Hôm nay,  

Lạc Bờ

24/12/200400:00:00(Xem: 321442)
Người viết: VÀNH KHUYÊN
Bài số 678-1220-vb6171204

Tác giả tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm; Sinh năm 1965 tại Sài gòn; Hiện là nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Những bài Viết Về Nước Mỹ của cô thường ngắn gọn, riêng bài mới lần này là một chuyện tình, với lời ghi “Thân tặng em Hải để kỷ niệm những ngày động cam cộng khổ của chị em mình. Mong rằng những ngày buồn sẽ qua mau và những ngày vui đang chờ em trước mặt.”
*
Hải vẫn chăm chú nhìn vào quyển sách Toán trong khi ngồi đợi sinh viên đến hỏi bài. Anh là người quá quen thuộc trong phòng tutor này. Trong trường ai mà chẳng biết anh. Anh đã xong bốn năm tại OIT, nay vì lý do gì đó còn trở lại cái trường đại học cộng đồng này mỗi ngày và ngồi đây. Nhìn thì biết anh là người kiên nhẫn, chịu khó và cần cù.
Bên ngoài cửa kiếng căn phòng, Ngọc Lan đứng nhìn anh như đợi chờ. Chốc chốc có người bước vào “say Hi” với Ngọc Lan mà Hải cũng chẳng cất công nhìn lên lần nào.
Ngọc Lan thì đã thuộc thời khóa biểu của Hải như lòng bàn tay mình. Mỗi thứ năm, cô đứng đợi anh ở đây, sau giờ tutor, anh không còn lớp. Cô nhờ anh chở về nhà. Dù chẳng thân, quen biết thôi nhưng anh tốt lắm, nhờ anh lần nào cũng được, không phàn nàn, không từ chối, không tỏ ra vui vẻ cũng chẳng tỏ ra bực dọc.
Ngọc Lan là sinh viên du học từ Việt Nam. Bạn bè đồn cô cần kiếm ai ở đây để bảo lãnh như vợ mà được ở lại Mỹ như lòng cô mong ước. Cô biết Hải hơn cô cả chục tuổi. Thời buổi này, tấm chồng cần cù chịu khó là quý hơn hết, tuổi tác có ra gì.
Hải dường như có nhận biết điều đó. Nhưng với anh, chuyện gì trên đời xảy ra cũng phải có những khoảnh khắc của riêng nó. Như tình yêu, trong đời, anh cảm nhận được khoảnh khắc đó một lần rồi như chưa có lần nào xảy ra nữa.
Sau 1975, anh thi đậu phổ thông trước đó là tú tài nhưng không vào được đại học do là con sĩ quan chế độ cũ. Chỉ có một cách để anh chọn, đó là “tình nguyện” đi thanh niên xung phong ba năm, để sau đó nhờ cái điểm tích cực này mà được chiếu cố chăng.
Những ngày đồng cam cộng khổ với những người thanh niên khác lớn hơn, nhỏ hơn, đồng lứa có, Hải đã thật sự tích cực làm việc. Dần dà, chính Hải cũng không còn bận tâm tới lý lịch con một thiếu tá quân lực VNCH. Và rồi, Hải trở thành tiểu đội trưởng của một nhánh thanh niên xung phong, ngày ngày thi đua lao động bên cạnh người đội phó nữ Thanh Vân.
Một tối, đang ngồi làm giấy tờ báo cáo, tiếng chân chạy bình bịch làm Hải giật mình. Thanh Vân ít khi nào hớt ha hớt hải vậy mà hôm nay “Anh Hải, chỗ chắn dòng kinh chúng ta mới đắp hồi sáng chưa kỹ hay sao mà em thấy nước xuyên qua đánh gần xạt lở hết trơn rồi. Giờ này mọi người đã đi ngủ, em vô tình qua đó, báo anh biết. Em sợ không ngăn chặn, ngày mai có khi công mình thành công cốc “
Hải bỏ hết, anh chạy ra chỗ con đê mới đắp hồi sáng cùng với Thanh Vân. Trời chuyển nhanh, mưa lớn đổ xuống rào rạt. Hai người hì hục đắp. Lúc gần xong, nhìn qua Thanh Vân, lòng Hải bỗng chao đi trước sự tận tuỵ của người nữ đội phó. Anh ước gì anh có thể nói anh phục cô... và mong cô đứng bên cạnh anh trong mọi khó khăn sắp tới...
Cái “moment” đóù, giản dị như vậy thôi với cô đội phó, cho tới hôm nay anh vẫn chưa tìm lại được với môt cô gái nào hết.
*
Phục vụ trong TNXP sắp tới hạn ba năm, Hải đang vui với hình ảnh Thanh Vân, tin tưởng thành tích lao động sẽ giúp anh có thể đi học lại, được phép thi vào đại học với nguyện ước trở thành kỹ sư cơ khí.
Năm sắp hết hạn nghĩa vụ TNXP chiến trường biên giới Tây Nam bắt đầu sôi động. Bạn bè anh lần lượt “xung phong” sang chiến trường.
Một ngày, Hải nhận được điện tín từ mẹ. Mẹ anh gọi anh về với lý do mẹ bịnh nặng. Mẹ mới lên thăm anh mình tháng rồi mà, mẹ có gì đâu. Không cần cân nhắc thêm, lo cho mẹ, anh xin phép người đại đội trưởng đi phép ba ngày và đón xe về nhà liền hai ngày sau đó.
*
Mẹ không bịnh thật. Đó chỉ là cái cớ cho anh về, về luôn. Về làm gì" Đi vượt biên. Hà, em gái Hải mau mắn: “Má không cho em đi một mình, má kêu anh về, bố muốn tụi mình qua đó“
Hải chống chọi “Anh không muốn đi, em đi một mình đi, anh phải trở về đơn vịõ“ Mẹ Hải thấy không xong nên vờ bù lu, bù loa “Mày trả công tao thế đó hả thằng kia, em mày mà có mệnh hệ nào trong chuyến đi, mày đừng nhìn tao nữa "...
Hải đau khổ mang cái danh “đào ngũ“ từ hôm đó. Ngày anh ngồi trên ghe nhỏ để được đưa ra ghe lớn hơn, anh mãi quay lại nhìn cái bờ đã xa, lòng anh như chùng lại. Cái cảm giác anh vẫn còn ở trên bờ rất mạnh, anh chưa từng muốn rời, Hải biết anh chỉ còn là cái xác trên ghe.
Hai ngày đầu của chuyến đi thật xuông xẻ. Ai trên tàu cũng nghĩ mình đã ra đến hải phận quốc tế, ai cũng hớn hở và vui mừng lắm. Có riêng Hải nét mặt anh vẫn không vui.
Qua ngày thứ năm, những người trên tàu đồn đại xôn xao, tàu đã đi lạc hướng và còn đang tìm lối ra. Một tiếng động rất lớn làm chao đảo tất cả người trên tàu. Ai cũng hình dung được cái ghe đã chạm vào một cái gì cứng lắm. Tiếng nức nẻ chốc chốc lại nghe, in ít rồi liên tiếp. Nước bắt đầu tràn vào trong ghe... từng kẻ nhỏ rồi sức mạnh của nước làm nó lớn ra dần. Hà cầm chuổi hạt lần nhanh tay hơn.


Khi nước dâng qua ngực, qua vai, Hà đỏ mắt nhìn Hải trăn trối “Anh Hải, anh ráng về với mẹ, nói với mẹ hộ em là em thương mẹ lắm .”
Hải nhìn em, anh không có cái cảm giác anh sẽ là người may mắn hơn em của mình. Anh em cùng đi,, em chết, anh làm sao mà về lại được. Anh nhoài tay nắm lấy Hà, anh nguyện giữ được em, chết cùng chết, sống cùng sống...
Tàu bể. Vật lộn với biển, với sóng gió, đêm tối, Hải ngất đi lúc nào không biết. Anh không còn nhớ những gì đã xảy ra.
Tỉnh dậy, anh nằm trên miếng ván, xác người trôi chung quanh anh. Sau lúc định thần là cơn đói hoành hành. Trong túi áo mưa của những cái xác trôi cạnh, anh tìm thấy những trái cây còn xót, những thứ đó đã giúp anh qua cơn đói. Ngày và đêm thay phiên, anh lả người rồi thiếp đi lúc nào không biết.
*
Mẹ lo cho Hải về sau khi ở tù sáu tháng về tội vượt biên. Anh không còn là anh, anh ra tù với cái tên giả và tuổi giả. Mẹ phải dấu anh ở nhà bác anh ở một khu vực khác. Dần dần rồi lo, lo từ hộ khẩu, lo từ chỗ ở, chỗ đi học....
Hải im lặng như người câm từ ngày trở về từ trại tù. Anh không giận mẹ, lòng thương đứa em và những giây phút đối diện với tử thần trên biển. Tất cả và tất cả vẫn còn đâu đó trong đầu Hải. Cái bờ mà anh định đến là vô hình, vô hình trong tâm tưởng anh lúc đó và ngay cả đến hôm nay.
Hải được bảo lãnh sau chót để đi định cư tại Mỹ sau khi mẹ anh và hai người em khác đã ra đi theo diện đoàn tụ 3 năm trước đây. Tốn nhiều tiền lắm. Chính phủ nào cũng có kẻ hở cho những ai muốn luồn lọt đi qua dù trước đó họ sống với cái tên giả, tuổi giả rồi lại trở về với cái tên thật, tuổi thật của mình, khôn khéo chút là qua được. Hải được ông Bác lo hết theo lời nhờ của bố anh để có thể ra đi chính thức.
Ngày anh tới Mỹ, gia đình lớn của Hải ra đón mừng mừng tủi tủi, mẹ và hai người em còn lại ôm anh khóc. Trong cái cảm giác choáng ngợp đó, anh như thấy bóng Hà loanh quanh, anh nhớ Hà, nhớ cái phút cuối cùng Hà trăn trối. Phải chi... phải chi anh em mình đừng đi, anh đã có em trên mảnh đất này rồi.
Hải đang bị mọi cái mới cuốn đi như cơn gió xoáy... Anh vẫn cố tì, cố bám lại những gì anh đã có...
*
Tiếng Ngọc Lan làm Hải trở về với hiện tại “Anh Hải, chở em về dùm nữa nha“ Hải im lặng làm theo lời Ngọc Lan.
Đến nhà Ngọc Lan, cô mời anh vào, cô liến thoắng “Chú dì em muốn biết mặt anh.“ Hải ngần ngại “Em để khi khác được không" “Ngọc Lan vẫn kiên nhẫn “Chút xíu thôi mà!“ Hải vẫn lắc đầu... Ngọc Lan tươi cười “Anh nhớ là hứa rồi đó nha. “
Những ngày sau, anh không đến phòng tutor nữa, anh xin phép nghỉ. Hải không muốn gieo vào Ngọc Lan niềm hy vọng nào hết.
Ba tuần sau đó, một người bạn đưa anh lá thư. Hải giở ra, anh nuốt từng chữ :

Anh Hải thân,
Em biết anh tránh em, có sao đâu. Em vẫn là em và anh vẫn là anh. Có điều trong lòng em anh luôn là người anh đáng tin cậy. Bên anh, em có cảm giác an toàn lắm. Anh tốt một cách không vụ lợi. Ai nói anh lạnh chứ riêng em, em thấy anh dấu trong lòng một hơi ấm mà ai may mắn lắm mới nhận được. Cứ cho là em không may mắn đi.
Em có điều này tâm sự với anh, em là sinh viên du học, học xong em phải trở về nước, dù em không muốn. Em còn dính dáng vào cái bờ bên kia, nhưng trong lòng và trong đầu óc em, em đã xa cái bờ đó, xa rất là xa rồi.
Còn anh, anh đã tách ra cái bờ đó để đến được bờ tự do này mà tại sao, tại sao anh Hải ơi, anh như còn nhìn cái bờ bên kia, tiếc nuối, hờn giận"
Cái gì qua đã qua, cái gì tới sẽ tới. Em mong anh chào đón tương lai, sống với hiện tại hơn là chập chùng cuộc đời với cái quá khứ không làm anh hài lòng nha anh Hải.
Thân chúc anh những ngày thật trọn vẹn trong tương lai.
Em Ngọc Lan.

Hải gạt giọt nước vì cớ nào đó lăn trên má. Anh không ngờ Ngọc Lan lại sâu sắc như vậy. Anh nhìn lại mình, nhìn thật sâu vào tâm vào lòng mình, đâu đó cái bờ lúc anh trên ghe đi ra ghe lớn vẫn còn rõ nét. Những kỷ niệm anh có lúc còn trong TNXP, những cái vui, cái buồn chia xẻ với đồng đội dường như còn cả đây. Anh vẫn còn nắm chặt lắm vì đó là những ngày đầu anh tập tững làm người đàn ông trưởng thành mà, đâu thể quên được. Còn Thanh Vân và cái nhìn chao lòng ngày đó, cũng vẫn còn rất đậm nét trong lòng anh.
Mãi mãi những điều đó vẫn là của anh, nhưng anh đã không biết xem đó chỉ còn là cuốn sách đã đọc xong và hiểu rằng Thanh Vân bao giờ cũng là cái moment duy nhất.
Anh nhìn ra song cửa, nắng sớm còn nhạt, lá thư từ Ngọc Lan vẫn còn mở ra trước mặt. Một ý nghĩ gì lạ lắm len vào đầu anh, một cảm giác hay hay, hay một kiểu anh cũng chưa từng có, và trong cái cảm giác đó, hình ảnh Ngọc Lan tíu tít kể chuyện anh nghe trên xe rồi cười dòn đến ngộ nghĩnh... anh cũng không ngờ lại rõ đến thế.
Hải hiểu anh đang đến gần cái bờ mà trong chuyến vượt biên anh đã chưa đến được và ở đó Ngọc Lan đang nhìn và vẫy anh vào, thân thương và trìu mến.
Lạc bờ chân bước miên man
Trong tôi một cõi ngỡ ngàng mà thôi
Cuộc đời có phải trò chơi"
Vui, buồn, vinh, nhục, đâu nơi tôi tìm.

Vành Khuyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,017,978
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Jenny, cô phóng viên Mỹ tuổi đời chưa quá 30.
Sau vài tháng đắn đo suy nghĩ và bàn bạc với con cái,
Đã có hàng triệu người Việt định cư tại xứ Mỹ này
Năm 1975, để bảo tồn Hội Dòng, những tu sĩ Dòng Đồng Công
Thay mặt các anh chị em nhóm Việt Bút, tôi đến tòa soạn Việt Báo nhận 35 quyển sách mới
Vào một ngày thứ Bảy cuối tháng 07/2019, các bác sĩ và y tá cùng nhân viên trong bộ phận Xứt Môi và Răng Hàm Mặt
Sân chùa Kim Cang đông tấp nập trong ngày lễ Vu Lan.
Về lại Cali năm nay, tôi nghĩ mình chắc sẽ có nhiều nỗi vui mừng, xúc động.
Nhạc sĩ Cung Tiến