Hôm nay,  

Cảm Nghĩ Về Lễ Giáng Sinh

12/12/200100:00:00(Xem: 166162)
Bài tham dự số: 02-417-vb71208

Bà Xuân Nguyễn, cư trú tại Long Beach, California, đã góp cho Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết đặc biệt. Bài "Cám ơn không phải dễ" với những kinh nghiệm tế nhị, sâu sắc đã được phổ biến trong mùa Lễ Tạ Ơn năm 2000 và được vinh danh trong Giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ nhất. Ước mong bài viết mới của bà sẽ gợi ý cho nhiều bài viết khác về những kỷ niệm, cảm nghĩ cho mùa Giáng Sinh đang tới.

Hằng năm từ mùa Tạ Ơn trở đi cho đến tháng 2 của năm mới là lễ Mỹ và lễ Việt luôn liên tiếp đến: Nào là lễ Tạ Ơn, Lễ Giáng Sinh, Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán rồi lễ Tình Yêu. Lễ thường chỉ có một ngày nhưng những nhà sản xuất kinh doanh cũng như người tiêu thụ thích kéo dài thành ra mùa: Mùa Tạ Ơn, Mùa Giáng Sinh, Mùa Tết, Mùa Tình Yêu để đôi bên có dịp buôn bán và mua sắm. Lễ nào cũng có những nét đặc trưng của nó và hầu hết chúng ta ai cũng muốn mừng lễ. Thường mừng lễ lớn hay nhỏ tùy theo ngân sách và hoàn cảnh gia đình.
Cũng vì ngày lễ đã biến thành mùa lễ cho nên hàng triệu tấm thiệp Thanksgiving vừa gửi vừa nhận, nhà nhà ăn gà Tây đút lò kiểu Mỹ, kiểu Tàu mà dư vị beo béo, ngây ngấy còn đọng lại hơn cả tuần lễ, leftovers còn đầy ắp trong tủ lạnh thì nhà nhà đã bắt đầu chuẩn bị gắn đèn giáng sinh. Bên trong các thương xá trưng bày la liệt hàng hóa, quà tặng, thiệp chúc, mẫu trang hoàng cho mùa giáng sinh gần kề.
Khủng bố đã qua gần 3 tháng rồi. Chúng ta nên trở lại cuộc sống bình thường. Phải viết thư và gởi thiệp chúc giáng sinh cùng Tết Dương Lịch, mua quà tặng quà cùng trang hoàng cây thông Giáng Sinh đi chứ!
Giáng Sinh là một ngày lễ Thiên Chúa Giáo nhưng đã được quốc tế hóa nên nhà nào không ăn mừng lễ nghĩa là không có cây thông Giáng Sinh ở phòng khách, không có những hộp quà dưới gốc cây, trước nhà tối thui thật là không bình thường, chẳng giống ai. Vì vậy, mà nhiều gia đình ngoại đạo vẫn có cây thông giáng sinh, Chúa Hài Đồng nằm trên máng cỏ bên cạnh bàn thờ đức Phật.
Sống nhiều năm ở Mỹ, tôi vẫn giữ thói quen cổ điển là lễ giáng sinh và Tết Nguyên Đán tôi phải gởi thiệp chúc bà con cùng bạn bè thân xa gần. Các con tôi cho rằng tôi cứ bận rộn với việc làm không mấy cần thiết, chúng đưa ý kiến xây dựng mẹï:
- Mẹ đúng là thành viên của đảng bảo thủ. Mẹ qua Mỹ cả chục năm mà năm nào con cũng thấy mẹ mất hết thì giờ viết thư bằng tay rồi mua thiệp, mua tem để gởi thư. Tụi con có computer và địa chỉ email của những người thân của mẹ. Mẹ chỉ cần ngồi vào bàn đánh vào máy những lời chúc ngắn gọn là người thân nhận được ngay. Việc chỉ cần làm trong vòng một vài giờ mà mẹ chuẩn bị cả tuần. Tôi cười thú nhận:
- Mẹ đúng là người mắc bịnh sợ kỹ thuật (techno phobia) các con ạ. Mẹ biết đánh máy nhưng mẹ nghĩ computer chỉ nên dùng để đánh thư từ, văn bản chứ viết thư bằng computer nhất là thư chúc mừng sao có vẻ khô khan, lạnh lùng quá. Mặc dầu mẹ cũng biết là thư in từ computer đã được format, nét chữ nghiêng nghiêng rất đẹp.
Các con còn thắc mắc, tôi lại cố gắng "triển khai" tư tưởng cổ lỗ sĩ của mình:
- Các con nghĩ xem, mỗi năm mẹ chỉ có một đôi lần gởi thư và thiệp mà cứ đánh máy như đơn hoặc chỉ thêm tên người nhận và ký tên người gởi vì trong thiệp đã có sẵn lời chúc như người Mỹ thường làm, mẹ thấy nó máy móc không đi vào lòng người nhận. Cho nên mẹ chỉ chúc "kiểu Mỹ" cho những người bản xứ làm chung. Còn bạn bè và thân nhân ở Việt Nam mẹ muốn viết thư bằng tay cùng lời chúc bằng tiếng Việt cho có vẻ thân tình. Các con tôi hình như hiểu ý tôi:
- Tùy ý mẹ thôi. Tụi con thấy cái gì nhanh chóng, tiện lợi và rẻ tiền thì làm. Thế mẹ có muốn tụi con design cho mẹ mấy kiểu thiệp từ computer ra không" đẹp lắm mẹ ạ.
- Thôi được để mẹ tự chọn. Các con trưởng thành ở Mỹ nên đứa nào cũng có đầu óc thực dụng. Các con biết không những người thân và bạn bè của mẹ bên Việt Nam mẹ gởi thiệp cho họ cả 10 năm nay mà họ còn giữ và cứ đến lễ Giáng Sinh họ lại đem gắn vào cây thông, hết lễ cất vào như kỷ niệm vậy.
- Mẹ nói đúng. Bên nhà mấy ai có thư từ gì đâu. Bên Mỹ ngày nào hộp thư cũng đầy dù mẹ không gởi thư. Cất giữ kiểu đó đến khi dọn nhà tha hồ đổ rác. Tụi con thì qua lễ chừng một tuần, thư thiệp gì con cũng cho vào thùng recycle. Dĩ nhiên cũng có những kỷ niệm con giữ cả đời.
Cuộc "hội thoại" khá dài, tôi ngắt lời các con:
- Các con nghĩ xem nếu ai cũng chúc lễ bằng điện thoại, in thiệp bằng computer, chúc bằng email thì những nhà sản xuất thiệp, các họa sĩ vẽ kiểu, công nhân bưu điện sẽ mất việc, kinh tế Mỹ sẽ suy thoái. Vả lại người Mỹ họ cũng dạy mình là thiệp cám ơn, xin lỗi, chia buồn dù có lời sẵn nhưng cũng nên viết thêm những câu bày tỏ tình cảm, sự xúc động bằng viết tay các con ạ. Mẹ con mình có những suy nghĩ khác nhau nhưng không đến nổi mâu thuẫn nên vẫn sống trong một mái ấm gia đình đó.


Thấy hai đứa trẻ im lặng, tôi nghĩ một phần nào chúng chấp nhận các ngụy biện của tôi. Tôi không bỏ lỡ cơ hội:
- Hôm nay cuối tuần gần Giáng Sinh. Mẹ muốn chiều nay ba mẹ con mình đi shopping và ăn tiệm.
- Hoan hô mẹ. Chúng con sẽ đưa mẹ đến Hallmark. Sau đó ba mẹ con mình ăn nhà hàng Mỹ một bữa.
Ở Mỹ hầu như cửa hàng nào cũng có quầy bán thiệp kể như siêu thị. Nhưng phải nói cửa hàng chuyên bán thiệp đẹp và nổi tiếng ở Mỹ cũng như cả thế giới là Hallmark. Thiệp Hallmark có nét vẽ độc đáo, kiểu nào cũng đẹp có thể gọi là "thiệp hiệu" dù đã onsale nhưng giá vẫn còn rất cao. Tôi hẹn các con sau 2 giờ ở bãi đậu xe.
Đã vào tiệm Hallmark không mấy ai mua liền. Phải windowshop trước. Những tấm thiệp chúc mà bên ngoài là những hình vẽ kiểu chuyên nghiệp trên những tấm thiệp làm bằng bìa vải, lụa hay trên những món đồ sứ bên trong có những lời chúc hoặc các bài thơ… Tấm nào, kiểu nào cũng đẹp khó cho mình chọn lựa. Số tiền khiêm tốn chỉ cho phép tôi đứng trước quầy thiệp onsale. Tôi xem giá phải hợp lý, hình vẽ phải đơn giản, lời chúc có ý nghĩa phù hợp với mọi người… cho cả giáng sinh và Tết dương lịch.
Tôi cũng nhận thấy mình cũng khó tính vì tôi không thích lời chúc cổ điển có hơn cả thế kỷ: Wishing you a Mery Christmas and Happy New Year. Tôi cũng không chọn lời chúc đầy tình cảm nhưng hạn chế thời gian: Christmas is a time of love… bộ chỉ có Giáng Sinh mới là mùa tình yêu sao" Còn những mùa khác thì không hợp"
Cuối cùng tôi mua một hộp thiệp giá phải chăng, hình vẽ trang nhã có hai màu: màu nâu là hình vẽ một chú thỏ nhỏ xíu ngơ ngác ngước nhìn những cây thông Giáng Sinh trắng in nổi trên giấy bìa trắng kèm lời chúc ngắn gọn: May the wonder of christmas be with you through a wonderful New Year (chúc bạn một mùa giáng sinh huyền diệu đi suốt cả năm mới tuyệt vời).
Mùa Giáng Sinh là một mùa buồn hay vui" Tôi nghĩ là ngày vui nhất là lễ giáng sinh cho tuổi trẻ và những người có tiền mua sắm nếu ở bên nhà có những người nghèo không biết Tết" thì ở Mỹ Giáng Sinh là một mùa buồn cho những người nghèo. Thật vậy, không thiếu gì những mẩu chuyện buồn đã được các nhà văn nổi tiếng kể lại trong mùa Giáng Sinh:
- Chuyện cô bé bán diêm đi suốt trong đêm giá lạnh để bán diêm cho những nhà cần thắp nến nhưng nhà nào nến cũng đã được đốt. Cuối cùng cô ta kiệt sức chết trong đêm giá lạnh.
- Một cô giáo da màu biết học sinh góp tiền mua quà Giáng Sinh cho mình nhưng không đủ. Còn bao nhiêu tiền trong ví cô lấy hết cho các em. Cô đã nhận món quà tình nghĩa nhưng phải ngồi lại vì không có tiền để mua vé xe bus. Cũng may cho cô là ông hiệu trưởng đi qua hỏi cô và cuối cùng tặng cô tiền để mua vé xe bus về nhà.
- Lại một gã gác dan vô gia đình làm việc trong cao ốc dành cho cao niên. Ngày Giáng Sinh ông ta được "những tấm lòng hào hiệp trong một ngày" tặng quà và thức ăn. Ông ta mang về chất đầy phòng trọ. Quá hạnh phúc nên quên nhiệm vụ, ông ta bị đuổi việc sau ngày Giáng Sinh. Ông ta một mình mang hết tặng phẩm và thức ăn cho những gia đình nghèo khác.
- Một cặp vợ chồng yêu nhau rất mực nhưng quá nghèo. Họ không có tiền mua quà tặng nhau trong mùa Giáng Sinh. Cả hai phải bán tài sản quý giá nhất: người chồng bán chiếc đồng hồ mua cho vợ một bộ lược để chải suối tóc. Cô vợ trẻ bán suối tóc dài của mình để mua cho chồng sợi dây đồng hồ. Khi cả hai tặng quà cho nhau thì than ôi các món quà không còn dùng được vì chiếc đồng hồ đã bán đi rồi. Tóc nàng ngắn quá không cần đến bộ lược. Họ đã mất tất cả nhưng tình yêu tuyệt vời đã gắn bó họ với nhau.
Riêng tôi ở độ tuổi xế chiều, ngày lễ chẳng khác gì ngày thường mấy. Những cái nô nức, rộn ràng của một ngày lễ, ngày xuân tan dần theo năm tháng. Có chăng niềm vui của tôi hòa lẫn niềm vui của tuổi trẻ, nhìn các con mỗi ngày mỗi lớn và thành đạt ở xứ người.
Đang miên man với những ý nghĩa buồn bã trong mùa Giáng Sinh thì các con tôi đã đến cắt dòng tư tưởng. Tôi quay về thực tế và hỏi chúng:
- Trong hai giờ shopping các con mua được cái gì "for her" chưa"
Hai đứa nhìn hộp thiệp trên tay tôi và nói:
- Tụi con cũng như mẹ chỉ mua có thiệp. Quần áo, mỹ phẩm, giá còn cao quá, tụi con chờ thêm 1 tuần nữa có off 50% không.
Tôi cười:
- Trong ba người cùng đi có người làm thầy. Đó là mẹ vì mẹ đã dạy các con:
- Một đồng xu tiết kiệm là một đồng xu kiếm được (one penny saved, one penny carned).
- Tiêu xài ít nhưng sống giàu (spend less but live rich).
Tôi nghĩ chúng tôi tiêu xài rất ít nhưng sống giàu không phải tiền bạc mà là tình cảm ít nhất là trong mùa giáng sinh này.
Xuân Nguyễn
12/2001

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,031,661
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến