Hôm nay,  

Những Khó Khăn Đầu Tiên Trên Đất Mỹ

26/01/200700:00:00(Xem: 137849)

Những Khó Khăn Đầu Tiên Trên Đất Mỹ

Người viết: P.N.T.

Bài số 1186-1798-506-v5250107

*

Tác giả chọn ký một bút hiệu viết tắt, không thấy sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc. Mong ông sẽ tiếp tục viết và bổ túc.

*

 Lúc mới qua Mỹ, chân ướt chân ráo, đi đâu tôi và gia đình cũng phải nhờ bà chị lái xe đưa đi.  "Mi mới qua đây mà "mướn" được người tài xế như tau đây là mi....ngon lành lắm đó!  Mi thấy có bà lớn nào làm tài xế cho thầy giáo chưa""  Rồi bà chị nhe răng cười khì khi thấy thằng em trai mặt mày nhăn nhó...như khỉ ăn ớt!  Bả tưởng tôi giận vì câu nói đùa, nhưng bả đâu có hiểu tâm trạng rối bời như đống bùi nhùi của tôi lúc bấy giờ"  Tôi thấy xe cộ ở xứ Mỹ nầy sao mà cứ chạy vèo vèo, chẳng ai chịu nhường ai, khiếp quá!  Còn quẹo phải, quẹo trái nữa. Nhất là quẹo trái. Có mũi tên xanh và không có mũi tên xanh. Lại còn "Yield on Green" nữa cơ chứ!  Khi nào thì được phép quẹo"  Và ai được quẹo trước"  Xe cộ phía ngược chiều thì cứ tiếp tục phóng như đang lao vào mình thì phải làm sao đây hả Trời" Tôi cứ vò đầu bứt tóc than khổ khi nghĩ đến lúc mình phải tự lái xe đi làm, đi học!

Ở Việt Nam tôi cũng đã từng tập lái xe Jeep của ông anh, nhưng chạy trên đường băng trong phi trường thì dễ quá, cứ thế mà "đường ta ta cứ đi, xe ta ta cứ chạy!"  Nhưng ở cái xứ Mỹ nầy, traffic ngoài đường đâu phải chỉ có một mình ta"  Gay go thật!  Con cái mỗi ngày đón xe bus OCTA đi học mãi trên Norco Campus, vì cả nhà mới qua chưa có cơ hội và chưa có tiền để học lái chứ đừng nói gì có tiền để mua xe.  Đúng là "đoạn trường ai có qua cầu mới hay"!

Rồi cũng phải đến lúc học lái xe.  Người thầy đầu tiên ở đất Mỹ nầy là bạn của chị tôi.  Mỗi sáng thứ bảy và chủ nhật, ông ta rất chịu khó cho tôi tập lái trên Freeway 91 tương đối ít xe vào sáng cuối tuần." Giờ nầy sớm, cuối tuần thiên hạ còn ngủ nên đường xá còn vắng.  Mi cứ việc lái thoải mái.  Cố gắng giữ tay lái, lane mình mình đi, đừng lấn sang lane khác.  Chỉ cần để ý lúc ra Freeway và vào Exit cho đúng là được." Lý thuyết nghe sao mà ngon ơ, nhưng đến lúc thực hành thì gay go quá. Cái vô lăng hình như cũng trở chứng, không chịu nghe theo sự điều khiển của đôi tay mình nữa.  Nhưng một lúc sau thì đâu vào đấy, đường chạy cũng khá thẳng thớm!  Trên Freeway vắng ngắt, tôi cứ tưởng là mình đang lái Jeep trên phi đạo ngày nào, cứ nhấn ga chạy bon bon.  Ông bạn chị tôi nhắc, mặt tỉnh queo:" Thì lâu lâu mi cũng phải chịu khó nhìn xuống đồng hồ tốc độ chứ"  Mi đang chạy 80 đó, bớt ga đi!"  Bài học lái đầu tiên trên xứ Mỹ của tôi là như thế đó!

Gia đình chúng tôi dời xuống Quận Cam sáu tháng sau đó vì trên vùng đồi núi Riverside chúng tôi không thể nào tìm được một công ăn việc làm thích hợp. Sau khi đã ổn định nơi ăn chốn ở, tôi đọc báo để tìm thầy học lái tiếp.  Hồi đó chưa có màn "dạy lái xe bao đậu" như bây giờ.  Thầy dạy tính theo giờ nên phải tìm ông Thầy nào lấy học phí tương đối nhẹ để vợ chồng con cái có thể cùng học một lúc.  Sau nhiều ngày xem báo, chúng tôi đã gọi phone nói chuyện với Thầy Hà để lấy hẹn bắt đầu tập. Thầy Hà là một người đàn ông Bắc khá lớn tuổi, dạy lý thuyết rất kỹ trước khi cho tập lái trên đường phố.  Trong ba người học trò của thầy, vợ con tôi và tôi, tôi là người bị la nhiều nhất.  Thấy tôi cứ ôm chặt tay lái, ghế ngồi thì kéo sát vào, ngực gần chạm vô lăng, và lái thì không bao giờ vượt quá 30 miles, thầy quát lên: "Ông làm cái gì mà cứ ôm khư khư tay lái cứng ngắt thế" Bộ ông sợ nó chạy mất đi à"  Tướng ông lái xe xấu quá!  Phải kéo cái ghế lui ra một chút xíu nữa, chỉ đủ vừa tầm chân đạp ga và đạp thắng.  Còn hai tay để nhẹ trên vô lăng, tay trái ở vị trí 11 giờ, tay phải ở vị trí 3 giờ, như vậy sẽ đẹp hơn, sang hơn! Và cố gắng lái nhanh nhanh một chút nữa được không"  Lái gì mà cứ như rùa bò ấy, chán ông quá đi mất!"  Tôi cũng thấy tự ái nổi lên đùng đùng định bỏ học, nhưng "qua sông phải lụy đò", muốn biết lái xe thì đành phải "lụy mấy ông thầy" nâỳ vậy!  Nên tôi phải ngậm bồ hòn làm ngọt để tiếp tục học và tiếp tục nghe thầy xỉ vả!

Lái trên những đường vắng, lái trong các khu dân cư, sang lane, quẹo phải quẹo trái, gặp Stop Sign phải làm sao...ôi thôi đủ các thứ cần phải nhớ.  Tôi sợ nhất là gặp phải 4 Stop Signs.  Đi thi mà gặp lúc nhiều xe đến cùng một lúc từ bốn hướng thì chỉ có nước "buồn ơi chào mi!".  Rồi cũng đến lúc phải lấy hẹn đến DMV thi!  Hôm đó, quả thật là tôi đã bị "tổ trác" vì trùng hợp với ngày thi của các tài xế xe tải nặng 18 bánh! Các xe tải đậu dọc bên đường, nên khi từ DMV ra đường cái, chuẩn bị quẹo mặt theo lệnh của Giám Khảo thì hàng loạt các xe vận tải đã cản mất tầm nhìn của tôi.Tôi thắng lại, nhấp ga thêm chút xíu nữa, thấy đường đã clear...nên dzọt quẹo mặt luôn.  Giám khảo bảo tôi quẹo vào DMV lại, khỏi phải lái tiếp! "Thi không ăn ớt thế mà cay"!  Hai tuần sau tôi lại lấy hẹn thi nữa, và lại ...rớt!  Lý do: không chịu ngừng hẳn ở Stop Sign (full stop) mà cứ nhắp thắng và chạy rề rề! Đó là lời của giám khảo cho biết tại sao tôi bị đánh hỏng! Lần thứ ba thì gặp một cô giám khảo "gốc Mít" như tôi, còn trẻ nhưng mặt mày lạnh tanh như một tảng băng vùng Nam Cực.  Tôi thấy tương lai mình không khá rồi! Cỡ nầy mà ông chồng nào lạng quạng đi làm về trễ khoảng 15 phút là chết với bả ngay!  Đúng là đã gặp phải "Lệnh xé xác" , tôi nhủ thầm trong bụng và than cho số phận mình sao quá hẩm hiu!  Ai dè vì ớn tảng băng Nam Cực đó quá xá nên tôi hết còn thấy sợ, cứ tỉnh queo lái một mạch ngon ơ, không bị lỗi nào (hoặc nếu có thì cũng chỉ là những lỗi nhỏ). Trở về DMV, vào Parking Lot xong lúc đó tôi mới thấy tảng băng nở một nụ cười..cũng không đến nổi băng giá lắm...bảo tôi: "Chúc mừng Chú đã thi đậu. Mời Chú vào trong office làm thủ tục".  Thầy Hà và vợ con tôi đang đứng đợi gần đó thấy tôi xuống xe mặt cười nhăn nhở biết là đã có "tin vui giữa giờ tuyệt vọng" (sau hai lần thi hỏng) nên chạy đến chúc mừng. Ông thầy dạy lái xe thở phào: "Ối dzời ơi!  Một năm mà gặp cỡ 2, 3 ông học trò như ông thì tôi chắc phải giải nghệ!" Ổng làm tôi "quê độ" quá xá trước mặt vợ con, nhưng thôi, sau lần nầy là có thể Sayonara thầy được rồi, chịu "quê độ" thêm chút xíu nữa cũng không sao!  Được cái bằng lái xe từ DMV W là ngon lành rồi! Sau nầy tôi mới nghe nhiều người "đồn rằng" DMV nầy nổi tiếng là khó đậu nhất!

Cả nhà đều đã có bằng lái, bây giờ làm sao phải tìm cách vay tiền để mua xe và mua bảo hiểm đây"  Lại thêm một mối lo canh cánh bên lòng.  Thấy hoàn cảnh tội nghiệp của những "người di tản buồn" là chúng tôi nên đứa cháu trai gọi tôi bằng cậu bèn ký ngay cái check hai ngàn dollars "để giúp cậu mợ và em down mua xe".  Cuối tuần đó, cô cháu họ đưa gia đình tôi đi khắp các dealer để xem xe và cũng để dọ giá!  Phải mất cả ngày mới tìm ra được một chiếc xe vừa với túi tiền chúng tôi.  Đó là chiếc Geo Metro màu xám 4 cửa, 3 máy, chiếc xe đầu tiên trên đất Mỹ cho cả nhà vừa sử dụng đi làm đi học và chợ búa.  Rồi lại phải đọc báo và xem TV coi hãng Insurance nào giá cả phải chăng để mua bảo hiểm vì với những tay lái mới như chúng tôi không phải hãng bảo hiểm nào cũng chịu bán đâu!

Bây giờ ngồi ôn lại những chuyện cũ mười mấy năm trước, tôi vẫn còn tủm tỉm cười một mình.  Những cái khó khăn đầu tiên ấy đã giúp chúng tôi trưởng thành trên đất Mỹ nầy nhanh chóng.  Nhiều người bạn cũng đã từng nói: "Biết tiếng Anh, biết lái xe và có công ăn việc làm là xem như mình đã hội nhập được hơn 50% vào dòng chính của Mỹ!".  Vài ba năm sau, chúng tôi cũng đã có thể "sắm  thêm" được chiếc xe thứ hai, cũ thôi (đã chạy được 90 ngàn miles).  Nhưng "cũ người mới ta", nên chiếc xe nầy cũng đã đồng hành với chúng tôi thêm được ba, bốn năm nữa!" Thì cứ đúng ba ngàn miles là thay nhớt máy, 30 ngàn miles là thay timing belt, thay nhớt hộp số là xe chạy ngon ơ thôi, có gì đâu", bạn bè chúng tôi đã khuyên như thế.

 Cám ơn tất cả những điều khó khăn đó, cám ơn bạn bè con cháu và cám ơn những chiếc xe đầu tiên trên đất Mỹ đã cùng chúng tôi vượt qua những khó khăn buổi ban đầu.

Để tặng M. và những người cùng tâm trạng.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,384,021
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến