Hôm nay,  

Giáng Sinh Buồn

25/12/202000:00:00(Xem: 7356)
HINH VIET VE NUOC MY 01
Giáng Sinh (hình tác giả cung cấp).
 
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”,   Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.   
***
Chỉ còn 5 ngày nữa là lễ Giáng Sinh. Tin tức cho biết bệnh lây nhiễm về Covid_19 càng ngày càng tăng, bệnh viện quá tải, nhất là với thời tiết lạnh lẽo thêm lên.

Từ tháng ba tới giờ, tôi chẳng đi đâu ngoài mỗi tháng đến chợ một lần, vì biết thân phận mình tuổi lớn, hệ miễn nhiễm yếu khó chống đỡ nếu có bệnh.
 
Tuần qua tôi lên khu Century thuộc thành phố San Jose mua vài thứ cần thiết. Chỗ đậu xe rộng thênh thang, quang cảnh vắng vẻ, bước vào trong chỉ vài cửa tiệm mở, người bán ngồi buồn bã, có tiệm ăn bàn ghế đã dọn mất, tôi đứng sững bên ngoài hồi tưởng lại hình ảnh trước đây tiệm trang trí thật trang nhã những bức tranh, các bình hoa tươi thắm, giờ chỉ còn căn phòng trống rỗng lạnh lùng.
 
Nhớ lại lúc mới qua Mỹ, đám cưới kỷ niệm đúng ngày Noel để tiện con cháu về nhà nghỉ lễ, và bà con từ xa đến. Lúc đó gia đình chỉ khoảng 20 người vì còn nhiều em chưa lập gia đình.
 
Các cô các chú lấy chồng lấy vợ tăng dần thêm nhiều cháu, hiện tại đại gia đình đã vượt hơn bốn mươi người, điều may mắn con cái ở gần ngôi nhà của ba mẹ chỉ khoảng 10 phút, 15 phút hay xa lắm chỉ mất 30 phút lái xe.
Ba mẹ chồng tôi luôn nhớ người đã khuất, hạnh phúc của ông bà mong có ngôi nhà Từ Đường thờ cúng từ vế Cố Ngoại Nội trở xuống, ngoài ra còn thêm cậu, cô, dì...v...v...
           
Nhập gia tùy tục… Ngoài những buổi kỵ giỗ, con cái họp lại vào dịp lễ Thanksgiving, Noel, Newyear countdown và Tết Việt Nam .

Giờ này mọi năm là chúng tôi bận rộn đi shopping, lục sùng nơi đâu sale, chỗ nào giảm giá tìm cho ra mấy chục món quà thích hợp với túi tiền. Thời điểm đó sao mà sung sức quá, ngày cày thêm giờ, tối về ăn qua loa rồi tức tốc chạy đến shopping xốc vác đủ thứ, nôn nao cảm giác đón mùa Christmas. Chỉ cần vào trước cửa tiệm thấy ông già Noel mặc bộ quần áo đỏ, đội mũ đỏ đứng rung chuông thì lòng đã rộn ràng phơi phới, mắt sáng theo đèn hoa trang trí đủ màu sắc rực rỡ. Chỉ cần nhìn dòng người mua sắm lòng đã thấy vui cũng như được giải tỏa tinh thần sau những giờ làm việc mệt nhọc, huống hồ là cần kiếm quà để mua gần 20 cháu trong nhà, bạn trên hãng trao đổi và thêm những người mình thương mến.
 
Đêm nào như đêm nấy bắt đầu từ lễ Thanksgiving cho tới Noel , luôn có mặt cho đến khi tiệm đóng cửa mới chịu về, nếu có ai gọi phone hỏi ông xã tôi trả lời “Bà bận làm thêm job nữa trong Macy’s’..
 
Những ngày gần kề ngồi còng lưng gói quà say sưa đầy thích thú. Đêm Noel các cháu cầm loại bao rác lớn đến đựng quà, anh chị em họ từng lứa tuổi chơi tụ từng góc, người lớn hát hò vui nhộn.
 
Giờ đây chỉ biết hồi tưởng lại… May có gia nhập các diễn đàn thơ văn, đọc truyện các chị em, đặc biệt với hội thơ Đường Luật, thay phiên nhau xướng họa, kể cả Trường Thiên Tứ Tuyệt hay Lục Bát, nên đầu óc bớt trầm cảm.
 
Noel mùa Covid_19
 
Cô Vy hiểm họa chốn dương trần
Sáng cũng như chiều chẳng được an
Cửa đóng âm thầm đau chủ tiệm
Nhà cài lặng lẽ khổ người dân
Lòng dưng chán nản suy đời tục
Dạ bỗng ê chề nghiệm thế gian
Nguyện Chúa ban ơn lành cứu độ
Đêm buồn vọng lại tiếng chuông ngân
                
Minh Thuý Thành Nội
 
Lại nhận được clip show “Nghệ Sĩ Với Cung Đàn”của nha sĩ Cao mình Hưng , giải trí giảm bớt sự tù túng phần nào .Ông có rất nhiều tài, vừa là nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ say mê lý tưởng giáo dục tuổi trẻ giữ gìn tiếng Việt, đào tạo các em có nơi giải trí lành mạnh nơi xứ người, tập hát tập múa đi trình diễn các sinh hoạt cộng đồng dịp Tết về , đó là điều làm tôi rất ngưỡng mộ từ lâu .

Hôm nay ngồi đọc bài tản mạn về Giáng Sinh do chị bạn thâu thập tài liệu gởi đến , đọc để thấm thía thêm , để bớt suy nghĩ về thảm trạng bị Coronavirus Vũ Hán phá vỡ, trấn tĩnh phần nào tinh thần đang bị suy sụp...
 
Theo tài liệu trên mạng...
 
“Ông già Noel chính là Santa Claus’.
 
Truyền thuyết Santa Claus được bắt đầu bởi một vị Thánh có tên là Nicholas. Thánh Nicholas sinh vào năm 280 tại một thành phố nhỏ ở miền Tiểu Á. Cha Mẹ ông rất giàu nhưng qua đời khi ông còn nhỏ.

Suốt cuộc đời, Thánh Nicholas sống trong sự hy sinh, tận tụy và đầy lòng yêu thương. Ông đã được dân chúng bầu làm Giám Mục cho thành phố Myra. Thánh Nicholas bị giam trong thời gian bắt bớ đạo của Hoàng Đế Diocletian, nhưng sau đó ông được Hoàng Đế Constantine thả ra. Ông dành những ngày ngắn ngủi còn lại của cuộc đời để giúp đỡ người nghèo khó. Ông thường cải trang để đem các món quà đến cho các em nhỏ nghèo trong những làng mạc. Có lần Thánh Nicholas cũng tặng vàng cho một người cha nghèo để làm của hồi môn cho ba đứa con gái. Ông qua đời vào năm 314, lúc 34 tuổi. Chuyện kể rằng lúc còn sống thánh Nikolaus (ông già Noel) vì thương tình ba cô con gái đến tuổi lập gia đình nhưng không chàng trai nào ngấp nghé vì gia đình của họ quá nghèo. Vào một đêm mùa đông, ngài Nikolaus đã ném 3 đồng tiền vàng vào ống khói nhà các cô gái, vô tình chúng rớt vào các đôi bít tất mà họ hong bên lò sưởi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất để được nhận quà của ông già Noel.
 
Bộ quần áo đỏ của ông, do người thợ may đã đo lầm, nên rộng đủ để ông nhét kẹo bánh thành cái bụng bự và dài để ông nhét vào ủng cho ấm chân.
 
Vào những năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của Lễ Giáng sinh bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo thành hình một chiếc gậy kẹo. Màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của chúa Giê su, ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Đức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập ác. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì chúa Giê su chính là người chăn dắt con người. Nếu lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên chúa Giê su (Jesus). Nhờ có người thợ làm kẹo đó mà mọi người đều biết được lễ Giáng sinh nói về điều gì.
  
Cây Giáng sinh

HINH VIET VE NUOC MY 03
Giáng Sinh (hình tác giả cung cấp).
  
Vì không có chìa khóa vào nhà nên ông già Noel từ máng lò sưởi tụt xuống, tuy thế quà và ông không bị dính muội khói, ông đặt quà bên cạnh cây Giáng sinh. (trường xuân)

Vào thế kỷ VII, nhà tu người Đức, Thánh Boniface đã thuyết phục các tu sĩ của mình tại vùng Geismar rằng cây sồi không phải là loài cây thiêng liêng. Ông đốn một cây sồi lớn, khi cây đổ, nó đè hết tất cả các cây cối xung quanh, trừ một cây sapin trẻ. Ông tuyên bố sẽ gọi tên cây này là cây Chúa Hài đồng Jesus. Từ đó người ta trồng cây thông nhỏ để làm lễ Giáng sinh. Cây đó được gọi là Cây Noel lần đầu tại Alsace vào năm 1521. Năm 1560, những người theo đạo Tin Lành đã phát triển truyền thống này. Đến thế kỷ XIX, cây phát triển rất thịnh hành và đến nay, cây Noel là thứ không thể thiếu của mỗi dịp Giáng sinh. Với «màu xanh trường kỳ» trong suốt mùa đông của nó, cây thông tượng trưng cho sự sống vĩnh cửu!
Theo ông Frédéric Picard, phóng viên tờ Le Figaro, phải đợi đến thế kỷ 16, cây thông mới được thắp sáng lần đầu “
 
Tiếng hát trong bài “Jingle Bells “ đang vang lên từ tivi làm tôi bồi hồi thêm ......
 
Dashing through the snow
in a one horse open sleigh
O’er the fields we go
Laughing all the way
Bells on bobtails ring
Making spirits bright
What fun it is to laugh and sing
A sleighing song tonight
Oh , jingle bells
Jingle all the way
Oh , what fun it is to ride
In a one horse open sleigh
Jingle bells , jingle bells
Jingle all the way
Oh, what fun it is to ride
In a one horse open sleigh ......
 
Tôi lại thẫn thờ nhớ tiếp những hình ảnh năm ngoái đến thăm Viện Dưỡng Lão chung hội Huế ca hát bài này, phát quà, ôm các mẹ người bản xứ lúc họ lộ vẻ cảm động ứa nước mắt, đến Shelter khu “The James F. Boccardo. Regional Reception Center“ tại thành phố San Jose đãi thức ăn cũng như phát quà hai trăm người homeless với niềm vui khôn tả, vì được bày tỏ chút lòng biết ơn tới nước Mỹ đã cưu mang dân tỵ nạn Việt Nam qua đây.
 
Bây giờ cũng như mọi năm, chúng tôi vẫn không quên gởi check hai nơi đến Bay Area (Rescue Mission) thuộc thành phố Richmond, và gởi đến Veterans of Foreign thuộc thành phố Kansas tiểu bang Missouri.
  
Giáng Sinh Buồn
 
Ngõ tối không đèn tỏa sắc linh
Bao nhà lặng lẽ đóng im thinh
Giờ đây nội, ngoại đâu quà cáp
Hiện tại bà, ông khó tiệc đình
Khắc khoải từng giờ xua bóng tối
Bồi hồi những phút ngóng bình minh
Cầu xin Chúa ngự ban ân sủng
Dưới thế hằng yên cảnh thái bình

Minh Thuý Thành Nội
 
Tháng 12/17/2020
 
Năm nay gia đình anh chị em bãi bỏ tập họp, ngay đến những buổi kỵ giỗ tôi cũng chỉ bịp khẩu trang đến đặt đĩa thức ăn, thắp nén hương rồi chạy về lẹ. Các cháu sẽ buồn lắm đây nhưng biết làm gì hơn nữa khi cả thế giới đang lo âu sợ hãi, con vi khuẩn hoành hành, kinh tế chao đảo, buôn bán ế ẩm, nhiều business đóng cửa, thất nghiệp tràn lan, iPhone nhắn từ Public Help Emergency “stay home”, sự cảnh báo lại làm tinh thần  thêm căng thẳng .
 
Tôi chỉ biết tập thể dục sau khoảng sân nhỏ hẹp tù túng. Những ngày lạnh nhức xương, đi bộ sáng, trưa, chiều… hôm nay thấy vầng trăng khuyết hiện ra. Vài ngày nữa lễ Noel, chắc hẳn nhà thờ sẽ vắng lắng không có lễ nửa khuya thật là điều buồn tủi .
 
...Đêm  Chúa xuống trần gian, đêm Chúa sinh ra đời… cố gắng dựa niềm tin để sống. Cầu xin Chúa ban phước lành xuống nhân gian… loài người đang khổ sở điêu đứng. Cầu xin một năm mới đầy tươi sáng vực dậy sức sống mọi nơi, chúng con đang chờ nắng bình  minh rực chiếu xua đi những ngày dài tăm tối...Chúa ơi! đêm huyền diệu… chúng con muốn lắng nghe bài hát
 Silent Night
 
Silent night, Holy night
All is calm, all is bright
'Round yon virgin Mother and Child
Holy infant so tender and mild
Sleep in heavenly peace
Sleep in heavenly peace
 
Silent night, holy night
Shepherds quake at the sight
Glories stream from Heaven afar
Heav'nly hosts sing Alleluia
Christ the Saviour is born
Christ the Saviour is born
 
Silent night, holy night
Son of God, love's pure light
Radiant beams from Thy holy face
With the dawn of redeeming grace
Jesus, Lord at Thy birth
Jesus, Lord at Thy birth
 
 
LỜI DỊCH
 
Đêm yên lặng
Đêm yên lặng, đêm linh thiêng
Mọi thứ thật êm đềm và sáng chói
Quoanh chốn này mẹ Mari đang ngắm đứa con
Vị thánh trẻ, thật dể thương thật ấm áp...
Ngủ yên dưới khung trời thái bình
Ngủ yên dưới khung trời thái bình
 
Đêm yên lặng, đêm linh thiêng
Ngài mục sư bàng hoàng...
Trước cảnh tượng lộng lẫy, vẻ đẹp nơi thiên đường xa xăm
Thiên sứ đang hát vang "Cảm tạ ơn chúa"
Cứu Chúa giáng lâm !!
Cứu Chúa giáng lâm !!
 
Đêm yên lặng, đêm linh thiêng
Đứa con của chúa, ánh sáng của tình thương trong trắng
Những tia sáng lộng lẫy từ dung nhan của chúa
Như ánh bình minh cứu rỗi đầy khoan dung
Chúa Giê-su giáng lâm !!
Chúa Giê-su giáng lâm !!
 
Minh Thúy Thành Nội
 
 Mùa lễ Giáng Sinh 2020

Ý kiến bạn đọc
23/10/202118:27:23
Khách
Chẳng bao lâu nữa là đến Noel! Mong rằng Noel 2021 này không còn là "Giáng Sinh Buồn" như tác giả Minh Thuý Thành Nội đã viết! Từ lâu, tác giả này được biết đến như một "chứng nhân của mọi biến động xã hội". Trong bài viết Giáng Sinh Buồn, Minh Thuý Thành Nội đã cực tả những nỗi ray rứt, những tình huống "bế tắt tâm lý" do COVID-19 gây ra...
Mong rằng cuộc sống sẽ từng ngày giảm bớt thảm họa, nhân loại được hưởng an vui, hạnh phúc!
Chúc tác giả Mình Thuý Thành Nội sáng tác đều đặn, thỏa mãn sự trông chờ của độc giả!
01/01/202101:37:12
Khách
Hihi cuối năm được chị Minh Thuý cho đổi sang họ Đỗ, hy vọng năm mới thi cử sẽ hết trượt vỏ chuối 🤣🤣. Chúc chị và gđ một năm mới an lành.

Kính,
ĐCBình
01/01/202100:54:30
Khách
Noel năm nay buồn và ảm đạm, còn vài giờ nữa là ngày tháng cũ sẽ khép lại đi vào lịch sử. Hy vọng năm mới 2021 sẽ bớt bất an hơn, khỏe hơn, bệnh dịch được tiêu trừ, đẩy lùi thảm họa của thiên nhiên. Cám ơn tác giả Minh Thúy đã chia sẻ những nỗi niềm vào mùa Giáng sinh. Chúng ta cùng cầu an cho chúng sanh được gia hạn cuộc sống, và cầu siêu cho những bệnh nhân đã qua đời vì Covid được siêu độ _()_
01/01/202100:04:50
Khách
MT kính cám ơn quý anh chị đã chia sẻ nỗi niềm với nhau từ chị Kim Dung , Tới Em , anh Đỗ công Bình , Bảo Trâm , và độc giả . Kính chúc năm mới 2021 sức khoẻ và bình an đến quý anh chị em
Minh Thuý
29/12/202006:03:43
Khách
Minh Thuý thân mến,
Cảm ơn bài viết của Minh Thuý. Thật là một "Giáng Sinh Buồn"! Không được đi Lễ Giáng Sinh nửa đêm, không được tụ họp quây quần gia đình để mở quà và cùng ăn mừng, vui chơi với nhau, như những mùa Noel trước.
Mọi người đã bớt lo buồn và căng thẳng, bởi vì toàn cầu đã có Vaccine, ráng cố gắng gìn giữ để đợi đến lượt được chích thuốc phòng ngừa bệnh dịch là mừng rồi. Hy vọng mùa Giáng Sinh năm sau sẽ vui nhiều!
Cầu chúc Minh Thuý và gia đình hạnh phúc và bình yên nhé.
Ptkd
28/12/202023:21:12
Khách
Cám ơn bài viết của chị Minh Thúy! Giáng Sinh 2020 buồn thật! Buồn vì... nhiều nỗi buồn, nhưng buồn nhất, có lẽ, là nỗi buồn bởi những mất mát. Không những nhiều buổi lễ, nhiều cuộc hội họp ấm áp bên những người thân yêu phải hủy bỏ, mà đau đớn nhất có lẽ, lại cũng có lẽ, là cả triệu gia đình trên toàn thế giới đã bị Covi cướp đi những người thân yêu.

Dẫu vậy, cảm tạ ơn trên, tia sáng hy vọng đã bắt đầu le lói, như ngôi sao Giáng Sinh. Thế giới đã có vaccine! Ráng cố gắng, ráng bảo trọng, ráng kiên nhẫn thêm một thời ngắn nữa, chúng ta sẽ vượt qua cơn bão táp, chúng ta sẽ sống!

Nguyện cầu cho thế giới sớm được bình an. Stay safe! Xin cùng nhau tiếp tục bảo vệ cho cá nhân, cho gia đình, và cho mọi người. Mong rằng chỉ thời gian ngắn nữa chị Minh Thúy sẽ bắt đầu lên bàn máy để gõ bài "Giáng Sinh 2021, Một Giáng Sinh Vui". Mong lắm thay!
28/12/202002:29:08
Khách
Chị Minh Thúy tả sao nghe buồn quá. Không những buồn mà phải gọi là Giáng Sinh xám. Cầu mong Thiên Chúa ban hồng ân đẩy lùi bóng tối con virus cho nhân loại hưởng lại những ngày thái bình.
27/12/202003:51:38
Khách
Đúng là một Giáng Sinh quá buồn vì lo lắng đủ điều . Tác giả đã viết nỗi niềm chung . Hãy cùng nhau cầu nguyện
26/12/202016:09:24
Khách
Giáng Sinh Buồn from China Virus
26/12/202000:13:58
Khách
Giáng sinh 2020 là một Giáng Sinh Buồn, Cảm ơn tác giả Minh Thúy đã mô tả rất đúng. Nhưng vì đâu nên nỗi? Đó là do lòng tham của con người..... tiền bạc, danh vọng bao nhiêu cũng không đủ, nên tìm mọi cách hại nhau mà thành. Đến thời gian nào con người có thể hiểu được, làm việc gì cũng không gây hại cho ai mới là điều quan trọng trong cuộc sống của loài người?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,678,739
Tác giả tên thật: Nguyễn Thị Kim Loan. Bút hiệu: Kim Loan, Hồng Đào. Sinh năm 1966 tại Việt Nam. Là cô giáo tiểu học trước khi vượt biển đến Thailand năm 1989. Hiện sinh sống tại Edmonton, Canada.
Tác giả là cư dân tiểu bang Oregon, làm nghề chăm sóc người già và tàn tật của Washington County ở Salem, Oregon. Với bài viết về nước Mỹ đầu tiên, "Ông ngoại của Thu đi lấy vợ", tác giả đã nhận giải thưởng đặc biệt năm 2010, và tiếp tục lui tới với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Buổi sáng thứ bảy, mùa hè, bầu trời xanh trong không một gợn mây, màu nắng vàng chanh, gió nhè nhẹ mơn man làn da, mùi thơm của cỏ cây, hoa lá… vương vương, thoang thoảng. Con đường nhỏ uốn lượn nhẹ nhàng, hai hàng cây xanh bên đường đều tăm tắp, một bên hè trống tiếp ráp với những ngọn đồi nhấp nhô nối nhau trải dài, in lên nền trời, bên kia là dãy nhà nằm ngoan ngoãn sau những mảnh vườn được trồng tỉa vén khéo. Hai vợ chồng tôi lững thững đi trong cảnh trí êm lặng, an bình của thành phố nhỏ như còn đang say ngủ.Tôi mới mổ “cataract” mắt bên phải. Mọi việc suông sẻ nên cảm thấy rất yêu đời, tôi tinh nghịch nhắm bên mắt trái, cảnh vật như sáng hẳn ra, những chiếc lá thật rõ nét, óng ánh, rung rinh dưới nắng, những bông hoa tươi lên reo vui, cảnh vật trong trẻo như được nhìn qua khung cửa kính mới được lau chùi kỹ lưỡng bằng Windex. Nhớ lại ngày mổ mắt, khi nằm trên bàn mổ ở nhà thương của trường Đại học Stanford, vẫn căn phòng sáng trắng, vẫn các thủ tục thông thường
Tác giả lần đầu tham dự chương trình VVNM. Tên thật là Dương Hồng Chi, sinh năm 1940 tại Hà Nội, tốt nghiệp: Sư Phạm Saigon ở Việt Nam, Ban Cử Nhân ở Mỹ, hiện nghỉ hưu, sống ở Slidell, Tiểu bang Louisiana.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Ngày xưa, trong cái thời hưng thịnh của Thung Lũng Silicon, chúng tôi cũng đã từng trải qua cái thời “tách ly”. Chồng tách (technician) vợ ly (assembly). Ai đã từng ở thành phố này đều nhớ đến cái thời thật huy hoàng đó. Không cần phải bác sĩ, kỹ sư gì cho nó mệt. Cứ hai vợ chồng, người tách người ly là tha hồ cuối tháng đếm tiền mệt nghỉ. Công việc trong các nhà máy thì dễ dàng, lềnh khênh nhiều không kể xiết. Overtime thì vô cùng thoải mái. Chịu khó ngồi ráng thêm vài tiếng là có tiền gấp rưỡi hay nếu là ngày nghỉ thì double pay. Thời đó ai làm việc trong các dây chuyền sản xuất, lãnh lương theo giờ còn sướng hơn mấy ông engineer ăn theo lương tháng nhiều. Làm tiền dễ đến nỗi quên cả thời gian. Nhiều khi cả tuần hai vợ chồng chỉ gặp nhau có một vài lần. Cũng tách ly nhưng quá sướng chứ có đâu như bây giờ cái thời cách ly ôn dịch. Đúng là cái tai hoạ tự nhiên từ trên trời rớt xuống. Có ai ngờ trong cái thời đại tiên tiến của cái thế kỷ thứ 20 có ngày tại cái xứ Mỹ này,
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.