Hôm nay,  

Nước Mỹ Và Loại Sách Self Help

10/05/200400:00:00(Xem: 262608)
Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH
Bài số 537-1075-vb8090504

Tác giả Trương Tấn Thành, ngụ tại Lacey, WA. Tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện là trợ giáo cho trường dạy người da đỏ và giảng viên parttime cho Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. “Nếu trừ ra 10 năm bị tù CS thì năm nay đã sống được 46 niên. Hiện sống tại tiểu bang Washington, đã và đang là "con mọt" của loại sách Tu Thân và Self-Help. ” Ông cho biết vậy.
*

Chắc các bạn cũng đồng ý với mình là toà nhà chọc trời Empire State Building ở New York không thể nào xây cất được cho đến ngày nay nếu không được xây dựng trên những nền tảng vững chắc mà trong đó một phần là nhờ nền tảng tư tưởng có từ loại sách self-help. Sỡ dĩ tôi dám nói vậy là vì đúng như nhận xét tinh tế của cổ nhân Đông cũng như Tây kim cổ: "Tất cả đều do tư tưởng mà hình thành."
Ở xứ ta xưa, thời xưa trước năm 75, nhà sách Phạm Văn Tươi có khởi xướng ra loại sách "Học Làm Người" rất bổ ích cho quần chúng và được phổ biến thịnh hành nhờ các vị tiên phong như các cụ Nguyễn Hiến Lê, Hoàng Xuân Việt, Phạm Cao Tùng, Nguyễn Duy Cần…với các tác phẩm hoặc tự viết hay dịch ra nổi danh và bất hủ như Quảng Gánh Lo Đi hay Đắc Nhân Tâm, Cái Dũng của Thánh Nhân, Bảy Bước Đến Thành Công… mà chắc các bạn cũng có dịp đọc. Bên Mỹ này loại sách đó được gọi là Self-Help hay Self-Improvement (xin tạm dịch là Tự Giúp Mình hay Tự Cải Tiến Mình). Nếu bạn lúc nào rỗi rãnh ghé vào một hiệu sách lớn như Barnes and Noble, đến khu sách Self-Help bạn sẽ thấy ngộp vì số lượng phong phú của nó.
Tôi đã trở thành một con mọt sách về loại sách này từ hồi còn đi học kể từ khi vớ được hai quyển best sellers: Đắc Nhân Tâm và Quẳng Gánh Lo Đi. Đến khi sang được Mỹ tới nay tôi vẫn tiếp tục tìm và đọc loại sách đó. Càng đọc tôi càng thấy khiếp phục trước phẩm chất tư tưởng và số lượng phát hành của các danh sư trong lãnh vực này. Cũng từ đó tôi nghiệm ra được sức mạnh của tư tưởng mà người đọc hấp thụ được từ những vị ấy. Sức mạnh của Thái Độ Tinh Thần Tích Cực hay Positive Mental Attitude do mục sư tác giả Norman Vincent Peale gọi thành tên. Nhờ sức mạnh ấy, mà theo thiển ý của tôi, đã đẩy nước Mỹ tiến xa với những phát kiến luôn mới nhờ thái độ làm việc tích cực với một đầu óc luôn cởi mở. Giờ xin được đưa ra vài thí dụ điển hình về nguồn gốc sức mạnh tư tưởng tích cực đó.
Cólẽ loại sách Tu Thân nguyên thủy của Mỹ là do từ cụ Benjamen Franklin, một khoa học gia và là nhà ngoại giao lỗi lạc thời Mỹ lập quốc (cái cụ mà ta thấy hình của ông trên tờ giấy một trăm đô thơm phức đó bạn!) khởi đầu. Ông viết ra quyển sách giáo huấn cho đời thấy những khuyết điểm làm cho ông bị thất nhân tâm như hay ưa cải lý dù là chuyện chẳng đáng chi hay những tật xấu như chỉ trích, không có mục đích làm việc, làm việc thiếu tổ chức, vân vân. Tới giờ quyển sách nhỏ đó của ông vẫn còn được coi là khuôn thước để người đọc tự sửa mình.
Hai quyển Đắc Nhân Tâm và Quẳng Gánh Lo được cụ Nguyễn Hiến Lê dịch từ hai quyển phải nói là all-time best-seller của tác giả và là nhà hùng biện nổi danh Dale Carnegie (không phải ông Andrew Carnegie vua thép của Mỹ). Hai quyển sách này của ông đã được dịch ra, không phải chín, mà là trên chín mươi thứ tiếng trên thế giới và đã giúp ích cho không biết là bao nhiêu người thành công trong khi giao thiệp và đầu óc được thảnh thơi trong cuộc sống đa đoan, nhức óc hằng ngày. Tư tưởng chính trong quyển này không khác gì hơn là "Kỹ sở bất dục vật thi ư nhân". Ngoài ra trong đó ông Carnegie còn chỉ cho độc giả cách đạt được hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng và cách sử dụng hợp lý tiền bạc của mình. Nếu ta nhận gia đình là nền tảng của xã hội thì ông Carnegie đã giúp xã hội Mỹ vững vàng trong những năm bị tiêu hao sau thế chiến thứ hai để nước Mỹ có được thời cực thịnh vào những năm của thập niên năm mươi. Khi gia đình êm ấm, đầu óc thảnh thơi với công việc làm ăn thì dân giàu, mà dân giàu thì nước phải mạnh phải không các bạn"


Đã vậy mà sau này còn những tác giả đã và đang giúp cho nước Mỹ lên cường quốc hàng đầu thế giới nữa. Trong đó ta phải kể đến Napoleon Hill.
Napoleon Hill được vua thép Andrew Carnegie ký hợp đồng viết quyển "Think Big and Growing Rich" rất nổi danh. Ô. Hill nghiên cứu tất cả những người đại thành công trong mọi ngành ở Mỹ để rút ra những nguyên tắc thành công mà đứng đầu là yếu tố PMA hay Positive Mental Attitude đã nói trên. Theo ông, một người muốn thành công, điều kiện trước tiên là phải có một thái độ tinh thần tích cực khi làm việc. Thái độ đó cộng với một mục tiêu rõ ràng cùng sự hăng hái trong việc làm được thể hiện qua tinh thần "going an extra mile" (làm thêm phần việc ngoài bổn phận chỉ định của mình) sẽ chắc chắn đưa ta đến thành công. Có thể nói là tất cả những nhà thương nghiệp của các đại công ty của Mỹ đều hội đủ các điều kiện chánh yếu trên. Từ một địa vị thấp chỉ nhờ yếu tố "going an extra mile" mà nhiều người được thăng vọt lên chức giám đốc của công ty. Điển hình là quyển nổi danh từ Mỹ sang tận cả xứ Phillipines ở châu Á xa xôi: "The Greatest in the World" của tác giả Og Mandino.
Og Madino sau khi định tự tử vì ghiền rựơu và bị vợ con bỏ, ông đã vào một thư viện công cộng để trốn lánh và đọc được một quyển sách có một câu làm thay đổi đời ông: "Bạn phải chấp nhận trả bất cứ giá nào cho sự thành công của mình". Từ đó ông được thăng tiến trong lãnh vực bán hàng và viết một quyển sách nhỏ. Những triết lý và chân lý trong đó giúp ích hàng trăm ngàn người không những trong lãnh vực thương mại mà cả đến các nữ tu ở xứ Phi cũng đã viết thơ sang để cảm tạ ông.
Ông Og Madino dựng ra một câu chuyện lấy bối cảnh lúc Chúa sinh ra ở máng lừa và một thương nhân mới ra nghề, nhờ lòng yêu thương đồng loại đã trao cái áo choàng được giao cho mình đem ra đắp cho Chúa Hài Đồng trong đêm Đông lạnh giá nên nhận được mười quyển bí thư sau này giúp anh ta trở thành thương nhân giàu có nhất trong thời đó. Trong mười quyển bí thư đó, ông đặt yếu tố tình yêu thương tha nhân vào hàng tối quan trọng. Ông lập luận là không có lòng thương người chân thật thì dù có mánh khoé giỏi tới đâu ta chỉ là tên bán hàng quèn suốt đời. Ông còn nhấn mạnh ở điều là trước hết ta phải tự thương yêu ta để tu thân mình và luôn luôn học hỏi cầu tiến để tiến mãi không ngừng. Đối với người cầu tiến thì "Thành công không phải là mức đến mà phải là một cuộc hành trình". Nếu có dịp tôi xin bạn bỏ ra chừng mươi đồng mua quyển này về nghiền ngẫm để nếu không trở thành được một phú gia thì bạn cũng sẽ đạt được những mục đích mình đề ra trên đời.
Ngoài ra còn có những tác giả nổi danh đương thời như Anthony Robbis, bs Wayne W. Wyer, Stephen R. Covey với quyển sách nổi tiếng "The 7 Habits of Highly Effective People", hay tác giả David Schwarzt với quyển gối đầu của tôi "The Magic of Think Big". Về lãnh vực quản trị tài chánh và đầu tư thì có Robert T. Kiyosaki với quyển bestseller "Rich Dad, Poor Dad" và tác giả nữ Suzie Ormanz đang được xem là một guru trong việc giúp người đọc tiến tới sự tự do về tài chánh khỏi lo nghèo và lo khổ. Còn nhiều nữa kể sao cho xiết những quyển thật độc đáo và vô cùng hữu dụng.
Để xin kết luận, theo thiển ý thì nước Mỹ có một nền văn minh khoa học kỹ thuật cao và một nền kinh tế vững mạnh không phải nhờ ở hoả tiễn, vũ khí tối tân, phi thuyền không gian hay Microsoft ta thấy bên ngoài mà chính là do sức mạnh tư tưởng, tuy vô hình nhưng là cội rễ đã tạo ra những thứ đó. Sức mạnh đó được phóng ra bởi những đầu óc in đậm và sâu yếu tố PMA của các tác giả sách self-help cộng thêm với lòng ham chuộng học hỏi, thích đọc sách của dân Mỹ. Nếu các bạn đồng ý với tôi ở câu nói: "Leaders are reader" (xin tạm dịch là "Kẻ lãnh đạo là những người chịu đọc sách", thì theo tôi, chính loại sách self-help này đã góp phần đưa nước Mỹ vào địa vị dẫn đầu thế giới về mọi ngành mọi mặt.

TRƯƠNG VĂN THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,027,050
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến