Hôm nay,  

April 27, Tax Freedom Day

01/05/200200:00:00(Xem: 158396)
Người viết: Hạ Miên
Bài tham dự số: 2-527-vb70427
Hạ Miên là bút hiệu của một nữ chuyên viên thuế vụ, làm việc cho Sở Thuế ở một tiểu bang xa, ít có dịp “nhai” chữ Việt, “nuốt” tiếng Việt.
Tình cờ gặp Vietbao Online đúng vào cuối tháng Tư, đọc Viết Về Nước Mỹ, nhận lời mời tiếp sức từ Việt Báo, Hạ Miên bắt đầu viết. Và đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà.

Anh, hôm nay em lên Net, gặm mấy trang hiệu triệu XXX chán rồi chuyển qua chuyện ngắn, chuyện dài. Từ ngày qua đây đến giờ, chưa lúc nào em được nhai tiếng Việt nhiều như hôm nay. Ngọt ngào quá mà cũng ngậm ngùi quá, khi càng gần đến ngày 30 tháng 4 thê lương ấy.
Buồn quá, gọi cho người bạn gái ở Denver, nó không nói được tiếng Việt nhưng rất thích mổ xẻ, nhất là các vấn đề thời cuộc. Tiếc quá, cái bà bạn đấu khẩu này không biết tí gì khác ngoài Tax. Đừng cười nghe anh, chuyên viên thuế chẳng biết nói gì ngoài cái đề tài muôn thuở này.
Cái mớ lý sự của tụi em bắt đầu khi em bảo nó:
- Hey. Linda, từ thứ bảy này trở đi đến cuối năm, tụi mình được "free" rồi!
- What! Khoan, chờ chút xíu, mày nói cái gì" Bỏ chồng hả"
- Không, không đâu bà cô ơi, chồng làm sao mà bỏ được trừ khi nó muốn bỏ mình. Tao nói, cái ông chính phủ của mình kìa.
- What" Giỡn chơi mày! Tao chẳng hiểu mày đang nói gì. Say it again, please.
Ở đây, phụ nữ Mỹ họ chẳng có nhạy bén (sensitive) gì hết. Không đúng, không dám đoán lung tung như phụ nữ ta. Thế là em phải đi một vòng lý sự như kiểu lên lớp ở tiểu học vậy.
- Well, thế này nhé, tao muốn nói, kể từ thứ bảy này, và cho đến hết năm, mày cũng như tao, và tất cả mọi người có nghĩa vụ đóng thuế ở Mỹ không phải đóng thuế nữa. Mình chẳng phải tốn tiền cho mấy thầy đội cảnh sát, hay mấy chàng quân nhân trấn thủ nước Mỹ, cũng khỏi phải đóng thuế heo-ke, heo-ket gì hết. Chẳng phải tốn tiền để khai thông sông cống gì sất, chẳng cần vệ sinh môi trường, cũng chẳng phải mở đường xây xa lộ nữa. Tuyệt nhất là không phải nuôi mấy ông homeless, cung cấp chỗ ngủ, chỗ ăn chỗ ở cho mấy người vô gia cư,
cũng chẳng phải chiến đấu hụt hơi chống mấy tên khủng bố dấu mặt, hay kịch chiến với cái dịch ung thư ở xứ sở này. Nghĩa là, nghĩa là không phải đau thắt ruột khi kéo cái ruột tượng ra đo và để người ta xem xét đó, mày hiểu chưa con cù lần ơi!
- Trời đất, mày nói cái gì vậy! Are you OK" Sao hôm nay mày lạ quái dị thế" It's a ridiculous statement, you know"
- Không dám đâu bà hai, tao thật không giỡn chơi tý nào. Tao hoàn toàn tỉnh táo, một trăm phần trăm. Không tin"
- Không.
- Well, này nhé, cứ lật ngược vấn đề lại, mày sẽ thấy thiên hạ và tao, ai tỉnh ai mê.
- Ừ! Nói thử xem.
Em không dám tằng hắng, sợ mình lại bắt đầu cái giọng quá trịnh trọng như sửa soạn diễn thuyết, chỉ nhẹ nhẹ nuốt nước bọt lấy hơi để biện hộ. Dùng phương pháp nào đây nhỉ" So sánh, chứng minh hay nghị luận" Thử từng cái xem sao, con nhỏ này cứng cổ lắm, nhất là đụng đến chủ đề không mấy dễ chịu này.
- Mày muốn không Linda, ở nước tao khoảng gần một trăm năm trước, cuối thời kỳ Pháp thuộc, tụi tao cũng đóng thuế, thuế cắt cổ. Sau đó, thời kỳ chiến tranh không mấy người la ó về chuyện này, thời gian đầu thời kỳ hậu chiến cũng vậy, người dân quê lam lũ hí hửng tưởng chừng mình đang bước lên Thiên đàng, no more tax. Aáy vậy mà gần đây, từ Bắc chí Nam, bà con chết đứng.
- What" Ngừng chút xíu, ai "chết đứng""
- Dân chứ còn ai nữa!
- Why"
- Sorry, Linda. Tao có thói quen xử dụng loại mỹ từ pháp này, từ hồi còn ở tiểu học. Thật ra người ta không có chết trơ, chết khô queo, hay chết trân mà họ very very upset and angry, vì họ bị mấy ông nhà nước lừa.
- I am really confused! Mày nói lung tung, nào là thuế ở đây, rồi ở kia.
- Kiên nhẫn một chút đi bà hai, take it easy, để tao đi từng bước một. Nghĩa là, ở một xứ mà người dân tưởng không phải đóng thuế nặng nề như ở Việt Nam, tiền thu từ thuế, thay vì dùng để tái thiết, mở mang đất nước, nâng cao dân trí, nó theo nhau chạy vô túi các nhà lãnh đạo, lớn, nhỏ hết. Để mặc cho đường xá lở lói, trường học như cái tổ ong, chợ búa, công viên, ngổn ngang rác rưởi. Còn nữa, nếu mày có dịp về chơi quê tao mày sẽ hết hồn khi thấy mọi người lòng vòng trên đường che kín mặt hoặc bằng cái mùi xoa, cái gạc y tế hay thậm chí miếng vải tam giác hai góc chéo cột sau ót, hoặc móc qua tai…để "tự vệ".


- Tựï vệ"
- Chứ sao nữa. Không tin" Ở đó người ta không sợ cancer như ở đây đâu, tất nhiên là cũng có nhiều trường hợp ung thư, nhưng đáng sợ nhất là cái bệnh viêm tai mũi họng do bụi bẩn trong không khí đó, biết chưa.
- I see.
Thế là suông sẻ, xong đoạn một, dẫn chứng cụ thể. Đoạn hai coi bộ khó ăn, đi vào cốt lõi vấn đề: Thuế ở Mỹ. Chủ đề này chẳng làm mấy người vui, nhưng ít nhất thì nó được chấp nhận và tuân thủ như một nghĩa vụ hàng đầu trên đất nước chú Sam. Em chợt nhớ Linda khoái phe bảo thủ, thế thì dễ ăn rồi.
- Các nhà lãnh đạo phe bảo thủ đã sử dụng cái ngày này, ngày thứ bảy cuối cùng của tháng Tư hàng năm để làm nhẹ bớt gánh nặng trên vai dân chúng, những người phải đóng thuế, bằng những lời nặng chịch như "tax burden". Và để mào đầu, mấy nhà chính trị gia đề cặp đến "tax reform". Thật khó hiểu phải không, Linda"
Hãy tưởng tượng tao là những bậc trưởng thượng đáng kính ấy đang nói chuyện với mày. Các bạn phải làm việc cho đến ngày 27 tháng 4 trước khi các bạn có thể giữ lại đồng xu chót mình kiếm được" Thật là quái gở phải không, Linda" Nghe như thể ông nhà nước chỉ biết xòe tay, lấy lấy và lấy thêm nữa.
Đúng ra em phải dùng từ móc, móc, móc thêm nữa, từ túi của con dân, anh nhỉ. Nhưng, lại chữ nhưng bất hủ, làm đảo lộn vấn đề.
- Câu trả lời mày biết mà, không phải như vậy. Thuế và đóng thuế có thể là cái món hời nhất mọi người đã làm trong cả năm. Chứng minh à" Theo thống kê gần đây nhất. The Statistic Abstract of the United States- cái "gánh nợ" này đã được chú Sam sử dụng như sau:
- Duy trì 3,917,240 (gần 4 triệu) dặm đường xá, bao gồm 2,690,222 dặm đường địa phương.
- Cung cấp 196 tỷ đô la thuốc men và chăm sóc y tế cho người già và người nghèo khó.
- 36 tỷ đô la khác phục vụ cơm trưa cho học sinh và thực phẩm cho cả người nghèo và thiếu đói.
- Gần 4 tỷ đô la cho huấn nghệ và 1,3 tỷ đô la hỗ trợ năng lượng tiêu dùng.
- Mày học bài từ bao giờ mà thuộc lòng vậy, con quỷ"
- Hey, chưa hết đâu. Hằng năm, ngay cả sau cái ngày vinh quang này, chính phủ còn phải tiếp tục những công việc tưởng như tự nhiên mà có sau:
* Trả lương cho 1,384,000 nam và nữ quân nhân thuộc các binh chủng.
* Chăm sóc, bảo trì 12,807,000 mẫu tây công viên trực thuộc tiểu bang 78,166,000 mẫu tây diện tích công viên đặt dưới sự quản trị của chính phủ liên bang.
Đầu dây bên kia im bặt. Em tưởng bà bạn cố tri này bỏ máy hay ngủ gật, nên gọi:
- Hello, do you hear me"
- Yes, I do, and I am thinking.
- Tốt, thôi tao nói ngắn lại để mày hình dung những con số khổng lồ ngoài sự tưởng tượng của mấy cái đầu thiển cận tụi mình. Để cho 47 triệu trẻ em bậc trung và tiểu học đến trường và 1,367,000 tù nhân có chỗ nằm chờ, hàng năm chúng ta tiêu mất 360 tỷ đô la. Rồi còn mấy ông cựu chiến binh nữa, rồi còn tiền trợ cấp an sinh xã hội, trợ cấp công nhân tàn tật, và những người dựa vào họ. Tất tật, mọi thứ phải chi tiêu, Chú Sam cứ như bà mẹ cần cù, chung thủy, cung cúc vì con, và luôn luôn bị cật vấn.
- Dường như mày mới được thăng cấp phải không, sao mạnh miệng quá vậy"
- Cũng như mày thôi, duy có một điều khác, tao hít thở không khí tự do và tạ ơn về điều này, còn nhiều đứa tụi mày thì...
- Thôi, rút đi bà nội, mày muốn gì đây"
- Chẳng có gì hết, ngoài tấm lòng cảm kích dựa trên logic hiểu biết của một người dân mất nước, tha phương cầu thực. Chẳng là cái từ cải tổ đã được mấy ông ngáo bên quê cũ của tao chỉ "cải" như là cải mả, cải cốt, chứ không "tổ" gì hết.
- Tao chịu thua cái slang tiếng Việt của mày rồi. Cho tôi xin đi cô Thắm ơi. Tao hiểu "burden" là gì, "cải tổ" là gì rồi.
- Là gì hả, nói thử"
- Là ráng gồng, đưa vai gópsức để cho dòng sông thêm xanh, không khí thêm sạch, trẻ em được đi học, phát huy đất nước, bảo vệ giấc mơ chiều của mấy ông già bà cả, để mọi thứ, từ lớp học, đến vùng biển, vùng trời được thênh thang, phải không"
- Very good. Đúng boong. Đó là nguyên nhân tại sao ngày thứ bảy này Apr 27 được mệnh danh là Ngày Thuế Vì Tự Do.
Anh ạ. Sau 1975, sau 21 năm sống vất vả dưới cái chế độ ấy, em hãnh diện được đứng thẳng lên, nói về cái mình nghĩ, mình hiểu. Cám ơn nước Mỹ, tuy rằng không phải tất cả, nhưng ít nhất, em học được giá trị của tự do là gì.
Và cám ơn anh chịu khó nghe em nói.
HẠ MIÊN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,363,583
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến