Hôm nay,  

Little Saigon Trên Đất Mỹ

05/01/200100:00:00(Xem: 207927)
Bài tham dự số 120\VB0919

Là người Việt Nam ai đã một lần ghé qua "Little Sàigòn" thuộc quận Cam, miền Nam California chắc hẳn trong lòng không khỏi bâng khuâng vui thích, pha lẫn chút tự hào, hãnh diện, vì tuy Sàigòn đã bị giặc thù đổi lốt, thay tên, nhưng trong lòng người Việt tha hương, Sàigòn vẫn còn đó, và không những thế, Sàigòn còn hiện hữu, sinh động trên nước Mỹ với danh xưng được mọi người công nhận: "Little Saigon".

Bạn từ phi trường Los Angeles đi xuống hướng Nam hay từ San Diego ngược lên phía Bắc qua hai xa lộ 22 và 405, những tấm bảng "Little Saigon Next Exit" màu xanh, chữ trắng được dựng lên từ những năm 1988 để hướng dẫn du khách đến thăm thủ đô tinh thần của người Việt quốc gia hải ngoại. Những tấm bảng này trông rất bình thường như bao nhiêu tấm bảng khác, nhưng mấy ai nghĩ rằng, để có được nó đứng vững đến hôm nay là do sự hy sinh to lớn của một số người vốn nặng lòng với quê hương, với Cộng đồng, tranh đấu bao nhiêu ngày đêm với Chính quyền địa phương và đấu tranh với một số cư dân có đầu óc hẹp hòi, ích kỷ.

Từ hai xa lộ 405 hay 22, bạn vô exit Magnolia chừng vài phút lái xe đã thấy những siêu thị lớn mang tên Việt Nam như Vinh Phát, Phát Tài, Văn Cơ hay ABC hiện ra trước mắt. Bên cạnh đó những cửa hàng ăn, tiệm phở, tiệm cho thuê Video và rất nhiều phòng mạch của các Bác sĩ, Nha sĩ Việt Nam. Đi trên đường Magnolia một quãng nữa bạn sẽ gặp đại lộ Bolsa, con đường chính, nơi tập trung mọi thứ của người Việt, từ những văn phòng Bác sĩ, Nha sĩ đến các cửa hàng bán thức ăn nhanh, những tiệm phở , nhà hàng, Trung tâm băng nhạc, sách báo, dịch vụ du lịch, chuyển tiền, tiệm bán vải vóc và quần áo,tiệm tóc, tiệm Nail v.v không thiếu thứ gì.Bolsa được nhiều người biết đến vì có thương xá Phước Lộc Thọ, trong đó bạn có thể ngồi uống ly càphê và tán gẫu suốt ngày với những ông gìa gân về đủ mọi thứ chuyện trên Trời, dưới đất. Nếu ở xa đến, muốn tìm bạn thân, bạn cũng có thể gặp nhau bất ngờ trong cái thương xá hấp dẫn này. Ngoài những cửa hàng ăn uống, quần áo, giầy, dép, ngoài những Trung tâm băng nhạc , bạn tha hồ sắm sửa nữ trang cho người yêu hoặc cho chính mình với hàng tá cửa hiệu kim hoàn trên lầu khu thương xá. Dọc theo Đại lộ Bolsa, bạn có thể ghé vào các siêu thị Little Saigon, Bolsa, Anh Minh, Tân Mai để tìm mua những thức ăn, rau qủa tươi hay tạt vào chợ Bến Thành mua lòng heo tươi và bê thui còn đang nóng hổi về lai rai.

Đối diện khu thương xá Phước lộc Thọ là khu New Saigon Mall. Ở đây quen gọi là khu chợ 99, vì có siêu thị 99 của người Hoa án ngữ phía trước. Trong khu này la liệt những pho tượng các vua, quan và danh nhân Trung quốc cao bằng người thật, được tạc bằng đá trông rất my õthuật. Hai bên bức tường ngăn cách khu dân cư với khu New Saigon Mall là những bức phù điêu đắp nổi, diễn tả cảnh thái bình xa xưa trên quê hương Việt Nam như cảnh Hội Tết, cảnh làng mạc miền quê đất Bắc, cảnh vinh qui bái tổ với "Ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau" v.v..rất công phu và tốn kém, nhưng tiếc thay không hấp dẫn du khách bằng Thương xá Phước lộc Thọ nằm bên kia đường. New Saigon Mall bây giờ chỉ còn là địa điểm thích hợp cho mấy ông gìa tìm nơi vắng vẻ, giải sầu trước bàn cờ tướng!

Đại lộ Bola còn nghiễm nhiên được coi như trung tâm thủ đô tinh thần của người Việt Quốc gia, không chỉ vì những ngôi chợ, những cửa hàng, những thương xá tấp nập. Bolsa còn là nơi tập trung những cuộc biểu tình, đấu tranh chính trị, mà cao điểm nhất là cuộc biểu dương tinh thần chống Cộng qua vụ Trần Trường treo cờ đỏ sao vàng và hình Hồ Chí Minh trong tiệm của y ngay giữa phố Bolsa, nó cũng là địa điểm đã từng tổ chức diễn hành hay Hội chợ Tết cuối năm. Ba tờ nhật báo tiếng Việt nổi tiếng như Việt Báo- Người Việt - Viễn Đông, hàng chục tờ nguyệt san, tạp chí cũng đều nằm trên đại lộ huyết mạch này. Bên cạnh đó hai nhà sách Tú Quỳnh, Văn Bút và mới đây một Thư viện Việt Nam cũng góp mặt trên đại lộ Bolsa.

Ngoài ra, những con đường lớn khác như Westminster, Brookhurst, Euclid, Mc.Faden v.v.một số siêu thị lớn, nhỏ như Viễn Đông, Đồng Hương, Quang Minh, những cửa hàng, phòng mạch và cả đến những chùa chiền, thánh thất, giáo đường đều mang tên Việt Nam thuần túy, tập trung quanh khu Little Saigon này.

Sở dĩ địa danh "Little Saigon" có được như ngày hôm nay, khởi đầu vào năm 1986 khi con số người Việt tập trung tại vùng này đã gia tăng đến gần một trăm ngàn người, một nhà báo Mỹ viết cho hai tờ Los Angeles Times và Orange County Register thường dùng chữ Little Saigon mỗi khi họ đề cập chuyện có liên quan đến người Việt sinh sống tại quận Cam. Sau đó, một số người Việt có tâm huyết họp bàn, tìm một cái tên thích hợp cho Cộng đồng tỵ nạn. Rất nhiều tên được nêu ra như Việt nam, Asiantown, Asiavillage v.v... nhưng cuối cùng tên "Little Saigon" vẫn được đa số chấp nhận.

Nhóm khởi xướng này có Bác sĩ Phạm Đình Tuân, Luật sư Phạm văn Phổ và Phạm Thanh Liêm, cụ Nguyễn Tư Mô, Giáo sư Trần Đức Thanh Phong, nhà báo Đỗ Ngọc Yến, Ông Phùng Minh Tiến, Ông Nguyễn xuân Tùng, Giáo sư Nguyễn Hữu Bào, Ông Triệu Phát và Ông Tony Lâm Quang.

Nhóm này thành lập một Ủy ban, lấy tên là Ủy Ban Phát triển Little Saiøgòn do Bác sĩ Phạm Đình Tuân làm Chủ tịch, để một mặt vừa vận động chính quyền địa phương, vừa vận động sự ủng hộ của các vị dân cử ngành Lập pháp tiểu bang. Sau khi có được 18 dân biểu và nghị sĩ ký tên ủng hộ bản kiến nghị gửi Thống Đốc George Deukmejian, tiểu bang Cali, thành phố Westminster mới chấp thuận cho dùng danh xưng "Little Saigon".

Ngày 17.6.1988, Thị trưởng Westminster, Chuck Smith cử hành buổi lễ do Thống Đốc Tiểu bang California chủ tọa, chính thức công nhận danh xưng Litte Saigon, và Ủy Ban phát triển Little Saigon sau đó phải vận động với Bộ Giao Thông tiểu bang để có được những bảng chỉ dẫn cho du khách trên hai xa lộ 22 và 405, rồi lại phải vận động với ngành du lịch tiểu bang và cơ sở ấn hành bản đồ Thomas Guide để ghi địa danh Little Saigon lên bản đồ khu vực quận Cam.

Tóm lại, nếu người Hoa hãnh diện vì họ có Chinatown, người Đại hàn có Koreatown thì người Việt chúng ta cũng không hổ thẹn khi có Little Sàigòn ngay trên nước Mỹ, bạn lại có quyền tự hào về sự phát triển mau chóng của người Việt hơn các sắc dân khác, về những thành công của con em nơi học đường Mỹ, về những Bác sĩ, Nha sĩ, Luật sư , Kỹ sư.... không thua gì giới trí thức Mỹ, tự hào về cả những đặc sản quê hương không thiếu bất cứ thứ gì, thượng vàng hạ cám, từ những trái cà pháo chấm mắm tôm, thức ăn bình dân của bà con miền Bắc đến những cao lương mỹ vị của người Tàu như Vi Cá, Bào ngư v.v.. Mọi thứ đều tìm thấy dễ dàng trong cái mảnh đất mang tên thủ đô yêu dấu Sàigòn, và chắc chắn bạn khó tìm thấy nơi nào trên thế giới có được cái không khí đặc thù Sàigòn như ở Little Saigon tại Orange Caounty.

Với Cộng đồng người Việt đang sống ở địa danh Little Saigon này, điều sung sướng nhất có lẽ vẫn là hàng ngày được sống như mình đang sống ở Sàigòn thuở nào, được nghe những giọng nói thân thương của người đồng hương, được đọc những sách báo viết bằng tiếng mẹ đẻ, được nhìn thấy những điều nhắc nhớ về Sàigòn và sự thành công của người Việt trên đất nước Hoa kỳ.

Tuy nhiên nỗi vui và niềm tự hào chưa được trọn vẹn khi chúng ta vẫn còn nhìn thấy những bóng dáng vài người trai trẻ Việt Nam đang lang thang trên các vỉa hè xin ăn, những thiếu phụ không cửa, không nhà, áo đẫm mồ hôi đi lượm những thứ mọi người phế thải, thấy những người hàng ngày mở các thùng báo ăn cắp báo đi bán, thấy hàng đêm những tiếng chửi bới, moi móc, hận thù phe cánh, rồi thấy ở quê nhà xa xôi đầy thiên tai dịch họa...

Không biết đến bao giờ niềm vui và tự hào của người Việt trên đất Mỹ mới được trọn vẹn!

THANH PHONG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,992,345
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến