Hôm nay,  

Tuyệt Tình Cốc

23/01/200700:00:00(Xem: 789251)

TUYỆT TÌNH CỐC

Người viết: PHAN

Bài số 1183-1795-503-v2220107

*

Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas, đã góp nhiều bài  viết về nước Mỹ đặc biệt.  Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Từ ngày tôi giúp bác Sa dựng lên cái Tuyệt tình cốc ngoài sân sau nhà bác. Tôi cũng muốn có một cái như vậy để tại ngoại những lúc cần yên tĩnh. Nhưng mỗi người mỗi cảnh. Nghĩ đến gia cảnh của tôi,  chưa phải lúc cho mình tĩnh tọa. Không khéo lại nhàn cư vi bất thiện. 

Hôm nay đến chơi tuyệt tình cốc của bác Sa mới thích thú làm sao" Những dây mướp,  dây khổ qúa,  leo xanh cả bốn bề vừa làm diệu nắng hè,  vừa cho cảm giác nơi ở của một người quên - rồi - thế - sự. Trong cốc chỉ có một giường ngủ nhỏ,  cái bàn viết con,  vài quyển sách trộm không buồn lấy. Ngọn đèn bàn như đèn hột vịt ở quê nhà,  có lẽ để đêm đêm chong đèn ngồi nhớ lại từng câu chuyện ngày xưa  -  tcs

 Hôm nay tôi đi thọ giáo bác Sa món mới. Tôi đem đến miếng thịt bò loại ăn phở nặng đến cả kí lô. Bác Sa nhìn tôi ngao ngán mà phán rằng. 

- Bao gìơ con mắt anh cũng to hơn cái bao tử. Tôi đã bảo chỉ độ nửa kí. 

- Bác đừng lo. Nếu nhiều thì cháu to go. Phải đem về khoe vợ nữa chứ. 

    Bác Sa bắt tay vào việc bằng phong cách chậm rãi của người gìa. Bỏ miếng thịt lên tấm thớt,  lạng đến không còn dính một chút mỡ. Đôi tay khằn năm tháng cũng thái ra được những lát thịt bò đỏ au. Bác đứng lâu qúa nên khi buông dao,  thớt là ngồi phịch xuống chiếc ghế bố xoa bóp đầu gối,  bắp chân. Vết sẹo đen sì dài theo bắp chuối là những gì còn lại của qúa khứ. Tôi chạnh lòng với ngày tháng cũ của bác khi nghe bác kể chuyện đời xưa.

    "… Ngày xưa tôi đi gài mìn. Khi tôi đặt những trái mìn ở đâu,  chỉ có tôi với Trời biết. Nhưng khi phải đi tháo gỡ mìn của địch thì Trời lại chẳng nói tôi nghe. Tôi giải ngũ cũng bởi mìn của địch là chuyện gieo gío thì gặt bão. Một chút đau nhức về gìa nếu xóa được những đau nhức trong lòng thì có đau gấp mười lần tôi cũng chịu. Anh nghĩ có đúng không"… "

Tôi làm sao biết thế nào là đúng mà trả lời. Tôi đâu phải là người tham chiến. Tôi chỉ là nạn nhân chiến cuộc của cuộc chiến tương tàn mà mỹ từ hóa gọi tôi là chứng nhân lịch sử. Tôi gọi tôi là con ma đói của hòa bình. Kẻ tha phương cầu thực  - tốt số  đã sa vào hũ bơ sữa nước Mỹ. Trong đủ đầy sinh thói trưởng gỉa học làm sang. Bao gìơ tôi mới biết tới những khổ lụy mà thế hệ cha anh đang mang trong tâm tư!          

      Những người thích đùa như tôi thì nhiều lắm,  suốt ngày chỉ kiếm cớ ăn nhậu là giỏi. Mở tiệc ăn mừng ngày vô quốc tịch Mỹ có khác nào đứa con nhà nghèo bỏ cha,  bỏ mẹ. Đi xin làm con nuôi một gia đình giàu có để có ăn,  có mặc. Vẻ vang gì mà khui rượu,  khui bia… ăn mừng! Lúc no say lại khui ra chuyện trăm voi không được bát nước sáo. Những suy nghĩ miên man trong cái  đầu ưa mặc cảm của tôi,  chỉ có bác Sa là người thấu hiểu. Nên bác ưa cho tôi những lời khuyên …

      Tiếng nước sôi reo vui trên bếp,  tôi đi pha ấm trà theo lệnh bác Sa. Bác bỏ thịt đã thái vào cái thau nhựa,  đổ vào đó hai lon nước dừa soda. Dùng đũa trộn đều. Bác bảo tôi đi uống trà,  chờ cho chất soda trong nước dừa làm chín thịt. Khoảng hai mươi phút. 

Tôi rót hai tách trà,  ngồi uống với ông bạn gìa mà lúc có ba hột tôi thường gọi bằng Bố. Tội nghiệp bác ấy chỉ có một mụn con gái như làn khói mỏng đã quyện vào thân xác ma trơi của người chồng ốm không thua gì cô ấy. Nói theo Hoài Linh.  Vợ chồng họ đi xe lửa không cần mua vé. Cứ đứng sát đường rầy - xe lửa chạy qua sẽ cuốn họ theo. 

 Thấy bác lặt rau răm,  thái củ hành trắng. Tôi giúp thì không cho,  bác ấy bảo tôi. 

"Anh vắt cho tôi bốn qủa chanh vào cái bát,  lược bỏ xác nhé. Tôi không thích làm cái việc vắt chanh bỏ vỏ. "

Tôi tự  suy ra mình phải làm cái việc đê tiện ấy. Bởi miếng ăn,  khoảng cách tuổi tác,  tôi cũng đành nhịn nhục. Vắt bốn qủa chanh,  đổ vào thau thịt một nửa theo lệnh bác Sa. Bác giải thích.  chanh giúp cho nước dừa làm chín thịt. Dùng chanh chung với nước dừa để tránh tình trạng qúa chua như ngoài nhà hàng họ làm. Nước dừa ngoài tác dụng của chất soda làm chín thịt,  mềm thịt,  nó làm ngọt thịt một cách tự nhiên. Không phải xài bột ngọt cho món này. 

Uống hai tuần trà. Tôi nhìn thau thịt đã tái như thịt tái trong tô phở. Bác Sa đổ hết ra rổ,  chờ ráo nước dừa pha chanh vắt. Bác còn vắt bằng tay thêm cho thật ráo. Lại cho ngược vào thau,  lần này bác nêm ít muối,  chút đường,  tiêu trắng,  hai muỗng cà phê rượu Hennessy để khử mùi đông lạnh,  cho vào phần nước chanh vắt còn lại,  bỏ hết củ hành trắng thái sẵn vào trộn chung. Lại để mười phút nữa,  củ hành ra nước và xìu xuống. Bác đi chiên bánh phồng tôm hiệu Quê Hương ( chắc từ Việt Nam đưa qua). Tôi đi dọn bàn thành thạo như một tên tiểu nhị thứ thiệt. Lại bị mắng yêu.

      " Đừng háu ăn thế! nhẩn nha nào!"

Bây gìơ bác Sa vắt thau thịt thật ráo nước lần cuối. Nêm nếm lần cuối,  trộn vào ít rau răm,  củ hành phi (loại bán sẵn ngoài chợ). Cho hết ra cái đĩa hột xoài,  phủ lên một lớp rau răm thái nhống,  đậu phông rang gĩa dập,  ớt hiểm thái lát như hoa lạc giữa rừng răm. Nhìn cứ như một nấm mồ xanh cỏ. Hành phi như hoa vàng mấy độ ngả sang màu cánh dán,  ớt đỏ như những cái huy chương không còn cần thiết cho một người đã nằm xuống - vương vãi. Chén nước mắm chấm chỉ có nước mắm với ớt hiểm thái lát. Tôi hỏi bác Sa.

"Hình như cháu nhớ.  Thịt bò kỵ nước mắm mà bác Sa""

"Tôi biết! Nhưng khi đã ngồi ăn uống với bạn bè thì nhất định phải có chén nước mắm. Nó là Quốc hồn,  Quốc túy của dân ta. Chén nước mắm tuy nhỏ nhất trong bàn ăn,  nhưng thường chiếm vị trí trung tâm,  quy tụ được mọi người chấm chung vào đấy. Tình tự dân tộc cũng từ đấy mà ra. Anh em một nhà thương nhau hơn thương người hàng xóm vì họ đã chấm chung chén nước mắm từ khi biết nói. Nước miếng từ tất cả những cái đầu đũa hòa chung trong chén nước mắm tạo thành sự gắn bó gia đình. Vợ chồng chấm chung chén nước mắm ngày này qua ngày khác…tạo thành keo sơn. Trên bàn ăn bây gìơ,  mỗi người mỗi chén nước chấm nên không thiếu những chuyện huynh đệ tương tàn,  ông ăn chả bà ăn nem. "

     " Tóm lại. Theo ý bác là sự dây dưa nước miếng trong nước mắm tạo thành tình thương mến thương. Theo ý cháu,  người ta hôn nhau lần đầu là biểu cảm,  lần sau là khó cản bởi cơn ghiền  chất nước mắm trong nước miếng của nhau"! "

     " Anh thì chỉ giỏi những trò qủy quyệt! Thôi ăn đi. "

     " Vâng! mời bác! "  ( Không nói sớm giùm một chút! chờ hoài - nói thầm )

Bác Sa lại đều đều giọng gìa.

     " Cái món này mà có xị rượu đế quê mình thì ngon tuyệt. Ở đây toàn rượu mùi,  tôi không thích. Thằng rể mua cho tôi chai XO,  uống cứ như uống nước hoa của phụ nữ. Tôi thích Glenfiddich,  tương đối được nhất,  gần nhất với rượu quê ta. Tôi thích đơn giản hơn cầu kỳ,  của không mùi thường có vị,  lại vừa túi tiền "

Bác Sa lấy cái đĩa nhỏ,  đơm một đĩa bò tái chanh. Rót ly trà bưng vô bàn thờ bác gái. Bác ấy đốt cây nhang. Thành tâm và lụ khụ khấn vái,  như mời bà về ăn cơm. Bài học này khác hẳn món bò tái chanh. Tôi tự hỏi.  còn được bao nhiêu người đàn ông như vầy trong trời đất đen thui màu bội bạc" Một thế hệ nhân lễ nghĩa trí tín  đang lụi tàn. Tre gìa măng mọc…còi cọc. 

Người xưa nói về ăn nhậu đơn giản là.  "no say", cái đạo lý no rồi mới say của người xưa nghe không bạt mạng như người nay.  "không say không về ". Đã say thì còn biết đường đâu mà về" Đó là tiền đề của ăn gian. Uống rượu chỉ có ăn gian là không say. Từ đó sinh ra ăn thua. Lúc tỉnh dậy trong phòng cấp cứu của bệnh viện thì ăn năn.

Tôi thưởng thức sự trình bày âm dương hòa hợp của rau răm,  hành phi,  đậu phộng rang. Thịt bò thuộc lành phối hợp với Scotch Whisky chắc chắn là dữ rồi. Nói tới đây,  tôi sợ thầy Khê nghe. Hồi đó thầy Khê dạy tôi về âm nhạc dân tộc thì tôi không nhớ gì hết,  chỉ nhớ thuyết âm dương trong ẩm thực Việt Nam. Vịt luộc phải chấm nước mắm gừng vì vịt thuộc hàn - âm,  phải phối hợp với gừng thuộc hỏa - dương. Thời ngày xưa hoàng thị của tôi,  cơm không có mà ăn. Thầy ở Pháp về nói toàn vịt luộc với nước mắm gừng. Thèm bỏ…

 Tôi thưởng thức bằng vị giác sau khi thị giác đã no,  khứu giác đã đủ,  cảm giác đã mòn mỏi. Cảnh giác thì không cần vì bác Sa không thuộc Hồi giáo cực đoan nên tôi không sợ khủng bố sinh học. Miếng thịt đã tái đến không còn cảm giác sợ thịt sống,  bỏ vào miệng nghe ngọt ngọt,  chua chua…không qúa chua như nhà hàng làm,  thật. Cái ngọt tự nhiên của nước dừa và củ hành trắng không làm lợm giọng như bột ngọt. Rau răm the the,  cay cay ớt,  thơm thơm hành phi - đậu phộng rang giòn giòn. Cắn thêm miếng bánh phồng tôm rôm rốp…Thiên đàng và địa ngục gặp nhau trong màu hổ phách của Whisky. Lúc này chỉ sợ vợ kêu.  Gìơ này anh ở đâu" Tôi tắt luôn cái điện thoại cầm tay,  cho chắc. 

Bác Sa ngồi nhâm nhi dưới bóng mát của giàn mướp. Những con ong cần mẫn say mật hoa mướp tận tình,  tôi say bò tái chanh như chúng. Ong đi hút mật về nuôi gia đình ong - tôi đi nhậu nuôi ai" Không lẽ đi nhậu nuôi gia đình tôi. Xây hạnh phúc gia đình kiểu này là tiếp tay cho luật sư thêm giàu vì tối ngày làm hồ sơ ly dị không kịp. Khi no nê tôi ưa nghĩ lung lắm! Những con ong cần mẫn sẽ bay về nơi đâu" Bác Sa về đâu khi hoàng hôn cuộc đời đã tắt" Tôi mong cho bác được đoàn tụ với bác gái theo diện ông bà ở chốn thiên thai có động hoa vàng hay một hang động nào đó trong dải ngân hà xa tít. Nơi vĩnh hằng của những nguời yêu nhau trọn vẹn như bác và bác gái. Tôi nhìn cảnh ông gìa một mình,  lòng lang dạ sói cũng ui ui buồn. Nói chi lòng tôi,  mới tới tầng ô trọc! Nhiều khi tôi cũng sợ cái lang bang trong tư duy tôi,  nhất là lúc ba hột đắng,  uống hoài hóa ngọt. Uống như uống nước Ngọc tuyền / Từ đầu tiên mộng tới phiền muộn sau - BG. Để phá tan sự im lặng,  tôi hỏi bác Sa.

"Bác ạ! Con bò ăn cỏ nên thịt nó lành,  hiền. Người ta ăn thịt bò sao chỉ thấy lành chanh,  lành choi…!" "

"Con bò ăn xong,  nó biết nhai lại - con người thì không!"

" Vậy có thể nói.  con heo ăn tất cả của thừa từ con người (cơm thừa canh cặn) nên nó động dục nhiều hơn động não. Con chó ăn đến phế phẩm của con người nên tính nết nó cũng tình cảm,  nhớ dai,  thông minh… Nhưng dồn chó đến chân tường thì quay cắn lại chủ. Phải vậy không bác""

"Lý luận kiểu anh thì tôi chịu! Tư duy của anh cần phải có một chút giáo dục nữa…tiếc là thời anh đi học thì thầy giáo đi vượt biên hết rồi. Cái súc vật biện chứng như thế mà cũng nói ra được."

" Bác có thấy.  Con chó đầu đông thấy trộm nên sủa,  con chó đầu tây có thấy ai đâu…cũng sủa. Từ đó cụm từ  "chó hùa " ra đời để chỉ đặc tính loài chó. Trộm thì cứ trộm vì trộm biết chó sủa chó không cắn! Loài chó cắn chó không sủa tuyệt chủng theo đà tiến hóa của vạn súc vật. Nói theo di truyền học,  loài chó cắn không sủa còn chăng chỉ là một gien lặn. Bao gìơ có đột biến gien thì cháu không biết. "

Bác Sa cười rồi ngồi thừ ra đấy. Bác ấy thường như vậy. Rượu vào mà lời không ra,  không biến những giòng suy tưởng thành lời. Có lẽ trong con người sau nhiều thăng trầm,  bi hài  của cuộc đời chỉ có thầm lặng là tử tế! Tôi không muốn bác ấy buồn vì những chuyện đã xưa như trái đất nên bắt chuyện trên trời dưới đất - vô thưởng vô phạt. Tôi hỏi thăm những người muôn năm  cũ,  bác ấy cũng không muốn nói. Chỉ ấm ớ như tôi không phải đối tượng có thể hiểu được những người tạm gọi là Anh em nhà Karamazov với bác. Bác Sa lại kể chuyện cho tôi nghe với ý gì không rõ!

"Ngày xưa ,  ông thầy tôi kể.  Người tiểu đội trưởng dẫn mười hai người lính của mình đi tuần. Không may lọt ổ phục kích của địch,  không may hơn là chỉ còn mình anh ta sống sót trở về. Người tiểu đội trưởng đến trình diện ông Đại đội trưởng - báo cáo tổn thất,  trình bày chiến sự… Người tiểu đội trưởng nói với cấp trên.  Lỗi tại tôi bất cẩn tạo nên tổn thất cho đơn vị. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm,  tôi xin sẵn sàng thi hành mọi hình thức kỷ luật. Người Đại đội trưởng nhìn anh ta giây lát…ông ấy nói.  Anh lên bệnh xá của đơn vị khám sức khỏe lại. Không bị gì thì cũng nghỉ ngơi ba ngày. Tôi sẽ giao cho anh mười hai người lính khác. Nhưng anh phải nhớ là đừng vấp một mô đá hai lần. "

*

Anh thấy đấy,  sự vấp ngã ở đời là điều không tránh khỏi. Người không khuyết điểm chỉ là một kẻ lười biếng không hơn không kém,  thì lại thường công thành danh toại. Kẻ xông pha chỉ rước họa vào thân. Người tài đức lãnh đạo những người chính trực còn không thắng,  thì những kẻ võ mồm mưu cầu gì đại sự" Không vấp một mô đá hai lần thì mấy ai"! Và thường là cái vấp lần sau trầm trọng hơn lần trước. Tôi đi vào quân ngũ như đi chơi thì xá gì chuyện đi qua biển. Nên gìơ mới ngồi đây thèm nắng quê nhà. Chẳng ai cấm tôi về,  nhưng đường về quê xa lắc lê thê…không khéo lại là chuyện vấp mô đá lần thứ ba thì chết không nhắm mắt. Anh còn trẻ thì đi đứng cẩn trọng. Đừng đi ngang về tắt rồi ân hận sau này. "

Mặt trời lặn nẻo ngàn. Chai rượu cạn như mọi cuộc vui đều phải tàn. Tôi nói với bác Sa.  Uống xong ly rượu cùng nhau / hẹn rằng mai sẽ quên nhau muôn đời.  Ong Bùi Giáng viết câu thơ tri kỷ ấy cho muôn đời sau. Bao gìơ bác Sa gặp ông ấy,  cho cháu gởi lời kính bái tiên sinh. Bác Sa cười tiễn tôi ra về,  mặt trời đã khuất. Vì sao hôm cô đơn trên bầu trời chứng dám cho cuộc chia tay lần cuối. Vì tôi không bao gìơ còn được ngồi với bác ấy lần nào nữa. Những lần gặp sau này trong nhà thương,  bác ấy chơi với một rừng ống nhựa… Viết lại đây - buồn lắm! Cũng đâu cả năm trời,  bác Sa nằm trong bệnh viện  - ngày một héo tàn cho đến khi về với cát bụi. Ngày giỗ bác Sa,  tôi ngồi uống ly rượu với anh con rể của bác ấy. Nhìn cái Tuyệt tình cốc đã biến thành cái storage mà lòng buồn theo tình nghĩa xa xưa. Không còn những dây mướp,  dây khổ qúa…Những con ong cần mẫn  đã bay về nơi đâu"  Nắng chan chứa vườn sau… Mong cho những linh hồn đọa đầy của một thời kỳ lịch sử được ngàn thu yên giấc trong cõi vĩnh hằng. Đừng vấp một mô đá hai lần. Bây gìơ thì bác ấy đã thực sự đi qua điều đó!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,259,102
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến