Hôm nay,  

Còn Đâu Câu Nói Yêu Em!

22/01/200600:00:00(Xem: 102152)
Người viết: cánh chuồn chuồn

Bài số 917-1517-241-vb8012206

*

Bài thứ hai là ý kiến ngắn của tác giả về ngôn ngữ Mỹ Việt, qua cách dùng tiếng Yêu.

Theo đà lạm phát ngân sách quốc gia, và thâm thủng mậu dịch, hiện nay nước Mỹ còn bị đe dọa bởi một sự lạm phát trầm trọng về ngôn ngữ - sự lạm dụng của chữ ‘love’, dịch nôm na ra tiếng Việt là ‘yêu’.

Với sự tôn thờ chủ nghĩa cá nhân cao độ, con người ở đây càng ngày càng cuộn tròn lại trong cái vỏ ngục tù vị kỷ. Tình yêu thường đựơc giới hạn trong phạm vi nhỏ bé của gia đình: tình nhân, vợ chồng, con cái, ... Tình thương đối với gia đình, có thể vì hoàn cảnh sống, có thể nói là đã bị đơn giản hoá rất nhiều - con cái ở Mỹ có khuynh hướng thoát ly gia đình để sống tự lập lúc còn trẻ tuổi. Còn tình yêu dân tộc, đất nước, tổ quốc thì chỉ là những khái niệm mơ hồ trong ý thức hệ này.

Chẳng biết đã có ai suy nghĩ và phân tích thử về sự ‘đơn giản hóa’ của khái niệm ‘tình yêu’ trong xã hội vật chất này chưa" Chẳng biết sự kiện này có phải chăng là kết quả của sự nghèo nàn của Anh Ngữ trên phương diện tình cảm" Trong tiếng Mỹ, chữ ‘love’ được xử dụng một cách khá bừa bãi. Đụng đâu là ‘love’ đó. Ta có thể tìm thấy những thí dụ cụ thể trong sự sinh họat hằng ngày như: I love my country, I love my car, I love pizza, I love rock’n roll, the dog loves the bone, I love you, I love my dog, ... Với cái lối nói như vậy, chữ ‘love’ mất dần đi tính cách thiêng liêng của nó; vốn dùng để diễn tả tình cảm quý giá của con người. Đặt tình yêu quê hương đất nước ngang với tình yêu dành cho miếng bánh hoặc tình yêu của con chó dành cho miếng ăn của nó phải chăng là khôi hài.

Trong tiếng Việt, sự yêu thích của con người ta cũng có tôn ti trật tự đàng hoàng. Nhắc đến quê hương thì ta nói tới ‘yêu’ đất nước tôi, nghĩ đến xe cộ thì ta nói tới ‘thích’ chiếc Mercedes, đói bụng mà có người dẫn đi tiệm thì tôi ‘khoái’ ăn pizza, vặn radio thì tôi chỉ ‘mê’ có nhạc rock ... Nếu tôi có nuôi chó thì con chó của tôi không có tư cách nào để xài tới chữ ‘yêu’, có ngon lắm thì tôi cho là nó ‘chịu’ khúc xương.

Chữ yêu trong tiếng Việt được dùng để diển tả tình cảm thiêng liêng giữa con người và con người và xa hơn nữa thì với đồng bào, tổ quốc. Chẳng bù với lời nói xổ sàng và đơn giản của Anh ngữ. Cứ theo đà phát triển của xã hội Hoa Kỳ như hiện nay thì chẳng mấy chốc chẳng ‘còn đâu câu nói yêu em’.

Càng nghĩ sao lòng mình càng thấy yêu chữ ‘yêu’ của tiếng Việt. Ngọt ngào và thắm thía thay câu hát: ‘Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời. Mẹ hiền ru những câu xa vời ...’

Cánh Chuồn Chuồn


Ý kiến bạn đọc
11/04/202404:40:57
Khách
glass prescription lenses <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> blue pill
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,017,978
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến