Hôm nay,  

Ly Cà Phê

30/01/200600:00:00(Xem: 26888)
Người viết: TRƯƠNG NGỌC BẢO XUÂN

Bài số 924-1524-248-vb8012906

*

Bà Trương Ngọc Bảo Xuân là tác giả đã được trao tặng giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi". Đây không chỉ là chuyện về một người, một gia đình, mà còn là những ghi nhận sống động, sâu sắc về cả một giai đoạn lịch sử khai sinh cộng đồng Việt tại Mỹ. “Theo tôi, đây có thể là câu chuyện hay nhất của một người Việt Nam Viết Về Nước Mỹ. Văn kể chuyện của tác giả là số một. Sống động, sáng tạo, linh hoạt, tinh tế và vô cùng nhân bản”. Nhà văn Giao Chỉ-Vũ Văn Lộc, giám khảo chung kết giải Viết Về Nước Mỹ, đã nhận xét về bài của bà Xuân như trên.

Cho tới nay, tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California; Công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles thuộc tiểu bang California. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, được đặc biệt dành cho số báo tân niên Bính Tuất.

*

Má tôi trên tám chục tuổi rồi. Cứ hai tuần một lần, ba chị em tôi đưa má ra biễn hứng gió. Trên con đường mòn đầy hoa thơm cỏ dại dẫn xúông biển và đi bộ dài dài trên nền cát ướt, lẫn trong tiếng sóng xô, gió mát rì rào, thơm mùi biễn mặn, nghe má kể chuyện.

Chuyện nầy má nói là tin tức, đọc ở đâu đó, báo nào má cũng quên rồi, cốt chuyện như vầy...

...

Ông Nghị Lực và bà Bình Minh là hai vợ chồng già ở với nhau trên năm chục năm rồi. Ông nhìn xuống khuôn mặt bà như nhìn đóa hoa huớng duơng đang hứng ánh mặt trời. Bà ngó lên ông như nhìn cây thông vững vàng truớc gió núi rì rào. Họ sống với tình nghĩa đó, trong căn nhà nhỏ sơn màu xanh da trời.

Sanh cùng làng, học cùng trường, đi cùng đường, thương nhau, cưới nhau và sống trọn đời với nhau, như là Thượng Đế và ông Tơ bà Nguyệt đã định sẵn vậy rồi.

Một buổi chiều, hai ông bà tay trong tay lụm cụm nương nhau thả bộ quanh vườn. Tới dưới gốc cây, chỗ bà thích nhứt vì mùi thơm của hoa bưởi, dìu bà ngồi xuống cái băng cây, ông Nghị Lực cầm bàn tay xương xẩu, cong quẹo vì bịnh sưng khớp xưõng của vợ, đưa lên miệng hôn rồi vừa vuốt nhè nhẹ vừa nói trong hơi thở mệt nhọc:

- Mình nhớ nắm tay cháu Mai mỗi khi đi tới đi lui trong vườn nghe hông, đừng có làm tàng đi một mình, rủi vấp té thì khổ. Đừng cãi, tôi biết ý mình mà, chuyện gì cũng muốn tự làm một mình mà quên là bây giờ đã yếu rồi. Tôi vô nhà thương làm sao tôi yên lòng" Mình cũng đừng có ra vô thăm tôi thường, chân yếu quá đi sợ nguy hiểm, bác sĩ thử xong gì đó rồi vài ngày là tôi về, nghe hông mình.

Nói xong ông lại đưa bàn tay của vợ lên môi...

Ngày mốt ông sẽ phải vô nằm bịnh viện vì chứng đau gan tới hồi nặng lắm rồi. Bữa trước ông té ngã xỉu, cũng may nhờ cháu Mai tới kịp gọi 911 chở ông vô nhà thương, bác sĩ khám phá thêm vết thương củ trong phổi lại tái phát. Trong cơ thể ông, như cái xe hơi củ, bộ phận nào cũng hư hại, không ít thì nhiều.

Không hiểu sao lần nầy ông thấy trong lòng buồn quá đổi.

Nhìn vợ, bao nhiêu lần ông nhìn vợ, trong suốt đoạn đường đời mà không chán, đôi khi, có phải vì đôi mắt đã mờ" hay là vì ông cũng già nên ông không thấy vợ ông già" Trước mắt ông, luôn luôn là ánh mặt trời từ từ rạng tỏ, bà là cả một bầu trời bình minh của ông.

Ông nhớ lại cô bé Bình Minh của thời thơ ấu, dĩ vãng hiện về, rõ mồn một.

Hồi xưa đó, hồi chưa có những siêu thị khổng lồ như bây giờ, mọi thứ mẹ của Nghị Lực cũng như tất cả những bà mẹ khác trong làng đều tự tay làm ra thức ăn. Thí dụ: vắt sữa bò, đổ vô chậu vô thau để cho dậy kem lên rồi hớt lớp kem nổi lên trên mặt cất trong hủ để xài cho nhiều thứ lắm, múc chất sữa ra chiết vô chai để uống, phần còn lại đánh làm bơ, lớp dưới cùng quây đều quây đều bằng tay cho tới khi phần sữa đặt trở thành phô mai...

Họ nhồi bột, để qua đêm cho bột dậy lên rồi nướng bánh mì trên lò sưởi củi.

Họ trồng một vườn rau cải hoa mùi đủ thứ rồi có trái có quả họ ăn sống, vô hủ, làm chua, làm dưa để ăn suốt năm.

Họ trồng vài cây ăn trái. Tới mùa thì hái xuống làm mứt vô keo vô hủ. Khi bắt đầu có tủ lạnh và tủ đông lạnh thì họ đông lạnh rau trái để ăn quanh năm.

Họ nuôi bò heo gà, họ thọc huyết heo vặn cổ gà cắt cổ ngổng, họ nuôi gà mái đẻ trứng để ăn và làm bánh mứt, họ làm khô thịt bò thịt heo, họ nấu và vô keo vô hủ những khúc cá thu tưõi câu từ biễn về ...

Quần áo, những người đàn bà khéo tay thì họ tự tay cắt may cho chồng cho con và cho cả họ nữa.

Đời sống của dân Mỹ ngày xưa, thế kỷ trước, có khác gì đời sống của dân Việt ta hồi khoa học kỷ thuật còn phôi thai đâu.

Qua bao mùa xuân hạ thu đông, tung tăng bên nhau chạy trên đồi cỏ xanh mướt lấm tấm một vùng hoa dại, hái hoa bắt bướm, bơi xuồng hái sen rồi lột một nón hột sen tươi cùng ăn, nhìn lá vàng đổi màu, những lần rũ nhau đi hái trái cây, đi lượm hột hồ đào, hột dẽ, mùa tuyết bay, đốt củi lên sưởi ấm, hai đứa trẻ cùng lớn lên vui đùa bên nhau cho tới một đêm trăng sáng, ngồi bên bờ hồ nhìn trăng, cùng với mùi thơm cây cỏ, thoang thoảng mùi hương của da thịt nồng nàn, bổng dưng nhìn nhau thấy xấu hổ, đôi thanh thiếu nữ biết mình đã yêu...

Một ngày đẹp trời, hai người đứng trước mặt ông cha trong nhà thờ với đông đủ cha mẹ họ hàng hai bên và thề nguyền sẽ "chịu nhận người nầy làm người bạn đời, sẽ giúp đở, yêu thương nhau khi sức khỏe dồi dào cũng như lúc bịnh hoạn, giàu có hay nghèo hèn, sẽ bên nhau trọn đời..."

...

Hơn năm chục năm qua mau... Ông chìu vợ, bà phục tùng chồng.

Hai vợ chồng có nhiều thói quen, ý thích giống nhau và biết ý nhau.

Chẵng có ai là người có thể pha ly cà phê cho vừa miệng bà, ngoài ông. Phải là cà phê hột xay mỗi ngày, phải vừa độ cà phê, độ nóng, độ sữa.

Chẵng có ai làm món bánh mì trộn gan, tim, mề cùng đủ thứ hành rau cần trái olive đen, củ năng và thêm một bí quyết mà ít ai biết, vài con hào tươi bầm nhỏ, rắc vô vài thứ gia vị với thêm trái ớt tưõi xắt thiệt nhỏ rồi nhét trở vô bụng con gà tây trong dịp lễ Tạ Ơn, xuất sắc vừa miệng ông cho bằng bà.

Nắm tay bà, ông rưng rưng nước mắt.

Ông thở dài dấu diếm.

Aaaa... vài ngày nữa ông sẽ phải vô nhà thương. Tội nghiệp bà, rồi ai sẽ pha cà phê cho bà uống mỗi buổi sáng đây"

Aaaa.. phải rồi, ông vỗ vỗ nhẹ nhẹ lên lưng bàn tay bà, dịu dàng nói:

- Khuya quá rồi, vô nghỉ đi mình.

Ông đỡ bà đứng dậy, bà ngoan ngoãn đi theo, từ từ bước vô nhà, ông vói tay khoá cửa lại.

...

Sáng bữa sau, Mai vừa ngừng xe trưóc cửa, (thường ông bà già yếu đơn chiếc, Mai tới đây mỗi ngày để giúp làm vài công việc nặng như hút bụi lau sàn nhà giặt quần áo...) ông ra hiệu cho cháu theo ra sân sau, vừa đi ông vừa căn dặn:

- Cháu à, ông vô nhà thương lần nầy không biết có trở về không, ông có một việc muốn nhờ cháu.

Mai siết bàn tay gầy guộc của ông, nói ngọt ngào:

- Nội ơi nội đừng có nói vậy cháu hổng thích nghe nội nói chuyện như vậy đâu. Nội vô nhà thương thì con ở đây săn sóc cho bà mà, nội muốn con làm cái gì thì nội nói cho con biết con làm rồi vài ngày nội về, đừng có lo lắng chi cho mệt nội ơi.

Ông buồn bã lắc đầu:

- Con ơi ông bà già rồi, phải nhìn vô sự thật. Ông biết bịnh trong mình lắm. Bác sĩ có nói là bịnh ông lần mổ nầy năm chục phần trăm hy vọng thôi, ông muốn chỉ dẫn cho cháu cách pha ly cà phê cho bà mỗi buổi sáng. Suốt mấy chục năm dài ông bà sống với nhau, chỉ có ông là người pha cà phê vừa ý bà cháu mà thôi. Bây giờ bà con lẫn lộn gần mất trí nhớ rồi, chỉ có ly cà phê là làm cho bà con nở nụ cười mỗi buổi sáng đó con. Cháu phải hứa cho ông vui lòng đi cháu.

Mai ứa nước mắt, nói:

- Thì nội chỉ cho cháu cách pha đi rồi nội đừng có lo, cháu hứa với nội cháu sẽ pha ly cà phê thiệt là giống y như cách của nội pha cho vừa miệng bà. Bà sẽ vui lòng, con bảo đãm với nội đó. Nội đừng có lo mà.

Hai ông cháu chuyện vãn dặn dò thêm nhiều điều nữa rồi trở vô nhà.

Ông lấy cái máy xay, bình cà phê hột, cái tách bà thích nhứt xài từ hồi nào tới giờ, cái tách bằng sứ rất mỏng, có vẽ hình bông lan tím thiệt là đẹp, cái muỗng nhỏ, hộp sữa và bắt đầu chỉ dẫn cho cháu...

...

Sau khi mổ xong, ông Nghị Lực nằm trong nhà thương thêm vài ngày vì vết mổ bị nhiễm trùng nặng.

Mỗi lần bà lụm cụm vô thăm, ông nghe bà trầm trồ khen ngợi con cháu Mai ngày nào cũng đem cho bà ly cà phê do chính tay ông pha ngon quá.

Vì cơ thể đã già yếu sẵn lại không phục hồi sức lực, vi trùng hoành hành, ông đi vào cơn hôn mê cho tới ngày thứ tám tự dưng ông tỉnh dậy lúc có bà đang ngồi bên giường bịnh cầm tay ông. Thấy ông mở mắt, bà mừng quá đôi mắt sáng lên, bà khen ríu rít ly cà phê của ông pha cho bà uống vừa miệng qúa, ông mỉm cười. Cố sức tàn ông nhìn bà, thấy lại hình ảnh cô Bình Minh năm mười lăm tuổi ngước mặt nhìn ông với ánh mặt trời rạng rỡ trên đôi môi hồng tươi và nhẹ nhàng ông nhắm mắt, buông tay bà ...

Ông hẳn yên lòng mà đi vì đã giao được trọng trách lại cho đứa cháu, pha ly cà phê cho vừa miệng bà mỗi buổi sáng, cho bà nở nụ cười và vui suốt ngày...

FTrương Ngọc Bảo Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,003,167
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Nhạc sĩ Cung Tiến