Hôm nay,  

Những Kiểu Ăn Xin Ở Mỹ

08/11/200200:00:00(Xem: 172040)
Người viết: KIM TRẦN

Bài tham dự số: 335-683-vb51107

Kim Trần 19 tuổi, học sinh, định cư tại Santa Ana, là tác giả trẻ tuổi đầu tiên tham dự giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ ba và đây là bài viết thứ ba của cô. Lối viết của Kim Trần cho thấy sự quan sát và ghi nhận tinh tế, dù bài viết rất ngắn. Mong Kim Trần và các bạn trẻ sẽ còn có thêm nhiều bài viết khác, nhiều câu chuyện sống động khác, về đề tài này.

+

Không hiểu tôi phải gọi bà hay cô, không già lắm, người phụ nữ này đang mang bầu nhưng không đeo nhẫn cưới. Có lẽ bà ta ăn xin vì trên đất Mỹ này bà không thể làm gì cả. Tôi nghĩ vì tình trạng nhập lậu của bà ta khó mà tìm được một việc làm ổn định.

Bà ta ăn mặc lượm thuộm, người thì co ro, khuôn mặt nhăn nhó, tay cầm một tấm bảng treo đề "I'm pregnant, I need help to support my child" miệng nói những câu như rên than cho số phận của mình trước những du khách. Địa điểm ăn xin của bà ta là nhà thờ hay đền đài.

Người Mỹ mà ăn xin thì không rên rỉ như bà ta, họ đứng hay ngồi chỗ nào đó, cầm tấm bảng "homeless" nhìn những chiếc xe hơi qua lại mong những tấm lòng hảo tâm của một người nào đó đi ngang qua. Theo tôi biết thì những người ăn xin đơn giản kiểu này không có "thu nhập" cao bằng những anh chàng ôm ghi ta hát ở một khu bờ biển nào đó mà tôi đã từng chứng kiến nhiều lần. Các anh hát say sưa, mắt nhắm nghiền như không tha thiết gì đến những người bỏ tiền vào chiếc hộp lớn của mình, nhưng thật ra đây cũng là một trong những cách ăn xin kiểu "nghệ thuật". Người nghe đôi lúc say sưa và bỏ tiền vào lon một cách trân trọng. Khi cao hứng những anh chàng trẻ này còn nhảy, những bước nhảy rất chuyên nghiệp và trên gương mặt rạng rỡ như không hề có chút mặc cảm nào là mình đang ăn xin.

Một lần tôi đi China Town in Los Angeles, lần đầu tiên khi xe dừng lại tôi giật mình khi có một người da đen từ trong lề đường cầm gậy gộc chạy ra. Tôi tưởng gặp cướp hoặc kẻ điên nào đó trên đường phố. Nhưng không, những cây gậy gộc trên tay của anh chàng da đen kia là dụng cụ lau kiếng xe. Anh lau vội chừng năm mười giây đồng hồ để còn dư thời gian nhận tiền công vì xe chỉ dừng khoảng 1 phút. Công việc này chỉ cần nhanh nhẹn chứ không cần khéo tay và tiền công cho họ có từ 1 đến 2 dollars tùy theo sự rộng rãi của người lái xe. Nhiều khi bật đèn xanh, người lái xe vội vọt đi, người lau kiếng cũng chẳng có phản ứng gì và hầu như họ không buồn nhìn theo những chiếc xe ăn "quỵt" tiền công của họ. Họ luôn là kẻ chịu đựng, không hề có một dấu biểu hiện theo kiểu ăn xin.

Hầu như những người ăn xin ở đây đều mạnh khỏe, không có chút dị tật mà nếu có tật nhà nước cũng nuôi, cũng chả có bế con đi ăn xin, trẻ con mà ăn xin thì nhà nước cũng rước về nuôi. Có một lần tôi được dịp đi Las Vegas, tôi cùng gia đình đi dạo chung quanh thành phố. Những cái tôi chú ý không phải sự bừng sáng rực rỡ cùng ánh đèn mà là một cô gái ngồi trước một Casino đang lấy phấn trét lên khuôn mặt xinh đẹp của cô. Cô gái đang sắp sửa trình diễn trò gì đây, tôi thầm nghĩ. Cô ta mặc toàn đồ trắng, mang găng tay trắng, bôi hết khuôn mặt và kẻ lông mày trắng nốt, xong cô đội lên đầu chiếc mũ triều thiên trắng, cô toàn trắng như một bức tượng bằng thạch cao. Cuối cùng, cô mở nhạc âm điệu như nhà thờ, cô đứng lên, tay trái đưa lên trời còn tay phải thì đặt giữa bụng. Cô đứng im cho tới khi một người Nhật cho tiền vào chiếc lon cũng bọc bằng vải trắng để dưới chân cô. Cứ mỗi lần có người cho tiền là cô đổi kiểu đứng. Trong chưa đầy một tiếng đồng hồ, tôi thấy có hơn ba mươi người cho tiền cô gái. Thật là một sáng kiến độc đáo.

Những kiểu ăn xin ở Mỹ thật là đa dạng và đặc biệt, mang một chút gì nghệ thuật và sáng tạo trong đó. Cho nên không dễ gì kiếm tiền bằng nghề ăn xin ở Mỹ nếu không có đầu óc nhạy bén.

KIM TRẦN

Ý kiến bạn đọc
20/11/202111:45:26
Khách
cialis 20 mg <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis coupon</a>
19/10/202107:53:32
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis online</a> cialis price
21/02/202120:47:08
Khách
for erectile dysfunction <a href=https://plaquenilx.com/#>plaquenil indications</a> buy erectile dysfunction pump cvs
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,051,706
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến