Hôm nay,  

Bâng Khuâng, Những Ngày Trên Đất Mỹ

07/03/200500:00:00(Xem: 100606)

Người viết: NGƯỜI GIẤU TÊN
Bài số 697-1275-46-vb8-060305

Ngày 1-1-2005, giải thưởng Viết Về Nước Mỹ bước sang “Năm Thứ Năm”, đã giới thiệu một bài viết đặc biệt: Người viết là một bà mẹ chỉ vừa từ Việt Nam tới Los Angeles 2 ngày, và đã dành cả một đêm không ngủ để “viết ra những điều bao năm phải kín miệng.” Câu chuyện kể trong bài viết là chuyện “con tầu ma”. Và tác giả là “Người Giấu Tên” vì bà thuộc diện du lịch, có nghĩa sẽ còn phải trở về Việt Nam, nên chưa thể phổ biến tên thật. Sau đây là bài viết thứ hai của bà, khi sắp phải từ giã đất Mỹ.
*
Thế là thấm thoát đã gần đến ngày tôi phải trở lại Việt Nam.... và cũng thế là tôi lại sắp sửa phải xa các con tôi một lần nữa, nay lại phải xa thêm các cháu ngoại thân yêu. Hai năm, năm năm, mười năm sẽ gặp lại hay cũng có thể sẽ không gặp lại chúng nửa! Cuộc đời vô thường mà! Dòng xúc cảm làm nước mắt tôi chảy tràn má lúc nào không biết.
Những cảm xúc ban đầu khi mới đặt chân lên nước Mỹ và những suy nghĩ bâng quơ về những gì trên đất nước nầy đã quyện vào nhau làm mằn mặn trên môi. Giật mình đánh thót tôi vội cầm ngay cây viết vì trời bắt đầu sáng.

*
Máy bay nhẹ nhàng đáp xuống phi trường Colorado sau khi xuyên qua lớp tuyết dày như một khối bông gòn trắng xóa. Ôi, kỳ công của tạo hóa! Không biết phải tả làm sao hết cái cảnh đẹp hùng vĩ của những dãy núi tuyết trùng trùng điệp điệp, những tấm thảm trắng che phủ hết khắp nơi mọi ngã, tuyết rơi lất phất đóng kín cả măt đường, mui xe, lấm tấm đều trên những cành cây xương cá mà không tìm đâu ra một chiếc lá xanh, chỉ nổi bật bằng đám vịt trời đang rỉa lông trong dòng suối lạnh lốm đốm những tấm băng và chỉ có những cây thông cây tùng giương cao đầu nhọn xum xuê xanh mướt trong mưa tuyết. Nhà nhà đóng kín, không một bóng người,chỉ có những chiếc xe hơi mui trắng thong thả chạy trên đường. Run rẩy trong làn tuyết trắng, thủ phủ Denver vẩn kiêu sa đứng vững.
Co rút ở trong nhà, xuyên qua cửa kính nhìn tuyết bay mà sực nhớ lúc ở Việt Nam khi xem những tấm postcards, khi coi phim Hàn trong những pha có tuyết, người người nói chuyện hà ra khói trắng. Thấy tuyết nhớ đến những ly nước đá bào chế sirop xanh đỏ chực sẵn ở cổng trường. Thời trẻ trung ấy, tôi đã chẳng thể nghĩ tới ngày mình mình nhìn tuyết rơi. Vậy mà bây giờ là sự thật.
Ánh nắng le lói, tuyết bắt đầu tan dần, để lộ những thảm cỏ nâu, những bụi rậm là xà, những hàng cây trơ cành đang sưởi ấm bằng bầy sóc nâu với đàn chim líu lo múa hát
Nhanh chân bước xuống xe điện, Downtown của Denver hiện rõ. Những buildings cao tầng sừng sững, những công trình kiến trúc vĩ đại, nào Thánh đường, Tòa án, Trường học, Khách sạn, Nhà hàng, Siêu thị lịch sự văn minh, đâu đâu cũng có, đâu đâu cũng thấy.
So với cái nhộn nhịp ở Glendale thì ở Denver trầm lặng hơn, yên tĩnh hơn. Mùa đông ở đây đã đẹp, mùa hè lại còn đẹp nữa, non xanh núi biếc, sắc hoa màu lá tạo thành một bức tranh thiên nhiên hữu tình mà không ý lời nào tả hết cái nét đẹp mà tạo hóa ban chào Cũng giống như ở các tiểu bang khác, chùa, nhà thờ là nơi cuối tuần cộng đồng người Việt lại gặp nhau, tâm tình kể lể, than vắn thở dài, cảm động làm sao!


Nắng lên cao, âm ấm da người xen lẫn với cái se se lạnh của những cơn gió rít dài. Tôi lại được đi chơi xuống phố, shopping, ăn nhà hàng, leo núi, đễ tận hưởng được những cái mà người ta gọi là"enjoy".
Ôi, những bãi trượt ski trải dài trên những đồi tuyết trắng, hệ thống dây cáp treo đưa người lên tận đỉnh cao ngọn núi Iron của Glennwood Springs, rồi lại đưa người chui xuống những con đường hầm Fairy caves dưới chân núi, nhiều truyền thuyết, nhiều dấu ấn được ca tụng in nét trong những hang sâu thăm thẳm nầy làm du khách bị cuốn hút vào những câu chuyện của thời xa xưa.
Rời khỏi hang sâu tôi lại trở xuống chân núi, được ngâm mình trong hồ nước nóng "Hot Spring" mắt ngắm nhìn những dãy núi tuyết trước mặt mà lòng khoan khoái nhẹ nhàng.
Thật là cả một kỳ quan của thiên nhiên hùng vĩ, và cả một kỳ công của những con người trên nước Mỹ. Cái lao động tinh vi tuyệt đỉnh đã làm thành hình được những con đường hầm "Eishenhower tunnel", xuyên qua núi dài nhất thế giới. Đại hí viện "Red rock amphitheater" giữa trời trên ngọn núi "Red Rock" tạo thành một "Red rock park" vĩ đại, là nơi tập trung các ban nhạc nổi tiếng, nhiều du khách, chính khách trong và ngoài nước Mỹ. Một "Colorado Convention Center" rộng lớn ở Downtown Denver, để ở nơi đây,các chính khách, doanh nhân dùng làm nơi hội nghị. Ôi, còn nhiều, còn nhiều lắm, làm sao đi cho hết, làm sao kể cho hết.
Những tuần lễ "enjoy" thoải mái, tôi cảm thấy vui vẻ hạnh phúc biết bao bên cạnh con, rể và các cháu thân thương. Nhưng cũng không khỏi chóng mặt với nhịp sống của nước Mỹ.
Sống tại Việt Nam, tôi vẫn thường nghe "Học xong Đại học ở Việt Nam khi sang qua Mỹ thì chỉ được xem như mới vừa qua khỏi lớp vỡ lòng". Sang Mỹ, dù chỉ mới là du lịch, tôi thấy cái học bên đây không khó. Việc học hành thi cử lại còn thoải mái. Hơn năm, sáu chục tuổi vẫn còn đến trường được, đây là cơ hội cho những người Việt Nam vốn sẵn có bản chất hiếu học.
*
Tiếng khóc oa oa của đứa cháu ngoại đã đánh thức tôi dậy. Nhìn cháu khóc, tôi lại mỉm cười. Một nụ cười vui sướng khi tôi biết rằng cháu sẽ lớn dần theo thời gian ở đất nước nầy. Bao quanh cháu luôn luôn có hoa có bướm, có một niềm tin mãnh liệt vào những gì cháu đang hưởng, sẽ hưởng. Tôi hình dung tới những bến bờ tương lai mà các cháu sẽ vươn tới, dành trọn niềm vui cho mẹ, cho cha, và cho cả cuộc đời của các cháu nửa.
Tôi dỗ cháu nín và thì thầm với cháu, rằng Ngoại sắp sửa xa các cháu trở lại Việt Nam, tổ quốc bất hạnh của Ngoại.
Ngoại sẽ viết tiếp những gì xảy ra trên quê hương Ngoại đang sống, và những gì nơi các cháu đang sống mà các cháu sẽ nhận làm quê hương thứ hai. Để dến một lúc nào đó, khi các cháu đã trưởng thành, dù ở đâu, bất cứ chỗ nào, hồi ức nầy sẽ làm các cháu vẩn nhớ về quê cha đất mẹ trong đó có Ngoại đã già, có cha mẹ các cháu đã lớn lên, và có những người cùng sắc máu màu da.
Rồi cũng cùng với thời gian ấy, tóc Ngoại sẽ bạc dần, bạc dần...
Đưa mắt nhìn vào khoảng không gian trước mặt tôi lại tiếp tục buồn man mác.
Buổi sáng, tuyết đã ngừng rơi.

NGƯỜI GIẤU TÊN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,976,760
Tác giả lần đầu gửi bài Viết Về Nước Mỹ và cho biết tên thật là Trương Thị Anh Đào là tên thật. Năm sinh: 1962. Qua Mỹ theo diện ODP năm 2011.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là một du ký chất chứa nhiều tâm sự tác giả.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001.
Nhạc sĩ Cung Tiến