Hôm nay,  

Chín Nhớ Mười Thương: Từ Toa Thuốc Tới Bảo Hiểm

11/07/200500:00:00(Xem: 218823)
Người viết: KAREN N. NGUYEN
Bài số 781-1360-206-vb6070805

Tác giả là trưởng nữ một gia đình H.O., hiện hành nghề dược sĩ tại Virginia, đã góp nhiều bài viết và được trao tặng một trong những giải thưởng chính Viết Về Nước My năm 2004. Bài mới nhất của bà là chuyện kể gồm 3 phần, về sinh hoạt trong một pharmacy. Sau đây là phần tiếp và hết.


III. Thời Gian, Thời Gian

Giả sử mọi chuyện đều xuôi chảy, khách có Prescription card, Pharmacy có đầy đủ info của khách, toa thuốc bác sĩ viết chữ đẹp như mơ hay in ra rõ ràng từng chữ từng số một, không có problem gì hết, thì problem vẫn có thể từ trên trời rơi xuồng bất thình lình.
Mùa đông trời gió lạnh, thiên hạ đau, ho tùm lum, khách đến pharmacy đưa cái toa fill thuốc trụ sinh Z-pak, khách đưa toa rồi đến ghế ngồi, ho húng hắng. Ho vậy là đau thiệt, là cần thuốc thiệt. Insurance ở trên computer không cần biết khách có đau hay không, cần thuốc hay không. Bum, trên màn hình computer hiện lên hàng chữ "overuse", mấy hàng chữ tiếp theo lạnh lùng không kém "limit to 6 tablets in 30 day period". Một vỉ Z-pak có 6 viên thuốc Azithromycin 250 mg, ngày đầu uống 2 viên, 4 ngày sau uống 1 viên, Insurance thông báo là chỉ cover thuốc này 1 tháng 1 lần thôi.
Pharmacist check trên computer, đâu thấy tiệm mình fill thuốc này đâu kìa. Gọi insurance đợi và đợi, cuối cùng người agent báo là khách fill 1 vỉ Z-pak 2 tuần trước ở một pharmacy khác! muốn insurance cover Z-pak thì bác sĩ phải đến số phone 1-800 này này.
Đợi quá xá là đợi, bây giờ người khách thay vì nhận được thuốc, trả tiền, về nhà uống rồi nghỉ dưỡng bệnh thì lại phải nghe tin phũ phàng:
Có mấy giải pháp, hoặc là trả tiền mặt cho vỉ thuốc trụ sinh này, hoặc là pharmacist gọi bác sĩ xin bác sĩ gọi đến insurance để xin cover thuốc, hoặc xin bác sĩ chuyển thuốc khác.
Gần $60.00 giá tiền mặt cho 6 viên thuốc, trong khi đó copay người khách có $15.00, thế là cả khách và pharmacist cùng song ca bài hát "đợi chờ" pharmacy gọi đến bác sĩ, receptionist trả lời là bác sĩ bận khám bệnh, chút nữa mời hồi đáp được vv..và Đợi và đợi. Phòng mạch gọi đến đã nói trên phone là nếu có emergency thì bệnh nhân gọi 911, chuyện Z-pak đổi sang thuốc khác hay gọi insurance xin cover đâu phải là chuyện emergency!
Khách khác đưa cái toa thuốc Levaquin 500mg, 10 viên, ngày 1 viên. Fill xong copay lên đến $105.00. Đọc thông báo của insurance, Levaquin thuộc loại BNF (Brand-non formulary). Formulary list thì có Avelox 400mg và Cipro 500mg. Người khách bị ho, cipro bị loại ra khỏi vòng chiến ngay lập tức, pharmacist dùng computer thử xem nếu đổi qua Avelox thì copay còn bao nhiêu.
Oh my God, đổi qua Avelox, loại thuốc mà insurance bảo là nên dùng, copay vẫn còn ở tít trên mây xanh:$97.50! Pharmacist thuật với khách, người khách quyết định trả $105.00à Đau, gọi lấy hẹn với bác sĩ đã phải đợi dăm lần bảy lượt, bây giờ gọi bác sĩ đổi sang thuốc khác nửa, không đợi nổi nữa đâu. I need the medicine, chênh lệch có mấy dollars, khách nói, chẳng bõ công chờ đợi mệt quá rồi.
Xem TV, ai mà chẳng từng thấy cái quảng cáo về Lamisil, thuốc trị nấm ở móng chân. Con quái vật màu vàng coi tàn àc và xấu xí đến cực độcười hề hề giở móng chân của người ta lên rồi chui vào, cùng bạn bè đào hầm khoét vách tấn công phần thịt dưới móng chân không thương tiếc, phần dưới móng chân từ màu hồng tự nhiên, bằng phẳng trở thành màu vàng bệnh hoạn, chỗ lồi chỗ lõm. Lamisil 250mg, viên thu61c tròn màu trắng, được quảng cáo như thứ thần dược trị nấm ở móng chân. Thần dược đâu thì chưa biết, nhưng đại đa số insurance sẽ từ chối không chịu cover thuốc này, trên màn hình của computer của pharmacy sẽ hiện lên số phone 1-800 để bác sĩ gọi . Lamisil không phải là thuốc rẻ tiền, 1 tháng 30 viên cash price tính ra gần $300.00, có lẽ vậy mà insurance bao giờ cũng làm khó dễ, muốn bác sĩ và bệnh nhân thử thuốc khác giá rẻ hơn trước xem có hết bịnh không rồi mới cover Lamisil. Mọi chuyện tùy thuộc vào phòng mạch bác sĩ có gọi đến insurance nhanh hay không, có hoàn tất giấy tờ insurance yêu cầu nhanh hay không. Chuyện bệnh nhân đợi gần cả tuần mới được hồi đáp của insurance là sẽ cover thuốc này là chuyện bình thường à.

IV. Thời Gian, Thời Gian, Thời Gian
Precription medicines ở Mỹ chia làm nhiều nhóm khác nhau, tùy theo mức độ người dùng thuốc có sinh ra nghiện ngập hay không (potential for abuse) và một khi nghiện thuốc, cần thuốc thì tâm sinh lý khao khát thuốc (Psychological dependence physical dependence)lên tới mức độ nào, trầm trọng trung trung hay không đáng kể.
Schedule I, trong đó có heroin và marijuana, là nhũng chất dễ lôi cuốn người ta vào con đường nghiện ngập, không được thừa nhận lá có ứng dụng trong y học ở Mỹ, danh sàch rầt dài, không cò chất nào được cho phép bán ở pharmacy ở mỹ cả.
Schedule II, toa thuồc chỉ fill được có 1 lần, và có giá trị trong một thời gian nhầt định mà thôi tính từ ngày viết trên toa, thướng không quá 6 tháng. Có State gắt gao, luật qui định toa thuốc loại này chỉ fill được trong phạm vi 1 tuần tứ ngày viết trên toa. Thuốc giảm đau như Percocet, Oxycontin thuộc vào Schedule II. Luật không cho bác sĩ gọi loại thuốc này đến pharmacy, mà phải có written prescription hẳn hoi. Trên toa thuốc phải có tên chủ ký bác sĩ đã đành, mà còn phải có DEA# của bác sĩ . Mỗi bác sĩ viết toa cho narcotics controlled drugs đều có một mả số do DEA (Drug Enforcement Agency) cấp, không viết DEA# trên toa là pharmacist phải bằng mọi cách gọi bác sĩ cho bằng được để lấy thông tin này. Nhiều toa do bác sĩ mới ra trường làm intern trong nhà thương viết, không có DEA, chủ viết fantasy không đọc được last name, first name của bác sĩ, pharmacist gọi đến nhà thương mất không biết bao nhiêu công sức, nhất là khi bệnh nhân không nhớ hay không biết bác sĩ ở department nào, mới lấy được thông tin và sau đó mới fill được toa thuốc.
Schedule III, IV, V toa thuốc cũng chỉ có giá trị trong phạm vi 6 thàng kể từ ngày viết. Trái với schedule II, thuốc schedule III, IV, V ngoài lần fill đầu tiên còn cò thể refill năm lần nữa, trong phạm vi 6 tháng. Mấy thuốc ngủ quảng cáo trên TV, Ambien, Lunesta thuộc vào nhóm này. Các cụ lớn tuổi hay dùng Ativan (generic là LoraZepam), Xanax (generic là Alprazolam) Restoril (generic là Temazepam) một phần trị anxiety, một phần để giúp ngủ buổi tối, nhiều cụ không hiểu nổi và không nhớ nổi tại sao mấy loại thuốc này cứ mấy tháng lại không fill được : Schedule loại này đâu fill trường kỳ được. Thuốc mấy loại này, phòng mạch bác sĩ cò thể gọi trực tiếp đền cho pharmacy. Hết refill, pharmacy có thể gọi đến phòng mạch để xin refill tiếp.
Thường cỡ 90% thuốc fill hằng ngày ở pharmacy thuộc loại cuối schedule VI. Toa thuốc bác sĩ viết, gọi điện thoại hay fax đến pharmacy có giá trị thướng là 1 năm tính từ ngày toa được viết . Cò tiểu bang như Virginia toa thuốc có giá trị dến 2 năm . Nhưng đa số insurance chỉ chấp thuận toa thuốc trong phạm vi 1 năm tứ ngày toa được viết. Rắc rối cuộc đời quá xá!
Thuốc Schedule VI, có toa thuốc bác sĩ viết chỉ mua được có 1 lần chẳng hạn như toa cho antibiotics, trụ sinh. Có toa viết cho những loại thuốc trị áp huyết, cao đường, cao cholesterol, thuốc loại maintenance meds bác sĩ có viết refill, giả sử toa 30 viên, uống ngày 1 viên, ngay chỗ refill bác sĩ viết số 5, có nghĩa là toa này lần đẩu fill được 30 viên, sau đó mỗi tháng fill được 1 lần nữa, tổng cộng là 5 refill tức là bệnh nhân sẽ có thuốc uống trong 6 tháng . Toa viết prn refills thường sẽ có giá trị fill thuốc và lấy refill cho 1 năm nếu là maintenace meds thuộc Schedule VI.
Fill thuốc xong, có refill, có insurance không phải muốn lấy refill lúc nào cũng lấy được . insurance tính tứng vi6n thuốc, tính từng ngày trong tháng, tính đủ thứ . Viagra, cialis, levitra, mấy thuốc này nhiều insurance chỉ cover có 6 viên trong 30 ngày, đếm từng ngày trên lịch, ngày fill thuốc là ngày số 1 thì đến ngày 31 mới lấy refill được. Tháng 2 có 28 cao lắm 29 ngày, vô số lần pharmacist phải gọi lại cho càc ông khách quên tính ngày mà chỉ ngó theo tờ lịch cứ cùng ngày tháng sau thí gọi dến để fill thuốc.
Tùy insurance, giả sử khách fill 30 ngày thuốc, khách phải dùng 75% đến 80% số thuốc thì insurance mới cover tiếp. Vậy là sau khi fill thuốc lần đầu muốn refill thuốc phải đợi 22 đến 24 ngày nữa. Có khi phải đợi đến 27 ngày mới refill thuốc được. Không thể ngẫu hứng một ngày đẹp trời, nửa tháng 10 bữa sau khi lấy xong 1 tháng thuốc, tiện đường đi chợ tạt vào pharmacy đòi lấy refill thuốc mà có được. Sorry, sorryà
Insurance rất gắt gao, tình từng viên thuốc đã đành, mà còn tính từng giọt thuốc nhỏ mắt, từng spray thuốc xịt vào cuống họng hay lỗ mũi . Một cc thuốc nhỏ mắt được tính ra là có 20 giọt thuốc nhỏ mắt, mỗi ngày nhỏ vào mắt mấy lần, mấy giọt, insurance bắt phải để số ngày cho đúng. Chai Xalatan có 2.5 cc nhỏ xíu xiu, thuốc nhỏ mắt cho các cụ trị glaucoma, mỗi tối nhỏ 1 giọt vào mắt, lắm insurance tính chai thuốc này tới 1 tháng supply, không tính người già có thể run tay để thuốc rơi ra ngoài ! Lâu lâu người của insurance đến pharmacy kiểm tra, lôi một lô toa thuốc ra check xem pharmacist để ngày supply có đúng không. Flonase Nasal spray 1 chai có 120 sprays, bác sĩ viết hướng dẫn mỗi ngày xịt 2 sprays vào lỗ mũi, gia tái người ta có 2 lỗ mũi, tính toán nhân chia ra thì mỗi ngày hết 4 sprays, chai thuốc đủ dùng cho 30 ngày.
Đếm viên thuốc, đếm giọt thuốc, đếm spraycòn chưa đủ, insurance còn đếm cả số ngày người khách sử dụng thuốc nữa. Prevacid, Nexium, Protonix, mấy thuốc làm giảm acid trong bao tử, có insurance chỉ cover có 90 ngày trong 1 năm mà thôi. Khách đưa lọ thuốc ra, còn mấy refill hẳn hoi sao tui không mua được" Insurance buộc bác sĩ phải gọi dến số 1-800 nào đó, giải thích với insurance tại sau bệnh nhân cần uống thuốc này đều đều, tháng này qua tháng khác. Bác sĩ gọi cho insurance, lấy được phép của insurance, prior authorization granted, sau đó pharmacy mời fill thuốc được. Prior authorization không kéo dài năm này qua năm khác, hồi tháng 11 bác sĩ gọi cho insurance được prior authorization, có khi sang năm mới tháng giêng khách đến fill thuốc lại thấy insurance hết cover thuốc mình cần. Pharmacy lại phải gọi bác sĩ, bác sĩ lại gọi insurance, bệnh nhân lại phải đợi à
Vậy muốn đi vacation, lấy thêm thuốc thì sao" Có mấy cách. Cách thứ nhất là dến chỗ nghỉ vacation, thuốc sắp hết thí ghé váo một pharmacy ở đó. Xin chuyển toa thuốc của mình đến đó. Thuốc thuộc loại Schedule III, IV, V chỉ có thể trasfer 1 lần mà thôi, transfer toa thuốc đến pharmacy mới rồi thì toa thuốc sẽ đi mà không trở lại, luật qui định chỉ được transfer 1 lần. Nếu không đi vacation ở chơi mấy tháng để xài mấy cái refill cón lại thì đến chừng về lại nhà ra pharmacy gần nhà refill thuốc khách sẽ được báo là hết refill rồi, phải gọi bác sĩ thôi.!
Thuốc Schedule III. IV, V insurance không thích override để cho khách lấy vacation supply bởi thuốc có potential for abuse! Schedule VI thì transfer đi transfer về quá dễ dàng, khá dễ dàng thôi, bởi có tiểu bang nhu New York, luật qui định transfer prescription đi tiểu bang khàc mỗi lần chỉ được transfer một refill mà thôi, khách có định cư tiểu bang khác, chưa tím được bác sĩ, thí mỗi tháng lại phải đến pharmacy nhờ pharmacist gọi lên New York để transfer một tháng thuốc cho mình.
Vacation override, tưởng đơn giản mà nhiều khi rắc rối vô cùng. Pharmacy gọi đến insurance, xin cover thêm refill cho khách vì khách đi vacation, nhiều khi phải trả lới mấy câu hỏi khá chi tiết : khách đi vacation thì ngày nào khởi hành, ngày nào trở về. Phía insurance hỏi vậy để tính xem khách có đủ thuốc dùng hay không rồi mới cho phép override. Có insurance còn không oerride ngay mà nói pharmacy là phải đợi đến 72 tiền trước ngày khách lên đường đi vacation thì mới fill vacation supply được! Có insurance như federal.
Blue Cross Blue Shield gọi vacation rất dễ dàng, khách đi vacation một năm mấy lần không thành vấn đề, có insurance chỉ cho vacation supply 1 lần mà thôi.
*
Chiều thứ sáu, gần 4 giờ chiều, ông khách đến pharmacy xin lấy refill Lipitor 10mg ngày 1 viên. Mới fill trước đó hơn 2 tuần, sao lại lấy refill nữa kìa" Insurance báo sớm quá, sờm quá không cover. Pharmacist hỏi ông khách sao cấn thuồc sớm quá, ông khách trả lời tỉnh rụi "bác sĩ nói cholesterol của tui còn cao, kêu uống mỗi ngày 2 viên Lipitor."
Bác sĩ tăng dose, ông khách uồng tăng thuốc, pharmacy không tài nào biết được chuyện đó. Phải gọi bác sĩ lấy cái toa mới, Lipitor 20mg, pharmacist nói với ông khách như vậy. Pharmacy gọi đi, ông khách đồng ý, nhưng tui chẳng còn viên thuốc nào hết, cho tui mấy viên trước để tui uống weekend được không"
Trường hợp bác sĩ tăng dose thuốc mà không đưa toa thuốc mới, nếu khách hàng tình cờ ngẫu nhiên nhớ được hỏi xin bác sĩ gọi cái toa thuốc mới, new dose, new strength gọi đến cho pharmacy, không đợi đến lúc uống cạn viên thuốc cuối cùng, đợi đến lúc phòng mạch bác sĩ sửa soạn đóng cửa chiều thứ sáu mới gọi cho pharmacy, pharmacy xin chân thành, chân thành cám ơn!
Bà khách khác chiều thứ bảy đưa cái toa ra, Haftlytely, thuốc uống để súc ruột cho sạch trước khi làm colonoscopy, hỏi pharmacy có thuốc không cái toa viết mấy tháng trước, nhưng bà khách đợi gần đến ngày làm colonoscopy mới đi fill. Nhằm một ngày không đẹp trời, trên kệ pharmacy không còn loại thuốc này!
Bà khách nhăn nhó, than thở, trời ơi, tui phải uống thuốc này ngày mai, dễ sáng thứ hai vào nhà thương làm cái procedure này. Bây giờ phải làm sao cho tui có thuốc đây. Để vui lòng khách đến vùa lòng khách đi, pharmacist gọi qua mấy pharmacy kế bên, hỏi xem tiệm nào conø thuốc, cũng may là thuốc này thông dụng gọi vài pharmacy là tìm được chỗ có thuốc.
Ngày chủ nhật thường là ngày bán nhiều birth control pills. Có nhũng đấng phu quân được vợ nhờ ra pharmacy lấy thuốc, cứ tấp đại vào 1 pharmacy nào mình gặp đầu tiên, đưa cái vỉ thuốc xài hết rồi ra, nói muốn refill thuốc. Fill ở pharmacy khác thì pharmacist gọi điện thoại qua pharmacy kia, xin transfer prescription.


Chuyện hết refill birth control ngày chủ nhật xảy ra đều đều. Không có phòng mạch bác sĩ nào mở cửa chủ nhật, thế là phải đợi đến thứ hai mới gọi bác sĩ đưởc. Birth control pills, insurance cũng tính ngày y như mấy thuóc khác, mỗi vỉ thuốc là 28 ngày nếu insurance cover có 1 tháng thuốc thí fill xong 1 vỉ thì phải đợi 21, 22,23,24 ngày vvà tùy insurance mới fill dược vỉ kế. Fill 3 vỉ thuốc 1 lần, 84 ngày supply, thì XYZ ngày sau sẽ fill nữa được. Tính mệt quá!


Pharmacy thường lấy thuốc từ hai nguồn khác nhau, 1 nguồn la warehouse của company của mình tuần 2 lần, 1 nguồn từ một wholesaler. Không có thuốc, từ chủ nhật đến thứ năm, pharmacy có thể order thuốc từ 1 trong 2 nguồn này cho khách, có khi có thể lấy thuốc ngày hôm sau. Đem toa thuốc đến ngày thứ sáu thứÔ bảy, nếu không pharmacy nào có thuốc thì phải đợi sớm nhất là thứ hai mới có thuốc được. Nhiều phòng mạch bác sĩ đòng cửa weekend, không giải quyết chuyện pharmacy không có thuốc A muốn xin đổi thành thước B có được hay không. Gọi cho bác sĩ on call thì vô số lần được nghe trả lời là hoặc đưa toa cho bệnh để bệnh nhân tự đi tìm pharmacy nào có thuốc, hoặc là đợi đến thứ hai phòng mạch mở cửa gọi lại thì sẽ dược giải quyết!
Pharmacy lấy thuốc từ 2 nguồn khác nhau, và còn 1 nguồn đặc biệt nữa: từ các pharmacy khác trong cùng company. Nhưng bao giờ cũng có những ngày đẹp trời nào đó, bỗng nhiên 1 hãng bào chế thuốc bỗng nhiên ngừng sản xuất thuốc, ngừng mà không báo là bao giờ sẽ cho thứ thuốc đó tái xuầt giang hồ trở lại. Paxil 10mg, paxil CR 25mg, Pentasa 250mg mấy tháng gần đây vvà trở thành khan hiếm, nhiều bệnh nhân hễ check thấy Pharmacy nào còn thuốc đó thì chuyển refill tới, fill cầm hơi được tháng nào hay tháng đó. Có loại thuốc khan hiếm, bác sĩ đổi được cho bệnh nhân uống thứ thuốc khác. Nhưng cũng có loại thuốc không đổi được, thuốc chỉ có ở dạng brand name mà bây giờ bặt vô âm tín trên thị trường, patent brand name vẫn còn thành ra chẳng có công ty nào ra loại generic, bác sĩ không mướn đổi thuốc khác, pharmacy bó tay, còn bệnh nhân thì gọi điện thoại bốn phương tám hướng đến các pharmacy khác kiếm xem có thuốc mình cần hay không. Lắm người gọi trong vô vọngà Cứ tưởng ở mỹ thuốc không bao giờ khan hiếm, nào ngờ có những lúc đi kiếm thuốc cũng y như là đi tìm nước giữa sa mạc vậy.

VI - Thuốc
Toa thuốc và insurance không có problem gì thì sẽ hy vọng có thuốc. Thuốc ở Mỹ, công ty nào sáng chế ra đầu tiên, sẽ có patent nhiều khi kéo dài cả chục năm. Chỉ có một thứ thuốc trên thị trường, do một hãng bào chế sản xuất, đấy là brand name, thuốc một mình một cõi độc chiếm thị trường, giá cao thế nào người cần đến cũng phải bấm bụng mỡ hầu bao mà chi, giá thuốc do hãng bào chế tùy nghi định đoạt. Già caoư, thì tính đi, bao nhiêu năm nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, bao nhiêu năm tổ chừc càc cuộc thử nghiệm trên người, bao nhiêu năm gởi không biết là bao nhiêu là thông tin, kết qủa, giấy tờ, đơn xin phép sản xuất à tới các cơ quan nhà nước, chủ yếu là FDA (Food & Drug Administration), rồi tiền quảng cáo trên radio, TV, báo chí, tụi tui đổ bao nhiêu tiền bạc để có được loại thuốc này đem ra phục vụ cho giống bào quần chúng nhân dân, giá thuốc cao là đúng rồi, càc hãng bào chế sẽ lập luận như vậy khi dược hỏi sao già thuốc brand name của họ ở trên tít trời xanh.
Thuốc brand name giá cao chiếm lĩnh thị trường it1t nhầt là năm, bảy năm thì sau gió patent hết hạn vô số công ty khác sẽ ào ào vào kiếm chác. Sản xuất thuốc Generic, tương tự như thuốc brand name, active ingredients (phần thực sự coi là thuốc) sẽ không thay đổi, nhưng những phần khác, non-active ingredients (các chất độn thêm) có thể sẽ thay đổi tùy theo hãng bào chế. Khi chuyền sang generic, giá thuốc sẽ giảm và giảm, vì nhiều công ty cùng sản xuất một loại thuốc, ai chào hàng giá rẻ thì sẽ có nhiều khách mua, đơn giản là vậy. Nhưng đối với người tiêu dùng chuyện không đơn giản như vậy.
Ngày xửa ngày xưa, khi chỉ có thuốc brand name, khách mua về giở chai thuốc ra nhìn màu sắc, hình dáng viên thuốc mình uống quen là biết thuốc đó là thuốc gì. Bây giờ khi patent thuốc brand name hết hạn, hằng hà sa số công ty sẽ cùng sản xuất thuốc generic. Prilosec 20mg lúc còn brand name là viên capsule màu tím. Công ty khác sản xuất generic của Prilosec cho ra loại capsule màu trắng. Rồi Prilosec 20mg được cho bán không cần toa, thế là có Prilosec OTC, cũng 20mg mà lại là tablet chứ không phải capsule. Amoxicillin 500mg có thể là capsule nửa hồng nửa đỏ .
Thuốc generic đến pharmacy, có khi thuộc company này, có khi thuộc company khác . Pharmacist khi fill thuốc generic cho khách, nếu đổi generic khác thì thường dán thêm một cái nhãn thông báo cho khách biết rằng đây là cùng một thứ thuốc, nhưng hình dáng viên thuốc, màu sắc viên thuốc có thay đổi, và sau đó có khi còn khẳng định lại trực tiếp với khách, nhất là với các cụ cao niên, kẻo các cụ về nhà mở thuốc ra lại ngỡ là nhầm thuốc, gọi trở lại pharmacy, pharmacy đã bận lại thêm bận vì có thêm một cái unsolved mystery để giải quyết . mỗi lần các cụ lấy generic loại khác, về nhà mở ra thấy màu khác, dạng viên thuốc khác, rồi gọi pharmacy phán 1 câu rùng rợn : "you gave me the wrong medicine"là người ở đầu dây bên kia nghe lạnh cả tóc gáy, tim đập chân rung, giải quyết xong là thấy mình giảm thọ thêm 1 chút !

VII Tiền
"How much will it cost " " toa thuốc này giá bao nhiêu, câu hỏi này mỗi ngày người cashier đứng ở phía ngoài pharmacy nghe cả trăm lần. Câu hỏi không có lời giải đáp ngay tại chỗ. Không có prescription coverage, không cò bảo hiểm vế thuốc men, pharmacist bấm vài phím trên computer người khách đợi vài phút là biết được giá tiền phải trả. Có prescription coverage ư, muốn biết copay là bao nhiêu thì xin hãy kiên nhẫn chờ, vì đại đa số trường hợp người pharmacist phải cho tất cả thông tin vào computer, fill cái toa thuốc, thì mới biết được copay, phần khách trả là bao nhiêu.
Mỗi người có prescription coverage, gọi tắt là Rx coverage, thì sẽ có một cái thẻ, prescription card, có thể ghi rõ phần copay là bao nhiêu, nhưng nhiều khi dựa trên đó để đoán cũng không chính xác.
Đọc hàng chữ như sau trên thẻ, người không làm ở pharmacy khó mà biết được những chữ và số sau đây có nghĩa là gì: G $ 10, BF $20, BNF $35. Mỗi công ty bảo hiểm có một danh sách thuốc gọi là formulary list, preferred drugs.
Thường loại thuốc này trên thẻ sẽ thuộc vào loại G (Generic) và BF (brand Formulary) bạn hãy tưởng tượng cái bánh đám cưới có 3 tầng, prescription coverage cũng chia ra 3 tầng như vậy, 3 tier coverage . tầng thứ nhất ở dưới cùng là lớn nhất, gồm các loại thuốc generic, tấn thứ nhì nhỏ hơn, y như danh sách brand name formulary vậy, và tiền copay cao hơn . Tầng thứ ba ở chót vót phía cao, nhỏ xíu, gồm những loại thuốc gọi là BNF (Brand name Non -Formulary), insurance sẽ trả một phần và phần còn lại người bệnh phải trả, tiền trả copay nhiều lúc cao đến chóng cả mặt khi nhiều insurance đưa ra công thức BNF = BF + aux, tiền trả cho BNF bằng tiền copay của BF cộng thêm một phần tiền nữa, phần tiền này bao nhiêu tùy thuộc vào loại thuốc BNF đắt đến đâu, tùy thuộc vào insurance company muốn chặt đẹp đến đâu.
VII Tiền, Tiền
Như đã trình bày, hàng chữ trên thẻ trong thí dụ ở trên có nghĩa là mua generic thì khàch trả $10, brand formulary thì trả $20, brand non formulary thì trả $35. giá tiền này là giá của 1 lần fill thuốc, thường là có thể lên đến 30 hay 34 ngày supply, tùy loại insurance. Không phải toa thuốc nào bác sĩ viết cho bệnh nhân cũng uống cả tháng, thành ra trụ sinh uống 10-14 ngày, chai thuốc nhỏ mặt dùng chỉ vài hôm cũng trả copay y như thuốc trị cao huyết áp uống trường kỳ mỗi tháng
Insurance có nhiều loại khác nhau với nhiều kiểu copay. Có insurance chỉ cover 30 hay 34 ngày thuốc thôi, còn có insurance cover đến 60 hay thậm chí 90 ngày thuốc. Một tháng trả copay bao nhiêu thì nếu mua ba tháng thuốc liền thường sẽ trả gấp ba như vậy. Có insurance đặc biệt hơn mua 90 ngày thuốc chỉ trả tiền tương đương với 2 copay của 30 ngày thuốc mà thôi.
Insurance cover 90 ngày thuốc, muốn fill 90 ngày thuốc, giả sử uống mỗi ngày 1 viên thì bác sĩ phải viết toa với sồ lượng 90 viên . bác sĩ viết 30 viên, 2 refill thì pharmacy phải fill 30 viên thôi, cộng 2 refills, chứ không thể nhập 2 refills cộng với 30 viên thành 90 viên cho được. Muốn đổi cái toa đó thành 90 viên, phải gọi bác sĩ xin phép, bác sĩ ok mởi đổi. Nếu là thuốc mới nhiều bác sĩ trả lời là không biết bệnh nhân uống thuốc có hiệu quả hay không, không muốn đổi thành 90 ngày thuốc, nếu uống thuốc có phản ứng không tốt, bị dị ứng, thuồc không hiệu quả, mua 90 ngày thuốc rối bỏ thì bệnh nhân mất tiền. Cũng có lý!
Copay cho 1 và 3 tháng dã khác, copay cho brand name và generic cũng khác, copay cho brand name thường đã cao, mỗi lần thuốc hết patent, generic ra đời, copay cho brand name nhảy vọt lên một cái nữa. Insurance muốn khách hàng xài generic. Một khi bác sĩ muốn bệnh nhân uống thuốc brand name mà thôi thì viết tên thuốc brand name trên toa kèm dòng chữ "dispense as written".
Thường trên toa có hai cái box, hay hai chỗ, bác sĩ check vào chỗ nào thì pharmacy sẽ phát thuốc đúng theo loại đó, Viết tên thuốc brand name và check cái box "Dispense as written" thì pharmacy bán thuốc brand name, viết tên thuốc brand name mà check cái box "Subtitition permissible" chẳng hạn thì pharmacy sẽ bán thuốc generic.
Bác sĩ cho phép dùng generic, mà khàch hàng chuộng thuốc brand name, thì pharmacy sẽ bán thuốc brand name. Nhưng đa số trường hợp khách hàng sẽ không hài lòng lắm khi thấy copay của mình bởi thuốc brand name bây giờ trở thành BNF, insurance làm đủ mọi cách để cho khách hàng phải chuyển sang dùng generic. Nhiều lúc bác sĩ muốn bệnh nhân uống brand name mà thôi, fill thuốc xong copay cao tít tắp, bản thân người khách nhờ pharmacy gọi đến bác sĩ xin đổi qua generic dễ trả ít tiền hơn, bác sĩ có người đồng ý, có người giữ nguyên ý kiến của mình. Nếu bác sĩ không đổi ý thì khách hàng chỉ có một cách là trả tiền.
Mấy năm trước, mùa allergy, thuốc Claritin bán chạy như tôm tươi. Sau đó Claritin được bán over the counter không cần toa, giá cũng không phải là rẻ. Generic của Claritin, Loratadine, nếu có Kaiser insurance và mua ở Kaiser pharmacy, 1 hũ 100 viên chưa tới $10. Mua claritin ở chỗ mấy kệ over the counterngoài mấy pharmacy, 1 hộp 10 viên giá nhiều lúc cũng tròm trèm $10. Generic của Claritin mua không cần toa, 1 hộp 100 viên cũng $20 nếu không có sale. Nhưng đối với insurance, giá đó vẫn là rẻ, rẻ quá xá.
Mùa allergy, bệnh nhân nhảy mũi, hắt xì, chảy nước mắt vì phấn hoa, đem cái toa bác sĩ viết thuốc allergy đến pharmacy để fill đợi chờ một hồi rồi nhiều khi nghe tin chẳng vui: thuốc không được cover. Nhiều insurance yêu cầu khách đi mua Claritin over the counter xài thử trước, nếu thuốc không có hiệu quả thì bác sĩ gọi đến số 1-800ø. Để xin cover thuốc allergy khác.
Đợi chờ, chờ đợi, qua bao nhiêu cửa ải giấy tờ và bao nhiêu cú phone, cuối cùng rồi thuốc allergy viết trên toa cũng được cover, nhưng khi ngó đến copay nhiều người vẫn gần như ngất xỉu, vì copay cao quá xá. Brand name non formulary, allegra, Zyrtec, Clarinex, mấy thuốc allergy quảng cáo um sùm trên TV đến hồi insurance cover thì giá chẳng rẻ chút nào. Muốn tồn ít tiến ư, khách cứ ra mua Benadryl hay Claritin over the counter mà dùng, insurance hầu như muốn nói bóng gió như vậy.

VIII Tiền, Tiền, Tiền
Giá thuốc không rẻ, người không có insurance có thể mặc cả được một chút vì pharmacy có thể match price. Pharmacy A giá thuốc này là $$, không có thuốc đủ hay không có thuốc. Pharmacy B cách pharmacy A mấy blocks có đủ thuốc, nói với pharmacy B là bên tiệm A hàng xóm giá rẻ hơn, match price được không, pharmacist sẻ gọi qua tiệm A để kiểm chứng, và bán thuốc bàng giá bên tiệm A. và pharmacy có giá rẻ kia không xa lắm so với pharmacy bên này.
Match price chỉ có thể làm với người không có prescrition coverage. Người có insurnace, copay mua thuốc, đi ở pharmacy nào cũng sẽ như nhau. Thường là như vậy nếu copay đã được định trước, mấy dollars cho generic, bao nhiêu cho thuốc brand name. Có insurance khách hàng trả 25% trị giá thuốc, giá thuốc mỗi pharmacy mỗi khác thì giá copay cũng đổi chút đỉnh. Nhưng có điều làm cho lắm người khi trả tiền thuốc phải sửng sốt: Deductible.
Nhiều insurance, khách hàng phải tự trả bằng tiền túi của minh trườc cho đến một mức nào đó rồi insurance mới bắt đâu trả, khoảng tiến này là phấn deductible có thể là $100, có thể là $500, tùy Insurance. Deductible có khi tính gộp cho tất cả càc thành viên trong gia đình, có khi tính riêng cho từng người trong gia đình, tùy insurance.
Giả sử có khách hàng phải trả $100 deductible. Khách có 2 toa thuốc, fill xong toa đầu tiên thấy copay $90, toa thứ nhì copay $35. Khách nhăn nhó nói vối pharmacist, brand name insurance nói là copay có $25, sao chặt đẹp quá vậy nè, pharmacy bill lộn rồi không có giá đó được. Pharmacist check lại, thấy toa đầu tiên toàn bộ $90 là tính vào deductible, toa thứ nhì $10 tính vào deductible, còn lại là copay $25. Nói với khách. Vậy hả vậy hả, khách nói rồi chuyển qua mục khác.

IX. Đoạn Kết
Cám ơn bạn đọc đã kiên nhẫn đọc đến phần chót này. Mỗi lần đến Pharmacy, nếu phải đợi chờ, mong bạn hãy nhớ đền những chuyện vừa viết ở trên, để thông cảm phần nào cho những người làm ở pharmacy.
Nếu sau một hồi chờ đợi, người ở pharmacy thông báo cho bạn là có vấn đế này vấn đề kia với toa thuốc, với insurance, với loại thuốc bạn cần, mong bạn đọc thông cảm. Xin đừng sửng cồ, nạt nộ lại "Don't kill the messenger!" Đừng giận cá chém thớt.
Đâu sẽ vào đó, nhưng phải chờ thêm một chút, một chút nữa, thậm chí có khi vài ngày nữa, từ từ rồi pharmacy sẽ giải quyết giùm bạn. Take it easy, bởi pharmacy ở Mỹ, chuyện thuốc men ở Mỹ, sorry nha, đó là một chuyện dài nhiều tập, không bao giờ dứt, và nếu có kết thúc sau mỗi chương đi nữa thì nhiều khi kết thúc đó cũng không có hậu.

Karen N. Nguyen

Ý kiến bạn đọc
11/12/202112:50:31
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis without a doctor prescription</a> cialis online
12/07/202111:09:11
Khách
chloroquinolone malaria https://chloroquineorigin.com/# hydroxychloroquine sul
21/02/202113:35:23
Khách
what is hydroxychloride <a href=https://hydroxychloroquinex.com/#>hydroxychloroquine sulfate oval pill</a> hydrochloroqine
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,014,850
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến