Hôm nay,  

Thêm Một Cái "ngu": Tôi Đi Dạy!

29/11/200500:00:00(Xem: 152322)
Người viết: KHANH PHAN

Bài số 883-1483-210-vb4113005

Bà Khanh Phan, một kỹ sư tại Louisville, KY, đã tham dự viết về nước Mỹ từ năm đầu tiên. Đây là bài thứ hai trong loạt bài mới của bà, kể về việc bỏ nghề kỹ sư đi làm cô giáo, với nhiều chi tiết sống thực và sống động.

*

Từ khi còn nhỏ, tôi đã có ước mơ trở thành cô giáo. Sau khi tốt nghiệp trung hoc, cuộc đời theo vận nước, tôi qua Mỹ và ước mơ bị chôn kín một xó nào.Một hôm, một cô bạn cùng hãng nói "Sao không đi dạy học, đỡ bị nhức đầu vì nhà trẻ." Cô làm giấc mơ tôi sống lại. Tôi nghĩ suy và tính toán rất nhiều.

Nếu tôi đi dạy, lương của tôi sẽ thấp hơn lương kỹ sư. Tuy nhiên, nếu tôi đi dạy, tôi đi và về cùng một lúc với các con tôi, tôi ở nhà với chúng trong những ngày nghỉ. Tính đi tính lại, tôi thấy đi dạy tốt hơn. Thế là trở lại trường để lấybằng Master. Tôi chọn dạy môn toán trung học. Đã có bằng kỹ sư nên tôi chỉ cần học thêm có một năm. Vừa học vừa làm kéo tôi tới hai năm trời mới xong.

Lúc học gần xong, tôi được đi thực tập. Họ cho tôi vào những trường rất dễ thương. Những học trò lớp 10-12 nầy hiếu học nên không phá phách gì tôi. Ở trường thứ hai, học trò có đủ mọi sắc dân. Trường nầy tôi nghe nói cũng có nhiều Việt nam. Nhưng những lớp tôi vào thì chỉ có vài học trò Việt nam. Những học trò nầy không phá nhưng tỏ vẻ cóc cần. Trường thứ ba cũng có nhiều học sinh ngoại quốc nhưng không có nhiều học sinh Việt nam. Trong 7 lớp, tôi chỉ có một học trò Việt nam. Tôi chỉ có 6 lớp, nhưng sáu tuần cuối cùng, tôi phải chọn một lớp mới và bỏ một lớp cũ. Học trò Mễ và từ nước Nga rất nhiều. Tôi thấyhọc trò nhóm theo từng sắc dân nếu thầy cô không sắp chỗ ngồi. Nhưng học trò ngoại quốc thì hiền, tỏ vẻ tôn trọng thầy cô. Mỗi lớp tôi đều có ít nhất một đứa chuyên môn phá tôi. Vì đang thực tập, tôi có thầy hướng dẫn có mặt trong lớp và chuyện phá phách không đến nỗi tệ. Tôi yêu nghề lắm vì tôi được nhiều học trò tỏ lòng ái mộ và được khen là một cô giáo tuyệt vời của tương lai, từ cách giảng dạy đến cái tư cách của một nhà giáo tôi không bị chê chỗ nào.

Mẹ tôi cũng là cô giáo, nhưng chỉ dạy ở Việt Nam. Bà than phiền, ngăn cản tôi đủ thứ. Nhưng chung qui, bà cho là đi dạy là lương thấp. Tôi cố giải thích cái lợi của tôi nếu tôi đi dạy cách nào đi nũa cũng không sao thuyết phục được cái suy nghĩ của Bà. Tôi quyết định xây giấc mơ của tôi cho tới cùng.

Khi học xong, tôi được dạy ở một trường không xa nhà lắm, độ 15 phút nếu như không kẹt xe. Khi một mình tôi đứng lớp ở trường này thì thôi tôi thấy tôi ngu.

Tôi cũng có 6 lớp. Tôi dạy môn hình học, đại số I và đại số II. Học trò tôi có đủ trình độ từ lớp 9 đến lớp 12. Nhưng toàn bộ 6 lớp tôi chỉ có 5 đứa da trắng. Còn lại toàn da đen. Tôi không có một đứa học trò Việt nam, mặc dù trường có một số học sinh Việt nam.

Ngay ngày đầu, khi tôi giới thiệu tôi từ Việt nam, có nhiều học trò nói, chúng chắc chắn rằng tôi sẽ không tồn tại hơn một tuần. Vì chúng nghĩ tôi không tồn tại hơn một tuần, nên không thèm học. Cho bài tập về nhà, chỉ có vài đứa nộp. Vào trong lớp, thì gọi cell phone và làm cái gì khách hơn là học. Hôn nhau, ôm nhau ríu rít cả lên. Khi trường tan, học trò về rồi, tôi còn ở lại một mình trong lớp, làm thêm một số việc. Nhưng cái đầu của tôi như còn một đàn ong vỡ tổ. Cái triệu chứng nầy ít nhất một giờ mới hết. Tôi không muốn gọi tụi nó đi lên văn phòng hay kết tội tụi nó vì tụi nó sẽ mất giờ học và đẻ thêm việc cho tôi. Nhưng rồi tôi phải làm, tôi gởi ngay những đứa nào phá phách ra khỏi lớp. Tôi đi dạy môn toán cho học trò trung học. Nhưng tôi có cảm tưởng là tôi là một bà mẹ của nhiều đứa bé lên ba. Cứ chạy theo sau từng đứa để kỷ luật. Có lần tụi nó nói chuyện nhiều quá, tôi tắt đèn rồi mở đèn liên tục vài lần như lời khuyên lúc tôi đi thực tập. Nhưng đối với học trò nầy, khi tôi làm như vậy, thì tụi nó vỗ tay và ca bài "Clap on, clap off", theo một quảng cáo trên ti-vi.

Vì mới vào nghề, nên thỉnh thoảng có thanh tra đi xem xét tôi dạy. Một hôm tôi hỏi học trò có hiểu bài tôi dạy không, với câu nói "Do you understand this part"" Tôi bị quở phạt gần một giờ vì câu hỏi đó. Tôi không nên dùng câu này, vì câu này làm cho học trò bị low self esteem. Câu này chỉ dùng khi bố mẹ la mắng con mình ở trong nhà. Tôi không phải là mẹ chúng và tôi đến trường để dạy toán chứ không để la mắng học trò. Tôi phải hỏi "Are you with me"" Trong cái danh sách những chữ nên dùng và tránh dùng lúc tôi còn đi học đâu có cái câu này. Người Mỹ khó tánh thật. Lúc tôi còn học, hầu như mỗi lớp, tôi phải học điều lệ là phải rèn luyện học sinh trở thành một người học giỏi về bộ môn mình dạy mà còn dạy đạo đức cho học trò có một tác phong tốt cho xã hội. Mình dạy tác phong nó thì nó lên án mình "not your business" hay "I will tell my mom, you not do a right job." Tôi không thấy "làm thầy thuốc sai, giết một bệnh nhân. Làm thầy dạy sai, hại cả một thế hệ." Nhưng tôi thấy khi tôi dạy "sai" không những tôi bị mất giờ mà còn bị lên án.

Có lần tôi đang dạy, bỗng một đứa học trò trai trong y phục lính đứng lên cởi dây nịt và rượt đánh một học trò gái. Tôi vừa chạy theo sau cậu vừa gân cổ bảo ngừng và nhờ một đứa học trò khác gọi an ninh đến. Trước khi tôi gọi cậu lên văn phòng, tôi nói với cậu là, tôi rất mến phục những người trong bộ đồ lính đó, vì tác phong kỷ luật của họ rất cao. Nhưng hành động của cậu vừa rồi làm tôi rất thất vọng và hy vọng cậu sẽ không tái phạm. Cậu tỏ ra ngoan học sau lần đó, còn xách hình chụp với cô bồ nhí khoe tôi.

Có lần, một học trò Mễ, đem đồ bật lửa vào, đang giờ học, cậu đốt quần cô bé Mỹ trắng để chân dài lên phạm vi chỗ ngồi của cậu. Cũng may tôi thấy và gọi cậu bé ra ngay lập tức. Đi dạy toán, mà lúc nào tôi cũng phải có tư thế sẵn sàng để xem xét coi có kẻ "phản động." Có lúc, tôi ngồi tự kiểm, hình như mỗi ngày tôi dạy toán không có bao nhiêu giờ. Lo an ninh trật tự nhiều hơn là dạy toán.

Học trò trai còn dễ nói hơn học trò gái. Có những đứa còn bảo tôi câm mồm đi, khi tôi yêu cầu cô bớt nói chuyện, làm bài cho xong. Có cô còn gọi ngay mét mẹ vì tôi không cho đi tiểu. Rồi đòi thưa tôi ra tòa. Có lần tôi thử cho một học trò đi tiểu, thế là tụi nó từng đứa một xin đi. Mội lần đi là tôi phải ký tên và ghi lý do gởi tụi nó ra khỏi lớp. Giờ đó tôi bị cháy giáo án. Chúng nó không dám đi một lúc hai đứa. Nhưng chúng nó đã gọi bạn từ lớp khác hẹn nhau trong nhà tiểu. Có đứa đi ra chỉ để hút thuốc. Tôi cho một đứa đi mà không cho đứa khác đi là tôi cũng bị lên án. Có lần một cô học trò gái Mỹ trắng nói nhỏ với tôi là cô có kinh nguyệt, máu ra nhiều, cô phải đi nhà tiêu giữa giờ học, xin được phép ra. Tôi cho cô đi. Thế là đám học trò còn lại cũng xin đi. Tôi không cho, thế là tôi bị lên án kỳ thị. Tôi không thể nói cho cả lớp lý do tôi cho cô bé kia đi vì đó là chuyẹn riêng tư của cô. Nhưng nhờ chuyên này, tôi mới khám phá ra là học trò nghi tôi kỳ thị ngay bữa đầu tiên. Chúng nó hỏi tôi tại sao người Việt nam ghét Mỹ đen quá vậy. Tôi mới hỏi người nào, ở đâu. Chúng nó nói là cả khu có nhiều người Việt nam ở. Tôi vấn an chúng nó với lời khuyên rằng đừng quơ đũa cả nắm, nếu tôi ghét Mỹ đen thì tôi đã không nhận lời dạy ở trường nầy. Tôi cũng là nạn nhân bị kỳ thị. Tôi kể một số câu chuyện của tôi. Sau giờ đó tôi và học trò hiểu nhau hơn. Nhiều đứa phá tôi trở thành học trò cưng của tôi, bênh vực tôi và kỷ luật một số học trò ngỗ nghịch khác giúp tôi. Sau lần phê học bạ, gởi bản điểm đầu tiên về nhà, chúng nó bắt đầu thấy tôi tồn tại lâu hơn một tuần nên bớt phá và bắt đầu tỏ vẻ hiếu học.

Có đứa học trò không biết tôi là Việt nam, tưởng tôi là người Tàu, cứ nói tiếng Tàu với tôi. Trò nói trò nghe, cô giáo lửng lơ con cá vàng. Có lần cậu học trò nầy định đánh tôi từ sau lưng vì tôi không nói chuyện tiếng Tàu với cậu. Học trò cảnh cáo tôi, tôi quay lại thấy cậu đang múa võ con rắn. Tôi bảo đừng phá tôi, tôi có "black bell." Ngày hôm sau cả trường đồn vang lên là tôi thuộc nhóm du đảng nào đó. Đúng là "Trời phạt" tôi nặng thật. Một học trò không phải học trò của tôi, đến lớp tôi xin mượn máy tính (loại mắc tiền để học toán bây giờ.) Tôi không cho vì học trò của tôi đang cần. Thế là cậu nói người Tàu nào mặt cũng xấu. Cậu không nói tánh xấu. Tôi lờ đi, vì câu không biết tôi là Việt nam. Nhưng tôi chợt nghĩ cả dân Tàu bị chê mặt xấu vì cậu không mượn đươc máy tính. Trớ trêu thật! Có một cô giáo gần lớp tôi bị học trò trai đánh bị thương. Ngày nào ở trường nầy cũng xảy ra chuyện đánh lộn, không võ chân tay cũng võ mồm. Đến lúc tôi sợ cho bản thân tôi.

Một hôm tôi có một đứa học trò trai rất to lớn, nói cho cả lớp nghe, tôi là cô giáo "sexy" nhất trường và tuyên bố rằng tôi là "sweet girl" của cậu. Tôi nói cậu đừng đem những chuyện không hợp với bộ môn trong lớp toán nầy. Cậu lại nói là tôi lại dạy English nữa rồi, vì câu tôi mới vừa dạy là câu tiếng Anh chứ không phải môn toán! Cuối giờ, cậu lên nói cậu muốn được ít nhất điểm C trong lớp nầy. Tôi trả lời là, cậu phải ráng học để được điểm D trước. Sau đó cậu bắt đầu chăm học, nhưng thỉnh thoảng vẫn ca bài "Mrs. Khanh is my sweet girl."

Hầu như mỗi lớp tôi dạy đều có ít nhất một cô vừa là mẹ vừa đi học. Có cô còn mang hình con vào khoe. Năm ngoái tôi có hai đứa học trò mang bụng bầu thật to. Tôi phải cho chúng nó ngồi bàn đặc biệt, bụng khỏi bị vướng. Rồi lại sắp cho ngồi chỗ dễ ra vào vì phải đi tiểu thường xuyên. Trong hai cô nầy, có một cô phá tôi nhất. Có lần tôi đến nói nhỏ là cô phải ráng học, đừng tô màu nữa. Sắp làm mẹ rồi, phải có trách nhiệm đi. Cô trả lời ngay "Make me" và tiếp tục tô màu. Bài cho thì không làm, giảng bài thì không nghe mà còn hỏi tôi có thể cho lên lớp được không! Có lần tôi đi gác thi ở lớp khác, tôi cũng thấy có mấy cô còn "mặt sữa" mà bụng đã chình ình. Tôi không hiểu chúng là nạn nhân của "tự do" hay là nạn nhân của sự bỏ rơi của cha mẹ hay nạn nhân của cái "thằng cha" của đứa bé trong bụng. Tôi tội nghiệp cho chúng, nhưng tôi không làm gì khác hơn được.

Có lần tôi đọc mẩu chuyện của đức Chúa Jesus dạy. Tôi thích lắm. Trong trường, tôi cũng phải dạy theo lệnh tổng thống Bush "No child left behind." Nếu tôi theo luật ông tổng thống, tôi phải lo cho từng đứa một. Nhưng tôi đang lo cho đứa này, tôi "bỏ rơi" mấy đứa kia. Tôi không thể lo cho cả đám cùng một lúc. Trong đám lúa xanh nặng trĩu những mầm lúa non, có cây cỏ dại mọc vươn cao khỏi ngọn lúa. Tôi không thể đạp lên vài cây cỏ xanh để nhổ cây cỏ dại kia. Nhưng có cây cỏ dại nào hại lúa xanh thì tôi phải trị ngay và không tránh khỏi sự hy sinh. Đã vào trung học mà làm toán cộng còn dùng những ngón tay. Có đứa còn chửi tôi ngu vì bình phương của -2, máy tính trả lời là -4 tôi lại nói là +. Tôi đâu có thì giờ ôn bài cho những đứa bị "behind" hoài được. Nếu tôi nhín chút thì giờ ôn bài cho mấy đứa nầy, thì mấy đứa kia lại chê "chán bỏ xừ" học cái nầy rồi, cứ dạy hoài. Đó là chưa kể tôi sẽ bị cháy giáo án.

Có lần tôi vừa giới thiệu là hôm nay học lượng giác. Thế là cả lớp bảo không có trong giáo án đừng có dạy. Có đứa chạy ra mét ông xếp (Math Head) của tôi. Nhưng thất vọng trở về lớp và tuyên bố là phải học lượng giác. Rồi tôi dạy rằng, trình độ trung học lấy tam giác vuông làm tầm hồn cho lượng giác. Dĩ nhiên tôi lại phải ôn vài đặc điểm của tam giác vuông. Rồi cứ dùng tam giác vuông để dạy cách tính sine, cosine v.v... Chúng nó lại kêu gào tôi không có hình nào khác hơn để dạy hay sao. Lúc nào chúng nó cũng tỏ ra là khôn và chê tôi "ngu." Có lúc tôi tự nhủ là tôi ngu thật vì tôi chưa biết hết mấy cái ngu của chúng nó.

Những tuần đầu rất khó, vì phải hiểu biết từng đứa học trò về bản tánh cả sức học. Tôi phải học gọi đúng từng tên học trò. Tên Mỹ trắng còn dễ học. Tên Mỹ đen khó ơi là khó. Có đứa thông cảm, cho tôi cái tên ngắn gọn, dễ kêu từ tên giữa. Có đứa la tôi là có cái tên gọi cũng không được thì dạy cái gì! Công việc của tôi khó hơn vì tôi là cô giáo không sinh trưởng ở đây. Tôi nghĩ, tôi phải ráng chịu đựng và coi tôi chịu "cực hình" (theo tôn giáo cho là bị khảo, hay trả nợ tiền kiếp) được bao lâu. Tôi nghĩ khi học trò và cô giáo hiểu nhau, học trò bắt đầu chịu học thì chuyên dạy sẽ không khó nữa. Nhưng sau đó tôi phải đối phó với những chuyện khác. Tôi sợ nhất là cho điểm ma cho tụi nó khỏi phải học lại lớp nầy hay được tiếp tục chơi thể thao cho trường. Có nhiều việc làm trái với lương tâm của tôi. Có thể một ngày nào không xa tôi phải bỏ dạy vì những chuyện nầy. Và tu khổ hạnh theo kiểu nào khác chứ theo kiểu nầy tôi về địa ngục sớm hơn.

Tôi nghĩ tôi đi dạy tôi là một đứa ngu. Một người bị chửi ngu khi người đó không biết một sự việc. Tôi chui vào chăn, tôi mới thấy chăn có rận. Tôi không thể "đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" được. Có lẽ tôi thà là một đứa "mất dạy" hơn là một người đi dạy. Tôi không thấy đi dạy là một sự vinh quang hay vênh râu vì học trò là tương lai của đất nước. Tôi chỉ thấy dạy học là một nghề kiếm sống như những ngành khác. Nó là cái nghề bạc bẽo nhất trong những cái nghề cần có bằng cấp. Những kẻ "nửa chừng xuân" như tôi khó mà hòa vào môi trường giảng dạy nầy một trăm phần trăm. Tôi nghĩ những người Việt Nam sanh ra và lớn lên ở Mỹ có thể dễ thành công trong nghề dạy hơn tôi. Và có thể được đắc đạo cao siêu. Nhưng riêng tôi, tôi không dám khuyến khích các con tôi xây ước mơ thành một thầy hay cô giáo ở Mỹ.

KHANH PHAN

Ý kiến bạn đọc
11/08/201118:59:30
Khách
Rất hay và rất thực tế!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,381,342
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến