Hôm nay,  

Pizza Hut, Cái Job Đầu Tiên

30/06/200300:00:00(Xem: 152013)
Người viết: PHẠM GIA NAM
Bài tham dự số 3239-837-vb70628

Tác giả Phạm Gia Nam sinh năm 1955, đã lập gia đình, có 1 con trai 7 tuổi. Hiên là Revenue Auditor (chucyên viên kiểm toán) cho một department của tiểu bang Louisiana, cư trú tại TP Baton Rouge, Louisiana. Bài lViết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là một chuyện kể sinh động về thời mới tới Mỹ.Mong ông sẽ tiếp tục viết thêm.
*

Bây giờ, ngồi nhớ lại 20 năm về trước, cái thuở ban đầu, chập chững mới đến Mỹ, Kiên vẫn còn bồi hồi xúc động, vui buồn lẫn lộn , man mác nhục vinh. Đó là những ngày tháng không đáng gọi là gian khổ, nhưng lại đầy rẫy khó khăn mới, dở khóc dở cười, mà bất cứ một người tị nạn VN nào, cũng phải ít nhiều công nhận: Đời mình phải có những tháng ngày này mới thực sự đáng sống, đáng nhớ và có ý nghĩa .
Kiên một mình vuợt biên đến Mỹ cuối năm 1982. Nơi kiên định cư đầu tiên là Lafayette, một thành phố nhỏ, cổ kính, hiền hòa, thuộc tiểu bang Louisianạ. Để sống còn, và tự lập, Kiên cần phải có viêc làm ngay sau khi vừa đến Mỹ . Không có xe, và cũng chưa biết lái xe thì & đi bộ. Hai chữ khắc phục không còn lạ gì với người VN ở lại sau năm 1975 như Kiên nữa. Sáng nào cũng vậy, mặc hai ba áo ấm vào người, dù trời đông đá hay không, Kiên vẫn đi bộ loanh quanh gần nhà, có khi xa đến 2, 3 miles để kiếm việc làm. Ban đầu thì còn chú ý đến những nơi có bảng " Now Hiring" , sau thì thấy chỗ nào coi được là nhào vô xin đại .Kiên cũng biết điều, chỉ xin những job không còn gì thấp hơn là rửa chén, bồi bàn, phụ bếp v.v& Có một lần, sau khi nhận đơn, nhìn tấm thân nam nhi mỏng manh, nặng không quá 100 pounds lúc bấy giờ của kiên, Thằng manager cua tiệm Burger King thương hại:
- Khi nào tụi tao cần, sẽ gọi lại cho mày ngay .
Kiên tưởng bở, vội vàng đem hết vốn liếng học tập tiếng Anh của mình đi vào "thực tế", dài dòng cho nó biết hòan cảnh hiện tại chưa có phone của Kiên, nên để chắc ăn, Kiên sẽ đến tiệm nó mỗi ngày, để "check" lại khi nào nó cần Kiên . Thằng Mỹ thấy Kiên thuộc lọai lì "có chí thì nên", mà mấy thằng như vậy thì thường không làm cho Burger King lâu . Nó không cần xã giao gì nữa, nó nói thẳng với Kiên: " Mày đừng có đến đây nữa, tao đã có application của mày rồi, khi cần, tao sẽ có cách liên lạc với mày".
Một lần khác, Kiên sém được nhận việc ở tiệm kem Dairy Queen, tiệm này gần xịt nhà Kiên. Ngày nào Kiên cũng đi qua, vậy mà hôm nay mới thấy treo bảng "Hiring" thì chắc nó mới cần người . Kiên đẩy cửa bước vào . Buổi trưa, vắng khách, con nhỏ bán hàng đang ngồi ở quầy tính tiền ngáp vặt, thấy Kiên niềm nở:
- Hi, May I help you "
- Tui muốn gặp manager.
Con nhỏ cashier không hỏi gì thêm, quay lại gọi to vào trong: "Danny!" Thằng mangager hai tay còn đầy xà bông, tất bật chạy ra . Thấy nó, không đợi con cashier giới thiệu , Kiên nói ngay:
-Tui muốn xin việc làm ở đây.
Chụp vội cái khăn lau tay gần đó, Danny mời ngay Kiên ngồi vào một cái bàn trống, mà khách ăn kem vẫn thường ngồi . Kiên thấy nhiều hy vọng, vì đã từng xin việc rất nhiều chỗ, thường chỉ được phát đơn, điền vào, gửi lại, rồi &chờ . Lần này được phỏng vấn đàng hòang, Danny hỏi tên tuổi, địa chỉ, và tự tay điền dùm application form cho Kiên , đến khi nó biết Kiên đã từng học đại học ở VN, thì nó đưa luôn cái form cho Kiên tự điền luôn cho tiện. Nó càng có cảm tình hơn khi thấy Kiên điền form còn lẹ hơn nó, và chữ viết của Kiên dù sao cũng không xấu bằng chữ nó . Kiên còn nhớ trong lần phỏng vấn đó, Danny có hỏi: "Tell me about your background" " Lúc đó Kiên nghe tiếng Anh, tiếng được tiếng không, thường thì đóan đại rồi trả lời . Lần này nghe rõ được từng chữ, mà không hiểu Danny muốn gì . Back là sau, ground là nền là sân. Nhà Kiên ở làm gì có sân sau. Kiên ú ớ, không biết nói sao, phải như biết khôn hỏi lại nó thì chắc đã khác rồi , đằng này vì sợ nó chê tiếng Anh mình tồi, không mướn, nên vội trả lời: " I don't have any background". Chắc chỉ vì câu trả lời này mà cuối cùng cũng chỉ nhận được câu: "Tao sẽ liên lac với mà sau" của Danny.
Ôi, cái "background" hơn sáu năm trời nhục nhằn, lao động vinh quang, thắt lưng buộc bụng, xây dựng thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa ở VN, nay đi xin những cái job bồi bàn, rửa chén là & hợp khả năng quá rồi, còn đòi hỏi gì nữa """... Vậy mà cũng bị người ta từ chối. Kiên bắt đầu mất tự tin, chán nản, càng cảm thấy cô đơn, bơ vơ, lạc lõng hơn. Nhưng rồi nghĩ lại, bao nhiêu người ở VN đang liều chết ra đi, sẵn sàng bỏ lại tất cả , cũng chỉ mong có được cái "hòan cảnh" như mình hôm nay. Kiên lại nắm chặt bàn tay lại, hô to ba lần: "Cố gắng, khắc phục khó khăn".
Kiên bắt đầu tập đi xe bus trong thành phố, để xem cảnh, xem người, và cũng để nới rộng địa bàn kiếm việc cho mình. Kiên cũng xin học thêm Anh văn vào buổi tối ở một trường học gần nhà . Một hôm, bà giáo dạy Anh văn hỏi thăm, biết Kiên đang cần việc làm . Bà thì có người quen đang làm manager ở Pizza Hut, nếu Kiên muốn làm, bà sẽ giúp cho. Thế là chỉ một lần gọi phone giới thiệu, người ta đã nhận Kiên vào làm việc, không cần phỏng vấn, application form thì khi nào đến làm việc, điền luôn cũng được .
Ngày đầu tiên đi làm cho Pizza Hut, người ta phát cho Kiên một bộ quần áo và một cái nón đồng phục . Mặc đồng phục vào người, dù là size nhỏ nhất, đội nón lên đầu, Kiên trông vào gương thấy mình& hèn hèn hẳn ra, thấy thương mình, và buồn cho thân phận nhược tiểu, tị nạn của mình vô hạn . Kiên được Bill, manager cho vào một phòng nhỏ, ngay cạnh bếp. Bill cho Kiên coi video về cách làm bánh Pizza theo từng lọai, từng cỡ, cách pha và nhào bột bằng máy, cách pha nước sauce v.v& Tập trung tinh thần cho đến hết phim, khỏang nửa giờ . Kiên mệt nhòai, người tóat mồ hôi, tai nghe lùng bùng, chỉ nhớ và hiểu được 20 hay 30 phần trăm.


Vậy mà rồi cũng xong, Kiên bắt đầu thực tập làm bánh Pizza khi không có đông khách, hay nhiều order, vì Kiên chưa làm nhanh được, như mấy đứa bạn Mỹ làm chung . Tụi Mỹ thường nói kiên "cool" vi Kiên thường xuyên ít nói, và ai hỏi cái gì, dù là lúc bận rôn, Kiên cũng từ từ, suy nghĩ rồi mới trả lời. ngòai ra, Kiên đặc biệt thích "đứng máy" rửa chén . Lúc đó Kiên có thể nhớ lại cái thời trung học kỹ thuật trước năm 75 của mình ở VN. Tụi Kiên mỗi lần đươc "đứng máy" thực tập thì mặt thằng nào thằng nấy cứ vác lên, thấy mình quan trọng, vĩ đại hẳn ra; Vây mà cả năm, tính ra mỗi thằng cũng đứng máy không được quá vài giờ. Do đó, bây giờ Kiên có thể đứng máy rửa chén suốt ngày, sắp xếp ly, dĩa, muỗng, nỉa dơ các lọai, xịt nước nóng, nước lạnh, rửa sạch đến mủn cả hai bàn tay, mà không phàn nàn, kêu ca một tiếng . Thật sự thì Kiên không thích đứng làm bánh Pizza, mặc dù nó thuộc lọai công việc có "trình độ" hơn so với rửa chén. Nhưng làm bánh Pizza thì phải tập trung tinh thần, đọc kỹ order, và làm đúng theo đó, mà còn phải làm nhanh nữa. Mỗi lần làm bánh sai, bị trả lại, hay khách hàng phiền trách điều gì, mặt thằng Bill lại nhăn nhó như khỉ ăn gừng. Nếu còn tái phạm, Bill cũng không ngần ngại, kêu ra nói riêng, trách móc, giáo huấn nhẹ nhàng, nghe mà buốt óc. Kiên biết, đời Kiên không bao giờ khá nổi với cái thế giới bột, sauce, chesse, hành ớt, thịt thà này .
Trong chỗ làm có thằng mỹ đen tên Paul, to như một con trâu, mà lười kinh khủng. Có lần kiên hỏi nó:
-Tên mày là Paul, chữ gốc Pháp, thì phải gọi là Pôn, sao gọi là Po.
Nó cười hộc lên, nhìn Kiên khi dễ:
-Tao cóc cần biết (don't care), tiếng Anh của mày tao nghe muốn khùng luôn, bây giờ còn bài đặt sửa tên tao nữa hả.
Thường thì người ta làm cho Pizza Hut chỉ là tạm bợ , vài tháng đến một, hai năm là quá lắm. Vậy là thằng Paul làm được bốn năm rồi . Mọi công việc ở đây hầu như nó đều đã làm qua, chỉ từ assistant manager trở lên là nó chưa thử... mà thôi. Nó thường hống hách, ta đây, đùn việc nặng cho người khác, nhất là người mới vào làm. Paul còn sốt sắng tình nguyện, làm thêm công việc soi mói, tìm ra khuyết điểm, lỗi lầm của người khác mà báo cáo cho manager, nó làm việc này không có thêm lương, chắc chỉ vi nó thích, và biết mình cũng có năng khiếu với những công việc này . Có lần nhà hàng trong lúc đông khách, bận rộn, Paul kêu kiên mang cái thùng rác đi đổ, để tụi nó có chỗ vứt những gì không cần thiết khi làm bánh. Nhìn cái thùng rác to, cao ngang đến ngực mình, đầy ắp những đồ ăn thức uống bỏ đi nặng chình chịc, mà thằng Paul thường phải đem đổ nếu không busy, Kiên không nói gì, lặng lẽ kéo lê nó ra ngòai đi đổ, dù biết rằng thằng Paul đang nhìn mình cười khóai trá . Theo quyền lợi của nhân viên, mỗi người làm việc ở đây, đều được ăn pizza free. Mỗi lần, Paul nhờ kiên làm bánh pizza cho nó, thái độ của Paul khác hẳn, sẵn sàng hạ mình, điếu đóm, năn nỉ để Kiên bỏ thêm chút thịt ngòai cân lượng vào bánh cho nó .
Pizza Hut còn có Cindy, làm waitress, con này da trắng, tóc vàng, mắt xanh long lanh, mơ màng sau hàng mi cong vút. Cindy người nhỏ nhắn, dễ thương, biêt được ưu điểm của mình, mỗi khi nói chuyện với ai, nhất là người khác phái mà có vẻ "dại gái" như Kiên, mắt Cindy thường hay chớp chớp, miêng cười tươi, khoe đôi môi hồng chín mọng, ướt rượt, hàm răng đều, trắng trong như ngoc. Hối mới vào làm, có lần gặp Kiên Cindy hỏi: "what's up" Kiên chậm rãi suy nghĩ, rồi nhìn lên trần nhà, thấy không có gì, ngòai một màu trắng tóat, nên trả lời; "Nothing" Cindy cười vang, ôm chầm lấy Kiên: "Are you OK"" Bộ ngực săn chắc, áp sát vào ngực kiên, hương thơm pizza cũng từ đó phà lên đầy mũi, làm Kiên mê mẩn tâm hồn, muốn đứng cả tim. Từ đó, mỗi lần Cindy nhờ Kiên làm cái gì cho nó, như clean table, để Kiên không thể từ chối, vui vẻ, hăng hái thi hành, nó thường trả "tip" cho Kiên, bằng một cái ôm rất nhanh, nhưng vẫn không quên đưa nguyên cái mặt tiền mềm mại, ấm áp vào sát người Kiên . Dĩ nhiên, những chuyện như vậy không xảy ra thường, và chỉ xảy ra ở sau nhà bếp. Pat cũng là waitress cho Pizza, da đen, có bộ ngực còn đồ sộ hơn Cindy nhiều, vậy mà Kiên không ham. Có lần, đang đứng máy rửa chén, Pat nhờ Kiên clean table dùm nó, Kiên từ chối vì đang rất bận. Pat tưởng Kiên cố tình làm khó, đòi hỏi này nọ. Pat liền bắt chước Cindy, từ đằng sau, nó lao tới trả "tip" trước cho Kiên bằng một cáo ôm rất chăt. Khi bộ ngực đồ sộ của Pat đè lên lưng Kiên, Kiên giật mình quay lại, thấy ngay cái mặt đen thui của Pat đang nhe hàm răng trắng nhởn, cái lợi đỏ lòm, cười toe tóet ngay sát mặt mình, kiên hét lên một tiếng kinh hòang. Thân phận Kiên lúc đó nào dám chê bai, hay kỳ thị gì Pat, đó chỉ là phản ứng xảy ra một cách tự phát, trước khi đầu óc Kiên có thể kiểm sóat được .

Làm ở Pizza hut, bận rộn nhất là tối thứ sáu và ngày thứ bảy cuối tuần. Những ngày này, nhìn thiên hạ thoải mái ăn chơi đền bù cho cả một tuần làm lụng mệt nhọc. Còn Kiên thì lại nai nịt gọn gàng, sẵn sàng đứng máy rửa chén, làm bánh, làm nước sauce, nhào bột, lau bàn, làm đủ mọi thứ linh tinh , liên tục suốt ngày, tối tăm cả măt mũi . Cuôc đời Kiên chả lẽ mãi như thế này sao """
Tháng 8 năm 1984, Kiên xin được Pell Grant, cả work study 20 tiếng một tuần nữa. Cơ hội đã đến, giúp Kiên trở lại học đường, quyết tâm làm cách mạng đời mình một lần nữa .
Một tối thứ bẩy cuối tuần, sau khi đã dọn dẹp sạch sẽ, mọi người sửa sọan đóng cửa ra về. Kiên đến cám ơn Bill, thông báo quyết dịnh thôi việc Pizza Hut của mình, Kiên bắt tay Paul, lần đầu tiên tự mình dám ôm lấy Cindy, cả Pat nữa để chào từ biệt. Ngòai kia, trời vẫn còn tối đen, nhưng Kiên đã thấy nhiều vi sao lấp lánh, chiếu sáng trên cao.
Phạm Gia Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,027,050
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Nhạc sĩ Cung Tiến