Hôm nay,  

Bệnh Tiểu Đường Khi Mang Thai (gestational Diabetes)

28/11/200200:00:00(Xem: 150391)
Người viết: ĐINH THỊ NGỌC TUYẾT
Bài tham dự số: 360-699-vb31126

Tác giả sinh năm 1972, hiện cư trú tại Louisvill với chồng và con, nghề nghiệp kỹ sư. Bà đã góp cho giải thưởng Việt Báo các bài viết giá trị như “Bạn cũ tình xưa”, “Phố nhỏ tình thâm”... Sau đây là bài viết mới nhất của bà Tuyết.
+

Ông Manager muốn tôi làm ca đêm tuần này vì nhu liệu trong nhóm viết ra vừa được đưa vào sử dụng. Phần tôi làm là một trong những phần chính. Chính vì thế ông muốn tôi làm ca đêm để khi nhóm người sử dụng nhu liệu này có thắc mắc gì thì phải có người trả lời và giải quyết kịp thời.
Mọi ngày thường giờ này tôi đã yên giấc nồng, ôm thằng conngủ say sưa. Đêm nay ngồi đây ngáp ruồi đợi điện thoại gọi. "Thức khuya mới biết đêm dài". Trực ca đêm thiệt là chán. Để thời gian qua mau, tôi mang theo đầy đủ táo, nho, kẹo, bánh phồng tôm, chuối xào dừa. Tôi nhâm nhi hết món này qua món khác để đỡ buồn ngũ.
Ăn mãi cũng chán, tôi vô vietbao.com đọc những bài dự thi "Viết về nước Mỹ". Bài nào mới ra tôi cũng đọc láng hết. Có khi một ngày có 3, 4 bài đăng. Có khi mấy ngày hổng có bài nào đọc hết. Lúc nào vô mà chưa có bài mới để đọc thì buồn 5 phút. Hôm nay giữa đêm khuya thanh vắng, đọc bài mới đăng nóng hổi của bác Tâm Anh "Tâm sự của vợ một H.O", tôi bùi ngùi và thấy thương bác ghê. Đúng là sanh ra trong đời, không ai thoát được cảnh "Sinh, lão, bịnh, tử". Hôm nay đọc bài của Bác Tâm Anh, tôi muốn viết vài dòng về bịnh hầu mong chia sẻ tí xíu về bịnh tiểu đường khi mang thai, mà tiếng Anh gọi là "Gestational Diabetes".
Số là cách đây gần 2 năm, tôi mang thai bé đầu lòng. Lúc mang thai, tôi không bị ốm nghén nhiều. Tôi ăn được ngủ được, người khoẻ khoắn. Khi thai được 6 tháng, bác sĩ cho tôi đi test Glucose để xem lượng đường trong máu có bình thường không. Kết quả là tôi bị "Fail". Lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường.
Tôi phải trở lại bệnh viện để đo máu 1 lần nữa. Kỳ này họ gọi là 3 hours Glucose test. Khi vào họ lấy máu 1 ống rồi đem đi thử. Sau đó y tá cho tôi uống 1 chai nước ngọt gắt trước mặt cô ấy. Họ sợ mình đổ bớt đi hay uống không hết lượng nước quy định. Sau đó tôi ngồi đợi, cứ 1 tiếng là cô y tá vào lấy 1 ống máu. Trong 4 tiếng đồng hồ, bị lấy máu 4 lần, thật là đau. Để pass cái test này, lượng đường trong máu phải bằng hay thấp hơn mức cho phép ít nhất là 2 lần. Trong 4 lần lấy máu, tôi chỉ pass có 1 lần, 3 lần bị fail.
Thế là bác sĩ nói tôi bị bịnh tiểu đường khi mang thai, Gestational Diebetes. Theo thống kê cho biết thì chỉ có khoảng 3-5% số người mang thai bị bịnh này. Nhưng người Châu Mỹ Latin, người Da Đỏ, Da Đen, và Da Vàng Á Đông bị bịnh này nhiều hơn người Da Trắng. Lúc biết mình bị bịnh này, tôi buồn dễ sợ. Thật ra bịnh này không phải là nan y, thập tử nhất sinh gì, chỉ là bịnh tạm thời 3 tháng thôi. Khoảng 98% người có thai bị bịnh này sẽ tự động hết sau khi sanh. Nhưng có khoảng 2% sẽ bị tiểu đường luôn. Thành ra tôi cũng thấy lo dù xác suất rất là ít.


Lúc đang có thai là lúc thèm ăn nhiều nhất, nhất là 3 tháng cuối. Ấy vậy mà bắt đầu từ ngày phát hiệu bị tiểu đường, tôi ăn uống phải kiêng cữ đủ thứ. Dù đã nghe theo lời bác sĩ hướng dẫn, bớt ăn trái cây, cơm gạo, xôi chè rồi mà lượng đường trong máu của tôi cứ cao vời vợi. Nó nhất định tiến chớ không lùi.
Thấy ăn uống kiêng cữ không đem lại kết quả mong muốn, bác sĩ bắt đầu cho tôi uống thuốc viên. Và mọi sựvẫn tiếp tục "vũ như cẩn" tức là vẫn như cũ. Càng uống thuốc, lượng đường càng cao. Lúc đầu bác sĩ cho tôi uống thuốc liều lượng thấp chỉ 50mg một viên, sau này tăng lên 100mg/viên, rồi lên 200mg/viên. Lượng đường vẫn cứng đầu, nhất định không chịu xuống. Có khi cả ngày tôi chỉ ăn có 1 chén cơm nhỏ xíu xiu tại ăn đồ Mỹ hoài chịu không thấu. Ấy vậy mà lượng đường vẫn cao ơi là cao. Sau cùng, bác sĩ kê toa cho tôi mua thuốc Insulin về tự chích.
Lúc đi lấy thuốc về, nhìn mấy cây kim tôi muốn xỉu. Cô y tá hướng dẫn cách cho tôi tự chích insulin vô bụng. Lúc cầm cây kim, tay tôi run run. Chích cho người ta đã sợ rồi, tự cầm kim chích cho mình thì tôi thấy càng sợ hơn. Lần đó tôi vừa chích cho mình, vừa khóc sướt mướt. Vừa đau và vừa sợ. Một ngày tôi tự chích cho mình 4 lần. Và dùng kim tự lấy máu ở đầu ngón tay ngày cũng 4 lần để đo lượng đường trong máu lúc thức dậy và 3 lần sau khi ăn xong khoảng 2 tiếng.
Nói của đáng tội, dù chích thuốc và tăng liều lên đều đều, lần nào thử máu, lượng đường trong máu của tôi vẫn đình công. Nó làm neo làm nũng, nhất định leo lên cao chơi, chẳng thèm tụt xuống cho tôi mừng.
Ngoài những đau đớn về thể xác như là chích thuốc và lấy máu ngày 4 lần. Bịnh tiểu đường lúc mang thai làm người mẹ mệt mỏi rất mau. Lúc nào trong người cũng thấy khát nước dù uống nước liên tục. Và dĩ nhiên là cũng phải đi restroom liên tục. Có nhiều chị lúc thử máu lượng đường nằm ở borderline, có nghĩa là sát nút với lượng đường cho phép. Bác sĩ không gởi đi thử máu lần thứ hai. Dù vậy những chị đó bị tiểu đường nhẹ, nhưng không biết nên ăn uống thoải mái, không kiêng cữ. Khi sanh con, em bé thường cân nặng ký, trung bình tư 8 tới 10 lbs. Vì bé quá lớn, mà người Việt Nam mình thì đa số tạng người nhỏ con, xương chậu nhỏ, em bé ra không được, thế là phải mổ.
Có khi vì lượng đường trong máu người mẹ cao, truyền qua cho em bé quá nhiều. Gan của bé không lọc hết được. Khi sanh ra em bé bị vàng da. Dù vất vả và khổ sở vì bịnh tiểu đường, tôi cũng ráng vượt qua. Vì lòng chỉ mong những việc mình làm giúp cho con ra đời được khoẻ mạnh.
Thằng bé sanh ra, tuy chỉ gần 6 lbs nhưng khoẻ mạnh và cứng cáp. Tôi thật lòng chẳng mong gì hơn là thấy con khoẻ. Khoảng 3 ngày sau khi sanh, tôi thử máu thì thấy lượng đường trong máu trở lại mức bình thường.
Xin Tạ Ơn Chúa!

Đinh Thị Ngọc Tuyết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,082,391
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến