Hôm nay,  

Bằng Lái Xe Hết Hạn Giữa Mùa Đại Dịch COVID-19!

16/09/202016:30:00(Xem: 7349)

Phạm Thị Kim Dung

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.

 

***

 

Đã nằm lòng từ lâu, cái bằng lái xe của tôi sắp hết hạn tháng bảy vào ngày sinh nhật năm nay 2020, trong lúc có đại dịch COVID-19, mà con số người nhiễm bệnh thì lại đang gia tăng, làm tôi ngần ngại vô cùng.  Từ đầu tháng ba bắt đầu có lệnh Shelter-In-Place cho tới bây giờ, tôi vẫn chưa dám ra khỏi nhà!

 

Nghe những người thân quen đã kể lại kinh nghiệm, nếu không điền đơn và xin hẹn trước, phải ngồi chờ khoảng chừng bốn hay năm giờ đồng hồ ở chỗ đông người thì lo sợ vô cùng, nên tôi cứ nấn ná mãi.  Cuối cùng, tôi buộc lòng phải vào mạng điền đơn trước, để khi đến Nha Lộ Vận DMV, khỏi phải mất thời giờ chờ đợi lâu cho đến khi có computer sẵn cho mình được dùng điền đơn từ.

 

Tôi đã sửa soạn những giấy tờ cần thiết đem theo để chứng minh như:  Bản sao bằng Quốc Tịch Mỹ, Thẻ An Sinh Xã Hội, Thẻ Xanh, giấy tờ khai thuế năm 2019, hoá đơn điện nước, giấy đóng thuế nhà đất để xin làm lại bằng lái xe mới, và làm cả thẻ căn cước Real Identification cùng một lần, nhập vào chung một thẻ cho tiện, vì đến cuối năm nay, luật yêu cầu mọi người dân đi máy bay trong nước Mỹ, phải trình thẻ Real ID cho người kiểm xét giấy tờ, mới được lên máy bay (có thể dùng thẻ thông hành Passport Mỹ).

 

Cùng hoà đồng, giữ gìn cho mọi người và cho chính mình nữa, tôi đã phải đeo mask y tế để che mặt;  Trước khi vào bên trong toà nhà DMV thì có một người đã kiểm nhiệt độ, họ đưa cái máy rê qua trán của tôi rồi bấm kêu bíp bíp.  Vừa đi được vài bước, ngay trước mặt tôi là cái bàn của ban hướng dẫn Information desk, họ cho số của cái quầy cửa sổ mà mình sẽ được gặp nhân viên làm việc, rồi bảo mình ngồi chờ ở những hàng ghế kê cách xa nhau 6 feet, theo đúng luật của chính phủ đã ban hành.  Khi điền đơn trên mạng, dù hiện nay họ không cho lấy hẹn trước, nhưng rất hên, tôi chỉ phải chờ đúng một giờ đồng hồ, thì nghe trên cái loa họ gọi số lần lượt theo thứ tự cho đến số Window của tôi được gặp nhân viên giúp đỡ.  Đồng thời, khi gần đến số của tôi, họ cũng đã gởi cái link lời nhắn số gọi vào trong Iphone của tôi trước nữa, để biết mà chuẩn bị, nên rất tiện lợi, nhanh chóng và hữu hiệu.

 

Tôi đã để tất cả giấy tờ cần thiết vào cái folder, khi đến gặp ông nhân viên, tôi đã đưa hết cho ông ấy kiểm xem có đủ những giấy tờ mà DMV đòi hỏi không.  Ông ta xem từng bản giấy tờ, rồi đánh máy vào computer tất cả những thông tin của tôi, và bảo bây giờ

tôi chỉ đủ điều kiện làm lại bằng lái xe mới thôi, còn thẻ căn cước thì phải chứng minh thêm bản chính cái bằng Quốc Tịch Mỹ của tôi nữa mới hội đủ điều kiện. 

 

Khi qua Mỹ, cái Green Card của tôi đã ghi tên là Phạm Thị KimDung, còn tên của tôi ghi trong cái bằng lái xe cũ, cùng những giấy tờ đính kèm, ghi tên là Phạm KimDung Thị. Ông nhân viên đã giải thích cho tôi là, căn cứ theo cái Thẻ Xanh của tôi, thì họ của tôi là Phạm, tên là Thị, và tên lót là KimDung, không match với cái bằng lái xe cũ và những giấy tờ khác.  Như vậy giấy tờ không hợp lệ, nên ông ta không thể làm thẻ căn cước cho tôi hôm nay, mà tôi phải đem cái bản chính bằng Quốc Tịch Mỹ của tôi cho ông ta kiểm xem tên của tôi có ghi giống y chang như tên trong Thẻ Xanh của tôi thì ông ấy mới bằng lòng làm Real Identification chung vào cùng một thẻ với bằng lái xe mới cho tôi. 

 

Sau cùng thì ông nhân viên đã đưa cho tôi tấm giấy ký nhận đã lập xong hồ sơ phần Driver License cho tôi.  Rồi ông chỉ cho tôi đến xếp hàng ở Window lăn tay, ký tên, chụp hình và đọc những hàng chữ trên cái bảng treo ở tường, để kiểm xem mắt của tôi còn nhìn rõ khi lái xe không.  Khi bà nhân viên bảo tôi che mắt bên phải lại, đọc hàng chữ thứ hai, ở bên trái, lúc này sao tự nhiên tôi thấy mắt mình mờ đi, nhìn không thấy rõ nét hàng chữ phải đọc, thì thấy hơi phiền rồi.  Tuy hơi bối rối một chút, nhưng tôi lấy lại bình tĩnh ngay, chợt thoáng nghĩ, mình đeo mặt nạ y tế che mặt đã lâu, chắc miệng và mũi thở hắt toả hơi lên phía trên, nên đã làm cái kính đang đeo mờ đi và ảnh hưởng đến đôi mắt chăng?  Ngay lập tức, tôi tạm thời lấy bỏ cái mặt nạ y tế xuống, và nhìn lên bảng thì thấy hàng chữ thứ hai rất rõ nét, tôi đọc thông suốt và mạch lạc, rồi tiếp tục đọc những hàng chữ khác cũng rõ nét như vậy.  Kế đến là bà nhân viên bảo tôi che mắt bên trái lại, rồi đọc những hàng chữ bên phải cho đúng theo yêu cầu.  Sau cùng thì bà nhân viên chụp hình đã gởi tôi qua Window trả tiền lệ phí với giá $37 USD để lấy biên nhận, rồi người nhân viên bảo tôi đi về chờ khoảng hai tuần sau đó thì sẽ nhận được Driver License.

 

Tạm yên được một phần!  Ngay sau đó tôi đã đi về nhà để lấy bản chính cái bằng Quốc Tịch Mỹ của tôi để đem trở lại DMV ngay vào chiều ngày hôm ấy.  Bởi vì, tôi biết là họ còn mở cửa cho tới 5:00 chiều, nhưng khi tôi đến nơi, mới có 4:00 pm, thì người nhân viên đứng canh ở cửa họ đã không cho tôi cùng vài người khách hàng khác vào, mọi người ngạc nhiên đều chỉ vào cánh cửa có dán tấm giấy thông báo giờ giấc là DMV đóng cửa vào lúc 5:00 pm, tại sao lại chận cửa không cho ai vào, thì người nhân viên đó bảo rằng, mặc dầu là 5:00 pm đóng cửa, nhưng trong lúc đang có đại dịch bệnh, không có đủ chỉ số nhân viên phục vụ khách hàng, nên ngưng tiếp người mới vào lúc 4:00 pm, chỉ lo làm hết hồ sơ cho số người đã hiện diện tại đây thôi.

 

Mấy tháng nay chỉ quanh quẩn trong nhà, ngày hôm qua được “tài xế riêng” chở đến DMV hai lần rồi, cũng đỡ “sợ”.  Lần này thì tôi phải tự lái xe đi một mình, sao cảm thấy khó khăn, ngại ngần quá!  Được biết vào buổi sáng người ta đến DMV xếp hàng dài, đông người lắm. Nên tôi đã để đến xế trưa ngày hôm sau mới trở lại DMV thì vắng người hơn, cứ tự nhiên đi vào, không phải xếp hàng và cũng không phải ngồi chờ ở phòng đợi quá lâu. Tôi được vào thẳng luôn để gặp người nhân viên ở Window tiếp chuyện, ngày hôm qua tôi đã được bà nhân viên xếp lớn, cấp cho mẫu giấy ưu tiên, nếu trở lại đúng theo hẹn, vì việc làm còn đang dở chuyện, thì không phải chờ lâu.

 

Tôi đã đưa cho bà nhân viên đó xem bản chính bằng Quốc Tịch Mỹ của tôi, để bà kiểm chứng xem tên của tôi ghi trong cái bằng U.S. Citizen phải giống y chang như trong Green Card của tôi là Phạm Thị KimDung.  Sau khi so sánh Green Card và U.S. Citizen đã ghi tên của tôi đúng theo thứ tự giống y hệt như nhau, thì bà nhân viên đã Scan tất cả giấy tờ cần thiết của tôi vào máy lưu trữ dữ kiện của khách hàng, và bà đã chứng thực vào hồ sơ của tôi là đã hợp lệ đầy đủ, rồi bà ấy gởi tôi qua Window lăn tay, ký tên và chụp hình lại, để hoàn thành thủ tục lập hồ sơ làm Real Identification.

 

Sau cùng thì bà nhân viên chụp hình đã gởi tôi qua Window trả tiền lệ phí với giá $37 USD để lấy biên nhận, rồi chờ khoảng hai tuần sau đó thì nhận được Driver License và Real ID chung gồm vào một thẻ.  Giả sử, nếu lúc đầu tôi không bị trục trặc giấy tờ về cái tên, thì tôi chỉ phải trả một lần tiền lệ phí cho cả hai cái thẻ gồm chung vào thành một.

 

Sống ở trên đất Mỹ đã bốn mươi năm rồi, chưa lần nào tôi gặp phải rắc rối về cái tên như hôm nay, chả có ai thắc mắc về tên của tôi bao giờ.  Làm khó nhau ghê đi!  Tánh của tôi vốn là người cổ nhà quê, tên cha mẹ đặt cho, khi mới sinh ra, chỉ có bốn chữ thôi, khi vào Quốc Tịch Mỹ, tôi vẫn giữ nguyên, không hề muốn thay đổi tên Tây hay tên Mỹ chi cả.  Thế mà lần này muốn làm thẻ căn cước xong đi cho rồi, để khi hết dịch bệnh COVID-19, nếu có phải đi chơi đâu với gia đình bằng máy bay, thì không làm phiền hà ai cả.

 

Còn nhớ như in ngày mới đến Mỹ, bác bảo trợ đã dẫn chúng tôi đi làm Green Card, bác trai đã cẩn thận, dặn dò tên tôi có hai chữ là Kim Dung, nên viết nó vào thành một, vì người bản xứ, họ không biết tên của người Việt mình ra sao, họ có thể sẽ tách rời nó ra, đặt khác vị trí, thì sẽ không đúng như hai chữ tên kép của mình, sau này phải điều chỉnh lại thì sẽ mất công lắm.  Tôi thấy bác bảo trợ có lý, nên nghe lời bác, tôi đã viết nó nhập vào thành một chữ là KimDung, trong những văn bản giấy tờ sau này, tôi đều viết tên tôi y như vậy, nhưng chưa hề có vấn đề gì.

 

Đã lỡ đến nơi công cộng đông người rồi, đâu còn e ngại điều chi nữa.  Phần thì đã hoàn tất những điều cần, trong lòng cảm thấy thoải mái vui hơn, nên sau khi rời khỏi DMV, tôi đã tháo bỏ mask y tế và bỏ vào cái bao cột lại cho kín, để đỡ nó trong cốp xe.  Trên đường về nhà, khi đi ngang qua siêu thị, nhìn thấy bãi đậu xe của chợ vắng tanh, chỉ có vài cái xe đậu thưa thớt, tôi lại dùng cái mask y tế khác che mặt lại, đeo bao tay, ghé vào chợ mua thức ăn, và lựa được một trái sầu riêng hiệu Monthong Thailand chín thơm lừng, vàng cơm ngon ngọt, ăn để giảm bớt stress!!  Cũng tiện thể mua vài cây bầu bí họ đã ươm sẵn, và những hạt giống về để trồng thêm cho vườn nhà khởi sắc sum sê hơn, như tự tặng thưởng cho chính mình những món quà nho nhỏ, để khi nhìn vào rau quả đơm hoa kết trái là thấy khuây khoả, có thêm niềm vui, lại bận rộn mà tạm quên đi những lo âu về bệnh dịch đang hoành hành lây lan khắp mọi nơi.

 

Việc chợ búa đã xong, một lần nữa tôi lại phải tháo bỏ cái mask che mặt, bỏ vào cái bao đã dùng cho lần trước, cột thật chặt để vất bỏ vào thùng rác.

 

Còn về phần thực phẩm, thì tôi phải rửa, lau chùi lại cho khô, hoặc tháo bỏ bao ra, lấy bao sạch ở nhà để thay vào, rồi mới cất vào ngăn đá, tủ lạnh hay tủ đựng đồ khô, cho yên tâm.

 

Khi về đến nhà, tôi đã thay bộ quần áo khác ngay, và bỏ bộ đã mặc ra ngoài sân phơi nắng tới hai ngày, mới đem vào nhà để giặt máy, sấy cho khô kỹ.  Phải tắm gội ngay, và đã sẵn có một nồi nước sả ở vườn nhà để xông cho người nhẹ nhàng, giảm bớt căng thẳng phiền muộn.

 

Cầu xin cho nạn đại dịch COVID-19 chóng qua đi, để cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và tất cả các quốc gia trên thế giới thoát khỏi nạn bệnh hoạn chết chóc đau thương, và mọi người mau được trở lại đời sống hạnh phúc yên bình như những ngày trước. 

Mong lắm thay!!

 

 

Ý kiến bạn đọc
17/09/202021:13:23
Khách
Đúng như tác giả Kim Dung viết, đi làm thẻ Real ID ở CA thì phải mang hết mọi thứ giấy tờ đi cho chắc ăn.
Vì mỗi lần phải ra DMV thì nản vô cùng, nghỉ mất cả nửa ngày làm để xếp hàng. Nếu mà trục trặc thiếu giấy này giấy kia, thì lại phải trở lại vào ngày khác, lại mất toi hết nửa buổi làm nữa.
Ở CA mỗi khi có việc gì phải ra các cơ quan chính phủ như DMV hay tòa án, thì cứ nên thủ theo khúc bánh mì với chai nước để xếp hàng dài dài .
17/09/202020:00:09
Khách
Cảm ơn độc giả Minh Trân đã đọc bài và góp ý.
Thưa, sở dĩ tôi đã đem đầy đủ những giấy tờ gì theo mà tôi có, vì đã nghe nhiều người chia sẻ rồi, thà dư cho chắc ăn, còn hơn thiếu, phải đi lui, đi tới chỗ đông người, nhất là trong thời buổi bệnh dịch này.
Tôi cũng đã biết, nếu đã cần bằng Quốc Tịch Mỹ, thì phải đem theo bản chính. Nhưng ngặt nỗi, vì là thứ quý lắm, nên không giữ sẵn nó ở nhà, mới đem theo bản sao đỡ, may ra thì qua được (tuỳ theo hên, xui, gặp người kiểm khó hay dễ cho thông qua). Cũng tại muốn giảm thiểu sự đi lại đến chỗ đông người, mà nên cớ sự.

Vài lời xin trình bày cùng độc giả Minh Trân: Đây không những là bài viết dự thi VVNM, mà tôi muốn ghi lại một kỷ niệm rất thật cho chính tôi, từng chi tiết, từng chữ một, thật kỹ càng đầy đủ. Tôi đã không hề hư cấu, dù chỉ một chỉ tiết nhỏ (Thật tình, tôi cũng chưa hề hư cấu bài viết nào gởi đến Việt Báo để xin dự thi VVNM).
Bài viết này cần gì? Mà phải vẽ thêm....cho gay cấn hơn? Bởi vì, tôi mém đã có thể bị "trượt" xin đổi bằng lái xe mới rồi, còn bị yêu cầu về làm lại cái kính cận thị nữa (Đó là chưa tính tới việc xin cái thẻ Real ID). Thoạt đầu trong chốc lát mắt tôi tự dưng bị mờ, nhìn không rõ, thì lo lắng không đọc nổi hàng chữ mà bà nhân viên DMV đã yêu cầu nữa đó, chứ mong chi là làm được xong hoàn tất việc.
Tôi chỉ muốn kể lại tỉ mỉ những chi tiết khi đi đổi bằng lái xe đã hết hạn, và luôn thể xin làm Real ID cùng một lần vào chung một thẻ cho tiện. Và cũng rất muốn chia sẻ cùng quý độc giả thân thương về những điều khúc mắc tôi đã trải qua, để mọi người biết thêm mà tránh thôi. Xin Minh Trân lượng tình mà nghĩ lại nhé.
Ptkd
17/09/202018:23:08
Khách
Cám ơn độc giả Michael đã đọc bài viết của KD, và chia sẻ.
Thưa, tôi rất cận thận khi viết bài, nhưng khi nào rảnh, tôi sẽ phải kiểm nhìn lại Green Card của mình một lần nữa.
Dạ, cũng nhờ hên vậy mà mới có hai giấy chứng từ để nhân viên DMV so sánh tên của tôi ghi giống hệt theo thứ tự như nhau, mà ký thuận cho việc làm Real ID của tôi được suông sẻ.
Ptkd
17/09/202017:27:39
Khách
Cám ơn chị Kim Dung đã chia sẻ chi tiết kinh nghiệm đi đổi bằng lái xe hết hạn và những giấy tờ cân phải mang theo để xin Real ID tại California trong mùa đại dịch. Kinh nghiệm này rất hữu ích cho những người cần xin những thứ như chị Kim Dung, phải đem đầy đủ giấy tờ nếu không thì phải đi tới đi lui DMV, vừa mất thì giờ lại vừa phải đi đến chỗ đông người nhiều lần.
Bây giờ thì chị Kim Dung đã thở phào nhẹ nhõm rồi.
17/09/202015:16:42
Khách
Cám ơn chị PTKimDung đã dành thời giờ để chia sẻ với bạn đọc về thủ tục rắc rối khi đi xin bằng lái Real Identification theo luật Real ID Act của Bộ Nội An. Bài này chắc chắn sẽ giúp nhiều bạn đọc chuẩn bị mang đầy đủ hồ sơ khi đi xin bằng này, đặc biệt là trong mùa đại dịch.

Xin phép được trả lời còm của bạn Minh Trân. Chắc bạn bận bịu quá nên không đọc rõ là chị PTKD xin bằng "Real Identification" luôn chứ không phải chỉ đổi bằng lái xe thường và chắc bạn cũng không rành về luật Real ID Act lắm? Nếu đổi bằng thường thì thủ tục rất đơn giản nhưng bằng Real ID (hoặc StarID như bên tiểu bang của tôi) thì Bộ Nội An đòi hỏi DMV phải xét hồ sơ kỹ lắm bạn ạ. Họ đòi hỏi bạn phải có giấy tờ chứng minh danh tánh của mình, quốc tịch của mình, và địa chỉ của mình, v.v.. Vài người bạn của tôi đã phải đi đi về về DMV vài chuyến mới làm được StarID đấy bạn ạ. Nếu mai này bạn có đi xin bằng Real ID (có thể tiểu bang bạn ở họ gọi bằng tên khác) thì nên đọc kỹ những đòi hỏi của sở DMV địa phương hầu không bị mất thời giờ nha.

Hai tuần trước tôi đến DMV để đăng ký và trả thuế xe, ngoài một giờ xếp hàng chờ đợi ngoài cửa, tôi (và những người đến xin đổi bằng lái) phải ngồi đợi thêm 2 tiếng nữa bên trong, trước khi được nhân viên DMV giải quyết. Giả sử ai đó đi xin Real ID mà không mang đủ giấy tờ, sau khi chờ đợi 3 tiếng (hay hơn) phải về nhà lấy thêm giấy tờ rồi ra xếp hàng đợi lại thì rõ khổ đấy!

Tính tôi cũng từa tựa như tính chị PTKD, thà mang dư còn hơn mang thiếu! Đang trong mùa đại dịch mà phải ngồi vài tiếng giữa đám đông thì nhột lắm! Họ "ho" mình cũng ngán mà mình "hắt xì" thì họ cũng lườm nguýt! Ôi, "biết rồi, khổ lắm...nói mãi!"

Một lần nữa, cám ơn chị PTKD đã chia sẻ kinh nghiệm về thủ tục xin bằng Real Identification. Chị tiếp tục viết thêm nhiều nha. Chúc chị luôn vạn an.
17/09/202006:34:59
Khách
Bản sao bằng Quốc Tịch Mỹ, Thẻ An Sinh Xã Hội, Thẻ Xanh, giấy tờ khai thuế năm 2019, hoá đơn điện nước, giấy đóng thuế nhà đất để xin làm lại bằng lái xe mới, và làm cả thẻ căn cước ( trích )

Chỉ đi đổi bằng lái xe , dù mùa thường hay mùa Đại Dịch , làm sao mà phải cần đến giấy tờ khai thuế , rồi cả hóa đơn điện nước ?
Và thông thường , nếu cần bằng Quốc Tịch Mỹ thì phải là bản chính , không chấp nhận bán copy .
Còn khi nhận bằng Quốc Tịch thì the xanh phải bị thu hồi lại ..
Bài viết dù có nhã ý nhắc nhở mọi người một công việc trong mùa Đại Dịch , nhưng hình như có vẻ tác giả vẽ thêm ... râu ria vào cho thêm phần... gây cấn hơn!
Không hiểu tác giả ở TB nào , chứ ở TB của tôi ( Florida ) thì việc đổi bằng lái vẫn dễ ẹt , chỉ hơi rầy rà chút xíu về việc đeo KT , việc khoảng cách xã hội 6 feet ..
17/09/202005:10:25
Khách
Khi tuyên thệ nhập tịch, Green Card bị lấy lại rồi mới được nhận bằng U.S. Citizen . Sao hên vậy, không bị tịch thu Green Card?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,671,080
Tác giả tên thật Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966. Trước khi đi vượt biên, là cô giáo tiểu học tại Việt Nam, qua trại tỵ nạn Thailand 4 năm và qua định cư tại Edmonton, Canada từ 1994 đến nay. Đây là bài mới nhất của tác giả.
Cuộc đời tình ái của hắn rẽ sang một khúc ngoặt mới kể từ ngày nàng rước hắn về dinh ở một thành phố miền Tây Bắc, tiểu bang Washington, theo diện hôn nhân mà hắn vẫn luôn tự hào và khoe khoang với mọi người ở Việt Nam và cả ở Mỹ rằng hắn đi Mỹ theo diện “Hạ vàng có Nàng đến hỏi”.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Đặng Hà Nội tên thật là Đặng Thống Nhất là giáo sư hồi hưu đã từng dậy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Thú tiêu khiển của tác giả là viết truyện, hội họa và du lịch. Kèm theo là tranh acrylic trên khung vải có kích thước 16x20 và có tựa “Cô Vi 19” của tác giả.
Tôi vào quân ngũ Việt Nam Cộng Hoà năm 1966, theo học trường Sĩ Quan Thủ Đức, khoá 24. Khi ra trường, tôi đã được bổ nhiệm theo ngành Công Binh Kiến Tạo, vì bên kiến tạo cần thêm một Tiểu Đoàn để làm hàng rào điện tử McNamara bên đây bờ sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị, để ngăn chận nẻo đường mà cộng sản Bắc Việt xâm nhập vào Miền Nam Việt Nam.
Tác giả Phi Nguyễn lần đầu tham dự VVNM sinh sống và làm việc tại thành phố Brunswick, Georgia.
Tác giả lần đầu tham dự VVNM tên thật là Hiền Phạm, sinh năm 1982, quê quán Bình Dương, trước kia làm kế toán. Sau theo chồng sang Mỹ định cư ở Nam California.
Gần ba chục năm sống ở Mỹ, được an lành vui sướng, được hưởng biết bao ân sủng của miền Đất Hứa này, lòng tôi luôn mang nặng sự biết ơn nhưng chưa có dịp để tỏ bày. Người ban ơn thì “thi ân bất cầu báo” nhưng mình là kẻ thọ nhận thì làm sao quên được ân tình, làm sao quên được những gì mà người ta đã giúp, đã cho mình. “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây” là lời giáo huấn của Thầy Cô từ hồi tiểu học, tôi luôn khắc ghi
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền già. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết mới nhất của bà.