Hôm nay,  

Nghề Nail Ở Mỹ

27/11/200500:00:00(Xem: 140140)
Người viết: DIÊN HỒNG
Bài số 881-1481-208-vb2112805

Tác giả đã góp một số bài đặc biệt, cho biết ông tên thật là Linh Quang Trần, tuổi: 43, cư dân Santa Ana, Công việc: Làm nghề tự do.
*
Không đâu có các dịch vụ làm đẹp phát triển mạnh mẽ như ở Mỹ. Thật vậy, nếu chúng ta hỏi: "Nghề gì dễ học nhất ở Mỹ"" hay "Nghề gì kiếm được nhiều tiền ở Mỹ"" hoặc "nghề gì thời gian học ngắn nhất, ra trường dễ kiếm việc nhất mà lương lại khá""... thì có lẽ câu trả lời đa phần xoay quanh nghề "nail".
Một ngày đẹp trời, nếu rảnh rỗi, ta thử làm chuyến đi dạo đó đây để thử kiểm nghiệm câu trả lời trên, ắt sự thật không "ngoa" chút nào. Chủ nhân những nơi thực hiện các dịch vụ làm đẹp liên quan đến móng (móng tay, móng chân), hầu như là người Việt Nam hay đúng hơn đa phần là người Mỹ gốc Việt. Thường đó là các nail salon, beauty salon hay beauty center... các dịch vụ làm móng có khi cùng được thực hiện chung với những công việc khác như: tóc, chăm sóc da (hair, skin care v.v..). Khi đó các loại hình phục vụ này, gắn với nhau tựa như môi với răng, dựa vào nhau và cùng nhau góp phần làm đẹp cho người và cho đời.
Người ở Mỹ (nhất là người Việt nhập cư ) hay nói "nghề nail (neo) là nghề dành cho người có ít sự lựa chọn". Vì sao ư" Có lẽ để trở thành một người thợ sửa móng tay (manicurist) thường dễ dàng hơn so với nhiều nghề khác: thời gian học nghề ngắn khoảng trên dưới 10 tuần, học phí không cao lắm khoảng từ $ 350 đến $450. Học xong có thể kiếm được việc ngay, thậm chí có người đang học đã đi làm thử trước ở những tiệm vốn của người thân hay bạn bè mình. Ngay trong trường học cũng có những dịch vụ làm móng cho khách với giá hạ hơn bên người để học viên làm quen với việc làm cho khách từ trong môi trường học tập.
Nghề nail nếu so sới nghề bác sĩ, kỹ sư, luật sư... tuy không bằng về mặt danh phận nhưng về mặt tiền tài chưa hẳn đã thua, lại hơn hẳn các nghề đầu bếp, bồi bàn thậm chí cả việc làm công nhân ở các hãng Mỹ. Vì thế, ngày càng có nhiều người đeo đuổi nghề này, thậm chí có những người đã làm hãng vẫn tranh thủ làm part - time cuối tuần ở các tiệm nail.
Nếu thống kê ở Mỹ những năm gần đây cho thấy ba nghề được xem là có lương cao nhất ở đất nước này, đều liên quan đến y khoa là các bác sĩ, những nhà phẫu thuật và kế đó là những nha sĩ, với mức lương chung dao động trong khoảng $120.000 - $ 145.000 / 1 năm, thì có lẽ nghề nail (nếu là thợ khá và lành nghề) có mức lương khoảng $24.000 - $42.000/ 1 năm, còn là chủ thu nhập thường vào khoảng từ $72.000 - $150.000/1 năm, thì xem ra thu nhập nghề nail " có thể sống được" ở mức "kha khá".
Sự tồn tại và phát triển của ngành nail được minh chứng bằng những mối quan hệ công quyền và số lượng thợ, tiệm ngày một gia tăng. Từ những 1994, bang California - bang có số lượng người hành nghề nail khá đông - đã chính thức sử dụng thêm mẫu đề thi tiếng Việt (song song với mẫu tiếng Anh) trong việc sát hạch để nhận bằng manicurist là vì vậy.
Khởi đầu là từ ý nghĩ " ì miếng cơm", " Anh Ngữ kém cần kiếm nghề dễ học, dễ làm, mau có thu nhập", " hoàn cảnh đưa đẩy... không thể lựa chọn nghề khác cao xa hơn vì trình độ, vì tuổi tác, vì gánh nặng gia đình... "... dần dần người Việt nhập cư, mau chóng chiếm lĩnh thị trường làm nail, thị trường phục vụ nhu cầu làm đẹp bất tận của con người. Việc chọn nghề nail, nghiệp nail trở nên là sự lựa chọn có ý thức và được cho là khôn ngoan. Thế hệ các chủ tiệm nail trẻ ngày càng gia tăng không ngừng, kéo theo việc sang nhượng tiệm cũng phát triển, nhu cầu học nghề nail phát triển, số lượng thợ gia tăng vẫn không dáp ứng nổi con khát thợ nail" ở các nơi, nhất là thợ biết làm bột giỏi và có luôn bằng facial. Có nhiều gia đình, cha mẹ làm chủ tiệm nail, con bốn năm đứa mỗi đứa cũng có một tiệm nail.
Khái niệm "làm nail xuyên bang" không biết ra đời từ hồi nào nhưng có lẽ đã trở thành hiện tượng và nhu cầu phổ biến trong ngành. Đi làm xuyên bang xa nhà mấy tháng mới về một lần, phải ở nhà trọ, có khi chịu đựng mùa đông lạnh lẽo kéo dài... nhưng được cái, tiền làm bao nhiêu "còn lại gần như đủ" vì ít xài vặt, thường chỉ chi tiêu cho ăn uống chẳng đáng là bao!
Những năm " được thời" làm xuyên bang thợ nail có thu nhập tháng, có khi không dưới $5000 - $6000... Còn chủ tiệm thì ngày càng phát to, giàu sụ... mua thêm nhà thêm đất, mở thêm dăm ba tiệm nữa là chuyện thường! Hơn nữa nghề này, gần như ít khi thất nghiệp (như không ít những nghề khác, dù có trình độ học vấn cao), bởi cung luôn không đủ cầu trước nhu cầu cần thợ nail, nhất là vào mùa cao điểm.
Một quy luật kinh tế từng được các nhà khoa học chứng minh: nơi nào, nghề nào có thu nhập cao thường thì rủi ro cũng lớn. Mua bán vũ khí, ma túy mau giàu nhưng dễ vào nhà lao vì kinh doanh phi pháp ; kinh doanh vàng bạc đá quý, hột xoàn mau "phất" nhưng dễ bị trộm cướp viếng thăm vì giàu sụ; kinh doanh địa ốc chóng lên như thổi nhưng cũng mau xẹp bởi tính thất thường của thị trường nhà đất; đầu tư chứng khoán có thể sau một đêm thức giấc thấy mình đã là tỷ phú đô nhưng cũng có thể trở thành trắng tay bất cứ lúc nào... Nghề nail, nghiệp nail cũng vậy. Tiền kiếm có lúc như nước, đến đổi có dạo từng nghe người trong nghề nói: "đừng xem thường dân làm nail nha... chỉ có bọn này là dám xái tiền vung vít, ném tiền qua cửa sổ đấy!"


Thật vậy, làm hãng còng lưng lương tháng chẳng bao nhiêu vào shopping mua sắm "vung tay quá trán" chỉ có nước tán gia bại sản. Còn dân làm nail hãy cầm cây cọ lên là đã thấy tiền ùa vào, làm nhiều tiền nên xài cũng thoải mái hơn. Cũng từ khiá cạnh dễ hiểu này, cho nên cũng có những chuyện "đau thương, chua chát" xảy ra, mà chỉ có người trong nghề nail mới hiểu tỏ tường.
Nghề nail luôn phải tiếp xúc đủ loại hoá chất độc hại, có thể tàn phá da nhất là da mặt và tấn công mạnh vào hệ hô hấp, bệnh đau khớp có khi hoành hành làm người thợ phải chảy cả nước mắt. "Sanh nghề tử nghiệp" chưa đến đổi vậy nhưng bệnh nghề nghiệp thì thấy nhan nhản. Thậm chí có người phải "bỏ nghề" vì cứ làm bột là mặt mày sưng húp, da mặt bị mụn đầy xấu xí hẳn đi.
Khách làm nail cũng đủ hạng người, xấu tốt có đủ, có khi hành thợ đến thở không ra hơi, chuyện "complain" xảy ra như cơn bữa nhất là đối với thợ mới vào nghề. Nhìn cô thợ Việt Nam nhỏ nhắn đổ mồ hôi hột để làm móng trên những bàn chân bàn tay to đùng của mấy bà Mễ hay Mỹ đen, mới thấy hết nổi nhọc nhằn của những người em, người chị, người Mẹ trong nghề nail vì "sự sống của gia đình trên đất Mỹ".
Không ít thợ nail đi làm xuyên bang, "buồn" nên lao vào trò chơi đỏ đen " bạc bài", có người còn chơi cả "chất kích thích" trong đó có ma túy, chuyện " cặp bồ"... rồi đi đến bỏ chồng bỏ vợ cũng đã xảy ra. Tuy nghề nào cũng có kẻ tốt lẫn kẻ xấu nhưng người làm nail đôi khi phải chịu nhiều thành kiến, tai tiếng của nghề nghiệp. Đã có trường hợp con trai dẫn bạn gái về nhà trình diện cha mẹ, tính chuyện xin cưới hỏi. Mọi thứ cha mẹ chồng đều chấm được cả "sắc đẹp, công dung ngôn hạnh", nhưng đến khi nghe nói cô gái làm nail, họ bèn quay mặt 180 độ và phán câu xanh rờn: "Không chấp nhận con dâu làm nail!". Thế là cuộc tình tan vỡ trong nước mắt nghẹn ngào, mặc cho chàng trai lý giải thế nào, cô gái chỉ biết nuốt nước mắt.
Quan hệ giao tiếp trong nghề nail đòi hỏi người thợ luôn phải chìu khách, tuy vậy, nhiều lúc cũng chưa vừa lòng... loại khách sàm sỡ hay muốn ăn quỵt nhiều khi cũng làm phiền lòng không ít các cô thợ nhỏ bé xinh xinh. Đó là chưa kể, không ít thợ nail vốn vào Mỹ không hợp pháp hay chưa được hợp pháp (thậm chí có khi là sinh viên nước ngoài đi làm nail chui kiếm tiền mua sách vở), thường bị chủ tiệm hay đồng nghiệp chèn ép. Lương làm được có khi thấp hơn cả mức lương tối thiểu mà tiểu bang quy định, vẫn phải cắn răn chịu đựng "chị chị em em" với chủ tiệm để không bị đuổi. Ngược lại cũng có những thợ làm lâu năm, " làm cao" hành chủ quá xá, đụng tới là không được đòi bỏ đi, làm thì giành giựt khách đến thô bạo... chuyện "nhiễu nhương" xích mích ầm ĩ hay xảy ra từ đó. Có lần tôi nghe một cô bạn tâm sự "Nếu ở Việt Nam... em sẽ không bao giờ làm cái nghề bạc bẽo này!..." Nhìn ánh mắt của cô, tôi hiểu cô ấy nói thiệt tình.
Những năm gần đây, nghề nail ở Mỹ có phần đi xuống, nguyên nhân chủ yếu do thợ, tiệm ngày càng ra nhiều, kinh tế Mỹ trồi sụt làm ảnh hưởng đến nhu cầu làm nail của khách. Hệ quả phát sinh là giá cả làm nail cứ giảm dần vì quy luật " cung - cầu" và cả sự "cạnh tranh" khốc liệt. Thậm chí có người bi quan, nói chắc vài năm nữa nghề này "không còn đất dụng võ nữa".
Điều này hy vọng sẽ không đúng, bởi còn có người làm là nghề này vẫn cứ tồn tại như sự ra đời hiển nhiên của nó "xuất phát từ nhu cầu làm đẹp bất tận của con người".
Tháng 6/ 2005 râm ran tin tức nữ danh ca Paula Addul ra điều trần trước Tiểu ban Thương mại và nghiệp vụ Thượng Viện ở Sacramento, do bị nhiễm trùng phải ra vào bệnh viện chữa trị, sau khi có lần đến làm móng tại một cửa tiệm ở Studio City; rồi vụ nhiễm trùng footspa cách đây 4 năm được giải quyết với tổng số tiền bồi thường lên đến $3 triệu đô (số tiền được chia cho 73 khách làm nail), tiệm Fancy Nails tại Watsonville, California, do một người Việt làm chủ (đã đóng cửa) phải bồi thường thiệt hại cho tất cả những nạn nhân của các footspa... như một cơn gió chướng "đánh động" nhắc nhở giới làm nail phải cẩn thận hơn với những quy định về khử trùng và an toàn về dụng cụ làm móng, đồng thời cũng báo hiệu những khó khăn hơn đang đến với ngành nghề "hốt bạc" một thời này.
Làm ăn kinh tế là vậy, ở đâu cũng vậy, "làm mà không tính, đi lính suốt đời" - người Việt mình có câu nói dí dỏm thế mà đúng thật. Kinh doanh nghề nail có khó khăn hơn, nên tiệm và thợ đã không ngừng thay đổi cung cách phục vụ, cách bày biện trang trí trong ngoài tiệm cũng ngày càng đẹp hơn,... đã qua rồi cách làm ăn "chụp giựt quơ quào"... Chỉ những tiệm biết build khách và giữ khách giỏi, luôn tạo cho khách cảm giác an tâm tin tưởng rằng mình được phục vụ tốt nhất, an toàn vệ sinh nhất... mới có cơ hội tồn tại và phát triển. Chỉ có những người thợ lành nghề, làm việc cẩn thận chu đáo, chăm sóc khách tận tình và không ngừng nâng cao tay nghề của mình mới đứng vững với một "thu nhập ổn định".
Làm nail ngày nay, người thợ đã biết nâng cao hơn nữa nhu cầu làm đẹp của khách hàng, qua nghệ thuật vẽ nail trên móng. Nhìn những cánh hoa, bướm, lá cờ Mỹ... được vẽ rất có hồn và hương sắc trên những chiếc móng xinh xắn của những người khách Mỹ... từ bàn tay khéo léo của người thợ nail người Việt, tôi nhận ra rằng "nghề nghiệp nào cũng đáng quý cả, lương tâm nghề nghiệp và nghệ thuật phục vụ khách sẽ là cứu cánh tốt nhất làm cho ngành nghề đó phát triển vững chãi".
Diên Hồng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,380,332
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến