Hôm nay,  

Thank Usa: Chuyện Thần Thoại Có Thật

08/07/200300:00:00(Xem: 147215)
1929


Người viết: DENNY LE
Bài tham dự số 3245-843-vb70803


Đây là bài viết đặc biệt dành cho mùa lễ Quốc Khánh Hoa Kỳ. Người viết bài này là Denny Le, hiện ngụ tại Garden Grove City, sinh năm 1970, định cư tại Mỹ vào Nov/1992 theo diện HO. (cha là cựu sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà) nhưng chỉ 3 tháng sau đó, Feb/1993, bị mắc phải căn bệnh viêm màng não (Meningitis disease) và đã trải qua 10 năm điều trị, 10 lần giải phẫu.
*

CAPTION 3 HÌNH:

1.
Denny Le, 1992, khi mới tới Mỹ.

2.
Denny Le, 1994, khi đang điều trị bệnh viêm màng não.

3.
Denny Le và các cô giáo tại Santa Ana Colege, nhân dịp mãn khoá học mùa xuân.

*

Giống như một chuyện thần thoại mà có thật, tôi đã được cứu chữa từ A đến Z trong 10 năm qua (1993-2003) và đã trải qua đến 10 lần giải phẫu: 5 lần trên đâù, 3 lần ở xương sống, 1 lần trước ngực và 1 lần giải phẫu cấy tế bào tai (cochlear implant) để phục hồi thính giác và giờ đây, tôi đã được bình phục gần như hoàn toàn: đã rời bỏ chiếc xe lăn và chiếc gậy 4 chân mà tôi cứ tưởng rằng phải xài nó cho đến hết cuộc đời.
Sau đây là những gì đã xảy ra với tôi trong 10 năm vừa qua.
*
Tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên nhức đầu trong nhữøng ngày cuối năm 1992 khi vừa đến Mỹ.
Đến Feb/1993 thì tôi ngã bệnh. Triệu chứng đầu tiên là 2 mắt trở nên loà rất nặng (blur), phải nóí là tầm nhìn chỉ còn dướí 45% mà thôi. Chỉ một hôm sau đó là tôi bắt đầu ói mửa và bất tỉnh trong nhà. Gia đình tôi phải gọi 911 để đưa tôi đến emergency tại bệnh viện Fountain Valley.
Tại phòng emergency, Dr. Michael Finese, một bác sĩ khoa thần kinh (neurologist) và cũng là bác sĩ chăm sóc cho tôi lúc đó đã đưa tôi đi chụp hình MRI ở trên đầu để xác định nguyên do.
(MRI: Magnetic Resonance Imaging) là một máy quang tuyến hiện đại nhất hiện nay dùng để chụp các vị trí bên trong cuả não bộ, thời gian chụp là một giờ, vì vậy, giá tiền hiện nay cho một lần chụp MRI là từ $9,000.00 đến $11,000.00 US.
Sau khi xem film MRI xong, bác sĩ cho gia đình tôi biết là tôi đang bị viêm màng não. Khối viêm nằm phiá sau hai mắt, ngay tuyến yên (pituitary gland). Chính khối viêm này đã đè lên dây thần kinh mắt làm hai mắt của tôi bị loà, và nó thường tiết ra nhiều nước làm tăng áp suất trong não lên khiến cho tôi bị hôn mê và ói mửa.
Ngay lúc đó, bác sĩ cho gia đình tôi biết cần phải đưa tôi đi giải phẫu trên đầu để lấy bớt nước ra là điều cần phải làm trước tiên, và gia đình tôi đã đồng ý đưa tôi đi giải phẫu.
Cuộc giải phẫu được tiến hành ngay hôm sau trong lúc tôi vẫn đang hôn mê tại emergency room. Trải qua 5 giờ giải phẫu để rút bớt nước trong não ra, tôi tỉnh lại và may mắn là không có điều gì ruỉ ro xảy ra, nhưng cuộc giải phẫu chỉ tạm ngăn chặn nhữøng gì nguy hiểm cấp thời, chứ không hoàn toàn tiêu diệt được vi trùng cuả căn bệnh viêm màng não. Sau đó, Fountain Valley Hospital đã chuyển tôi sang bệnh viện UCI Medical Center để bác sĩ ở UCI tiếp tục tìm cách điều trị tận gốc.
Vào Mỹ tháng 11-1992 tôi chỉ được medical tạm thờøi là 8 tháng, sau đó đã hết hạn vào tháng 6/1993. Tôi lúc đó đã may mắên đượïc hội Cựu Tù Nhân Chính Trị tai Orange County giúp đỡ xin được medical vĩnh viễn dành cho người tàn tật. Sau khi đã đượïc cấâp medical, tôi được nhận vào bệnh viện UCI medical center vào đầu tháng 8/1993 để được tiếp tục điều trị. Tôi đã được một nhóm bác sĩ thần kinh trực tiếp điều trị từ 8/1993 đến 11/1995 và đã lần luọt trải qua thêm tấât cả 8 lần giải phẫu tại UCI: 4 lần trên đầu, 3 lần sau lưng (xương sống), và một lần ở trước ngực.
Sau đây là cách làm từng bước một để cứu tôi thoát khỏi căn bệnh viêm màng não cuả các Neurologists/UCI:
- Bước một: Họ đưa tôi đi giải phẫu để đặt một ống chuyền thuốc tên là IV (Injecting vein) từø bên ngực phải đi thẳng sâu vào động mạch chính của tim để thuốc khi truyền vào, tim sẽ phân chia ra cho toàn cờ thể.
- Bước 2 họ đưa tôi đi giải phẫu để đặït một ống chuyền thuốc nằm sau lưng, ống tên English gọi là Reservoir. Ống reservoir được đặt nằm dưới lóp da lưng có 2 chân ghim thảng sâu vào xương sống đến tận tuỷ sống: (spinal cord) Đây là một bước khó khăn và tôi đã phải trải qua 3 lần giải phẫu xường sống để hoàn tất ống reservoir này.
Sau khi ống Reservoir đã ổn định, bác sĩ trưởng nhóm Bill Muller bắt đầu thử nghiệm tùng bước như sau: họ chích một loại nước có màu đăïc biệt vào ống Reservoir (loại màu đặc biệt này dùng để hướng dẫn máy Cat Scan: là một loại X-ray dùng để chụp hình trên đâù nhưng thời gian chụp chỉ từ 15 đến 20 phút). Sau đó các bác sĩ đã theo dõi sự di chuyển cuả chất nước maù trong tuỷ sống qua máy Cat Scan, và đúng như dự đoán, chất nước có màu đăïc biệt này đã di chuyển lên tới não bằng đường tuỷ sống.
- Bước 3: Sau đó, họ bắt đầu chích thuốc trụ sinh để diệt vi trùng viêm màng não thẳng vào ống reservoir, đồng thờøi phối hợp truyền thuốc vào ống IV nằm trước ngực và cả thuốc viên uống trực tiếp bằøng miệng hàng ngày.
Được 3 tháng sau, thì 2 tai cuả tôi không còn nghe gì nữa và cơ thể tôi bắt đầu bị phản ứng cuả thuốc rất nguy ngập. Ngay lập tức các bác sĩ đã phải cho tôi nhập viện trở lại để điều trị, vì qua một thời gian chích thuốc trụ sinh mạnh, khả năng miễn nhiễm (autoimmune) cuả tôi xuống thật thấp, chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng đủ làm nguy hiểm đến tính mạng.
Sau khi nhập viện xong, từø 4/1994 cho đến tháng 10/1995, tôi đã trải qua thêm 4 lần giải phẫu trên đầu để rút bớùt nước ra và đã được cứùu thoát hiểm một trong 4 lần giải phẫu đó. Sau cuộc giải phẫu đầu tháng 9/1994 trong lúc rút nước ra, tôi đã bị xuât huyết trong não và hoàn toàn mê man, gia đình tôi đã đi mua đất trong nghĩa trang dành sẵn cho tôi. Vậy mà nhờ sự chăm sóc của các y sĩ, đến đầu tháng 10/1994 tôi tỉnh lại. May mắn cho tôi là chính vị bác sĩ Dr. Thomas Chappell (một professional neuro-surgeon hàng đầu cuả UCI hopital) đã cúu tôi trong suốt thời gian hơn một tháng hôn mê nằm tại special care/Emergency room/UCI Dr Chappell, chính ông đã gắp ra nhữõng cục máu nằm trong não và ông đã có sáng kiến là đặït một ống dẫn nước từ trên đầu tôi đi dọc theo lưng vào trong bao tử (ống có tên y khoa là Shunt).
Sau 4 lần mổ đó, tôi không còn bị tình trạng nươcù ứ đọng trong não nữa. Sau này gặp lại vị bác sĩ đã cứu sống tôi, Dr Thomas Chappell, ông có nóí rằng "suốt hơn 20 năm qua thực hiện nhiều ca mổ cho rất nhiều bệnh nhân, tôi chưa bao giờ mổ 2 lần cho một bệnh nhân, ngoại trừ cái case cuả Denny." Thật vậy, Dr Chappell đã mổ cho tôi đến 3 lần.
Hiện nay, kỷ niệm mà tôi tôi vẫn còn có một mảnh đất sinh phần nhỏ tại Làng Vĩnh Phúc (Làng Vĩnh Phúc một nghiã trang Vietnam tại Manchester memory Park) do mẹ tôimua cho tôi vì gia đình tôi sợ ràng tôi sẽ không qua được nguy hiểm trong một tháng hôn mê đó.
Đến Nov/1995 (cũng là trong dịp lễ Thanksgiving day) thì các bác sĩ đã vui mừng cho biết tôi đã thoát được căn bệnh viêm màng não nguy hiểm này. Một điều vui mừng mà không phải riêng tôi và gia đình, mà hầu như tất cả các bác sĩ, y tá cuả khoa thần kinh (Neurology care) đều vui mùng, vì họ đã thành công sau 3 năm điều trị cho tôi.
Thoát chết vì viêm não, nhưng tôi lại phải đối diện với cuộc sống mờí đầy khó khăn và buồn tủi là chỉ ngôì và di chuyển trên chiếc xe lăn. Sở dĩ có hậu quả này là vì :
1/ 2 tế bào xoắn ốc (cochlear) bên trong hai tai bị chết vì thuốc trụ sinh và tôi vỉnh viễn mất luôn thính giác.
2/ Thuốc đã ảnh hưởng đến toàn bộ tuyến nội tiết (endocrine) khiến cơ thể bị rối loạn, không sản xuất hormone nam tính (testosterone), hormone tăng trưởng tên English gọi là IGF-1: Insulin Growth Factor-1, và cơ thể cũng không hấp thụ được calcium làm cho xương của tôi rất yếu và dễ gãy, vì vậy tôi cứ như một người ở vào lứa tuôûi 70: tóc rụng, da nhăn, không đi hay chạy được, chỉ dùng xe lăn để di chuyển và tệ hại nhất là tôi đã nặng đến 190 lbs (trước khi bệnh, tôi chỉ nặng 132 lbs mà thôi).
Bác sĩ gia đình cuả tôi, Dr. James Obrien (một professional medicine doctor tại internal clinic) biết được tình trạng này, và ông đã chuyển tôi qua khoa nội tiết (Endocrinology care) để họ tìm cách điều trị cho tôi
Các endocrinologists bắt đầu tiến hành 2 cuộc thủ nghiệm để xác định rõ nguyên nhân như:


1/ thử nước tiểu trong một ngaỳ (urine 24g).
2/ họ truyền protein vào trong máu cuả tôi, và sau đó rút máu ra làm 5 lần / mỗi lần cách nhau 1g để đo lường lượng hormone được sản xuất ra trong máu.
Sau khi thử nghiệm và xác định rỏ nguyên do, các bác sĩ cuả khoa nội tiết bắt đầu điều trị cho tôi như sau:
1/ cho tôi uống thuốc để thay thế toàn bộ hormone trong cờ thể (hormone replacement)
2/ Chích một loại hormone nam tính một tháng một lần (Testosterone depo 200mg)
3/ Chích hormone tăng trưởng: Growth Hormone Factor (Genotropin miniquick 0.2mg) cho mỗi ngày.
Phải mất tới 3 năm sau đó (một998) thì tôi mới dần dần bình phục. Lúc đó, tôi đã có đầy đủ sức khoẻ để rờØi khỏi chiếc xe lăn (wheel-chair) và cây gậy 4 chân mà tôi cứ tưởng như phải xài nó cho đến hết cuộc đờØi còn lại.

Sau 10 năm được điều trị để khỏi bệnh viêm màng não, tôichỉ mờí 33 tuôỉ. Tuy đã lành bệnh, nhưng tôi hoàn toàn mất đi thính giác.
Trong lần tái khám gặp bác sĩ James Obrien theo định kỳ trong tháng 8/1t998 tôi đã xin bác sĩ James giúp cho tôi đi học để có một cờ hội trở thành một con người hữu ích cho xã hội. May mắn cho toiâ, người bác sĩ giàu lòng nhân aí đó đã trực tiếp liên lạc vói trường Santa Ana College để đưa tôi vào kịp cho muà Fall semester, Sept/1998.
Sau khi đăng ký vào trường Santa Ana college, là một sinh viên mất thính giác, tôi đã được học các môn: Lipreading (học cách nhìn miệng), 2 là speech of strategy (cách nói chuyện sảo cho nguoì ta không biết mình bị điếc), 3 là Sign language (học cách ra dấu bằng tay) và cuốI cùng là ESL, một ngôn ngủ thứ 2 cho tôi (English second language).
Năm 2000, sau khi học xong 4 semesters tại trường, tôi được counselor là bà Dorothy và bà Karen Winle (supervisor) đã hướng dẫn cho tôi cách học theo ngành lựa chọn, đó là ngành computer programming mà tôi thích và trường Santa Ana College/ Rehabilitation center đã trang bị và hườ'ng dẫn cho tôi đầy đủ nhũng gì cần thiết để học và phục vụ trong cuộc sống cuả tôinhư: một TD telephone (Telephone Device Deaf) do hãng Pacific Bell đem đến gắn tại nhà miễn phí: TĐ phone này giống như là một computer nhỏ có màn ảnh (screen) để đọc chữ và phím (keyboard) để đánh máy, khi tôi cần gọi bất kỳ ai (chỉ trong USA-và dùng English mà thôi) thì tôi chỉ việc đánh lên phím số phone cuả CRS (California Relay Service phục vụ 24/24), và CRS operator sẽ giúp tôi quay số (dial) số phone mà tôi muốn gọi, và operator sẽ là người trung gian để dịch (translate) từ tôi sang người kia, và đánh máy dịch trờ ngược lại cho tôi đọc khi được bên kia trả lời. (dĩ nhiên là CRS sẽ giải thích cho người bên kia hiểu về relay service và hầu như bất cứ tiểu bang nào trong USA cũng đều có chương trình relay service này). Nhờ vậy, tôi đã không còn phụ thuộc vào sự giúp đờ cuả nhữõng nguoì xung quanh trong gia đình khi cần gọi phone. ï
Vì tôilà học sinh tàn tật (disabled student), và qua sự giúp đỏ Supervisor, Ms Karen Winkle, tôi được hãng Pacific Bell đến mở một đường line riêng tại nhà để xài riêng cho TD telephone và computer vờ'i giá thấp nhất, 7.99/month (flat rate).
Về việc đi lại trong Orange County như đi học, đi bệnh viện, đi đến Gym để tập thể dục và ngay cả đi chơi hay đi shopping tôi cũng được trợ giúp đặc biệt. Qua sự hướng dẫn cuả nhân viên social worker (Social Service Agency) trong quận Orange county, tôi được hãng xe bus OCTA access (Orange County Transportation Authority, một hãng xe bus có hệ thống xe đặc biệt dành chuyên chở người già và tàn tật trong Orange county) đưa đón đi bất cứ nơi nào trong quận và bất cứ lúc nào. Loại xe này đưa đón rất đúng giờ: chỉ cần gọi xe OCTA access trước từ một đến 7 ngày là OCTA access coordinator sẽ schedule để phục vụ, $1.70/ cho mỗi chuyến xe, trường họp cần đi Emergency khi đau bệnh, thì không cần gọi 911, mà gọi OCTA access-medical backup, là xe sẽ đến trong vòng 5 phút để đưa mình đi với giá biểu $7 mà không cần book trước. (nếu quí vị nào cần biết thêm chi tiết, xin gọi OCTA access 877-628-2232 sẽ có đầy đủ tin tức cho quí vị)
Tôi cứ tưởng cuộc đời cuả mình sẽ như vậy mãi trên đất Mỹ, nhưng 4 năm sau đó, trong lần gặp bác sĩ James Obrien để tái khám theo định kỳ vào đầu Jan/2002, bác sĩ James cho biết: bệnh viện UCI có thể cấy lại tế bào cochlear trong tai cuả tôi để phục hồi thính giác sau hơn 8 năm đã mất.
Tôiđược Dr James chuyển sang ENT clinic (ear-nose-throat), và lần luọt trải qua rất nhiều thử nghiệm từ Feb/2002 đến Jan/2003 để xác định nguyên nhân bị mất thính giác. Sau đó, tôi được chọn đi trồng lại tế bào xoắn ốc trong tai (candidate for cochlear implant)
Dr Jack Shohet (một bác sĩ chuyên trồng tế bào tai và cũng là người giảng viên chuyên đào tạo các bác sĩ thực tập tại UCI medical hospital) sẽ trồng tế baò cochlear cho tôi. Dr Shohet cho biết: tất cả chi phí trong case cuả tôi là $65 ngàn dollars, vì vậy, tôi phảiđược Cal-Optima (là một hãng cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế cuả tiểu bang California) chấp thuận thì tôi mới được đi cấy, còn không thì tôiphải chịu điếc suốt đời.
Từ năm 1993 cho đến 2003, số tiền chi trả: thuốc men, tiền mổ, tiền phòng cho tôi.v.. v. đã lên tớ'i đờn vị hàng triệu dollars. Vì vậy, bác sĩ Shohet đã không chăùc ràng tôi sẽ được chấp thuận cuả Cal-Optima. Nhưng, rất may mắn là qua sự can thiệp cuả các bác sĩ cuả các khoa : thần kinh (Neurology), ENT (tai muĩ họng), endocrinology (khoa nội tiết) và Dr James Obrien (bác sĩ gia đình) đã làm đơn xin cho tôi, vì vậy, chỉ trong vòng 3 tuần lễ sau là tôi được Cal-optima chấp thuận chi trả toàn bộ chi phí cho cái case trồng tế bào tai cuả tôi.
Tôi được nurse thông báo ngày đi mổ là: Feb 4th, 2003 cũng là ngày mồng 4 Tết âm lịch 2003 cuả người Á châu, lúc 6g sáng tại UCI hospital. Trảiqua 2 giờ giải phẫu để trồng lại tế bào xoắn ốc trong tai (cochlear implant), tôi được Dr Shohet cho về nhà sớm hờn dự định, và 3 tuần sau đó, tôi trỏ lại để đeo một máy: Speech processor, cũng là máy kích thích não (brain stimulating) và ENT clinic đã chuyển tôi qua Audiology care để được một audiologist là Dr Sharon Fujikawa đeo máy và điều chỉnh máy (adjustment) để kích thích não một tháng một lần sau hờn 8 năm mất thính giác.
Tính đến nay, tôi đã và đang điều chỉnh thính giác được 3 tháng rôì (Mar/2003 cho đến nay) và đã nghe lại được khoảng 50%. Tôiđã không còn gặp khó khăn mỗi khi trò chuyện với mọi người.
Dr Fujikawa cho biết :Tôi sẽ vẫn còn đeo máy kích thích tai và não cho đến khi nào tôi nghe được hoàn hảo nhất, tức là sẽ có một thính giác gần như là bình thường: trò chuyện, nghe nhạc, gọi phonev.. v& và ngay cả phân biệt được giọng noí cuả những người thân trong gia đình (familiar sound).
Qua sự liên lạc với bạn bè trên computer, tôi đã gặp lại cô giáo cuũ cuả tôi cách đây 22 năm về trước lúc còn ỏ Vietnam, cô Vũ Phường Tần. Sau khi nghe xong nhũng gì đã xảy ra với tôi trong 10 năm qua, cô rất là xúc động. Chính cô nói cô đã thầm cảm ơnn tròi phật đã che chờ cho tôi, cảm ơn nước Mỹ và những vị bác sĩ lỗi lạc giàu lòng nhân ái đã cúu tôi và đã tạo cho tôi một tường lai xán lạn hơn cho quảng đờØi còn lạị
Điêù tôi và gia đình vui sướng nhất, không phải tôi được cứu sống trong lần mổ đầu đầy nguy hiểm trong tháng 9/1994, mà chính là vì các bác sĩ đã mang lại cho tôi có một sức khoẻ để rờì bỏ chiếc xe lăn và cây gậy 4 chân mà sau một thời gian dài tôi phải xài nó. Còn nhớ thời ngồi trên xe lăn, tôi cứ tự trách các bác sĩ là tại sao cứu sống tôi làm gì để tôi phải sống một cách buồn tủi trên chiếc xe lăn.
Nhà văn Nguyễân Ngọc Ngạn có nói "mọi vật trên đờì này đều đã có một con số riêng cho nó như căn nhà, chiếc xe, chìa khóa và ngay cả đôi giày cuả các bạn đang mang dưới chân cũng có một con số cuả nó, thế thì con người ta cũng có riêng một con số thôi".
Được sống trên đất nước Mỹ đã là một phần số tốt căn bản nhất.
Như là một giấc mơ, nước Mỹ với nền y khoa văn minh nhất trên thế giới và các bác sĩ giỏi đã cứu tôi và đã tạo cho tôi một tương lai mới. Nước Mỹ thật đúng là quê hương thứ hai cuả tôi và toàn thể người dân Viet nam đang sống tị nạn tại đây.
Chúc tất cả quí vị sống vui, khoẻ và hạnh phúc.
Denny Le

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,016,869
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến