Hôm nay,  

Cho Nhau Cuộc Đờị

07/03/200500:00:00(Xem: 110047)


Người viết: HOÀNG YẾN
Bài số 698-1276-47-vb2-070305

Tác giả tên thật là Nguyễn Hoàng Yến, sinh năm 1949 hiện cư ngụ tại San Jose và đang là nhân viên thẩm mỹ. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tìm bạn bốn phương”, một chuyện tâm tình. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
*

Tôi gặp lại Vân Khanh sau gần mười lăm năm xa cách.
Hồi ấy, tôi đi Mỹ diện HO13 cùng vợ và đứa con gái 17 tuổi. Sau mười năm ở trong nhà tù Cộng Sản, tôi già đi đã đành mà phải nói là tôi trở nên nhu nhược. Vợ tôi vẫn trẻ trung, vẫn đẹp. Qua Mỹ rồi nàng đẹp hơn. Nhưng nét ngoan hiền thì mất đi hồi nào tôi không biết.
Tôi có việc làm sau ba tháng định cư. Phương tiện di chuyển của tôi là xe bus và đi bô.. Mà làm ca đêm thì có sung sướng gì. Trời mùa Đông rét buốt. Tôi không còn tâm trí đâu mà thưởng ngoạn vẻ đẹp của những bông tuyết bay bay. Ra khỏi hãng là tôi cứ cắm đầu lầm lũi bước. Vào nhà, hơi ấm toả ra, tôi vội thay đồ và đi ngủ. Tôi cô đơn ngay trong chính căn nhà của mình. Tôi thèm một ánh mắt , tôi thèm một nụ cười. Tôi thèm một lời hỏi thăm. Không! Không có gì cả. Lúc đầu một tuần cãi nhau bảy ngày. Về sau là chiến tranh lạnh. Tôi lạnh lùng trước mâm cơm. Tôi lạnh lùng trong giấc ngủ. Và suốt bảy năm dài tôi đã làm chồng như thế. Đôi khi tôi quên mất mình là chồng.Tôi quên mất tôi là đàn ông có vợ....
Thế rồi việc không đợi chờ vẫn xảy ra. Tôi đơn phương ly di. Vợ tôi há hốc mồm nhìn tôi:
-Em vẫn còn yêu anh..
Tôi cười buồn:
- Cám ơn.
Hơn ba năm sau cơn gia biến ấy tôi như người mất hồn.
Đau. Tôi đau lắm! Tôi chỉ muốn chết mà thôi. Nghe ai nói đến chữ vợ là tôi sợ. Tôi sợ đàn bà. Tôi sợ đàn bà trên đất Mỹ. Trước đây người ta nói mà tôi không tin: Đàn bà ở Mỹ có giá lắm. Còn đàn ông được xếp sau súc vật. Bây giờ tôi kinh nghiệm. Kinh nghiệm đau thương. Người ta gièm chê, người ta xúc xiểm: "Tại anh tại ả. Tại cả đôi đàng" Nhưng tôi có lỗi lầm gì cơ chứ" Làm sao tôi không uất hận"
*
Máy bay đáp xuống phi trường San Jose lúc 7h 10. Làm thủ tục check out mất 15 phút. Tôi đang chờ lấy hành lý thì nghe tiếng ai gọi như reo:
- Anh Hoàng. Anh Vân Hoàng phải không"
Tôi quay lại. Một phụ nữ nhìn rất quen.
-Làm gì nhìn em dữ vậy" Vân Khanh đây mà.
Tôi còn đang lúng túng chưa biết hỏi câu gì. Nàng nói mau:
- Anh Hoàng đi một mình ha" Chị và cháu đâu"
Tôi buồn:
-Ở nhà.
- Anh đi hay về San Jose"
- Tôi ở Washington. Còn Vân Khanh"
- Em ở đây với gia đình người em gái.
- Cô nào"
- Hồng Khanh đó anh.
Tôi vỗ trán:
-À nhớ rồi. Cô ốm ốm có chồng bên Chiến Tranh ChínhTrị Đà lạt đó chứ gì"
- Dạ phải.
Tôi nhìn Vân Khanh. Nàng có nét già đi nhiều. Tôi hỏi chuyện chồng con. Vân Khanh kể cho tôi nghe. Nàng lập gia đình trước tôi một năm. Có một con trai, lớn hơn con gái tôi một tuổi. Chồng nàng đi tù hơn sáu năm, từ năm 75. Rồi chia ly sau lần vượt biên thứ hai năm 82. Vân Khanh ở vậy ngoài 22 năm. Con trai nàng đã trưởng thành. Nàng sang Mỹ thăm con, thăm cháụ
Không biết Vân Khanh còn có hấp lực gì mà sau buổi tối gặp lại ở phi trường tôi không tài nào ngủ được.
Nhiều đêm sau đó cũng vậỵ Tôi xin được đến nhà thăm. Nàng đồng ý. Kỳ nghỉ 10 ngày của tôi còn lại sáu thôi. Vẫn đủ cho chúng tôi đi một vòng. Buổi chiều lộng gió đầu tháng 12, tôi đưa nàng đến PIER 39 ở San Francisco. Đi thăm Golden Gate Bridge.
Ngày sau, xuôi về Nam California, đến San Diego. Trở về Santa Ana, Los Angeles. Thời gian bên nhau ngắn ngủi nhưng chúng tôi thật sự cảm thông. Nàng là người phụ nữ đẹp nhưng quá nhiều bất hạnh.
Cảnh đời như nàng không phải là ít trên đất Mỹ. Biết bao nhiêu người chồng rời Việt Nam như lời bài hát:
"Sàigòn ơi một lần đi là một lần vĩnh biệt. Một lần đi là mất lối quay về."
Nhưng phần đông những người vợ trong hoàn cảnh đó đều bước đi bước nữa từ khi còn trẻ, lúc mới xa chồng năm ba năm. Riêng Vân Khanh chung thuỷ một cách đáng thương suốt thời tuổi trẻ. Tôi hỏi:
- Em còn ở Mỹ bao lâu"
- Ba tháng nữa thôi anh.
- Sao em không lấy chồng nữa đi"
Vân Khanh lắc đầu:
- Thôi anh! "Chồng ruột" còn không ra gì nói chi "chồng ghẻ" anh. Em sợ.
-Em sợ gì"
Vân Khanh chau mày:
- Em sợ sau cơn mưa trời lại bãọ.
Tôi thấy thương nàng. Chỉ vì sợ như con chim phải tên sợ cành cây cong, mà cả thời xuân sắc như vuột khỏi tay, qua nhanh.
Chợt Vân Khanh hỏi:
- Còn anh"


- Thì anh cũng sợ. Anh sợ vừa thoát đống tro tàn lại rơi vào lò lửa hực. Anh thấy một số quí bà quí cô qua Mỹ rồi đổi tính, đổi tướng hết.
- Chẳng hạn"
- Chẳng hạn qua đây rồi quên mau: Quên quãng đời cộng hưởng vinh quang, quên hết ngày tháng lặn lội nuôi chồng trong trại tù và nuôi đàn con nheo nhóc. Tới Mỹ rồi lo chăm chút nhan sắc. Lo se sua áo quần. Lo hột xoàn to, hột xoàn tấm. Ngày nào cũng trổ cửa qua nhà hàng xóm mà nhìn. Chồng người ta giỏi. Chồng người ta biết lo cho gia đình. Chồng người ta biết yêu quí vơ.... Khổ lắm em à.
Vân Khanh ngồi yên suy nghĩ. Tôi rất hiểu nàng.Vân Khanh muốn chứng tỏ rằng tôi là tất cả.
Chúng tôi tôn trọng nhau. Tôi cứ tiếc người như nàng sao lại không được hưởng hạnh phúc. Nàng cũng tiếc về tôi như vậy.
*

Người ta bảo không ở đâu bằng nước Mỹ. Thiên nhiên xinh đẹp hữu tình. Con người văn minh và nhân áị. Police thật sự là bạn dân. Còn 911 là bạn của người cô đơn, cô thế. Mà có vậy. Vân Khanh kể: em gái nàng có chồng và bốn con. Sáng ra, chồng đi làm. Ba đứa con lớn cũng đi làm. Đứa út đi học. Một mình ở nhà, cô lên cơn đau tim. Chỉ kịp nhấc phone gọi cho đứa con làm gần nhà nhất. Chưa ai về tới thì ambulance và 911 đã có mặt trước sân nhà.
Một lần khác con gái nàng lái xe ngoặt qua lối rẽ, trời mưa nhẹ, đường trơn. Cô gái chạy luôn xuống hố.Thế là mấy người Mỹ vây quanh giúp đỡ rất tận tình. Vậy mà có những người chung sống trong gia đình lại hất hủi nhau. Người nầy là nạn nhân của người kia. Tôiở trong số ấy.
Chuyện trò, trao đổi qua điện thoại không lâu. Một ngày kia Vân khanh gởi tôi bài thơ diễn tả tâm trạng nàng. Lòng tôi rung động. Nàng viết như vầy, làm sao tôi không cảm thương cho được.:

ĐỂ ĐỜI KHÔNG HỆ LUY

Anh hỏi em: Nghĩ sao mà ở lại
Đường tương lai mờ mịt chẳng lối ra,
Không nhớ sao" Đây là "quê người ta"
Đâu phải quê mình, "tình làng nghĩa xóm"
*
Sống làm sao khi mai nầy đau ốm"
Không Medicare, Medi- Cal, không SSI
Tỉnh thức đi em, đừng lơ lửng trời mây,
Thực tế một chút để không gây hệ lụỵ
*
Không tránh được đâu em, cảnh đời dâu bể,
Làm đau lòng người ta và đau cả lòng mình.
Nhưng anh ơi, Trời đất quá mênh mông,
Sao tìm kiếm chốn nương thân không có"
*
Xuân vẫn nở hoa, nắng Hạ vàng, mùa thu lá đổ,
Lạnh mùa Đông chầm chậm kéo nhau về,
"Gần sáu bó rồi. Sao em vẫn ngô nghê
Thực tế chút đi em, để đời không hệ luy..

*
Hơn hai tháng sau, tôi quyết định cưới Vân Khanh. Những ông bạn già của tôi hay chuyện bèn khuyên:-Gần 60. Thôi sống một mình cho rồị Rước thêm đàn bà về chi cho cực thân. Người ta nói tin đàn bà như tin thuốc độc. Mai mốt rồi vừa khóc vừa hát bài:" Tôi đã lầm ...cưới em hôm nay". Không ai cứu đâu à nghen.
Tôi cười:
- Vân Khanh của tôi hiền lắm. Ai mà dư tiền thuê nàng đóng vai "ác phụ" chắc nàng cũng đóng không đạt đâu.ï Hơn thế nữa nàng rất yêu tôị Tôi tin mà. Mất mát đau thương quá nhiềụ Chắc chắn chúng tôi biết cách nâng niu hạnh phúc. Tiệc cưới chúng tôi tổ chức thật đơn giản.
Em gái là Hồng Khanh tặng bánh cưới ba tầng. Dì Út tặng hai bình hoa rất lớn. Thực khách tính luôn anh em con cháu chưa đến 30 người. Vui! Có cả nước mắt. Bởi lúc con trai Vân Khanh nói lời chúc mừng qua hàng nước mắt:
-Con cám ơn cô bác chú dì có mặt trong tiệc cưới Ba Hoàng mẹ Khanh hôm naỵ Con muốn thưa Ba Mẹ: Khoảng đời đã qua của Ba Mẹ nhiều buồn hơn vui. Nhiều cay đắng hơn ngọt ngào. Nếu hôm nay con nói Ba hãy bù đắp cho Mẹ thì thật là không công bằng chút nào. Con đã lớn .Đã có gia đình và cuộc sống riêng. Ba Mẹ không phải lo cho con. Con chỉ mong Ba Mẹ nắm tay nhau đi cho trọn đường trần.
Cậu con trai nàng chạy đến ôm chầm lấy tôi. Ôm lấy Vân Khanh. Tôi nghèn nghẹn, nói cũng trong nước mắt:
-Tôi chân thành cám ơn bà con , bạn bè , em cháu đã đến chung vui với chúng tôi. Cám ơn Dì Dượng Hồng Khanh và các cháu. Cám ơn con trai đã có lời chúc cho Ba Mẹ. Như thế, kể từ nay, tôi sẽ phải sống thật tốt, thật xứng đáng để không chỉ có Vân Khanh- vợ tôi- vui. Mà mọi người đều vui.
Những tiếng pháo dây nổ và tung cao nhiều sợi dây đủ màu, trùm xuống cả hai chúng tôị Những sợi dây buộc ràng, cam kết. Tôi quay sang nắm tay Vân Khanh giơ cao.
Tất nhiên, buổi tiệc nầy giới thiệu một mái ấm gia đình mới: Chúng tôi quyết định cho nhau cuộc đời.

HOÀNG YẾN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,054,266
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến