Hôm nay,  

Không Khóc Vào Thanksgiving.

29/11/202210:58:00(Xem: 24260)

Thanksgiving photo

Tác giả tên thật Trần Hương Thủy hiện sống tại South Carolina. Lần đầu tham dự chương trình VVNM với bài viết “Ngày qua giông bão “Bà đã từng cộng tác với nhiều tờ báo tại hải ngoại.* Sau đây là câu chuyện cảm động, với lời giới thiệu của chính tác giả: “
Tôi đã viết truyện này một lần, với nhiều hư cấu. Nhưng đôi khi, muốn lòng bình yên, phải biết  nhìn thẳng vào sự thật, để chấp nhận nỗi đau mà tập tễnh bước qua…”

 
***

 

Bốp! Chát! Uỵch!
Những cú đấm, bạt tay liên tiếp làm tôi chao đảo. Và ngã dập xuống với những cú đá không chút thương tiếc.
— Đừng, đừng mà… Dừng lại đi…

Tôi hét lên trong cơn hoảng loạn.

— Tỉnh lại đi mẹ, mẹ ơi!

— Mẹ ơi!

Tôi mở mắt, choàng dậy hốt hoảng nhìn quanh. Hai đứa con đang nước mắt ngắn dài ôm lấy tôi.
— Mình đi thôi mẹ ơi.

Vuốt tóc con gái lớn và kéo con gái út vào lòng, tôi nói nhẹ tênh:

— Ừ, để mẹ soạn hành lý rồi mình đi thôi.

 Mâu thuẫn bắt đầu từ đâu? Từ  những huyễn hoặc vẽ vời của người nhà còn ở lại Việt Nam , để hoang tưởng về một nơi mình đã quyết tâm rời bỏ , hay từ tâm trạng ăn xổi ở thì , để nản lòng , nhụt chí với cuộc sống bình yên hiện tại.
—   Ky cóp như vầy thì biết chừng nào mới giàu lên được. Về đó bỏ vốn đầu tư đất, là một bước lên đời ngay. Chồng tôi hùng hồn thuyết phục.

Và khi tôi cản ngăn, anh gay gắt bực bõ:
— Đàn bà thật nông cạn.

Sự căng thẳng từng ngày cuốn trôi đi hạnh phúc. Phải khó khăn lắm, tôi mới có thể hiểu  được người chồng mình yêu thương không còn nữa,  và trong hình hài thân thuộc đó, là một con người hoàn toàn khác— ích kỷ, tàn nhẫn và bạo lực.

Bằng thái độ bình tĩnh và nhẹ nhàng, tôi nói với chồng về quyết định của mình. Ngày hôm sau tôi sẽ ra đi cùng hai con, và chồng tôi có thể làm những gì anh muốn, dù là ở lại hay về nước cũng tuỳ anh. 
— Ừ, thôi thì coi như chúng ta tạm thời ly thân, để có thời gian suy nghĩ. Còn đơn ly hôn, anh giữ đây, khoan hẵng nộp.  Chồng tôi nói.

Tôi đồng ý với giải pháp của anh và mong rằng sẽ có một ngày anh thay đổi.

Vì thật  ra, sâu xa trong tâm hồn, tôi không hề muốn buông bỏ mái ấm của mình.

 

Hành lý của ba mẹ con đã chuẩn bị xong từ lâu, mà tôi vẫn còn lần khân mãi. Nhưng rồi cũng đến lúc phải rời đi. Tôi khoá cửa, đứng nhìn lần cuối ngôi nhà thân yêu một thời của gia đình mình. 

Thảm cỏ xơ xác và những bông hoa Hồng đã úa tàn vì giá lạnh của mùa đông. Tôi sẽ không kịp nhìn màu xanh mươn mướt của những chiếc lá và những đóa hoa nở bừng rực rỡ khi mùa Xuân đến.

Gió lẻ lùa từng cơn buôn buốt. Dường như cái gì lẻ loi cũng buồn não, ngay cả ngọn gió hắt hiu.

Giờ này, trong những ngôi nhà ấm áp, mọi người đang chuẩn bị cho bữa ăn tối. Những khung cửa sổ thắp sáng ánh đèn.

— Mẹ lên xe đi. Con gái lớn nắm lấy tay tôi.

Chiếc xe trôi đi vào khoảng tranh tối tranh sáng của chạng vạng cuối ngày, về một nơi xa xôi không có ai chờ đợi.

 

Atlanta là nơi tôi chọn đến. Đơn giản một điều, vì nơi đó có nhiều người Việt. Công việc cũng dễ tìm. Bởi các tiệm Nails thì đầy trong thành phố. Hằng ngày tôi đi làm từ sáng và trở về khi tối mịt. Hai con có school bus đưa đón đến trường. Cuộc sống cũng tạm qua ngày, cho dẫu buồn và bấp bênh.

 

Thi thoảng hai đứa nhỏ vẫn chuyện trò với ba qua điện thoại. Những lúc đó, trái tim tôi đau nhói như ngàn mũi kim châm.

Nhưng điều tôi không ngờ, là chồng tôi đã rút hết tiền dành dụm trong tài khoản chung, chỉ để lại vài ngàn, và đã nộp đơn ly hôn. 

 

Biết rõ tất cả nằm trong sự xếp đặt của anh, tôi chỉ thấy xót xa , đón nhận phần thua thiệt mà không tranh chấp, khiếu nại gì. 

Thủ tục ly dị hoàn tất nhanh chóng với sự đồng thuận cả đôi bên. Chỉ lướng vướng vấn đề “Child support”. Anh viện đủ lý do để không phụ cấp cho con bé mỗi tháng. Cứ dằng dai như vậy vài lần, thì tôi thôi, khi nhìn con buồn hiu, ngân ngấn nước mắt:

— Con là gánh nặng của ba mẹ phải không?

Tôi vùi đầu vào mái tóc non tơ của con:

— Không phải đâu. Các con là báu  vật của mẹ . Từ nay, mẹ sẽ cố gắng một mình nuôi con khôn lớn.

Chặng đường trước mặt còn gian truân lắm. Nhưng tôi nhủ lòng sẽ vượt qua vì tương lai của các con. Đâu đó trong tiềm thức, nghe văng vẳng đắng đót tiếng ru hời:

    “Tưởng giếng nước sâu tôi nối sợi dây dài

   Nào ngờ giếng nước cạn tôi tiếc hoài sợi dây “.

  

Hơn năm trời tôi đầu tắt mặt tối làm việc, tay cầm máy chạy bột đến mỏi mê, mặt cúi xuống không biết bao nhiêu lần trên chân khách để làm Pedicure.

Đôi lúc chạnh lòng nhớ một thời đứng trên bục giảng, với áo dài, phấn trắng, bảng đen. Đôi lúc chạnh lòng  khi nghe học trò cũ xót xa thăm hỏi :Tội nghiệp cô quá. Qua bên đó cô phải làm Nails kiếm sống sao cô?

Nước mắt nuốt ngược vào trong. Lặng lẽ từng ngày, từng ngày qua nhìn con mà bước tới. Còn có chọn lựa nào khác khi con chỉ biết tựa vào mỗi một bờ vai chông chênh của mẹ?

 

Tuần lễ bảy ngày, công việc cuốn tôi đi, không có cả thời gian chăm sóc hai con. Buổi tối về nhà, thấy các con chong mắt đợi, như chim non trong tổ chơ vơ giữa cơn giông tố ngóng chim mẹ còn mải miết tìm mồi.  Con có cha có mẹ, mà vất vưởng như trẻ mồ côi. Xót con, tôi chiu chắt từng ngày lương, từng đồng tips.  Với chút tiền dành dụm đó, tôi dự định sẽ vay thêm ngân hàng một ít, chắc cũng đủ vốn để sang một tiệm Nails. Dĩ nhiên, tiệm sẽ nhỏ và xa xa thành phố. 

 

Dự định  như vậy, tôi bớt một ngày làm việc, dành mỗi Chúa nhật cùng hai con đi xem tiệm. Vài tháng rong ruổi như thế, cuối cùng tôi cũng mua được một tiệm Nails ở Augusta. Cuộc sống của mẹ con tôi nhờ thế cũng ổn định hơn. Các con sau giờ học đến tiệm giúp mẹ và học bài. Nhìn con lớn lên theo thời gian, với tôi đã là hạnh phúc — niềm hạnh phúc đơn sơ của một người mẹ.

 

Tháng 8 năm 2009…

 

Kinh tế suy thoái khiến mọi người dè sẻn hơn trong việc chi tiêu. Lượng khách giảm đi nhiều, mọi phí khoản dù tôi cố gắng chắt chiu cũng thiếu trước hụt sau. Số tiền dành dụm ít ỏi cứ vơi dần, vơi dần. Nỗi lo âu trĩu đầy cả trong giấc ngủ.

Trong tình cảnh đó, má lại trở bệnh nặng. Gọi điện về nhà, tôi nghe tiếng má run run, yếu ớt:

— Má nhớ con lắm. 

Tôi nén tiếng khóc:

— Dạ…  Má cố khỏe đi, con sẽ về thăm má.

Lời hứa hẹn khó khăn buông xuống từng từ. Lòng như ai xát muối mà đường về sao xa xăm diệu vợi.

Rồi một ngày má thôi chờ đợi tôi. Điện thoại reo đổ hồi giữa đêm khuya.

— Chị ơi, má mất rồi.

— Ngày mai là an táng má rồi. Ba nhắn chị đừng về, vì cũng không kịp đâu. Ráng dành dụm, lo cho hai đứa nhỏ.

Bàn tay tôi run rẩy, chiếc điện thoại trượt khỏi tay rơi xuống.

Những hình ảnh của má nhoà trong nước mắt…

Có con bé lủn cũn  nắm chặt tay má. Vào chợ, hết ghé hàng chè lại vòi qua hàng nơ kẹp, cười tít mắt, nhe cả hàm răng sún. Có con bé mải chơi dầm mưa bị cảm, suốt đêm mớ gọi má ơi. Có dáng má cúi xuống chườm khăn mát lên trán con, ngọt ngào dỗ dành đổ từng muỗng thuốc…

 

Có bóng má mặc áo dài đen, choàng khăn lầm lũi đi trong mưa. Tôi chạy theo gọi má ơi, má ơi khản cổ, nhưng má vẫn không dừng lại. Má cứ đi, đi mãi. Xa, xa dần rồi mất hút. Mưa giăng mù trời, sấm chớp giăng giật át cả tiếng gào hét của tôi…

 

Bàng hoàng tỉnh dậy, tôi nghe tiếng mưa rả rích lẫn tiếng cành lá va vào khung cửa kính theo ngọn gió lùa mạnh từng cơn. Lòng tôi xót xa bao nỗi nhớ thương. Ngày xưa, mỗi khi trời trở lạnh, má khoác áo len và ủ tôi vào lòng. Má giữ ngọn lửa ấm trong ngôi nhà nhỏ, để tôi bình an dù ngoài kia mưa gió bão bùng.  Nhưng giờ này trong lòng đất lạnh, má nằm đó một mình cô độc, lẻ loi với tiếng giun dế rầm rì.  Đêm nơi nghĩa trang buồn và hiu hắt biết bao nhiêu. Sao tôi không làm được gì, dù chỉ là đến đó thắp cho má nén hương trầm hay ngọn nến…

 

Tôi sốt mê man mấy ngày. Mơ và thực lẫn lộn chập chờn giấc ngủ. 

Rồi cũng phải gượng dậy. Gánh nặng cơm áo gạo tiền còn oằn nặng trên vai.

Không vì mình thì cũng phải vì con mà cố đi tiếp đường đời gập ghềnh trước mắt.

 

 

Cuối năm 2009…

 

Cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng toàn nước Mỹ.

Mỗi ngày trên đường đi đến tiệm, tôi nhìn thấy những business  lần lượt đóng cửa. Có những chủ nhân không cam lòng với sự kết thúc tức tưởi sau bao năm gầy dựng, đã hằn hộc căng những băng rôn trước cửa hàng của mình:

“Out of 15 year business “

“Out of 30 year business “….

Thật lòng tôi sợ lắm. Họ là những chủ nhân người Mỹ, có biết bao kinh nghiệm.  Vốn liếng lẫn năng lực của họ hơn tôi rất nhiều, mà đã phải chịu thất bại. Còn tôi, còn tiệm của tôi, có là gì đâu so với người ta. Bao giờ thì sẽ đến lượt mình…

 

Mỗi ngày trôi qua chất chồng  thêm những nỗi lo. Tựa như con ốc mượn hồn, tôi chỉ muốn được co rút trong bóng tối của màn đêm, vì đó là nơi trú ẩn an toàn, và sợ lắm khi bình minh ló dạng. 

 

Nhưng thời gian chẳng chờ đợi ai. Hai tháng tiền rent tôi không còn khả năng chi trả. Buổi sáng khi đến shopping center, từ xa, tôi thấy nhiều người bu quanh tiệm mình. Khi tôi bước tới, mọi người giãn ra, quay đi sau khi bỏ lại ánh nhìn thương hại. 

 

Tôi gỡ tờ trát toà dán trên cửa kính. Điều kinh khủng nhất đã xảy ra. Landlord kiện tôi không trả tiền theo quy định. Toà án cho tôi thời hạn 10 ngày để giải quyết, rồi sau đó…

 

Buông người xuống ghế, tôi gục đầu khóc nức nở. Cho dù gấp chục lần thời hạn 10 ngày đó, tôi cũng không làm cách nào để kiếm đủ tiền trang trải nợ nần. Đất khách quê người. Tứ cố vô thân. Hai đứa con của tôi rồi sẽ thế nào khi không có mẹ…

 

Mùa này tiệm rất chậm vì thời tiết ảm đạm. Hôm nay, mưa  mù trời nên không có một khách hàng nào .

Tôi cố gắng với lấy laptop, viết một email dài gửi cho Landlord . Bằng tất cả tâm tình, tất cả vốn liếng tiếng Anh còm cõi của mình, tôi trình bày và khẩn khoản xin Landlord cho tôi một cuộc hẹn, dù tôi vẫn biết hy vọng của mình lét leo hơn ngọn đèn trước gió.

Nước mắt tôi chảy tràn theo từng dòng chữ. 

Còn có cách nào khác nữa đâu. Tôi như người bị đắm tàu, cố bám víu lấy chiếc phao cứu sinh mong manh giữa bão biển dập dồn.

 

Sáng nay trời mưa dầm dề. Những hạt mưa lướt thướt làm bầu trời mờ mịt. Khung cảnh hắt hiu như tâm trạng ba mẹ con tôi trên đường đến văn phòng Landlord theo cuộc hẹn. 

Phòng khách bật máy sưởi, nhưng tôi vẫn cảm thấy lạnh. Hai bàn tay tôi buốt tựa nước đá.


Phó Giám đốc Ky và Kathy đã đợi sẵn. Ông bắt tay tôi rồi quay sang xoa đầu con bé út của tôi.

Hai đứa nhỏ ngoan ngoãn chào ông và lễ phép trả lời khi ông bắt chuyện. 

Sau đó, ông cáo bận, bảo Kathy thay mặt ông tiếp tôi.

Dù đã quen biết Kathy, vì thi thoảng cô vẫn đến tiệm làm Nails, nhưng tôi vẫn cảm thấy căng thẳng. 

Kathy hỏi tôi về tình hình tiệm, về thu nhập của tiệm thế nào. 

Tôi không than  thở, chỉ nhỏ nhẹ trình bày những khó khăn trong việc kinh doanh giữa thời buổi suy thoái này. Và giá thuê mướn hàng tháng hiện tại, không phải tôi không muốn đóng, nhưng nó nhiều quá so với thu nhập.

Kathy đưa gợi ý :

— Nếu không trả một lần, chị có thể trả làm nhiều lần trong tháng được không? Như mỗi tuần  1 lần ?

Tôi thật thà :

— Thưa cô, dù có thanh toán theo tuần, thì tôi vẫn không đủ tiền như quy định.

— Chúng tôi chỉ yêu cầu chị trả mỗi tuần, còn số tiền tuỳ vào thu nhập của tiệm chị. 

Nghĩ Kathy chưa hiểu ý mình, tôi lập lại lần nữa:

— Nhưng như thế sẽ không đủ... Vẫn còn thiếu tiền...

Ánh mắt Kathy dịu dàng, thấu hiểu:

— Chúng tôi biết điều đó và sẽ ghi vào sổ nợ. Số tiền thiếu, khi nào tiệm hoạt động tốt hơn, chị sẽ có trách nhiệm hoàn trả cho công ty.

— Tạm thời chúng ta thỏa thuận như vậy nhé. Nếu đồng ý, thì chị ký vào biên bản.

Tôi nhìn Kathy, nhìn biên bản thỏa thuận trên bàn. Có nằm mơ tôi cũng không bao giờ tưởng tượng được điều này. Tôi run run đưa trả trát Tòa cho Kathy, nghẹn ngào:

— Cảm ơn Kathy. Cảm ơn Mr Ky. 

Kathy xiết chặt tay tôi:

— Happy Thanksgiving.

 

 

Vừa bước vào công ty, Phó Giám đốc Ky đã nghe không khí ấm sực mùi cinnamon. Một cây thông to đặt giữa sảnh với những trái châu đủ màu sắc, kèm theo những chiếc nơ đỏ trang hoàng trên bàn tiếp khách, trên những cánh cửa. Tất cả làm nên không khí rộn ràng cho mùa Holidays. 

Ông khoan thai bước vào phòng mình. Như thường lệ, ông ngồi xuống bàn, kiểm tra thư từ, tài liệu đã được cô thư ký đặt sẵn, trước khi bắt đầu làm việc.

Ông ngạc nhiên thấy một bức thư lạ. Không phải là của đối tác, và cũng không phải là của bạn bè. 

Trong thư, có một tấm thiệp với dòng chữ HAPPY THANKSGIVING và một bức ảnh. 

Bức ảnh chụp  ba người . Ông đoán,  có lẽ là ba mẹ con. Người mẹ đứng chính giữa. Bên phải là cô con gái lớn mặc áo mũ tốt nghiệp. Bên trái là cô con gái nhỏ. Họ cười rất tươi. Phía sau họ là ngôi trường đại học lớn nhất thành phố.

 

Ông lật phía sau tấm ảnh, đọc những dòng chữ nghiêng nghiêng nắn nót:

Kính thưa Ngài Phó Giám đốc,

Mười một năm trước, không biết Ngài có còn nhớ, ba mẹ con tôi đã đến công ty Ngài trong trời mưa gió, với một trát Toà trên tay. Hôm đó là một ngày trước Thanksgiving. 

 

Chúng tôi sẽ không có ngày lễ hội năm đó , cũng như sẽ không bao giờ có ngày hôm nay, nếu lúc đó, Ngài không mở lòng cho chúng tôi một cơ hội sống. Điều này, có thể Ngài không còn nhớ. Nhưng suốt cuộc đời, chúng tôi không bao giờ có thể quên ân huệ to tát ấy. 

Nhờ sự giúp đỡ của Ngài, tiệm tôi đã đi qua dần khó khăn, rồi phát triển cùng với việc mở rộng của Shopping Center và sự phục hồi kinh tế.

Con gái lớn của tôi vừa tốt nghiệp đại học và được một công ty lớn nhận vào làm việc. Con gái út của tôi hiện đang học năm thứ nhất đại học và làm việc thêm ngoài giờ tại trường. Cửa tiệm tôi đã bán, sau bao nhiêu năm làm tốt nhiệm vụ của nó, là nuôi hai đứa con tôi ăn học nên người. Hiện tôi đã hưu sớm, vì sức khỏe yếu, và vì con gái muốn lo cho mẹ phần đời còn lại.

Xin cảm ơn Ngài — vị Thiên sứ mà Chúa đã gửi đến cho gia đình tôi.

Xin cầu chúc gia đình Ngài một mùa lễ hội vui vẻ và bình an.“

 

Phó Giám đốc Ky lặng yên, hồi tưởng lại. Câu chuyện năm xưa như một cuốn phim tái hiện dần trong ký ức ông.

........

  

Những ngày cuối năm ấy thật bận rộn.

Công việc nào cũng cần thiết giải quyết sớm, nên Phó Giám đốc Ky phải tranh thủ dùng bữa trưa tại bàn làm việc. Ông vừa uống coffee vừa check email. Thường ông coi qua, rồi chuyển những emails không quan trọng xuống các phòng ban, chỉ giữ lại những emails cần trực tiếp giải quyết. 

Bàn tay đang click chuột lướt nhanh của ông chợt khựng lại.

Một bức email đầy lỗi ngữ pháp, nhưng lời lẽ thật nao lòng. 

“..... Tôi là một bà mẹ đơn thân với 2 đứa con nhỏ. Gia đình tôi may mắn có một cửa tiệm Nails trong shopping center của Công ty Ông.  Nhờ có tiệm Nails này, mẹ con tôi đã đùm bọc lẫn nhau, đi qua những ngày khốn khó. Tôi biết ơn Landlord (chủ phố), luôn giữ đúng trách nhiệm của một tenant (người thuê ),  là trả “rent” đúng thời hạn. Nhưng trong tình hình suy thoái kinh tế hiện nay, dù đã gắng sức làm việc thêm giờ, làm liên tục không có ngày nghỉ,  tôi cũng không kiếm đủ thu nhập. Cùng cực lắm,tôi mới đành phải thiếu tiền trả rent cho Landlord .

Thưa Ông,

Chỉ còn vài ngày nữa là Thanksgiving. Mọi người đang nô nức chuẩn bị cho ngày lễ . Không ai biết rằng tôi đang ngồi đây trong tận cùng nỗi đau khổ. Tôi không biết làm gì với Trát Toà này. Tôi không biết hai đứa con mình sẽ ra sao khi không có mẹ . Số tiền vài ngàn đồng , có thể được ai đó dùng mua sắm cho ngày lễ thêm vui. Nhưng đối với tôi bây giờ , đó là một số tiền quá lớn. 

Tôi biết Ông cũng có một gia đình và những đứa con. Xin Ông, hãy vì tình thương bao la của một người cha , hãy nhón tay cho gia đình tôi một cơ hội sống. Vận mạng của gia đình tôi , hạnh phúc hay khổ đau, tất cả đều xin đặt trong tay Ông....... “

 

Phó Giám đốc Ky xem lại địa chỉ của tiệm Nails để xác định khu vực. Xong, Ông nhấc điện thoại bàn, gọi cho Kathy, người trực tiếp quản lý khu vực đó. Chỉ vài phút sau, Kathy đã đến.
— Chào Phó Giám đốc .

— Chào cô -Ông bắt ngay vào câu chuyện. Tiệm Nails ở  Village Shopping Center , là phạm vi phụ trách của cô , phải không?

— Vâng.

— Cho tôi biết về tình hình “tenant” ở đó.

— Vâng, thưa Ngài. Village Shopping center là một Shopping nằm trong dự kiến sẽ phát triển của chúng ta. Nhưng hiện nay kế hoạch chưa thực hiện được do tình hình kinh tế. 

Đó là một tenant tốt. Gia đình rất neo đơn, chỉ có ba mẹ con, không người thân. Hoàn cảnh của họ rất tội nghiệp. Lúc trước họ luôn trả rent đúng hạn. Nhưng hai tháng rồi họ thiếu tiền rent. Theo qui định của công ty, kế toán đã chuyển hồ sơ sang Toà. 

— Được rồi, cảm ơn cô.

Kathy chào Ông  và bước ra khỏi phòng ,  nhẹ nhàng như lúc cô đi vào.

Phó Giám đốc Ky trầm ngâm. Không phải là lần đầu tiên Ông nhận email của tenant khiếu nại về vấn đề tiền rent. Hầu hết những emails đó Ông không cần trực tiếp giải quyết . Nhưng lần này, thì khác...

Làm việc bao nhiêu năm, Ông đã hiểu cảm tính không thể đặt vào công việc. Nhưng lần này... Những chữ nhưng liên tiếp làm Ông nhức cả đầu.

Ông nhắm mắt lại vài giây rồi thở hắt ra. Ông chọn giải quyết sự việc theo cảm tính. Nghĩa là, mỗi tháng Ông sẽ ứng trước tiền rent trả cho Công ty, trên danh nghĩa của tiệm Nails. Về phía tiệm Nails, số tiền họ trả mỗi tuần tuỳ theo thu nhập. Lý do Ông để họ trả hàng tuần, là đặt họ ở vị trí của một tenant có trách nhiệm. Kathy sẽ giúp Ông theo dõi hồ sơ này. Cô tổng kết số tiền tiệm thanh toán hằng tháng, chuyển vào tài khoản của Ông. Còn số nợ cũng được Kathy ghi lại để chờ thanh toán sau khi tiệm đi vào ổn định.

Đây là phương thức giải quyết của riêng Ông. Nhưng để thực thi, thì còn phải có ý kiến của Giám đốc nữa. Ông in email ra giấy, rồi cầm lấy đi sang phòng Giám đốc.

  — Hi, John.

— Hi, Ky.

Giám đốc John đưa tay ra dấu mời Ông ngồi xuống chiếc ghế đối diện. Ông đưa bức email ngay cho John.

Thoáng ngạc nhiên,  nhưng Giám đốc John vẫn chậm rãi đọc. Xong, Ông im lặng chờ Phó Giám đốc của mình trình bày.

Ky từ tốn nói. Ông hiểu rằng đây là lúc phải thuyết phục được Giám đốc đồng ý với phương án này.

— Uy tín và vị trí của Ộng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu người thuê bỏ trốn.  Ông đã nghĩ đến điều này chứ? Giám đốc John hỏi.

Tình hình người thuê bỏ trốn vì kinh doanh lỗ lã và thiếu tiền thuê xảy ra rất nhiều trong thời điểm hiện tại. Là một phó giám đốc của một công ty đầu tư lớn, dĩ nhiên Ky không lạ gì điều này. Nhưng Ông tin vào trực giác của mình:

— Tôi có thể quả quyết điều đó sẽ không xảy ra.

John gõ ngón tay xuống bàn, cử chỉ quen thuộc những lúc Ông phân vân.

— Hình như phương thức vạch ra không được hợp lý cho lắm....

— Đôi khi hành động bằng lý trí, bất chấp cảm tính, cũng đồng nghĩa với tội ác vô tình.


Phó Giám đốc Ky xúc động phản bác. Ánh mắt Ông căng thẳng nhìn những diễn biến trên gương mặt của Giám đốc.

John lặng yên một phút. Ông nghe có một điều gì đó trĩu nặng trong trái tim. Và Ông biết, trái tim Ông lúc này đang đập cùng một tần suất với người cộng sự của mình.

 

Dự định là vậy, nhưng con người “business” trong Phó Giám đốc Ky lúc nào cũng đòi hỏi sự chỉn chu. Ông cần kiểm tra thực tế trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

 

Ông có mặt ở phòng khách trước cuộc hẹn 15’, để trao đổi với Kathy.

Đúng 9:00 giờ sáng, tiếp tân đưa khách vào.

Ông đứng lên bắt tay người phụ nữ. Bàn tay bà ấy lạnh giá, biểu hiện sự bất an.

Hai đứa bé cùng chào Ông và Kathy rất lễ phép:

— Good morning, Miss Kathy!

— Good morning, Sir!

Ông xoa đầu con bé, hỏi:

— Hôm nay các cháu không đi học à?

— Dạ thưa Ông, tuần này bọn cháu được nghỉ lễ ạ.Đứa lớn hơn trả lời.

— Thế là các cháu tha hồ vui chơi, nhỉ.

— Dạ không, thưa Ông. Bọn cháu đi làm việc với mẹ ạ.

Đứa bé trả lời. Chữ  “làm việc” , nó nhấn mạnh một cách nghiêm trọng , làm Ông bật cười.


Căn phòng sực nức mùi cinnamon với lẳng hoa đỏ đặt trên bàn trải khăn trắng muốt, gợi lên không khí đầm ấm của mùa Holidays. Nhưng tất cả như một khung cảnh đối nghịch  tàn nhẫn với hình ảnh tội nghiệp của ba mẹ con . Vẻ u uất của họ lạc lõng giữa cuộc sống bình yên .

Kín đáo gật đầu với Kathy, rồi Ông cáo bận, bước ra khỏi phòng.

.......

 

 

Thấm thoát đã 11 năm rồi sao? Thời gian trôi nhanh quá. 

Phó Giám đốc Ky nhìn lại tấm hình một lần nữa trước khi đặt vào ngăn tủ. Đây là món quà Thanksgiving có ý nghĩa nhất đối với ông. 

Cũng vừa lúc đó, Giám đốc John đi qua . Vị Giám đốc dừng lại ngó nghiêng vào phòng, chào Ông:

—Happy Thanksgiving!

Ông cũng mỉm cười đáp lại:

—Happy Thanksgiving!

 

 Biển Cát

 ( SC )

 

 

Ý kiến bạn đọc
23/09/202406:30:20
Khách
På <a href="https://storenaknepupper.com/">https://storenaknepupper.com/</a> finner du damer som ikke holder igjen. De elsker å bli tatt hardt og ha sprut på enorme pupper. Enten det er bakfra elr ansiktet fullt av sæd, disse damene elsker hver eneste bit av de. Hvis du liker rå porno med damer som gir alt, så er dette det eneste stedet du trenger å besøke.
17/09/202304:08:49
Khách
Hôm nay mới tìm thấy các bài viết của tác giả BC, bài nào cũng cảm động , đọc muốn khóc theo tình tiết, hay quá, tuyệt quá . Cám ơn BC, mong chị thật nhiều sức khỏe, bình an, và viết thật nhiều nhé chị.
29/01/202300:29:47
Khách
Hạnh phúc lắm khi có những giọt nước mắt của Jane MNT tuôn trào, để BC cảm nhận được sự đồng cảm và bớt chạnh lòng một lúc nào vô tình nhớ lại.
29/01/202300:20:44
Khách
BC đọc những dòng chữ của bạn vào ngày đầu năm mới. BC rất vui và cũng xin gửi đến Lương Thể Liên những lời chúc thật tốt đẹp nhé.
07/01/202321:28:28
Khách
Làm việc một hồi trong nhà rồi lên phòng đọc lại lần 3 nước mắt vẫn traò cổ vẫn nghẹn . Thế là thế nào nhỉ
07/01/202320:41:58
Khách
Maĩ đen hom nay mới vào vvnm . Đọc bài chị tôi nghen cả cổ họng. Nước mắt hoen mi . Mong ơn trên ban sức khỏe để chi hương Phước con đền đáp
01/01/202313:00:10
Khách
Hôm nay 01.01.2023 TL đọc bài của chị mà nước mắt rơi lã chã...Truyện chị viết thật xúc đông. Em nghĩ là chuyện thật của cuộc đời chị. Giờ gian nan đã qua, mến chúc chị và gia đình năm mới 2023 vạn sự như ý
12/12/202217:16:27
Khách
BC cảm ơn bạn Thành Mai và Phao N.
Hạnh phúc của BC là khi nhận được những quan tâm của bạn đọc.
12/12/202217:12:58
Khách
Cảm ơn Lê Như Đức đã giúp BC đến với các bạn đọc ở trường bạn.
Vâng, BC cũng có một người bạn tên Lê Như Đức, một người bạn rất tuyệt vời và đang sống ở đâu đó trên cùng một đất nước với BC.
09/12/202202:03:56
Khách
Chuyện rất hay là nhờ gặp gỡ ác quỷ và thiên thần. Miả mai thay ác quỷ lại là chồng và cha của hai đưá con ruột trong khi đó thiên thần lại là nguời xa lạ, không cùng văn hoá màu da đã cho ba mẹ con một cơ hội để sống trong khi nguời chồng và cha của hai bé gái tìm cách dìm họ xuống tầng điạ ngục. Nếu chỉ có chuyện bị ác quỷ đày đoạ thì quá thuơng tâm, nhưng may mắn thay lại có thiên thần trong vai kẻ xa lạ động lòng cứu giúp. Chuyện có hậu, kết cục nguời ngay thoát nạn. Chúc mừng tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,354
Hai năm trước tôi có viết lần lượt Tiễn Vong 2020, Tiễn Vong 2021, cứ ngỡ rằng năm nay tiễn 2022 bình thường, nhưng tiếc thay, dư âm của “Vong Covid” vẫn còn lãng đãng dây dưa, nên một lần nữa, chúng ta lại phải tiễn Vong. Dù hiện nay các mũi vaccine thứ tư thứ năm đã available mà chẳng ai thèm đoái hoài, bên Mỹ và Canada các tiệm Pharmacy sẵn sàng chờ người ta đi chích, nhưng bà con đã quá mệt mỏi với Covid, đâm ra... lờn thuốc luôn chăng? Chả bù với thời gian giữa năm 2020 khi nhân loại đang kinh hoàng vì giặc Tàu, í lộn, giặc Cúm Tàu, nên khi những đợt vaccine Pfizer, Moderna đầu tiên xuất xưởng người ta chộn rộn xôn xao mong được đi chích. Hễ người nào may mắn trong diện ưu tiên, đi chích xong còn chụp hình khoe trên Facebook cho người khác thèm khát ước ao.
“Bà già khó chịu “. Đó là biệt danh hàng xóm đặt cho bà. Bà biết hết chớ. Nhưng họ chỉ dám gọi sau lưng bà, nên bà cũng miễn chấp. Nguyên tắc sống của bà vẫn không thay đổi. Bà không muốn động chạm đến ai, và cũng không muốn ai động chạm đến mình.
Từ hôm nhận được thông tin năm này “ gia đình Phủ Cam sẽ tổ chức họp mặt tại Nam Cali”, lòng tôi háo hức như đứa con nít đếm từng ngày mong mau mau tới ngày tết . Tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng suy nghĩ đến ngày ấy, đếm từng tờ lịch rơi, không biết để làm gì nhưng sao mà cứ ngẩn ngơ, nhiều khi cảm thấy thời gian như đang dừng lại, nôn nóng gửi email hỏi trưởng ban tổ chức ngày họp mặt để mua vé máy bay trước
Thời gian qua mau như giòng sông chảy xiết, nhưng không cuốn trôi mất kỷ niệm vui của tôi về Lễ Giáng Sinh năm 2021. Tôi ở trong nhà dưỡng lão được hơn hai năm rồi. Năm tôi sáu mươi chín, bất ngờ bị vấp té, đầu gối tôi yếu hẳn, từ đó đi đứng khó khăn; con trai tôi khuyên mẹ vào nhà dưỡng lão có dịch vụ hỗ trợ sinh hoạt. Căn nhà của mẹ sẽ cho thuê để có tiền trả cho nhà dưỡng lão, tọa lạc quanh vùng Little Sài Gòn, để tôi còn dễ liên lạc vói cộng đồng người Việt.
Trời đổ tuyết nặng hạt, mịt mù. Chiếc school bus đậu ngay trước nhà, tôi hé cửa vẫy tay ra hiệu, Amanda con gái tôi nhảy ra khỏi xe, ngửa mặt đón những bông tuyết mát lạnh rồi chân sáo tung tăng bước vào nhà. Chưa kịp rũ bỏ giày boots, áo mũ, nó liền huyên thuyên (giống ai hổng biết!), với cái ngôn ngữ nửa nạc nửa mỡ, nữa Việt nửa Anh
Mua thêm chậu hoa không biết tiếng Mỹ gọi là gì nhưng tiếng Việt gọi là hoa tiểu muội, hồng tiểu muội đẹp kiêu sa hơn hoa hồng người ta thường tặng nhau vì người tặng và người được tặng đều nghĩ đến thông điệp nhiều hơn những bông hoa đắt tiền. Tiểu muội màu hồng khôn khéo ở hình thức giống hoa hồng nhưng nhỏ nhắn hơn nhiều nên nhìn rất dễ thương, tiểu muội màu trắng đẹp mê ly như công chúa ngủ trong rừng. Đặc biệt tiểu muội màu vàng đẹp quyến rũ đến thấy là mua vì hoa xinh lại vàng tao nhã như hoa soi nhái vàng lối đi ngày nọ. Hai loài hoa bờ rào bờ giậu nhưng là cả quê nhà, cả ký ức thân thương. Còn một màu vàng yêu kiều khác là màu vàng của hoa đậu bắp, màu vàng chanh nhẹ làm diệu mắt, làm chùng xuống oán hận, chứ không vàng chảng như vàn bốn số chín hy vàng chùa chiền quá uy nghiêm, vàng cung điện khoe mẽ.
Tác giả Duy Nhân tên thật Nguyễn Đức Đạo 75 tuổi hiện ở tại Chicago, tiểu bang Illinois. Đã đóng góp nhiều bài Viêt Về Nước Mỹ và được lãnh giải nhiều lần từ năm 2001. Sau đây là bài mới nhất của tác giả viết về mâu thuẫn quan điểm giữa vợ chồng.
Ngày 1 tháng 9 từ Bắc Cali, chúng tôi lên đường “tòng quân nhập ngũ”. Điều làm tôi phấn khởi và cảm động vì từ lâu dù cùng là thành viên của Cô gái Việt, nhưng chị Hoài Niệm và Song Thy chuyên làm “thợ lặn,” rất ít lên tiếng hay gởi bài vở vào, nhưng khi nghe chúng tôi qua Houston, chị Hoài Niệm lên tiếng mời chào “sẵn sàng làm Uber đưa đón phi trường và có mini motel free.” chị và SongThy lên list chương trình những ngày ăn chơi xả láng. Tôi thật ngạc nhiên không ngờ trên diễn đàn chưa quen biết nhiều nhưng 2 người đã mở rộng lòng như vậy.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Sau đây là một truyện kể dí dỏm.
Mị nhớ mình từng đọc đâu đó câu nói: “Nhà là nơi trú ngụ tâm hồn của chúng ta!” Nhà là nơi nắm giữ những ký ức tuổi thơ, là nơi nuôi dưỡng tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người. Sau những ngày làm việc vất vả, những bôn ba trong cuộc sống ai cũng mong có một ngôi nhà ấm áp để trở về. Nhà không cần to đẹp, chỉ cần an toàn, ấm cúng và đầy tình yêu thương. Người nào mà bão giông cuộc đời dừng lại ngoài cửa nhà là người cực kỳ có phúc. Sau khi ủ mưu đâu gần chục năm thì Mị quyết định bắt tay vào gia cố ngôi nhà của mình, vừa để tránh mưa gió cuộc đời vừa để có chỗ ở thoải mái cho mình lẫn người thương.
Nhạc sĩ Cung Tiến