Hôm nay,  

Anh Chị Tám Qua Mỹ

25/08/200200:00:00(Xem: 171553)
Người viết: Phan Mỹ Shirley
Bài tham dự số: 2-622-vb80817


Người viết: Phan Mỹ Shirley (hình trên) đến Mỹ năm 1980, lúc 14 tuổi. Hiện làm cho sở y tế của nhà nước (Public Health Dept) tại San Jose. Chức vu:ï Public Health Assistant. Bà kể trong thư kèm theo bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên “Từ nhỏ cha mẹ cho tôi đi học chữ Tàu, rất may mắn cho tôi, 2 năm trước khi rời Việt Nam cha tôi cho phép tôi đi học chữ Việt ngữ. Lúc bấy giờ tôi rất thích chữ Việt, không những dễ viết mà còn dễ nhớ hơn chữ Tàu rất nhiều. Chắc có lẽ là tôi ham đọc sách nên sau này lớn lên có gia đình tại Mỹ nhưng tôi vẫn còn giữ đươc tiếng Việt. Cả đám con tôi, 3 đứa tuy sanh ra bên đây, nhưng vợ chồng tôi đều cho chúng đi học thêm chữ Việt vào cuối tuần. Tôi hay nói với tụi nhỏ là khi xưa mẹ rất thích học chữ Việt, nhưng ông ngoại bắt học chữ Tàu. Học cả mấy năm trời, rốt cuộc chỉ còn nhớ một câu "Ngồi xuống và im lặng".

Mong bà Phan sẽ còn tiếp tục viết bài bằng tiếng Việt về nhiều đề tài khác, ví dụ về chính công việc bà đang làm tại Public Health Dept, San Jose.

*

Tôi có người bà con xa -tạm gọi chị Tám- vừa qua Mỹ định cư cùng với ông chồng. Anh chị Tám tuổi khoảng 50. Tôi cho họ ở tạm nhà tôi trong thời gian mới qua. Và đây là những sự kiện đã xảy ra hàng ngày trong gia đình chúng tôi.

Nhà chỉ
có một phòng vệ sinh, nên mỗi buổi sáng, ai thức dậy sớm thì đỡ mỏi chân, không phải đứng xếp hàng chờ đến lượt mình. Như thường lệ, khi tôi thức dậy, thì đã trễ hơn mọi hôm 7 phút. Tôi đứng xếp hàng sau 2 đứa con. Chị Tám vừa bước ra khỏi phòng, thấy vậy, liền hỏi bấn lên, chuyện gì đã xảy ra mà đứng xếp hàng dọc vậy" Tôi vừa mỉm cười vừa giảng nghĩa "Oh! Ơû Mỹ này xếp hàng là chuyện thường" chị Tám lật đật đứng xếp hàng sau tôi và buột miệng nói rằng "danh từ Trưởng bối bên này không còn xài được rồi." Tôi nhẹ nhàng nói với chị "Từ từ đi, chị sẽ quen".

Có một hôm tôi chở xấp nhỏ của tôi đi trượt băng (Ice Skate) tôi rủ luôn anh chị Tám đi theo cho biết. Trên đường đi tới chỗ chơi tụi nhỏ thì vui vẻ náo nức luôn miệng cười nói. Còn riêng chị Tám thì đăm chiêu suy nghĩ về lời kể của tôi, thế là nào trượt băng. Anh chị ấy cứ lẩm bẩm, bây giờ là tháng hè nóng bức, làm thế nào mà ông trời có băng. Tôi bảo anh chị ráng an tâm đi, băng nhân tạo đó mà. Lúc ấy anh chị mới gật gù đồng ý.

Hôm đó vào ngày thứ sáu, parking chật ních, tôi phải đậu xe khá xa. Lúc bước vào cổng anh chị Tám chỉ chỗ đậu xe trống và hỏi là tại sao tôi không đậu chỗ này cho gần, mà đậu xa quá vậy" Tôi chỉ tấm bảng màu xanh có hình vẽ xe lăn và nói với anh Tám là chỗ này dành riêng cho người tàn tật đậu. Anh Tám trợn mắt nhìn tôi và nói "Sao kỳ vậy, nếu tàn tật, nhưng đến trượt băng chơi, thì sao còn là tàn tật"" Tôi tốn hết nước miếng để giảng nghĩa cho anh anh Tám là người tàn tật chở thân nhân, con, hoặc cháu họ đi trượt băng, chứ không bắt buộc họ phải chơi. Aø! Thì ra là vậy, lúc đó cả hai anh chị mới chịu cười xoà.

Sau khi anh chị Tám đã có công ăn việc làm, tôi bèn chở anh chị đi mở một trương mục ở ngân hàng gần nhà. Tôi cũng kể sơ cho anh chị biết là tại sao nên có một checking account. Không giống như bên nhà, tiền bạc là bỏ túi và gài 3 hoặc 4 cái kim tây hay giấu dưới gầm giường, hoặc đào dưới đất chôn. Tôi cũng không quên trấn an anh chị ấy là tiền để trong ngân hàng đều được bảo hiểm. Lỡ ngân hàng bị cháy hoặc phá sản thì mình không có tiêu dênh đâu, nghe câu nói sau cùng của tôi thì anh chị Tám mới tươi tắn lên. Sau khi được nhân viên ngân hàng giảng nghĩa thế nào là trương mục thường (checking acc) và trương mục tiền lời (saving acc). Anh chị ấy quyết định chọn trương mục tiền lời. Thấy cả hai có vẻ hí hững về vấn đề được tiền lời, tôi lẹ làng cho biết là cuối năm phải khai với nhà nước về số tiền đó để đóng thuế. Chị Tám nhăn mặt bảo "Sao kỳ cục vậy, nói là được tiền lời, rồi phải trả ra đóng thuế, vậy tại sao không gọi là tiền được thấy, chứ không được lấy"" rốt cuộc người nhân viên ngân hàng phải tốn thêm nữa giờ đồng hồ để giảng nghĩa thêm về vấn đề thuế của Uncle Sam (thuế nhà nước). Để khỏi phải phiền phức về thuế vụ, cuối cùng anh chị Tám chọn trương mục thường. Trước khi ra về anh Tám còn thòng thêm một câu "đúng là ba trợn, cửa nẻo thì mở toan không sợ trộm cướp, nhưng chỉ có cây bút cũ mèm mà cũng cột vào bàn, sợ cướp mất" tôi không trả lời về lời nói của anh Tám, nhưng tôi biết anh chị Tám còn phải học hỏi rất nhiều để được hội nhập vào cuộc sống Mỹ này. Tôi hy vọng ông trời sẽ giúp tôi có đủ nghị lực và kiên nhẫn để giúp đỡ anh chị Tám trong thời gian mới hội nhập bên xứ người.

Gia đình tôi có nuôi một con chó lông xù trắng, loại American Eskimo, rất dễ thương, nên vợ chồng tôi và tụi nhỏ rất thương mến nó. Một hôm, sau khi ông chồng tôi và tụi nhỏ tắm cho nó xong thì tôi mang vào phòng vệ sinh để sấy lông cho khô để nó khỏi lạnh. Chị Tám buộtmiệng nói: "Ở Mỹ này chó được quý hơn cả con người, so với xứ Việt Nam mình" Tôi nhẹ nhàng cho chị Tám biết là bên Mỹ có luật lệ bảo vệ thú vật rất nghiêm trọng. Nếu lỡ phạm lỗi thì cũng bị lột lịch như chơi. Tôi cũng kể sơ về một việc có thật đã xảy ra tại San Jose cách đây không lâu. Có một ông người Việt nam, không hiểu đã giận dữ về vấn đề gì mà đem con chó cột vào xe rồi kéo lê con chó khiến nó bị thương, phải nhập viện và giải phẫu mấy lần. Rốt cuộc, ông VN bị tòa phạt vài nghìn bạc và ngồi xé lịch hết vài cuốn. Chị Tám tròn xoe hỏi tôi "Ở đây cũng có bác sĩ chó nữa hả"" tôi trả lời với chị Tám rằng B/S thú y ở Mỹ này cũng khá giàu đó. Rồi tôi tiếp tục kể cho chị về việc đã xảy ra với con chó phóc của chúng tôi cách đây hơn 4 năm. Nó có bầu và sanh khó. Khi vợ chồng tôi thấy nó rặng không ra, chúng tôi lính quýnh chở nó vào phòng cấp cứu dành riêng cho thú y, lúc đó đã quá 2 giờ sáng. Sau khi BS thú y khám xong thì ông ta cho chúng tôi biết là đám chó sẽ phải bị mổ lấy ra để cứu mẹ bởi vì giống cho phóc này loại nhỏ con mà lại có thai đến 7 đứa. Ông ta cho biết con chó của chúng tôi đã quá kiệt sức cho nên phải được vô nước biển và phải nhập viện ít nhất là một ngày. Nếu mang nó về nhà, thứ nhất là chúng tôi sẽ không cứu nó được và còn bị phạm tội hành hạ thú vật. Tôi rất thương con chó phóc của tôi, nhưng lại rầu về tiền chi phí của nó nhiều hơn. Ông BS thú y như có vẻ đọc đươc ý nghĩ của chúng tôi nên lên tiếng là sẽ tính giá đặc biệt. Sau khi thấy số tiền liệt kê nào là tiền giải phẫu $350, tiền thuốc mê $200, nước biển vô 3 bịch $80, tiền chụp hình ultrasound $60. Ông thú y giảng nghĩa nếu không làm ultrasound thì sẽ không biết con chó có bao nhiêu thai cần lấy ra. Tiền nhập viện một đêm $150 và ông sẽ không tính tiền chích mấy con chó con để chúng nó chết nhẹ nhàng, mỗi mũi chích theo lệ là $20 nhưng ông thú y bớt (đám chó con chưa đủ ngày tháng để sống, vì cứu chó mẹ nên phải lấy chó con ra) tôi cộng tất cả chi phí thì thấy ngay là đã mất bay đi tấm check lương của tôi. Sau cùng thì con chó của chúng tôi được cứu sống và tôi không được một mụn chó con nào mà còn tổn thất trên $700 đô. Kể từ sau kinh nghiệm đau thương đó, vợ chồng tôi liền đem con chó đi triệt sản, và lần này chỉ tốn $95 đô và hú hồn không cần phải tốn tiền nhập viện. Sau khi nghe xong câu chuyện con chó phóc của tôi thì chị Tám chép miệng bảo "Chỉ có một con chó phóc thôi mà đã tốn trên $700 đô, nếu mình nuôi gà, nuôi vịt thì chắc là chết đói, nội tiền BS Thú y ăn hết thì còn gì. Tôi liền cho chị Tám biết ở Mỹ, chăn nuôi phải có chỗ đặc biệt chứ không giống như bên VN cứ thả cho chạy đầy ngoài đường. Chị Tám suy nghĩ rằng: "Thấy dân Mỹ thương chó như vậy, nếu họ thấy bên VN người ta treo thịt chó để quảng cáo món thịt cầy thì chắc họ đuổi dân VN mình về nước hết" Tôi tươi cười bảo chị Tám "Nếu chị đã từng nhâm nhi mấy miếng thịt cầy, nhớ đừng bao giờ thố lộ cho dân bản xứ biết nha". Chị Tám OK cái rụp. Tôi biết chắc thế nào khi anh Tám thức dậy, chị sẽ báo cáo ngay là anh phải bí mật về việc đã từng ăn thịt cầy và nhâm nhi rượu đế ở bên Việt Nam".

Vợ chồng anh chị Tám sống chung với chúng tôi đúng một năm thì cả hai dọn ra ngoài ở riêng. Vợ chồng tôi có rất nhiều kỷ niệm với anh chị Tám. Và ngược lại, anh chị ấy cũng đã học hỏi rất nhiều kỷ niệm ở gia đình chúng tôi. Có một hôm vào ngày cuối tuần, đám con của tôi muốn ăn Pizza. Tôi gọi đặt bánh qua điện thoại và yêu cầu giao tận nhà (home delivery) 30 phút sau họ đem đến 2 cái bánh to còn nóng hổi. Cả nhà đều ngồi xuống ăn. Đây là lần đầu tiên anh chị Tám được ăn bánh Mỹ. Anh chị Tám vừa nhai bánh vừa xoay lại nói với vợ: "Bà biết hông, ở Mỹ này sướng quá trời, chỉ cần một cú điện thoại là người ta đem bánh tới nhà". Chị Tám tiếp lời chồng, "Bởi vậy cái câu nói Muốn ăn phải lăn vô bếp, nên cần phải sửa lại là Muốn ăn phải lăn trên điện thoại". Cả 4 người lớn chúng tôi phát cười òa lên làm tụi nhỏ chả hiểu trò trống gì hết.

Cho đến ngày hôm nay, mỗi khi tôi đi đến ngân hàng và nhìn thấy cây bút bị cột vô bàn thì tôi vẫn không khỏi mĩm cười và chợt nhớ đến lời nói của anh Tám khi xưa. Tôi cũng không quên được câu nói thật thà của anh Tám lúc cả hai từ giã chúng tôi "Cám ơn vợ chồng
em đã giúp đỡ anh chị trong thời gian chân ướt, chân ráo. Anh chị hy vọng sẽ có dịp trả ơn này cho vợ chồng em". Tôi hướng mặt về anh chị Tám và nói: "Chỉ cần anh chị có tấm lòng nhân đạo và sẵn sàng giúp đỡ kẻ khác đang gặp khó khăn thì đó là anh chị đã nhớ tới vợ chồng chúng em rồi".

Tôi hy vọng quý độc giả thưởng thức câu chuyện bên Mỹ của tôi. Đối với riêng tôi một năm qua là một kỷ niệm rất dễ thương. Tôi đã học được một bài học là nếu muốn đạt được ý nguyện, thì trước hết phải dùng đến tánh nhẫn nại, thông cảm và sẵn sàng tha thứ.

PHAN MỸ SHIRLEY

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,076,144
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến