Hôm nay,  

Thư Gửi Bạn

27/02/200400:00:00(Xem: 162017)
Người viết: HẢI TRIỀU LẠI THẾ LÃNG
Bài số: 479-1016-vb7210204

Hải Triều là tác giả viết về nước Mỹ có số lượng bài viết nhiều nhất trong suốt 3 năm qua. Ông hiện cư trú và làm việc tại tiểu bang Vermont. Sau đây là bài viết mới nhất trình bầy những ghi nhận khách quan và quan điểm của ông về việc cựu tướng Nguyễn Cao Kỳ về thăm Việt Nam nói là để "hoà hợp, hoà giải".
*

Anh Viễn,
Đúng vào lúc định viết thư cho anh thì tôi nhận được thư của anh. Tôi thật vui mừng được biết anh và gia đình anh vẫn bình yên và vẫn cứ "ngày hai bữa vỗ bụng rau bình bịch". Ăn nhiều rau như vậy kể cũng tốt anh Viễn ạ. Ở Mỹ ăn nhiều thịt cá, bơ sữa gây ra đủ chứng bệnh khiến cuối cùng người ta cũng phải tìm về với rau trái nếu muốn có được sức khỏe tốt. Từ xa xưa ông bà ta đã nói ăn cơm thì phải có rau, đau ốm thì phải uống thuốc quả thật không sai.
Trở về với lá thư của anh. Anh có vẻ quan tâm đến việc cựu tướng Nguyễn Cao Kỳ về nước. Theo anh thì ở trong nước, những người đã trưởng thành trước năm 1975 tức là những người đã biết ông Kỳ đêàu tỏ ra bất mãn với việc ông Kỳ về nước và những lời tuyên bố của ông ta. Anh muốn biết dư luận của người Việt ở bên Mỹ như thế nào và anh cũng hỏi tôi rằng liệu ông Kỳ có thể làm nên cơm cháo gì trong việc đứng ra hòa giải như ông ấy đã coi đó như là mục đích trong chuyến về Việt Nam lần này không" Tôi sẽ trả lời câu hỏi thứ nhất của anh theo những dữ kiện thu thập được qua các phương tiện truyền thông ở hải ngoại. Về câu hỏi thứ hai tôi sẽ trả lời theo nhận định của tôi nhưng cũng dựa trên những sự kiện thực tế mà chính anh cũng có thể nhìn thấy được.
Việc ông Kỳ về nước và nhất là sau những lời tuyên bố ca tụng độc tài, độc đảng của ông ấy khi về tới Việt Nam đã gây dư luận sôi nổi trong cộng đồng người Việt ở Mỹ nói riêng và ở hải ngoại nói chung. Những bài bình luận trên báo chí, những bản tuyên cáo của những tập thể, hội đoàn trong cộng đồng người Việt và những ý kiến cá nhân ở khắp nơi bày tỏ về vấn đề này tràn ngập trên internet. Nhiều ý kiến tỏ ra quyết liệt đối với giọng điệu của ông Kỳ nhưng cũng có những ý kiến coi nhẹ những gì ông Kỳ đã nói.
Trong số những ý kiến coi nhẹ những lời tuyên bố của ông Kỳ có ý kiến cho rằng ông Kỳ sống trên một đất nước tự do cho nên ông ấy muốn đi đâu thì đi, ông ấy muốn nói gì là quyền của ông ấy chẳng nên bàn tán làm gì. Ý kiến khác thì cho rằng tuyên bố bạt mạng, nói năng thiếu suy nghĩ vốn là bản chất của ông Kỳ cho nên chẳng cần để ý đến những lời tuyên bố của ông ấy làm gì cho bận tâm. Nhưng có hai ý kiến có lập trường trái ngược nhau, một đàng chỉ trích một đàng tán thành việc làm của ông Kỳ là hai ý kiến đáng chú ý và cũng là ý kiến của nhiều người hơn cảø.
Ý kiến thứ nhất coi việc ông Kỳ về nước và những lời tuyên bố tâng bốc, ca tụng chế độ cộng sản là một thái độ hèn nhát và phản bội. Còn ý kiến thứ hai thì cho rằng ông Kỳ có thể bắc một nhịp cầu thông cảm giữa người Việt hải ngoại và nhà cầm quyền cộng sản để đi đến hòa giải hầu đem lại lợi ích cho đất nước và dân tộc. Trong hai ý kiến này tôi cần phải nói rõ để anh biết là ý kiến phản đối ông Kỳ chiếm đa số, chỉ có một thiểu số đồng ý với việc làm của ông Kỳ mà thôi. Đây không phải là cái nhìn chủ quan của tôi mà là những dữ kiện thu thập được trên các phương tiện truyền thông và đặc biệt là từ một cuộc thăm dò trên internet.
Cuộc thăm dò này được mở ra trên thuvienvietnam.com cách đây chưa đầy một tháng nhưng cho đến nay đã có 6416 người tham gia trả lời câu hỏi. Trong số này có 5871 người tức 91.51% tỏ thái độ "Chống đối và khinh bỉ hành động của ông Nguyễn Cao Kỳ". Chỉ có 545 người tức chiếm 8.49% tỏ thái độ "Ủng hộ, tán thành và tha thứ hành động của ông Nguyễn Cao Kỳ".
Nói đến việc hòa giải nếu là nghiêm chỉnh thì tôi tin chắc anh cũng như tôi hay bất cứ một người Việt Nam nào, chẳng có ai mà lại không mong muốn phải không" Sau bao nhiêu năm chiến tranh, đất nước bị tàn phá, bao nhiêu taì nguyên bị hủy hoại, nhân tâm ly tán, người trong một nước mà coi nhau như thù địch. Hòa giải để mọi người dân Việt trong nước cũng như ngoài nước cùng góp sức xây dựng đất nước, làm cho nước mạnh dân giàu hẳn phải là ước vọng của mọi người. Nhưng liệu ông Kỳ có thể làm được chuyện đó hay không thì tôi cho rằng KHÔNG.
Lý do thứ nhất về phía người Việt hải ngoại thì như anh thấy, theo cuộc thăm dò kể trên, chỉ có một thiểu số đồng ý với việc làm của ông Kỳ cho nên những gì ông Kỳ suy nghĩ không phải là cách suy nghĩ của người Việt hải ngoại. Thay vì hòa giải, ông Kỳ lại có hành động khiêu khích người Việt hải ngoại khi lên tiếng bênh vực, ca tụng một chế độ độc tài, phản dân hại nước và chỉ trích công cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền đang càng ngày càng được ủng hộ. Người Việt hải ngoại mong muốn hòa giải nhưng không bao giờ chấp nhận cái kiểu hòa giải như vậy.


Lý do thứ hai về phiá nhà cầm quyền CSVN. Họ kêu gọi đoàn kết dân tộc hay xóa bỏ hận thù chỉ nhằm tuyên truyền để thu lợi chứ chẳng bao giờ họ thực tâm muốn hòa giải. Điều này thì ai cũng có thể nhận thấy qua thái độ thiếu thiện chí, không chịu nhận sai lầm và luôn luôn nghi kỵ người Việt hải ngoại.
Năm 1975 khi chiến tranh chấm dứt, là kẻ chiến thắng, nhà cầm quyền CSVN đã có thừa điều kiện hoà giải dân tộc để mọi người Việt Nam, dù thuộc phe chiến bại, có thể đem tài sức đóng góp vào việc xây dựng đất nước. Nhưng trái lại, họ lại tìm cách trả thù, trù dập đối với những người đã sa cơ thất thế, gây nên hận thù chồng chất. Chính sách thù hận của họ đã xô đẩy hàng triệu người phải bỏ nước ra đi mà trong số đó không biết bao nhiêu người đã bỏ mạng một cách oan uổng. Chính sách thù hận của họ đã làm cho không biết bao nhiêu gia đình phải tan nát, gây nên bao nhiêu cảnh tượng đau lòng. Ngày nay họ vuốt ve người Việt hải ngoại, họ gọi người Việt hải ngoại là "khúc ruột xa nghìn dặm" để thu hút đô la muôi sống chế độ tham nhũng, duy trì guồng máy công an để giữ vững chế độ độc tài. Có bao giờ họ dám nhìn nhận họ đã sai lầm trong chính sách của họ như là một dấu hiệu của thiện chí muốnï hòa giải"
Nhà cầm quyền CSVN luôn kêu gọi người Việt hải ngoại hãy quên quá khứ nhưng còn họ thì sao" Trong dịp ông Kỳ về nước, Phạm Thế Duyệt chủ tịch Mặt trận Tổ quốc hô hào "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, xóa dần dị biệt" nhưng thực tế nhà cầm quyền CSVNï vẫn coi người Việt hải ngoại là có tội. Ngay cái chuyện ông Kỳ về nước mà họ muốn khai thác, dùng nó để tuyên truyền kêu gọi người Việt hải ngoại hòa giải nhưng họ vẫn không quên nhấn mạnh rằng việc Nguyễn Cao Kỳ được về nước là do lòng nhân đạo của ho, là một ân huệ do họ ban phát. Rõ ràng rằng chẳng bao giờ nhà cầm quyền CSVN chịu quên quá khứ, họ chỉ muốn người Việt hải ngoại quên đi quá khứ mà thôi.
Nhà cầm quyền CSVN hô hào quên quá khứ nhưng họ chỉ muốn người Việt hải ngoại quên đi những tội ác mà họ đã gây ra cho nhân dân Việt Nam còn đối với họ, người Việt hải ngoại vẫn là "thành phần nguy hiểm" là "thê lực phản động". Theo tin tức thì mới đây có hai mục sư từ Mỹ về Việt Nam nhưng khi tới phi trường Tân Sơn Nhất thì không có vị nào được nhập cảnh. Cả hai mục sư Trần Đình Ái và Hồ Hiếu Hạ đều bị trục xuất trở về Mỹ, không được về quê hương thăm mẹ già. Phải chăng đó là thiện chí "chủ trương xóa bỏ hận thù, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, không phân biệt chánh kiến" như phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Dũng đã từng tuyên bố"
Còn một điều nữa. Nhà cầm quyền CSVN kêu gọi đoàn kết dân tộc nhưng họ có thức hiện lời kêu gọi của chính họ không" Họ có coi những thương phế binh của chế độ cũ cũng là người Việt, cũng là người đồng bào ruột thịt hay họ vẫn coi những con người tàn phế này là có "nợ máu" đối với "Đảng và nhà nước" phải bị ngược đãi" Họ có dám xóa bỏ thành kiến để chăm sóc và đối xử công bằng đối với thương phế binh VNCH như những người thương phế binh của họ không" Nếu họ không làm được những điều đó thì việc kêu gọi xóa bỏ hận thù, khép lại quá khứ ... chỉ là những luận điệu tuyên truyền bịp bợm mà thôi.
Anh Viễn ơi! Như vậy là tôi đã trả lời xong hai câu hỏi của anh rồi. Như anh có thể nhìn thấy đấy, nhà cầm quyền CSVN có thể dùng một hay nhiều Nguyễn Cao Kỳ trong vở tuồng kiều vận để củng cố và gia tăng số thu kiều hối gần 3 tỷ đô la mỗi năm, nhưng mấy chữ "hoà hợp, hoà giải, đoàn kết dân tộc" với họ chỉ là chiêu bài, là bánh vẽ lừa phỉnh kẻ nhẹ dạ. Cứ xem cách nhà cầm quyền CSVN đang tiếp tục đàn áp những người bất đồng chính kiến như Nguyễn Đan Quế, Phạm Quế Dương... xem cách họ "phân biệt đối xử" với giáo hội Phật Giáo VN Thống Nhất, cách họ đàn áp việc truyền giáo của các mục sư Tin Lành, cách họ độc quyền, độc đảng, độc bá, độc tôn, độc chiếm... từ trang báo, cái loa phát thanh tới mạng internet thì biết.
Ai cũng biết số phận cái gọi là "chủ nghĩa bách chiến bách thắng" của những chế độ Cộng sản hiện đã ra sao. Kỷ nguyên hiểu biết của nhân loại và thế giới đang diễn tiến từng ngày. Tuổi thọ của đủ thứ độc chiêu mà nhà cầm quyền CSVN đang bầy trò tự nó đang đi vào dĩ vãng. Xin anh vững tin ngày dân tộc ta thực sự hoà hợp trong tự do, dân chủ sẽ chẳng còn bao xa. Đến lúc đó tôi sẽ về thăm anh và chúng mình sẽ cùng kéo nhau đến một quán "lá mơ", quán "mộc tồn" hay quán "sống trên đời" nào đó ngồi nhâm nhi một vài món và ôn lại những kỷ niệm xưa. Được như vậy thì vui biết mấy phải không anh Viễn"
Hải Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,020,185
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Nhạc sĩ Cung Tiến