Hôm nay,  

Cà Phê Đắng

28/11/200500:00:00(Xem: 152105)
Người viết: KHANH PHAN

Bài số 882-1482-209-vb3112905

Bà Khanh Phan, một kỹ sư tại Louisville, KY, đã tham dự viết về nước Mỹ từ năm đầu tiên. Sau đây là bài viết mới của bà.

*

Thời còn ở Việt Nam, nhà tôi gần một quán cà phê. Người chủ quán là một bà quả phụ, ở vậy nuôi một đàn con. Người phụ việc là những cô con gái lớn, còn độc thân của bà. Ngược lại, khách uống cà phê toàn là những người đàn ông. Vì còn nhỏ, tôi không được cha mẹ cho uống cà phê. Nhưng thỉnh thoảng tôi phải đi mua cà phê mang về cho cha tôi uống.

Vì tôi mua cà phê để mang về nhà, tôi không lấy ghế ngồi ở bàn, tôi đi thẳng vào trong bếp đặt mua và đứng đó chờ. Mỗi lần đi mua cà phê là mỗi lần tôi có cảm giác như bị đưa ra xử tử hình. Tôi cảm thấy ngượng làm sao, mặc dù tôi còn rất nhỏ. Tôi không dám nhìn một người khách nào. Tôi cứ tưởng tượng rằng họ không có ở đó, cứ đi một lèo vô bếp, và vụt một cái vèo đi ra khỏi tiệm với ly cà phê. Sau nầy tôi nghe kể, chỉ cần đi ngang quán là thấy tỉnh táo vì mùi cà phê thơm phức bốc hơi ra ngoài quán. Như vậy cũng biết tôi sợ cỡ nào.

Khi qua Mỹ, tôi gặp lại gia đình chủ quán, người chủ quán kể tội tôi là họ rất rầu khi thấy tôi đến mua cà phê vì tôi cứ hối họ làm cho nhanh. Thật ngỡ ngàng, tôi không nhớ là tôi có hối hay không. Nhưng chủ quán ơi, bà có biết tâm trạng của tôi lúc đi mua cà phê không, tôi vẫn còn nhớ đến bây giờ!

Trước khi gặp lại bà chủ tôi cũng có thường đi qua một tiệm Donut và cà phê ở San Francisco. Gần ba năm, cứ đi ngang quán là tôi ghé mắt nhìn vào. Tôi cố tìm lại kỷ niệm xưa. Tôi cố tìm lại cái cái cảm giác sợ hãi. Tôi cố tìm lại gì vui sướng vì tôi đã qua những thử thách để mang ly cà phê nóng về cho cha tôi. Cho người uống ly cà phê để tỉnh táo và tiếp tục đi làm mang tiền về nuôi tôi lớn. Nhưng tôi không sao tìm lại được những cảm giác đó nữa.

Quán Donut và cà phê nầy có cả đàn ông và đàn bà, trẻ con và người già. Tất cả đều có vẻ vội vả, không thư thái. Có lần, dù chỉ một lần, tôi thử vào quán mua donut nhưng không uống cà phê. Tôi ngồi đó vừa ăn vừa nhìn những người trong quán. Họ đều chạy theo thời gian, không có gì cho tâm tư tôi lắng động. Rồi một hôm, tôi phải thức học thi. Tôi thử vào đó mua cà phê về uống. Tôi không ngồi đó, tôi mang về để thưởng thức một mình tôi.Tôi cố xem tôi có cảm giác thưởng thức của cha tôi không. Đúng lắm, tôi tỉnh thật, nhưng tôi xin chừa, không có lần thứ hai vì tôi không ngủ được đến ba ngày. Cà phê tôi uống, không có đường hay sữa, nên tôi gọi nó là cà phê đắng. Nếu tôi cho đường hay sữa vào, tôi vẫn cho nó là cà phê đắng, vì nó báo hại tôi mất ngủ mấy ngày liền.

Sau đó vài năm, cậu em trai đoàn tụ cùng tôi. Như cha tôi, cậu hay uống cà phê. Nhưng cậu không thích uống một mình. Cậu thích đi ra ngoài uống với bạn bè. Có lần bạn cậu đến rủ đi uống cà phê. Tôi nghe nói: "Tao mới tìm được quán cà phê này ngon và rẻ lắm." Em tôi hỏi: "Quán đó tên gì và ở đâu"" Bạn cậu trả lời: "Mạc -Đô - Nàng!" Tôi không thể nín cười, nhưng tôi tò mò hỏi cậu em: "Sao không uống ở nhà"" Cậu em trả lời: "Đi ra ngoài uống để còn tâm sự chuyện tình lẻ bóng." À há, cái bí mật của chuyện cà phê đắng của mấy đấng mày râu săp được tôi bươi ra.

Tôi chạy đi ra tiệm mua cà phê Việt Nam và cái lọc cà phê. Tôi nhớ lại hình ảnh pha cà phê của chủ quán và ráng làm theo trí nhớ. Tôi để cái lọc trên một cái ly không, cho cà phê vào cái lọc, đổ nước nóng lên và đậy nắp cái lọc lại, tôi ngôi chờ. Một lát sau, giọt cà phê đầu tiên rơi xuống đáy ly, rồi từ từ những giọt khác cũng rơi xuống. Eo ơi sao mà giọt cà phê rơi xuống chậm thế. Làm kiểu này chỉ có uống cà phê nguội chứ đâu phải cà phê nóng. Nhưng những giọt cà phê rơi chậm kiểu này, thì các cậu có những giây phút thong thả của cuộc sống và thời gian chờ đợi những giọt cà phê kết thành một ly cà phê, thì không cần rượu lời cũng ra.

Tôi ngồi một mình, lặng ngắm những giọt cà phê và hồn tôi cũng vào kỷ niệm.

Lúc tôi mới học lớp hai, một hôm thầy giáo đang dạy, thầy uống một ngụm nước. Tôi nghĩ có thể là cà phê. Nhưng không bao lâu sau, thầy đứng dậy với cái mặt xanh bầm, đi ra ngoài lớp, và thầy tôi té xuống, chúng tôi cười rộ lên vì nghĩ thầy pha trò hề. Nhưng không thấy thầy ngồi dậy và không nhúc nhích, chúng tôi chạy tán loạn ra ngoài. Thầy đã chết vì uống thuốc độc để tự tử. Sau đó vài ngày tôi nghe mẹ tôi kể thầy đã tự tử vì chung tình với vợ của thầy. Bố mẹ của thầy bắt thầy bỏ vợ để lấy một người vợ khác. Tôi không hiểu vì sao. Vợ thầy cũng đi dạy như thầy, cũng xinh đẹp và hiền hậu. Thầy cô cũng có đủ con trai và con gái. Nhưng sau đó vài tháng tôi mới biết là vì nghèo. Bà vợ không làm gì cho gia đình giàu sang hơn. Chuyện tình đó ám ảnh tôi và hình như thúc giục tôi lớn. Tôi bứơc vào trung học không bao lâu, thì nghe tin một thầy của tôi đi cưới vợ. Ngày thầy đính hôn thì tin một cô bạn của thầy mới tự tử đến ngay trong tiệc cưới của thầy. Cô bạn nầy thương thầy nhưng không được thầy cưới nên tự kết cuộc đời.

Khi tôi lên lớp đệ thất (lớp 7), lớp tôi nằm cạnh lối ra vào của khu nhà những thầy cô giáo cư ngụ. Hầu hết những thầy cô giáo nầy còn độc thân và ở xa nhà. Một hôm trời đầy sương mù, và hơi lạnh.Tôi đi ngang cổng nầy để dựng cái xe đạp của tôi trước khi vào lớp. Tôi nghe thầy S. chọc thầy L. "Ông hút thuốc làm gì, sương đầy thế kia mà ông không thấy sao"" Rồi hai thầy cùng cười. Thầy L. bỏ đi xuống lớp với một câu cho thầy S. "Đừng khơi lại vết đau của tao." Thầy S. kể tôi nghe rằng cô bạn gái của thầy L. tên Sương đã phụ thầy.

Khi tôi lên lớp 12, tôi lại nghe kể một thầy giáo già của tôi chưa từng lấy vợ vì thầy chưa chịu chôn một mối tình. Ngày thầy mới vào nghề thầy bị một tai nạn rất trầm trọng. Vị hôn thê của thầy vào thăm thầy một lần rồi biến mất. Thầy không trách cô nhưng lại trách thân tàn. Thầy bình phục trở về và tiếp tục đi dạy. Nét mặt đầy vết thẹo, soi gương mỗi ngày thầy không quên được cái hình ảnh sợ hãi của vị hôn thê ngày nào. Thầy không thấy chính thầy lúc bị thương, nhưng nhìn thấy sự hốt hoảng đó thầy biết chắc nó ghê sợ lắm.

Một đứa bạn cùng lớp với tôi, một hôm vào ở cùng nhà với một thầy giáo của tôi. Hỏi ra tôi mới biết là thầy hỏi cưới, nhưng cha mẹ nàng không chấp nhận vì môn đăng hộ đối. Cái mã thầy giáo lương không đủ ăn mà nuôi thêm ai. Thế là đứa con bỏ theo sống với thầy. Thương cuộc tình éo le, các thầy cô ở trường cũng tổ chức lễ ra mắt đôi vợ chồng mới. Tôi quên mất cái từ mà họ dùng cho cái buổi lễ nầy sau biến cố tháng 4, 1975. Ai nhớ xin mách dùm.

Cũng năm 12 đó tôi bắt đầu nghe kể và chứng kiến những cuộc tình. Lúc đó nó cũng vì thời cuộc đổi thay. Khi cuộc chiến kết thúc, cảnh vợ chồng đi tìm nhau rất nhiều. Hầu hết những chuyện tôi nghe thấy là nhiều ôntg có hơn một bà vợ. Tôi không biết họ phải se tình như thế nào. Nhưng tôi nhớ cái ghen của vợ Hoạn Thư trong truyện Thúy Kiều cũng đủ làm tôi xót xa. Có người cho là vì vợ chánh không sanh được con trai phải cưới thêm vợ. Có người xa vắng vợ nhà, thử tình mới, rồi mê luôn, nhưng không muốn bỏ vợ nhà. Cũng có người vợ còn cảm ơn người tình mới của chồng vì đã chăm sóc chồng cô lúc cô không có bên cạnh. Rồi đón vợ mới về cho ở chung. Cũng có cảnh bỏ vợ cũ lấy vợ mới, rối loạn cả lên. Rồi tới cảnh vợ xa chồng vì trôi theo dòng vượt biên hay vì chồng bị đi học cải tạo.

Tôi được mẹ tôi cho đi thăm cha tôi khi họ cho thăm nuôi lần đầu. Gặp lại ba tôi, tôi muốn ôm chầm lấy người và nói thật nhiều, Nhưng tôi đã lớn, tôi nhường hành động đó lại cho mẹ tôi. Trớ trêu thay, mẹ tôi không làm như tôi nghĩ. Mỗi lần thấy mẹ tôi xích lại gần cha tôi thì cha tôi có vẻ tránh xa ra một tí. Có lẽ vì đông người, cha tôi không muốn ai thấy hay chăng" bỗng cha tôi đứng dậy và bảo mẹ và tôi theo cha tôi ra ngoài. Ở ngoài vắng người hơn. Nhưng không lâu thì tôi thấy công an vừa chạy vừa la hét về hướng chúng tôi. Tôi thấy họ đến đùng đùng tách một cặp đang ôm nhau. Họ dạy cặp đó là: "Đừng có cố bám theo gót giầy đế quốc Mỹ nữa! Chị về đi, còn anh lên văn phòng làm việc với chúng tôi." Tôi sợ quá, cha tôi vuốt đầu tôi và nói: "Không sao đâu con." Gia đình tôi không nói với nhau nữa chỉ nhìn chung quanh, thắm thoát nhìn nhau cho đến lúc họ đuổi tất cả những người thăm nuôi về.

Khi về nhà tôi mới khám phá ra cô vợ nầy ở cách nhà tôi không xa và họ mới lấy nhau vài tháng trước biến cố 1975. Sau đó tôi thấy nhiều bà vợ có chồng cải tạo đi lấy chồng thuộc “giai cấp mới”. Sau đó đến chính thầy giáo khác của tôi cũng đi lấy vợ mà người vợ lại là con của một đảng viên cao cấp. Thầy giáo nầy có một người cha có thể bị công an cho vào tù không biết lúc nào vì hoạt động tôn giáo. Những người nầy nuôi một hy vọng: Người thân của họ sẽ sống dễ hơn. Đời trớ trêu thật. Tôi không biết họ có yêu nhau hay không, theo định nghĩa của tình yêu.

Rồi cũng như bao nhiêu người, tôi đi vượt biên. Tôi không bỏ nước ra đi để tránh một cuộc tình hay để chạy theo một cuộc tình. Nhưng tôi chạy theo cái tình yêu bản thân của chính tôi. Tôi đi rồi, tôi tưởng những chuyện tình đó sẽ không thấy ở xứ người. Cái xứ mà người ta cho là thiên đàng.

Khi tôi ở đảo, người ta đặt cho cái đảo tôi ở là "Galang tình xù" nhưng tôi thấy tình hờ rất nhiều. Tình yêu nơi nầy cũng nở được. Có lẽ nơi đâu có đàn ông và đàn bà là nơi đó sẽ có tình yêu. Có một ông già một hôm mất tích, người ta bảo ông đã nhảy hố tự tử vì thấy vợ ông cặp bồ với một tên Indo. Ôi, già rồi cũng lắm chuyện. Sao tình yêu rắc rối thế.

Những ngày đầu ở Mỹ, tôi lại được tiếp tục nghe kể chuyện những cuộc tình. Bà tôi cũng trải qua thời nam trọng nữ khinh. Bà kể vì ông là quan, con nhà giàu, mà bà lại sanh một lúc năm cô con gái. Con đầu lòng là gái, bà bị bố mẹ chồng ép con đi cưới vợ hai. Đến cô thứ hai ra đời, bà mẹ chồng lại khuyên con dâu cưới thiếp cho chồng. Đến đứa con thứ ba cũng là gái, trong nhà cảnh mẹ chồng nàng dâu đến lúc quá căng thẳng. Ông xin việc xa nhà để bà và con lại cùng cha mẹ ruột của mình, nhưng ông không lấy thêm bà vợ nào. Đến đứa con thứ sáu là cậu con trai. Cả làng ăn mừng. Người vui nhất là ông và bà. Có lẽ ông bà nội của cậu bé trai mới sinh nầy cũng vui lắm.

Một hôm tôi cùng đám bạn đi chơi. Tôi và cô bạn đi đàng sau nhất. Cô kể rằng, anh chàng đi đàng trước đó không bao giờ thích đi sau lưng ai. Anh được bảo lãnh qua một vị hôn thê. Ngày đón anh, nàng giới thiệu cho anh biết vị hôn phu sắp cưới của nàng rồi hai người ung dung vui vẻ đi trước. Chàng đi sau ôm ấp từ cái bất ngờ này đến cái bất chợt khác.

Rồi một người bạn khác của tôi cũng cùng số phận. Anh đi tu thay vì về cưới vợ thế là xong. Ôi tình yêu phủ phàng đến như thế sao! Lúc đó tôi chưa biết yêu mặc dù người ta bảo tôi muộn màng. Thế mà một số bạn gái của tôi cũng nhờ tôi làm cố vấn tình yêu. Có một chị bạn hỏi tôi rằng có nên theo anh í không. Anh í thương nàng lắm, nhưng vợ con còn kẹt lại ở Việt Nam. Tôi không dám đùa với lửa vì bị thuyết phục từ một quyển tiểu thuyết. Thế là chính tôi lại tách tình của hai người này. Tội tại tôi. Nhưng giờ bạn tôi cảm ơn tôi vì có một tấm chồng xứng đáng. Còn anh í cũng vui đoàn tụ cùng vợ con.

Rồi những mảnh tình cũng đến với tôi. Chúng nó chợt đến rồi đi. Chúng nó như những bong bóng được thổi lên rồi từng cái vở tung trong gió. Cuối cùng một anh chàng cũng buộc được chân tôi. Tôi về làm vợ để rồi cái cuộc đời của tôi cũng có phần như tôi đã thấy. Mẹ chồng tôi xúi chồng tôi bỏ tôi vì tôi không phải là con dâu bà chọn. Bà còn dắt chồng tôi đi coi mắt người con dâu lý tưởng của bà. Nhưng cái thiên đường của Mỹ nầy, làm chúng tôi không xa nhau. Tôi nghe người ta ly dị rất nhiều, nhưng ai cũng có cái lý do. Còn tôi, tôi không có lý do. Cũng có nhiều người cho tôi biết là "Mẹ chỉ có một, còn vợ thì không có con nầy cũng có con khác." Người ta quên một điều là "chia đôi rẻ thúy là một tội rất nặng với Trời.

Người ta đổi thay theo cuộc đời. Người ta pha đường hay sữa vào cà phê cho đời bớt đắng. Tôi không cho đường hay sữa vào ly cà phê của tôi. Tôi phải trải qua tôi mới thấy cà phê đắng.

Tôi thử vị đắng của cà phê có một lần. Tôi hy vọng tôi cũng chỉ có một lần cay đắng.

Khanh Phan

Ý kiến bạn đọc
10/04/201517:24:46
Khách
Các Diễn Đàn >> [Văn Học Nghệ Thuật] >> Truyện Trang: << < phần trước 19 20 [21] 22 23 phần sau > >>
Đề Mục Đáp Khởi Đăng Xem Bài Cuối
Đề Mục nóng hổi!, Không có Bài Mới Tiếng Dế Thời Thơ Ấu - Nguyễn Hùng
[Trang: 2 ] 11 SongCon 1146 11/11/2005 12:59:11 AM
tabalo Xem bài mới nhất!
Đề Mục nóng hổi!, Không có Bài Mới Thân Phận Làm Người - Somerset Maugham 1 SongCon 795 11/6/2005 10:10:14 AM
tabalo Xem bài mới nhất!
Đề Mục nóng hổi!, Không có Bài Mới Con Bạc - Ma Văn Kháng 3 SongCon 1447 11/11/2005 2:55:18 PM
American Xem bài mới nhất!
Đề Mục nóng hổi!, Không có Bài Mới Để nhớ về Sài Gòn - Toàn Như 0 SongCon 579 11/17/2005 7:35:41 PM
SongCon Xem bài mới nhất!
Đề Mục nóng hổi!, Không có Bài Mới Cà Phê Đắng - Khanh Phan
[Trang: 2 ] 14 SongCon 1371 11/30/2005 11:53:48 PM
nvhn Xem bài mới nhất!
Đề Mục nóng hổi!, Không có Bài Mới Quái khúc mùa đông - Long Nguyễn
[Trang: 2 ] 12 SongCon 1190 12/8/2005 1:30:02 PM
SongCon Xem bài mới nhất!
Đề Mục nóng hổi!, Không có Bài Mới Chị tôi - Nguyễn Thị Thu Huệ 6 SongCon 914 1/4/2006 3:42:43 AM
anhdalat Xem bài mới nhất!
Đề Mục nóng hổi!, Không có Bài Mới UNG THƯ VÀ BỆNH GAN - Khanh Phan 0 SongCon 467 12/16/2005 9:04:25 AM
SongCon Xem bài mới nhất!
Cũng bị Đặc Trưng vi phạm bản quyền
10/04/201517:00:03
Khách
http://tieulun.hopto.org/index.php/truyen/truyenngan/100-200/101-110/105
Thư Viện Tiếu Lùn cũng vi phạm bản quyền.
10/04/201516:39:46
Khách
Tại sao bài nầy bị trang web Truyện.com
http://lmvn.com/truyen/index.phpfunc=viewpost&id=jRmNFtD74j0Wp2J6cCzCsb5ovEInVgNn
vi phạm bản quyền?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,364,956
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2017 và thêm giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại University of California, Riverside và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnamese: An Intro-ductory Reader” do Viện Việt Học và Đại học Riverside xuấn bản năm 2008. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện là cư dân Bắc California.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, xin mời đọc bài viết của Susan Nguyễn. Bà là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, tác giả đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân.
Khiếu.Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH.Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụtại Brooklyn Park, Minnesota. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến