Hôm nay,  

Hành Trình Xuyên Tiểu Bang

21/04/200100:00:00(Xem: 236291)
Bài tham dự số: 02-221-vb0421

Tác giả Trần Quốc Sỹ đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Ông sanh năm 1952 tại Nam Định, Việt Nam. Di cư vào Nam năm 1954. Định cư tại Nam California từ 1975. Nghề nghiệp: Kỹ sư cho Rainbow-Mykotronx Inc. Torrance. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.


Nếu có thì giờ, đi du lịch bằng xe hơi xuyên tiểu bang rất thú vị và bổ ích. Vừa được ngắm cảnh, lại được học hỏi được nhiều điều mớI lạ.
Tháng 2 năm 1979, tôi lấy hai tuần hè, lái xe từ quận Cam đi Las Vegas, xuyên Death Valley, lên Sacramento, qua San Francisco, thẳng đường lên Seatle, tiếp tục qua biên giớI Canada lên Van Couver và sau cùng quay về lại quận Cam. Cuộc hành trình, vừa đi vừa về, hơn 3 ngàn dặm. Nhưng đó là 22 năm về trước, khi tôi còn là một thanh niên, vớI hai tuần lễ để đi ba ngàn dặm thì chẳng có gì là mệt mỏi, trái lại, cuộc nghỉ hè thật thoải mái và thích thú.
Tuần trước, tôi đã lái xe từ quận Cam đi Des Moines, Iowa và trở lại Cali. Đường dài tổng cộng gần 4000 miles, vừa đi vừa về trong 4 ngày ( trung bình mỗI ngày 1000 miles).
Số là, Mỹ, cô em vợ tôi, sau bốn năm bỏ quận Cam đi lập nghiệp tại Des Moines, có lẽ đã chán cảnh đìu hiu, giá lạnh nên đã quyết định trở lại miền Cali nắng ấm. Mỹ dự tính sẽ gom góp đồ đạc, bỏ lên chiếc Honda Accord mườI mấy tuổI và một mình lái về California.
Khi biết được ý định của Mỹ, tôi đã quyết liệt ngăn cản sự điên rồ của nàng. Lộ trình từ Des Moines đến quận Cam dài gần 2000 dặm, thân gái dặm trường và chiếc xe cũ rích, Mỹ khó có thể yên lành về đến Cali.
Để giải quyết vấn đề, tôi bàn vớI Hồng, bà xã tôi, là tôi sẽ lái xe lên Iowa và đón Mỹ về. Hồng đồng ý và muốn cùng đi vớI tôi cho có bạn. Vì công việc bề bộn ở sở, cho nên tôi chỉ xin nghỉ được hai ngày. Hai ngày thứ năm và thứ sáu, cộng thêm thứ bảy, chủ nhật, vị chi là bốn, nếu khởI hành tối thứ tư, chúng tôi sẽ có đủ thì giờ đi Des Moines và trở lại.
Thế là tôi hoạch định cuộc hành trình đi Des Moines.
Trước tiên, tôi lên mạng, tìm tớI Yahoo Map để lấy lộ trình và những dữ kiện cần thiết. Để cho chắc ăn hơn, tôi nhờ Hồng tớI hộI ba chữ A, để họ cho bản đồ và hướng dẫn lộ trình.
Từ quận Cam đi Des Moines, đường dài khoảng 1800 dặm, vượt qua 8 tiểu bang: California, Arizona, New Mexico, Texas, Oklahoma, Kansas, Missouri, và Iowa. Chúng tôi sẽ dùng xa lộ 40, đổI qua xa lộ 54 tại New Mexico, và sau cùng lấy xa lộ 35 tớI Des Moines.
Tôi dự tính sẽ rờI quận Cam vào lúc 6 giờ chiều thứ Tư, lái khoảng 300 miles, nghỉ đêm tại Kingman, Arizona. Thứ năm, lái 1000 miles, nghỉ đêm tại Wichita, Kansas và thứ sáu sẽ lái 500 miles tớI Des Moines lúc 3 giờ chiều. Sáng thứ bảy, chúng tôi sẽ rờI Des Moines sớm, lái 900 miles nghỉ đêm tại Moriarty, New Mexico. Chủ Nhật lái 900 miles và sẽ về đến Huntington Beach khoảng 8 giờ tối.
Tôi cũng cẩn thận, hoạch định giờ giấc và gọI khách sạn đặt phòng cho những đêm chúng tôi phải dừng chân để nghỉ nghơi lấy sức.
Sau đó, tôi gọI Buget và mướn một chiếc mini-van.
Tối thứ tư
MọI việc chuẩn bị xong, mặc dù dự tính khởI hành lúc 6 giờ chiều, nhưng cũng phải đến hơn 7 giờ chúng tôi mớI ra khỏi nhà trên chiếc mini-van Ford-Windstar mớI tinh, đồng hồ công tờ mét mớI hơn một ngàn miles.
Ít ra, tôi cũng cảm thấy yên lòng là nó sẽ không nằm đường.
Vì khởI hành trễ, nên chúng tôi may mắn không bị kẹt xe trên Inster-state Freeway 10 (xa lộ liên bang). Sau đó, tôi lấy xa lộ liên bang 15 và đổI qua xa lộ liên bang 40 tại Barstow. Xa lộ 40 từ Barstow đi Kingman tương đối tốt, hai lối đi mỗI bên, phẳng lì và vắng xe. Tốc lực hạn định 70 cho cả Cali và Arizona. Tôi bấm cruise control giữ tốc lực 75.
Chúng tôi tớI Kingman lúc 1 giờ sáng giờ Arizona (12 giờ đêm giờ Cali). Trễ hơn hai tiếng đồng hồ so vớI giờ hoạch định (đi trễ một tiếng, lỗ một tiếng khi qua Arizona).
Ngày thứ năm
Ngủ chưa tròn giấc, 6 giờ sáng thứ năm, chúng tôi đã phải dậy, sửa soạn để tiếp tục cuộc hành trình đi Tucumcari, New Mexico và từ đó đi Wichita, Kansas.
Đường từ Kingman tớI Tucumcari, New Mexico dài hơn 600 dặm trên xa lộ 40. Đường đi rất tốt ngoại trừ phải leo lên tớI 7000 bộ. Vì đây là trục lộ chính từ Tây sang Đông nên đường có rất nhiều xe vận tải hạng nặng. Tốc lực tối đa cho đoạn đường này là 75. Tốc lực cao, nhiều xe vận tải hạng nặng, lái xe trên tuyến đường này rất nguy hiểm, nên phải tập trung tư tưởng đến mức tối đa. Đã thế đôi khi còn bị 'bao vây', kẹt giữa năm sáu xe vận tãi lớn: trước mặt một anh khổng lồ, sau lưng một anh, bên phải hoặc bên trái hai ba anh. Vì miếng cơm manh áo, nhiều tài xế xe vận tải phá luật, dùng lane ngoài, hoặc chạy quá tốc lực hạn định để tranh thủ thờI gian nên đã gây ra biết bao nhiêu tai nạn.
Thành phố chính mà chúng tôi phải đi qua trên đoạn đường này là Alburqueque. Một thành phố mang sắc thái của giống dân da đỏ. Vì chỉ đi qua, nên từ Freeway, chúng tôi chỉ thấy được downtown xa xa vớI những cao ốc đứng sừng sững, trên nền trờI xanh ngắt.
Chúng tôi tớI Tucumcary lúc 5 giờ chiều ( giờ New Mexico, lại lỗ thêm một giờ nữa). Sau khi nuốt xong cái hamburger, nốc hết ly Coke, chúng tôi tiếp tục lên đường đi Wichita.
Nghiên cứu lại bản đồ, tôi có hai lựa chọn. Nếu từ Tucumcary đi Wichita, bằng highway 54 (xa lộ tiểu bang, chỉ có hai lanes, không có vách ngăn ở giữa) thì đường dài khoảng 400 dặm. Còn nếu, tiếp tục lấy xa lộ liên bang 40 tớI Oklahoma City, rồi đổI qua xa lộ liên bang 35 để đi Wichita thì đường dài đến 560 dặm.
Lấy xa lộ tiểu bang 54 sẽ gần hơn 160 dặm nhưng rất nguy hiểm vào ban đêm, vì nếu tài xế xe ngược chiều ngủ gục thì kể như tiêu đời. Thêm vào đó, vì đường chỉ có một lane mỗI bên, nên khi muốn vượt qua những xe vận tải chạy chậm, tài xế phải dùng lane trái, nghĩa là lane của xe ngược chiều. Qua mặt kiểu này cũng rất nguy hiểm vào ban đêm nhất là nếu đường đông xe.
Trong khi đó, lấy xa lộ liên bang 40 tuy xa hơn nhưng lại an toàn hơn. Khổ nỗI, nếu tôi lấy 40, tôi sẽ đến Wichita vào 2 giờ sáng, sẽ rất mệt, e rằng không lái nổI. Nếu không tớI được Wichita, tôi sẽ mất không tiền khách sạn. Suy đi tính lại, vì sự an toàn của Hồng và cũng cho chính bản thân, tôi quyết định lấy freeway 40, và sẽ dừng lại ở Oklahoma City. Mãy chục đồng tiền phòng ở Wichita bỏ đi không đáng.
Đường đi Oklahoma rất thoải mái vì hầu hết những xe truck đã dừng để nghỉ. Đường vắng nên tôi lái hơi nhanh. Tốc lực hạn định 75 tôi set cruise control 85dặm/giờ, chỉ hy vọng mấy ông bạn dân thương tình không phạt.
Tôi vừa vượt biên giớI New Mexico qua Texas thì bỗng trờI đổ mưa tầm tã. Mưa nặng hột, làm mờ mịt cả một vùng. Để cho an toàn, tôi bắt buộc phải giảm tốc lực xuống 60 dặm/giờ. Cũng may, khoảng hơn tiếng sau trờI hết mưa. Bầu trờI trở nên quang đãng, vớI muôn vì sao lấp lánh. Lại nhấn ga lên 85 dặm/giờ.
Chúng tôi tới Oklahoma City khoảng 10 giờ rưỡi đêm. Vừa nhìn thấy cái giường của khách sạn, tôi thay đồ ngủ phóng lên giường làm một giấc, chẳng biết trờI trăng đến 5 giờ rưỡI sáng.
Ngày thứ sáu
Chúng tôi rờI khách sạn khi Oklahoma City vẫn còn say sưa trong giấc ngủ. Những cao ốc chọc trờI ẩn hiện trong làn sương mỏng. Khoảng hơn một giờ sau, chúng tôi tớI giao điểm của xa lộ 40 và 35. Từ đây, lấy xa lộ 35, trực chỉ hướng bắc, vài tiếng đồng hồ là tớI Wichita, vài tiếng sẽ tới Kansas City, rồi thêm vài tiếng nữa là đến Des Moines. Từ giao điểm của 40 tới Wichita, trên xa lộ 35 sẽ bị phải trả tiền. Đoạn đường này gọI là Turn Pike. Sáng nay trờI thật đẹp, nắng chan hoà nhưng trời mát lạnh. Hồng ngỏ ý muốn được làm tài xế. Quan sát freeway một hồi, tôi đồng ý đưa tay lái cho nàng để tôi được nhắm mắt một vài giờ lấy sức. Đoạn Turn Pike này phẳng lì, êm như ru nên vài phút sau tôi đã đi vào cõi mộng.


Đang ngon giấc bỗng tôi choàng tỉnh khi chiếc xe dừng bánh. Mở mắt ra, thì nghe giọng Hồng, thật êm:
-Dậy rồi hả cưng" Ngủ ngon không" TớI Wichita rồi, đang sắp hàng trả tiền.
Tôi vươn vai:
-Anh ngủ được bao nhiêu lâu"
-Hơn hai tiếng.
ĐổI tay lái, tôi rồ ga phóng xe trên xa lộ 35 trực chỉ hướng Bắc đi Kansas City.
Từ đây tớI Kansas City nhắm chừng cũng phải mất hơn 2 tiếng.
Thật là buồn cườI, ngày xưa tôi cứ ngỡ Kansas City phải thuộc tiểu bang Kansas. Bây giờ mớI biết, Kansas City thuộc tiểu bang Missouri. Kansas City, một thành phố ồn ào và chật chộI, có lẽ cũng giống như bất cứ một thành phố lớn nào của Hoa Kỳ. Xa lộ 35 xuyên qua giữa thành phố. Nhìn đồng hồ đã hơn 2 giờ trưa. Xe cộ như mắc cữi. Đến đoạn nối cũa xa lộ 29 và xa lộ 35 thì bị kẹt cứng. Ở trên cầu giao điểm nhìn xuống, tôi thấy xa lộ 35 như một bãi đậu xe. Hàng trăm xe nối đuôi nhau, không nhúc nhích. Có lẽ một tai nạn đã xảy ra, tôi đoán như vậy. Hơn nửa giờ, xe chỉ nhích được một đoạn ngắn. Thôi khổ rồi, điệu này làm sao đến được Des Moines trước 5 giờ chiều.
Chẵng lẽ ngồi chịu trận, tôi bèn mở tấm bản đồ Kansas City ra nghiên cứu. Bỗng mắt tôi sáng lên. A, nếu tôi ra exit đại lộ Independence, qụẹo phải, độ hơn một mile, sẽ gặp xa lộ 435. Lên xa lộ 435, độ 5-7 miles sẽ nối lại vớI xa lộ 35. Như vậy, sẽ thoát được cái nạn kẹt xe này. Nghĩ là làm, tôi bật đèn quẹo, len lỏi và ra exit. Đúng như tôi dự đoán, 15 phút sau, tôi đã ở trên freeway 35, trên đường tớI Des Moines.
Sau hơn ba giờ trên xa lộ 35, cuối cùng chúng tôi cũng đến Des Moines, Iowa. Nhìn đồng hồ tay, hơn 5 giờ chiều, trễ hơn hai giờ dự tính. Cũng không đến nỗI tệ lắm, tôi tự an ủi.
Des Moines, thủ đô của Iowa, có vẻ buồn và không có sinh khí như những thành phố lớn khác. TrờI chiều xám xịt, ảm đạm, đìu hiu. Những hàng cây trụi lá, trơ trọI, chơ vơ trên những con đường đầy ổ gà vớI những ngôi nhà cũ kĩ. Downtown Des Moines, cũng như những nơi khác, chật hẹp, xô bồ, dơ bẩn.
Bụng tôi cảm thấy đói. Đi ăn cái đã, mọI chuyện tính sau.
TrờI buồn như vầy, phải chi có tô phở nóng thì tuyệt. Nhưng đây là Des Moines, không phải Little Saigon, tìm đâu ra phở" Cuối cùng, mở sách ba chữ A, tôi tìm được một nhà hàng Mỹ, nổI tiếng về bò bí-tếch (steak). Bụng đói, gọI một miếng steak 16oz và một chai Bud lạnh. Bò nướng thật mềm, cắt từng miếng nhỏ chấm muối tiêu chanh, chiêu ngụm bia lạnh, cũng quên đờI được dăm phút.
Ăn xong, tôi lật bản đồ Des Moines, dò đường tớI nhà Mỹ. Nàng ở lầu hai của một căn chung cư 4 tầng. Căn chung cư xem chừng cũng vài chục tuổI, không được chăm sóc nên trông thật thảm hại. Mái ngói rêu phong, tường loang lổ, vớI nước sơn đã bạc màu. Sân cỏ úa vàng, đường đi vào lầy lộI có lẽ vì cơn mưa ban sáng. Lần mò lên những bực thang tối om, và cái hành lang vớI một ngọn đèn nhỏ, chúng tôi đưa tay gõ cửa căn phòng 212. Cánh cửa mở rộng, Hồng và Mỹ ôm chầm lấy nhau nức nở. Chị em xa nhau từ lâu, gặp nhau, mừng mừng, tủi tủi. Mỹ ở trong một căn phòng nhỏ với một cái giường kê giữa nhà, bên trái là nhà bếp và buồng tắm. Sàn lót thảm loại lông dài đã bạc màu.
Đêm hôm đó, ba anh em chúng tôi chen nhau trên chiếc giường độc nhất. Hồng nằm giữa.
Ngày thứ bảy
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi chuyển đồ đạc của Mai, đã được đóng sẵn từng thùng, xuống xe và lên đường trực chỉ về quận Cam. TrờI mưa phùn lất phất, ảm đạm.
Đang lái ngon lành được hơn hai tiếng trên xa lộ 35, bỗng tôi cảm thấy mí mắt mình như muốn xụp xuống, mặc dù đầu óc tôi vẫn tỉnh táo. Thôi chết rồi, có lẽ đêm qua lạ nhà, tôi ngủ không được nên bây giờ mắt mớI nhíu lại vì mỏi mệt. Đường về còn hơn 1600 dặm. Nghĩ tớI việc lái xe ngày hơn mườI hai tiếng, tôi cũng cảm thấy ơn ớn. Không biết tôi có thể kham nổI hay không" Tôi chợt nghĩ, nếu mệt thì mình lái ngày tám tiếng thôi, cùng lắm thì về Cali trễ một ngày, có chết thằng Mỹ nào đâu mà sợ. Nghĩ thế, tôi cảm thấy phấn khởI và yên bụng. Mắt tôi nháy lia nháy lịa, cổ lắc tớI, lắc lui cố gắng chống trả vớI sự mệt mỏi. Hồng, ngồi cạnh tôi, hình như cảm thấy điều này nên lục túi thức ăn, móc ra một viên kẹo sâm mà nàng đã cẩn thận mang theo và đưa cho tôi. Thần diệu thay, chỉ một lúc sau, mắt tôi bỗng dưng không còn mỏi, ngườI hết mệt, đầu óc trở nên tỉnh táo lạ thường. Tôi lái xe đến đoạn Turn Pike thì chuyển tay lái lại cho Hồng.
Khoảng trưa, chúng tôi tớI Wichita. Lại phải lựa chọn. Lấy xa lộ 54, gần hơn 160 dặm hay lấy xa lộ 35, đổI qua 40, xa hơn. Điều làm tôi e ngại nhất là lái xe trên xa lộ 54 vào ban đêm. Tôi nhẩm tính, 400 mile, mất khoảng 5 giờ. Chúng tôi sẽ ra khỏi xa lộ này trước khi trờI tối. Tôi quyết định lấy xa lộ 54.
Sau một vài dặm trong thành phố Wichita, xe lướt nhanh trên xa lộ 54. Trái vớI sự tưởng tượng của tôi, đoạn xa lộ này có bốn lanes, mỗI bên hai lanes và có tường chắn ở giữa. Đường mớI tráng nhựa phẳng lì, vắng tanh. Tôi mừng thầm, đúng là trờI thương ngườI mỏi mệt.
Khoảng hơn 100 dặm, đoạn đường thần tiên chấm dứt. Xa lộ trở lại hai lanes và không có tường chắn. Tuy nhiên, đường rất vắng, nhất là đi về hướng Nam. Vì vậy, tôi cũng vẫn giữ tốc lực 75 dặm. Một điều rất thú vị là cứ khoảng vài chục dặm là chúng tôi lại qua một tỉnh lẻ, vớI dân số từ vài trăm cho đến vài ngàn. Có đi qua những tỉnh lẻ này, mớI biết được cuộc sống của ngườI dân của một thành phố nhỏ.
Sau khi vượt qua hai tiểu bang Kansas và Texas, ra khỏi xa lộ 54, chúng tôi trở lại Tucumcari, New Mexico lúc nắng chiều gần tắt, chỉ còn lại những vệt nắng yếu ớt, vàng vọt trên những ngọn cây cao. Bụng cảm thấy đói, lại phải nhờ quyển tour book của ba chữ A. Tôi tìm được một nhà hàng Tàu, trên con phố chính của Tucumcari. Nhà hàng Tàu ở xứ mọI da đỏ" Không đáng tin tưởng lắm. May thay, tô súp hoành thánh, dĩa tôm Kung Pao, dĩa thịt bò xào cải làn tuy không bằng ở Tân Cảng hay Sea Food Cove, nhưng cũng ngon hơn gấp mấy lần Hamburger Mac Donald và gà chiên KFC.
Ăn xong, chúng tôi lên đường hướng tiếp tục cuộc hành trình. Tính ra, ngày hôm nay chúng tôi đã qua được hơn 800 dặm. Sau hơn một trăm dặm nữa trên xa lộ 40, chúng tôi dừng lại nghỉ đêm tại Moriarty, một thành phố đông dân, tương đối sầm uất.
Tôi chập chờn đi vào giấc ngủ trên chiếc giường nệm êm ái của khách sạn Days Inn.
Ngày Chủ Nhật
Sáng nay, chúng tôi khởI hành trễ hơn một chút vì được lợI 1 giờ ( đáng lẽ ra 2 giờ nhưng vì đổI giờ mùa xuân nên lại mất 1 giờ). Chúng tôi rờI Moriarty khi mặt trờI vừa ló dạng cuối chân trời. TrờI lành lạnh, những giọt sương mai vẫn còn đọng trên những cánh hồng nhung, lung lay theo những cơn gió nhẹ. Moriarty vẫn đắm chìm trong giấc ngủ.
Tám trăm dặm đường cuối cùng không có gì đáng nói. Xa lộ 40 khúc từ Moriarty về đến Needle vẫn nhiều xe vận tải, bất chấp luật lệ, qua mặt nhau vù vù. Từ Needle về đến Bastow, đường vắng, tuy hơi chán vì toàn là sa mạc. Từ Bastow đến San Bernadino, trên xa lộ 15 đường đông xe có lẽ vì bà con trở về từ Las Vegas. Từ San Bernadino về đến quận Cam thì vẫn như mọI ngày, chỉ thiếu chuyện kẹt xe vì là chiều Chủ Nhật.
Tôi đưa Mỹ bình yên về đến nhà lúc 8 giờ tối. Bà mẹ vợ tôi cảm động cám ơn ông con rể tốt bụng hay làm chuyện vác ngà voi. Nhưng tôi chẳng nghe thấy gì vì đầu óc lúc đó đang bận nghĩ tớI tô phở tái nạm vè dòn...

Trần Quốc Sỹ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,087,865
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến