Hôm nay,  

Hoa Đào Năm Ngoái

24/01/200600:00:00(Xem: 129112)
Người viết: Nguyễn Bính Châu

Bài đặc biệt trích từ giai phẩm Việt Báo Tết Bính Tuất 2006


*


Tác giả Nguyễn Bính Châu, sinh năm 1950, tốt nghiệp cử nhân luật khoa ban kinh tế năm 1974 tại Saigon, nghề nghiệp hiện nay: Luật sư Đoàn Luật Sư TP.HCM.

Năm 2002, đang theo học tu nghiệp về Luật Quốc Tế tại Đại Học Santa Clara, ông gửi bài tham dự loạt bài Viết Về Nước Mỹ. Bài viết đầu tiên của ông Châu, “Ấn tượng nước Mỹ” được bình chọn vào số 28 tác giả nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai, trước khi ông kết thúc hạn kỳ tu nghiệp tại Hoa Kỳ.

Từ Saigon, trước thềm Tết Bính Tuất, ông chuyển tới giải thưởng Viết Về Nước Mỹ bài viết sau đây.


*


Hôm qua, tình cờ nhìn thấy được một cánh hoa mai vàng tươi tắn nở lẻ loi trong nắng sớm se lạnh tại công viên Tao Đàn Saigon, tôi chợt nhớ ra rằng, mới đây mà mình đã xa nước Mỹ được những 4 năm rồi.

Tôi vẫn còn nhớ như in và cảm nhận được cái hương vị êm đềm tươi đep trong thời gian lưu trú tại Mỹ, đặc biệt là vào thời điểm gần lễ Giáng sinh và mừng năm mới.

Ông Già Noel

Có nhiều người nói được đi du lịch nước Mỹ vào dịp Noel là điều may mắn, vì rằng bạn sẽ có nhiều dịp được mua hàng giá rẻ, và được đắm mình trong bầu không khí đón Noel thật huy hoàng, nô nức khắp nước Mỹ.

Tôi may mắn được dịp thấy cách sinh hoạt mừng đêm Noel ở Mỹ. Gia đình anh Albert Trực một người bạn thân lúc chúng tôi còn ngồi mài đủng quần dưới mái trường Luật Khoa Đại học Saigon, nay đã là một nhà doanh nghiệp khá thành công và uy tín trong vùng, mời chúng tôi về San Diego dự lễ Noel với gia đình. Tôi được anh chị gợi ý làm ông già Noel vì nhiều cháu chưa biết mặt. Nhân dịp này, tôi mới biết được cái khổ của ông già Noel đêm Giáng Sinh. Hàm râu quăn bạc trắng như cước trông thật đẹp và hiền hoà, thế nhưng mang vào chúng cứng, bịt kín mũi, làm tôi muốn nghẹt thở.

Ngoài trời tuy lạnh nhưng người tôi vẫn cảm thấy toát cả mồ hôi, hơi nước và mồ hôi phả ra làm mờ hẳn cặp mắt kính cận thị nặng của tôi, khiến tôi không sao thấy được đường đi vào nhà, phải có ai đó đã dìu dắt. Đã vậy, thưở nhỏ nhà nghèo không tiền đi xe búyt, tôi chuyên môn đi bộ ròng rã từ trường đến nhà miệt mài năm này qua tháng nọ, nên đôi bắp chân tôi hơi có vẽ đẫy đà. Do vậy, tôi đã không thể nào sọt chân mang nổi chiếc ủng thon gọn của ông già Noel tội nghiệp, cuối cùng tôi đành phải đóng vai ông già Noel không giầy mà đi chân không, mang vớ.

Tôi hỏi bạn tôi, "Thế khi bước vào nhà chào mọi người, tôi phải nói câu gì và chúc mừng Noel câu gì" ".Ông bạn tôi bỗng bảo rằng tôi phải như "nàng tiên cá", tuyệt đối không được cất tiếng nói khi bước vào nhà, mà chỉ được kêu: "Ô hô! Ô hô !" Vì nếu tôi nói ra, bọn trẻ sẽ nhận ra ngay ai là người khách đóng vai ông già Noel, chúng sẽ bị mất niềm vui tò mò, khám phá ra được thân phận của nhân vật bí hiểm đêm Noel này.

Hình như lũ nhóc đêm đó vui lắm, đứa nào cũng ngồi lên mình tôi, yêu cầu tôi phải ôm chúng vào lòng và cười thật tươi, để được chụp ảnh chung với ông già Noel. Nhưng cuối cùng, không cần phải là công an hay thám tử gì sất, tụi nhỏ đều biết tỏng ông già Noel là tôi, lý do rất giản dị là vì tôi là người khách duy nhất "nhất y nhất qưởn", đã chỉ mang đôi vớ ấy từ sáng tới khuya. Thế nhưng, những tấm hình chụp ông già Noel và chúng, thật sự là một niềm vui đáng nhớ của trẻ thơ.

Sáng hôm sau, anh bạn tôi rủ tôi dậy sớm đến siêu thị để xem dân Mỹ đổi đồ và mua sắm hàng "big sale". Đêm qua, trời hơi lạnh, nên sương đêm đã đóng thành một làn băng mõng trên kính xe. Anh bạn giải thích, đôi khi anh ấy phải dùng vòi nước ấm xả nước để kính được tan lớp băng mõng, mới thấy đường mà chạy.

Chúng tôi đến siêu thị hơi sớm, người nhân viên nhà sách ân cần pha cho tôi ly cà phê ấm và tôi tự động đến bỏ thêm đường hoặc sữa vào ly. Kiểu tiếp đãi này "Tây" thật, và tôi rất thích thú. Những gian hàng vẫn rực rỡ ánh đèn, nhưng giờ đây giá hàng đã rẻ đi phân nửa, và giảm giá thật, chứ không phải nâng giá rồi giảm giá ảo.

Pháo Tết

Mấy năm sau này, các em tôi ở Nhật thú thật với tôi rằng chúng không còn háo hức được về VN ăn Tết như trước, chúng nói Tết Việt Nam mà không có pháo thì buồn lắm. Trong khi đó, bà con Việt Nam mình bên xứ Cờ Hoa thì được tha hồ đốt pháo trong ngày Tết, tiếng pháo nghe chắc cũng đỡ buồn cho người Việt tha hương.

Nghe nói năm nay Trung Quốc sẽ cho người dân được tổ chức đốt pháo mừng năm mới. Người Trung quốc vốn có máu kinh doanh nên đi khắp thế giới làm đủ mọi nghề để kiếm tiền để làm ăn phát tài. Quyết định cho Trung Quốc đốt pháo mừng năm mới, chắc chắn sẽ là một cơ hội bằng vàng, thu hút biết bao người con xa xứ về thăm lại Tổ quốc, và hệ quả là Tổ quốc sẽ tha hồ hốt bạc. Dân có giàu thì nước mới mạnh, ý dân là ý trời, ngẫm nghĩ lại đó quả là một bài học đáng suy gẫm.

Dĩ nhiên, việc cho đốt pháo, cũng đòi hỏi trình độ dân trí và ý thức cao của người dân, phải tổ chức đốt pháo sao cho một cách an toàn, văn minh và lịch sự, nghiêm trị việc đốt pháo bừa bãi, cẩu thả, không được quăng pháo lên nóc nhà và vào quần áo người khác.. đặc biệt có ý thức phòng cháy nỗ và tai hoạ do pháo. Khi tôi nêu thắc mắc, hỏi khi dân mình đốt pháo đón xuân ngày Tết, người Mỹ có cảm thấy bực bội và tỏ thái độ không vừa ý vì tiếng động ồn ào hoặc họ có tỏ ý khó chịu vì việc đốt pháo sẽ gây ra ô nhiễm môi trường chăng" Thì bạn tôi trả lời, họ cũng lịch sự và tôn trọng phong tục tập quán của mình.

Ngoài việc đốt pháo, các cộng đồng người Việt ăn Tết ở Mỹ còn tổ chức các gian hàng hội chợ, chơi trò chơi dân gian, tổ chức nấu bánh chưng và các món truyền thống ngày xuân. Những cô thiếu nữ Việt Nam trông thật dịu dàng bên chiếc áo tứ thân, đầu chít khăn mõ quạ, và các trang phục truyền thống Việt Nam như áo dài khăn đóng, rất được các bạn Việt Nam ở nước ngoài hâm mộ trong dịp lể mừng năm mới tổ chức tại các cộng đồn. Hình ảnh ngày xuân cụ đồ nắn nót bên câu đối đầu năm, " thịt mở dưa hành câu đối đỏ, cây nêu nồi pháo bánh chưng xanh", mãi mãi vẫn là một hình ảnh đẹp của quê hương ngày Tết trong lòng người dân Việt.

Văn hoá lễ hội

Người Mỹ và phương Tây thường có những tổ chức lễ hội đầu năm để đón mừng năm mới và họ đã phát triển lễ hội thành một sản phẩm du lịch đặc biệt: những cuộc lữ hành xe hoa và trang phục rực rỡ, đặc biệt kỷ thuật tổ chức diễu hành tại các Disney land ở Cali và Florida, cũng như ở Paris và Tokyo là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, văn minh và lịch sự.

Vài năm gần đây, tại Saigon- thành phố có tổ chức Chợ hoa Nguyễn Huệ ngày Tết. Tại nơi đây bạn sẽ có dịp thấy lại những ngôi nhà lá thân thương, những bồ lúa, xe ngựa, xe bò, con thuyền chở đầy sen súng, bên phong cảnh nông thôn hữu tình, có những khóm trúc xinh tươi quyến rũ, và khóm hoa khoe đủ màu rực rỡ, các thiếu nữ xinh xắn trong bộ trang phục ba miền bên ấm nước chè xanh, hoặc bày bán các loại chè của đất nước, đã làm trung động hàng triệu con tim người Việt xa xứ và người ngoại quốc đến Việt Nam. Ttrong dịp Tết 2006, các đội Thanh niên Tình nguyện được bố trí tại các sân bay để giúp đỡ việc phụ giúp hành lý thủ tục hải quan cho kiều bào người Việt về quê ăn Tết, quả là những tín hiệu vui về tình người làm bà con cảm động.

Tuy nhiên, phải thực sự nhìn nhận đất nước vẫn còn đó những thói quen bê bối nơi công cộng như nạn chạy xe cẩu thả, không giảm bớt ga đền nơi giao lộ, vượt đèn đỏ, không tôn trọng luật giao thông, nạn chen lấn mất lịch sự, chèo kéo du khách, ăn tiệc buffet theo phong thái như rằm tháng bảy, mổi khi trời mưa thì chạy xe bạt mạng "Sợ ướt hơn sợ chết",v.vv. và nhất là đại nạn xã rác bừa bãi vô tội vạ, như là những chiếc gai nhọn làm đau nhói lòng người.

Hy vọng rằng nó và những cái ác, cái xấu, cái bê bối - lôm côm của năm cũ, sẽ vĩnh viễn mất đi để nhường chỗ cho một mùa xuân mới.

Con quạ trên đất Mỹ

Một ấn tượng sâu sắc về nước Mỹ trong tôi đó là hình ảnh con quạ. Ở đâu cũng thấy có nó, tướng loài chim quạ thì quả thật không đẹp lắm, lông lá thì đen thui, tiếng kêu thì nghe chẳng lãnh lót chút nào, thế nhưng trong ca dao Việt Nam thì con quạ là một lòi vật quá thân thuộc gần gũi:

Quạ kêu nam đáo nữ phòng,

Người dưng khác họ đem lòng nhớ thương.

Tôi lại có may mắn đọc được một câu chuyện về loài quạ này thật rất cảm động. Truyện này được ghi bằng chữ viết tay, phát không tại công viên Tao Đàn, bởi một cô thiếu nữ tập thể dục buổi sáng còn rất trẻ. Rất tiếc là tôi không biết ai là tác giả bài viết này, chỉ đoán là nó đã xuất phát từ nước Mỹ qua phương tiện truyền thông Internet. Xin được kể hầu lại các bạn trước khi chia tay tiển năm cũ và đón mừng năm mới.

"Một người cha già nua ngồi hóng mát trên băng ghế gỗ trước sân nhà cùng đứa con trai thành đạt của ông. Bất chợt một con quạ xà xuống đậu bên bờ giậu. Người cha già nua hỏi đứa con của mình: "Con gì vậy con"". Người con trả lời: "Đó là con quạ". Một lúc sau, ông lão lại hỏi: "Con gì vậy con"". Người con trả lời: "Đó là con quạ". Vài phút sau, ông lão lại hỏi con trai: "Con gì vậy con"". Người con đáp "Cha ơi, con vừa nói đó là con quạ mà!" Một chốc sau, ông lão lại hỏi con trai lần thứ tư: "Con gì vậy con"". Lần này, giọng người con đã có phần bực bội, anh ta gắt "Cha ơi! Đó là con quạ! Con quạ!" Sau đó vài phút, người cha lại hỏi con trai lần nữa: "Con gì vậy con"". Lần này, người con phát cáu "Cha ơi, sao cha cứ hỏi hoài một câu hỏi, mặc dầu đã bao nhiêu lần con trả lời cha đó là con quạ! Cha không hiểu hay sao!".

Người cha già lụm khụm đi về phòng mình và quay trở ra với chiếc ghế gỗ và một quyền sổ cũ kỹ. Ông lần giỡ đến một trang viết và đưa cho con trai đọc. Người con thành đạt đọc được những dòng chữ trong quyển nhật ký của cha:

"Ngày..tháng.. năm....

Hôm nay, khi tôi cùng đứa con trai bé bỏng của mình ngồi hóng mát trước sân nhà, có một con quạ xà xuống. Con tôi hỏi tôi hết thảy hai mươi lăm lần đó là con gì. Tôi trả lời con trai tôi đủ 25 lần rằng đó là con quạ, mà trong lòng vẫn ngập tràn hạnh phúc.”

NGUYỄN BÍNH CHÂU


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,038,306
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến