoẻ, lo cho anh và Nga học hành không xong ...Trúc một lần nữa xin anh thứ lỗi cho Trúc. Mừng cho anh học hành giỏi giang, mong ngày về và được gặp anh. Trúc.”

Tôi khóc oà, Nga cũng khóc oà, nức nở. Tôi ôm em tôi vào lòng. Nước mắt tuôn rơi. Trời ơi! Mẹ của của tôi bây giờ ra sao" Em tôi, nàng, bao ngày tháng qua sống ra sao" Nga khóc, khóc hoài mỗi khi nhìn thấy hình của Ba, Nga nói:

- Anh Hai, em muốn về ngay bây giờ. Tôi nghiệp mẹ quá anh ơi!

Tôi ôm Nga vào lòng vừa lau nước mắt cho em cho mình và nói:

- Em à, Anh cũng muốn về liền bây giờ, nhưng ba sẽ buồn đó. Mẹ sẽ không vui.

Ngày nào tôi và Nga cũng gọi điện thoại về. Khóc, nước mắt chảy hoài không ngừng. Lo cho Mẹ, thương mẹ hơn bao giờ. Mẹ tôi nói:

- Huy, Nga, nghe mẹ nói, đừng khóc nhiều mà ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nghe lời mẹ lập một bàn thờ cho ba con và thường xuyên thắp nén nhang cho ba. Mẹ sẽ ra đón hai con trở về. Hứa với mẹ đừng buồn nữa, đừng khóc nữa .

Đâu đó tôi thấy được nước mắt của mẹ đã cạn từ lâu rồi. Nhìn lại những hình ảnh mà bây lâu nay mẹ và em tôi gởi qua cho tôi và Nga. Bây giờ tôi mới thấy mẹ già hẳn đi, thằng em Út thì ốm tong teo, còn nàng thì khuôn mặt, cũng con mắt biết cười giấu đi những âu lo, khốn khổ trong ngày tháng qua. Trời ơi! Sao tôi lại ngu như vậy! Học đậu đến bằng tối ưu mà không nhìn ra được những hình ảnh này...

*

Tôi đội mũ, khoác áo ra trường mà lòng buồn khôn tả. Ngày này đúng ra là ngày vui nhất trong cuộc đời viễn xứ của hai anh em tôi. Nga ngồi dưới hậu trường, trước khi lên ngồi ở hàng ghế danh dự, tôi ôm Nga nói một câu để Nga cười với tôi, những ngày qua em tôi quên đi cả nụ cười hồn nhiên thường ngày của nó:

- Anh đẹp trai không"

- Anh Hai đẹp lắm, anh Hai của em giỏi lắm. I am so proud to have you as my big brother. Nga cười nhưng giọt lệ vẫn còn đóng trên mi.

- Anh lên trên hàng ghế của anh, lát nữa xong anh sẽ trở lại với em.

Em tôi ốm hẳn đi, nó cũng như tôi từ hôm biết được tin dữ, biếng ăn, bỏ ngủ, miệt mài vào sách vỡ mong thời gian qua thật nhanh để mong đến ngày về. Những đêm hôm tôi nghe được tiếng thút thít của nó mà lòng quặng đau. Tôi thường ôm em tôi vào lòng, an ủi, khuyên nó phải ăn uống đầy đủ kẻo mang bệnh. Nga cũng vậy, lo cho tôi, nó biết tôi còn buồn nhiều hơn nó nữa.

*

Tiếng giới thiệu làm cắt đứt giòng tư tương của tôi, Tôi đứng dậy sau lời giới thiệu tiến tới cái bục gỗ, với cái microphone. Lòng không biết nói gì:

“It is my privilege and honor for me to stand here and speak to all of you this evening. Ladies, Gentlemen, Mr. Chairman, Professors, School staffs, Parents, Friends and The Graduates.

Tiếng vỗ tay ào ào của mọi người, của những sinh viên cùng khoá, của thầy cô, bạn bè. Tôi bỗng dưng nghẹn ngào, môi mặn chát. Lau nước mắt. Hậu trường yên lăng ngạc nhiên.

- Từ hôm biết tin tôi được cái vinh dự đại diện cho những sinh viên ra trường trong khoá này để phát biếu cảm tưởng của mình và cho các sinh viên. Tôi chuẩn bị và soạn bài văn hơn ba trang giấy để chờ đến ngày hôm nay để chung vui, chia sẻniềm vui cùng các bạn vì ngày hôm này là một ngày vui, nhưng đối với tôi ngày hôm nay không còn là ngày vui trọn vẹn của tôi nữa.

Tôi lau nước mắt. Hội trường yên lặng tiếp tục chờ nghe tôi nói:

- Bài văn này không còn ý nghĩa đối với tôi như tôi hằng mong đợi nữa vì ngày mai tôi sẽ trở về quê hương tôi, thăm quê hương, thăm mẹ tôi và hai người em của tôi. Những vị này là những bậc ân nhân cao quý đã cho tôi những gì tôi có ngày hôm nay. Ba tôi đã mất đi cách đây một năm, trước khi trút hơi thở cuối cùng ba tôi dặn dò mẹ tôi và hai em tôi không được cho tôi và người em hiện đang sống với tôi biết. Những vị này vì không muốn con đường học vấn của tôi bị ngắt khoảng, nên đã giấu tôi, không cho tôi biết. I feel so sorry, I do not know what to say today since my sadness are still exist since the day I knew this bad new. I may be the best of the best student this graduation, I will may be the best engineer in the future but I will not ever be a good son who not knowing how suffering, bitterness ...that my mother, my brother and my sister lived through for the past year. Tôi cảm thấy tôi là người con có lỗi vô cùng. Tôi cảm thấy tôi là người anh mà mang lại nhiều gánh nặng cho các em tôi. I am so sorry....

Nước mắt lại trào ra, tôi nhìn thấy em tôi, Nga khóc nức nỡ. Tôi tiếp tục:

- Tôi có được ngày hôm nay, cũng là nhờ ơn của mấy vị này. Các bạn ra trường cùng khoá, hãy nhìn xung quanh bạn và hãy nhớ ơn những người xung quanh bạn, nhớ ơn ba mẹ của bạn, anh chị em, bạn bè những người này đã hy sinh rất nhiều cho các bạn trong mấy năm qua. Hãy nhớ ơn các giảng sư, thầy cô vì chắc chắn rằng nếu không có những vị này, bạn sẽ không có được ngày hôm nay. Ba tôi không chờ được tới ngày hôm nay, nhưng những ngày tháng qua ông đã âm thầm dìu dắt bảo vệ cho tôi và em tôi được bình an. Cảm ơn tất cả các bạn đã cùng tôi học hành, trao đổi  trong những năm qua. Good luck to all graduates. Thanks to all professors.

Mọi người đứng dậy hân hoan vỗ tay, tôi oà khóc như một đứa trẻ, xúc động vì nỗi đau trong lòng, xúc động vui mừng vì ngày nay tôi đã thành công sau bao nhiêu ngày khổ cực học hành. Một bà giáo của tôi, rất thương tôi đến bên tôi ôm tôi vào lòng, thoa vỗ lưng của tôi. Thỏ thẻ bên tai:

- You are the best. I am so proud of you.

Nga chạy đến bên tôi, khóc nức n" . Tôi ôm em tôi vào lòng.

- Nín đi em. Em khóc nhiều rồi. Đừng khóc nữa.

Tôi ôm vai em tôi, bắt tay thầy cô, bạn bè, từ giã dù buổi lễ còn chưa chấm dứt.

*

Tôi đổi chuyến máy bay thay vì bay từ Taipei về Sài Gòn, anh em tôi sẽ bay từ Taipei qua Bangkok, rồi từ Bangkok bay thẳng về Đà Nẵng, thành phố quê hương của tôi. Như vậy thì mẹ, Út và Trúc sẽ không phải vào Sài Gòn đón rồi lại đi xe lửa ra Đà Nẵng. Tôi báo tin cho mẹ biết, nói mẹ sáng ngày hôm đó, anh em tôi sẽ đến thẳng phi trường Đà Nẵng. Mẹ mừng lắm.

Ngồi trên máy bay bao nhiêu tiếng đồng hồ là lòng tôi xót xa bấy nhiêu. Nghĩ về ba, tôi nghe tim mình quặn thắt, nước mắt tuôn trào và nhớ ba da diết. Nhớ đến lần gặp Ba cuối cùng. Đêm ra đi hôm ấy tối đen như mực chỉ một mình Ba tôi đưa tiễn. Ba không dám nói gì nhiều vì sợ chuyến đi của anh em tôi chưa chắc thành công. Ba đã lặng lẽ bóp tay và hôn nhẹ vào trán anh em tôi thay lời từ biệt với hy vọng anh em tôi sẽ tìm được một vùng đất hứa, sẽ có một tương lai rạng rỡ hơn, và sẽ thành công trở về ...

Chuyến máy bay từ Bangkok tới Đà Nẵng chỉ có một tiếng rưỡi nhưng dài hơn những chuyến bay kia. Nga mệt lã vì không quen đì máy bay, lại trong người không được khoẻ vì những ngày tháng buồn tênh. Tôi đánh thức Nga dậy:

- Sắp tới rồi Nga, anh đưa Nga đi rửa mặt cho tỉnh.

Chiếc máy bay bay ngang vào thành phố Đà Nẵng thì lòng tôi ngậm ngùi. Bao năm xa cách. Thành phố vẫn vậy, nhưng con đường nhỏ, xe cộ chen chúc như những đàn kiến. Phi trường Đà Nẵng nhỏ nhoi, nhưng cũng được gọi là International Airport, lay quay tôi chỉ thấy có hai chiếc máy bay, trong đó một chiếc là chuyến bay của tôi. Hành khách trên chuyến bay không nhiều, nhưng sao thủ tục giấy tờ, hải quan thật mất nhiều thì giờ, tôi nóng lòng, không ngại những số tiền phải đóng cho hải quan bao nhiêu vì trong lúc này tôi tiền bạc đối với tôi vô nghĩa, chỉ mong sao được gặp lại mẹ và các em tôi.

Tôi dụt bỏ hành lý, dìu Nga chạy đến bên Mẹ. Ôi sao! Nhớ mẹ quá đi thôi! Tôi và Nga ôm mẹ. Tôi nói:

- Thưa mẹ tụi con đã về với mẹ. Tụi con nhớ mẹ quá.

Nga khóc ôm chặt lấy mẹ, tôi ôm mẹ và không thấy mẹ chảy nước mắt. Mẹ nói:

- Mẹ đây, mẹ đây. Các con của mẹ. Mẹ vui mừng lắm. Đừng khóc, khóc ngoài đường thì không nên.

Tôi quay qua ôm thằng Út, ốm tong teo, nó đã trưởng thành, ngày tháng qua chắc nó cũng đã khổ nhiều:

- Út, anh Hai về rồi nè! Thật tội cho em của anh!

Nó chảy nước mắt, tôi càng ôm chặt nó hơn, xoa đầu nó. Nga cũng ôm lấy nó rồi quay qua ôm Trúc. Trúc nảy giờ lại khiên hành lý của tôi và Nga. Nàng yên lặng, nước mắt chảy dài trên má. Tôi nắm tay nàng, ôm nhẹ vào lòng, thỏ thẻ bên tai:

- Chào Trúc, anh về với Trúc nè!

Nàng nói nhỏ:

- Chào anh, anh Huy. Đi đường có mệt không"

Cả nhà tôi đứng đó ôm nhau, mừng mừng tủi tủi. Thằng Út nói, nó đã thuê một chiếc xe, chở tất cả về nhà. Chúng tôi lên xe và đi về nhà. Trên xe tôi nhìn mẹ. Mẹ già hẳn đi, ốm hẳn đi, nhìn hoài và càng nhìn thì lệ tôi rưng rưng. Nga ngồi bên mẹ dúi đầu vào lòng mẹ.

Về đến mái nhà xưa thì ấm cúng vô cùng,  Mẹ ngồi trên chiếc ghế Sofa dài, Nga nằm kê đầu tren bắp đùi của mẹ, trong lòng mẹ như chưa bao giờ được nằm bên mẹ. Tôi kể chuyện cho cả nhà về chuyến đi và lấy những tấm hình ngày lễ ra trường ra cho mẹ xem. Mẹ nói:

- Con mẹ giỏi lắm. Mẹ nhớ các con nhiều lắm.

Tôi quỳ xuống bên mẹ và nghẹn ngào:

- Mẹ, mẹ ơi. Mẹ tha lỗi cho con. Kẻ làm con này không biết được những ngày khổ cực của Mẹ trong năm qua thì con cảm thấy có lỗi vô cùng. Con xin mẹ thứ lỗi cho con. Anh Hai có lỗi với em, Út, Trúc. Anh, những ngày qua, không biết tự nhiên làm sao nhưng cảm thấy hối hận vô cùng. Hối hận vì tại sao mà anh là anh Hai của gia đình mà phải để mẹ và các em chịu khổ như vậy. Anh xin lỗi các em.

Út và Trúc cùng quỳ xuống bên tôi. Mẹ nói:

- Các con không có lỗi gì cả, đừng để chuyện ấy trong lòng mà tổn thương sức khoẻ. Cả nhà bây giờ đoàn tụ thì hãy vui mừng, đừng khóc nữa .

- Anh Hai, anh đừng nghĩ như vậy. Anh không có lỗi gì cả. Út nói.

Tôi lau nước mắt ...cố gắng cười với mẹ và các em tôi .

*

Chiều đến, tôi thưa với mẹ là tôi muốn đi thăm mộ của ba tôi. Mẹ nói:

- Con mới bay về, hay hẳn mai cả nhà cùng đi vì Nga bây giờ còn mệt lắm, để cho nó nghĩ.

- Không, con không mệt, để Nga ở nhà với mẹ và Trúc, thằng Út đi với con được rồi. Con ra mộ ba, thưa với ba con về là con trở về với mẹ liền, rồi ngày mai cả nhà mình cùng đi nữa.

- Trúc, hãy lấy xe của ba chở anh Hai đi đi, mẹ ở nhà lo cơm nước cho. Mẹ nói.

Tôi nhìn mẹ, một thắc mắc ở trong lòng nhưng không dám nói, không dám hỏi. Tôi nói:

- Mẹ, tụi con đi môt chút là về, chiều nay mình ra ngoài tiệm ăn đi mẹ. Cơm nước nấu chi cho mệt. Mẹ trông chừng Nga, dặn nó uống thuốc, những ngày qua nó yếu hẳn đi. Thưa mẹ tụi con đi.

Trúc thưa mẹ rồi dắt chiếc xe Honda cũ của ba tôi ra. Chúng tôi đi về hướng mộ của ba tôi. Trúc không quên ghé ngang chợ mua một bó bông và thẻ nhang.

Trúc dẫn tôi đến bên mộ của ba tôi, mộ ba nằm trên sườn núi mé bên trái. Trúc đặt bông, tôi thắp bó nhan cho Ba, quỳ xuống bên cạnh mộ bia của Ba:

- Thưa Ba, con về thăm Ba đây. Tôi thì thầm và rưng rưng giọt lệ.

Mộ bia có tạc hình của Ba thật lớn. Đây là nơi an nghĩ cuối cùng của người sau khi đã trả xong món nợ đời khốn khổ. Nhìn hình Ba đang cười thật tươi chào đón tôi về, tâm trí tôi lại lạc vào một cõi sương mù của thời quá vãng. Những buổi sáng cùng Ba đến trường, những bài ca dao ngắn mà Ba đã dạy tôi bập bẹ; ba của ngày tháng xa lắc xa lơ với giọng đều đều vang trên bục giảng. Ba rất ghét chiến tranh, nhưng lại bị lăn lốc vào cuộc chiến vì người không có quyền lựa chọn. Ba là một người lính rày đây mai đó không biết mình sẽ ngã xuống lúc nào. Ba quá chán chường và tuyệt vọng muốn đào ngũ bỏ cuộc khi nhìn những đồng đội hy sinh. Cuối cùng lại là người lính thua trận cầm súng đến giây phút cuối và bắt đầu cho một cuộc đời tù ngục trong khi những cấp chỉ huy cao cấp của Ba đã bỏ chạy lâu rồi. Cuộc đời ba đã lại trải qua nhưng oan nghiệt khác nữa: những đêm dài trong ngục tù, những cơn đói khát hành hạ... Ba với điều mong muốn đơn giản là muốn anh em tôi học thật nhiều, và học để làm "Người" chứ không phải học để làm "Quan". Ba dưới mắt người khác là một kẻ thua cuộc thất bại, nhưng trong lòng tôi, Ba là một người thầy, cũng là một người bạn thân nhất mà vĩnh viễn không có một người thứ hai trên cỏi đời này có thể thay thế được. Định mệnh như một sơi giây oan nghiệt không cho ba thấy được anh em tôi thành công trở về như lời ba đã nói trong buổi biệt ly nào và tôi vĩnh viễn không có cái cơ hội để được đền phần nào cái công ơn sanh thành dưỡng dục của Ba "Cao như núi Thái". Tôi chỉ mong rằng dưới nấm mộ này, ba sẽ có được một giấc ngủ ngon và quên đi tất cả những hệ luỵ của trần gian đầy khổ ải. Tôi quỳ bên mộ lâu.

Trúc đứng đằng sau như để cho tôi và Ba có nhiều điều tâm sự. Chiều đã xuống, mặt trời đã bị che sau dãy núi. Trúc đến bên tôi, nắm vai tôi:

- Anh Huy, mình về kẻo mẹ trông.

Tôi trả lời:

- Ừ ! Thôi mình về.

*

Tôi ngồi đằng sau yên xe Honda của Ba trong khi nàng đang lái xe trên đường về. Nàng không nói gì cả, tôi cũng yên lặng. Tôi muốn nói với nàng thật nhiều nhưng không hiểu tại sao, môi mặn chát, miệng cứng đơ không mở ra lời. Tôi nhìn đôi vai của nàng mà lòng thương nàng vô vàng, đôi vai gầy này đã chịu nhiều khổ ải trên đời, đôi vai này đã thay tôi gánh nặng cho gia đình của tôi. Mái tóc nàng đã dài ra ngang tầm vai, gió thổi bay mùi tóc thơm của nàng quyện trong mắt tôi. Tôi muốn ôm chặt nàng trong vòng tay để trút đi bao nỗi mong chờ, nhớ nhung của ngày tháng qua, nhưng ngại ngùng. Chiếc xe đi trên đường Bạch Đằng bên cạnh giòng sông Bạch Đằng, chiều trên sông gió mát thật dễ chịu. Tôi bổng nói:

- Trúc, Trúc dừng xe ở đây, tụi mình đi dạo một lát được không"

Nàng dừng xe, gởi chiếc xe và chúng tôi yên lặng đi dạo bên cạnh giòng sông. Tay của tôi mấy lần đụng tay nàng, tôi muốn nắm lại nhưng không biết tại sao không nắm được. Tôi đứng lại, nàng đứng bên cạnh tôi, tôi nhìn khuôn mặt của nàng trong khi nàng vẫn để mắt vào nước xanh của giòng sông. Tôi nhìn nàng thật lâu. Nàng bỗng nhìn tôi mỉm cười:

- Anh nhìn Trúc nãy giờ đã chưa!

Ôi đôi mắt biết cười của nàng, ngày nào tôi cũng nhớ. Tôi không nói gì, ôm nàng vào lòng, hôn lên trán của nàng. Nàng bật khóc nức nở trong lòng tôi. Tôi hôn lên má nàng nghe môi mình ướt mặn:

- Khổ cho Trúc nhiều rồi. Từ hôm nay trở về sau anh sẽ không bao giờ để em phải chịu khổ nữa. Anh yêu Trúc, anh yêu em thật nhiều, Tịnh Trúc à!

Nàng khóc tả tơi, ôm chặt lấy tôi. Tôi ôm nàng chặt trong lòng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,003,167
Tác giả lần đầu gửi bài Viết Về Nước Mỹ và cho biết tên thật là Trương Thị Anh Đào là tên thật. Năm sinh: 1962. Qua Mỹ theo diện ODP năm 2011.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là một du ký chất chứa nhiều tâm sự tác giả.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001.
Nhạc sĩ Cung Tiến