Hôm nay,  

Tôi Làm Chủ Diner

04/02/200700:00:00(Xem: 158341)

TÔI LÀM CHỦ DINER

 

Người viết:  Nguyễn Lê

Bài số 1192-1804-511 vb8040207

*

Tác giả Nguyễn Lê từng là chủ một nhà hàng ăn Việt Nam thành công tại  Philadelphia, PA. đã góp nhiều bài viết  và đã nhận giải thưởng đặc biệt  Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài ông viết thường giản dị, chân thật, thể hiện tính lạc quan, tốt đẹp.

*

Diner là một loại nhà hàng lớn có thể đãi khách tới vài trăm người, nhỏ phục vụ khách tới ăn khoảng vài chục người. Đa số Diner có chỗ đậu xe cho khách. Các món ăn bán cho khách thường là Steak, hoagies bò, gà, hambergers, bacons, pan cakes, trứng nấu đủ kiểu, khoai chiên nhiều loại, nước uống đủ thứ như pepsi, coke, diet soda, nước cam, root beer, nước chanh, seven up, milk shake, trà đá..v…v..

Giờ mở cửa của Diner là 365 ngày một năm, 24 giờ 1 ngày chia làm 3 buổi sáng chiều và ban đêm. Có đầu bếp, nhân viên rửa chén, nhân viên phục vụ khách hàng. Đa số khách hàng là tầng lớp trung lưu tới bình dân.  Họ tới ăn bất cứ giờ nào, bữa điểm tâm thường đông đúc, phần đông là những ông già, bà cả tới những người đi làm sớm tinh sương, tới những chàng thanh niên trai trẻ cùng đi ăn với các bạn gái. Nhìn dãy xe đậu hàng hàng, lớp lớp, ta biết ngay là tiệm phát đạt.

Từ ngày bước chân tới nước Mỹ, tôi đã được chứng kiến rất nhiều tiệm Diner rải rác từ khắp các thành phố trên khắp các tiểu bang. Đi đến đâu cũng thấy Diner sống cả vài chục năm là tối thiểu nên kể từ 1975 tới  nay đã hơn 30 năm và trước cả thời gian khi người Việt đặt chân tới nước Mỹ.

Chân ướt chân ráo vừa tới Mỹ tôi đi làm ngay tại một nhà máy sản xuất vật liệu 8 tiếng 1 ngày nhàn rỗi, tôi đầu quân làm thêm 4 giờ 1 ngày tại 1 tiệm Mac Donald, tìm hiểu cách điều hành 1 nhà hàng fast foof nổi tiếng của Mỹ. Rồi mộng ước được làm chủ 1 tiệm Restaurant theo kiểu sản xuất dây chuyền. Làm chủ tiệm kiểu này là có khách ngay. Không cần quảng cáo riêng, mở cửa là có tiền.

Khi tìm hiểu thêm mới biết nhiều chuyện nhiêu khê, phức tạp: phải đi học vài tuần lấy bằng của công ty, phải theo đúng điều kiện và luật lệ họ đề ra và phải đóng 1 số phần trăm tiền lời cho công ty mỗi tháng chưa kể tiền đầu tư khởi đầu từ vài trăm ngàn tới bạc triệu.

Tuy vậy cũng có nhiều người Việt hiện làm chủ tới vài tiệm Dun Kin Donut, Subway, Mac Donald..v…v… tôi biết có một người Việt đem chả giò vào bán trong Feanchise bị họ lấy lại tiệm, mất mát tiền bạc và không được làm chủ tiệm nữa.

Điều hành một nhà hàng ăn Việt đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn từ kỹ thuật nấu nướng sao cho vừa miệng khách hàng, chuẩn bị đồ ăn nhiều thứ, nhiều kiểu: Cắt miếng thịt sống, ướp đủ thứ nước mắm, muối tiêu hành tỏi, đường, bột ngọt, ngũ vị hương, xì dầu..v…v… rồi nướng, chiên , xào đủ kiểu. Các món ăn cả hàng trăm nón khác nhau. Vào nhà hàng nhìn menu dài lê thê cả trăm thứ, khách hàng tha hồ lựa chọn. Khách hàng là vua còn người điều hành nhà hàng nhất là phần nấu nướng trong bếp trăm công nghìn việc.

Nghĩ tới nhà hàng là rùng mình luôn nhưng đúng như các cụ nói sinh nghề tử nghiệp. Người Việt làm ngành nail thiếu gì, tiền bạc vô như nước nhưng nhà tôi vẫn say mê mở cửa hàng. Bà lấy chỗ tới lui trò chuyện với khách hàng. Tiện thể có một bà Mỹ có một tiệm Diner nay đã đến tuổi về hưu sau khi ông chồng điều hành trên 50 năm đã về chầu tiên tổ. Bà bị mấy người làm làm eo, làm sách bực mình bà bán lại cả tiệm lẫn business.

Làm nhà hàng Diner không phải chuẩn bị nhiêu khê phức tạp như nhà hàng Việt chỉ chiên miếng thịt, chiên khoai, chiên bacon, trứng chiên đủ loại, nấu kiểu fast food nên đa số ai khéo tay là nấu được, không cần phải huấn luyện lâu dài, phần thuê mướn người làm cũng dễ dàng.

Giá các món ăn từ vài đô tới vài chục đô. Kiếm tiền nhanh, khách vào ăn tới lúc đứng dậy chừng hơn 10 phút.

Đa số các món ăn là đồ ăn người Mỹ đã sửa soạn sẵn từ các nhà máy sản xuất như thịt hamburger đã đóng bánh để trong những thùng đông lạnh, thịt bacons cũng được cắt mỏng để trong hộp, sausage cũng được đông lạnh xếp đều đặn trong hộp  giấy, trứng, cheese, butter, thịt ham, thịt bằm scrapple đều được các xe truck chở tới giao hàng đều đều mỗi tuần. Người nấu chỉ việc để lên bếp chiên, deep fry, microwave bỏ lò..v…v. phần sửa soạn đồ ăn rút gọn tới 90%. Phục vụ khách hàng nhanh chóng, chớp nhoáng vì vậy họ đặt tên là tiệm ăn fast food.

Phải công nhận chúng tôi là những người may mắn, quá may mắn. Bước chân tới Mỹ vỏn vẹn có một chiếc valise, được các nhà thờ bảo lãnh, bước vào một đất nước cái gì cũng xa lạ, từ xa lộ rộng rãi dăng như mắc cửi tới các shopping, siêu thị to lớn vĩ đại, tưởng phải vác thân làm con trâu đi cày cho tới lúc 2/50. Ai ngờ nay đã làm chủ 1 tiệm fast food dưới trướng toàn người Mỹ. Mỹ đen, Mỹ trắng, Mễ đủ cả từ bà già 80 tuổi đến các cô gái mơn mởn tuổi ngoài 20.

Tới ngày trả lương (pay check) cũng phát lương để trong báo thư, cũng đuổi người mướn người, tặng khen thưởng (bonus) phỏng vấn nhân viên vào làm (interview), bắt nộp tờ khai lý lịch (rerume), làm form W2 giao cho kế toán viên làm sổ sách, khai thuế, làm checks trả lương nhân viên y như ngày mới tới Mỹ lãnh lương của các  hãng Mỹ sợ bị đuổi mất việc nên tuân theo các điều lệ của hãng răm rắp. Đúng là nhập gia tùy tục, nhập sông tùy khúc.

Đôi lúc cũng gặp vài chuyện nhức đầu nho nhỏ như ra sở thất nghiệp trả lời những câu hỏi của sở vì nhân viên nghỉ việc bất tử muốn lãnh tiền thất nghiệp nên man khai là bị chủ đuổi. Ngoài ra còn phải đóng nhiều thứ thuế của một công ty không đơn giản như khi làm ăn buôn bán tại quê nhà.

Đúng như các cụ đã nói: nghề dạy nghề. Mới bước chân vào nghề như anh nhà quê ra tỉnh cái gì cũng mới lạ, cái gì cũng thắc mắc dần dần rồi cũng quen, rồi tiếng Mỹ cũng líu la, líu lô tối ngày chả bù những ngày mới bước chân tới Mỹ nghe tiếng Mỹ ù ù, cạp cạp như vịt nghe sấm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,982,264
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến