Hôm nay,  

Còn Đâu Câu Nói Yêu Em!

22/01/200600:00:00(Xem: 102128)
Người viết: cánh chuồn chuồn

Bài số 917-1517-241-vb8012206

*

Bài thứ hai là ý kiến ngắn của tác giả về ngôn ngữ Mỹ Việt, qua cách dùng tiếng Yêu.

Theo đà lạm phát ngân sách quốc gia, và thâm thủng mậu dịch, hiện nay nước Mỹ còn bị đe dọa bởi một sự lạm phát trầm trọng về ngôn ngữ - sự lạm dụng của chữ ‘love’, dịch nôm na ra tiếng Việt là ‘yêu’.

Với sự tôn thờ chủ nghĩa cá nhân cao độ, con người ở đây càng ngày càng cuộn tròn lại trong cái vỏ ngục tù vị kỷ. Tình yêu thường đựơc giới hạn trong phạm vi nhỏ bé của gia đình: tình nhân, vợ chồng, con cái, ... Tình thương đối với gia đình, có thể vì hoàn cảnh sống, có thể nói là đã bị đơn giản hoá rất nhiều - con cái ở Mỹ có khuynh hướng thoát ly gia đình để sống tự lập lúc còn trẻ tuổi. Còn tình yêu dân tộc, đất nước, tổ quốc thì chỉ là những khái niệm mơ hồ trong ý thức hệ này.

Chẳng biết đã có ai suy nghĩ và phân tích thử về sự ‘đơn giản hóa’ của khái niệm ‘tình yêu’ trong xã hội vật chất này chưa" Chẳng biết sự kiện này có phải chăng là kết quả của sự nghèo nàn của Anh Ngữ trên phương diện tình cảm" Trong tiếng Mỹ, chữ ‘love’ được xử dụng một cách khá bừa bãi. Đụng đâu là ‘love’ đó. Ta có thể tìm thấy những thí dụ cụ thể trong sự sinh họat hằng ngày như: I love my country, I love my car, I love pizza, I love rock’n roll, the dog loves the bone, I love you, I love my dog, ... Với cái lối nói như vậy, chữ ‘love’ mất dần đi tính cách thiêng liêng của nó; vốn dùng để diễn tả tình cảm quý giá của con người. Đặt tình yêu quê hương đất nước ngang với tình yêu dành cho miếng bánh hoặc tình yêu của con chó dành cho miếng ăn của nó phải chăng là khôi hài.

Trong tiếng Việt, sự yêu thích của con người ta cũng có tôn ti trật tự đàng hoàng. Nhắc đến quê hương thì ta nói tới ‘yêu’ đất nước tôi, nghĩ đến xe cộ thì ta nói tới ‘thích’ chiếc Mercedes, đói bụng mà có người dẫn đi tiệm thì tôi ‘khoái’ ăn pizza, vặn radio thì tôi chỉ ‘mê’ có nhạc rock ... Nếu tôi có nuôi chó thì con chó của tôi không có tư cách nào để xài tới chữ ‘yêu’, có ngon lắm thì tôi cho là nó ‘chịu’ khúc xương.

Chữ yêu trong tiếng Việt được dùng để diển tả tình cảm thiêng liêng giữa con người và con người và xa hơn nữa thì với đồng bào, tổ quốc. Chẳng bù với lời nói xổ sàng và đơn giản của Anh ngữ. Cứ theo đà phát triển của xã hội Hoa Kỳ như hiện nay thì chẳng mấy chốc chẳng ‘còn đâu câu nói yêu em’.

Càng nghĩ sao lòng mình càng thấy yêu chữ ‘yêu’ của tiếng Việt. Ngọt ngào và thắm thía thay câu hát: ‘Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời. Mẹ hiền ru những câu xa vời ...’

Cánh Chuồn Chuồn


Ý kiến bạn đọc
11/04/202404:40:57
Khách
glass prescription lenses <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> blue pill
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,972,293
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Nhạc sĩ Cung Tiến