Hôm nay,  

Họp Mặt Gia Đình Mùa Đại Dịch

22/07/202000:00:00(Xem: 8153)

Đinh Công Bình

Tác giả là cư dân Huntsville, AL. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Bao Giờ Trời Sáng” một du ký nhiều ý nghĩa khi thăm viếng Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington, bài viết thứ hai là “ Thằng Ngốc “ Đây là bài viết thứ ba . Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.


*****


Bố vợ tôi nói như ra lệnh trước khi cúp điện thoại:


  • Tao không cần biết!  Đây là cuộc họp mặt thường niên của gia đình.  Có khó khăn cách mấy cũng phải về.   Không đứa nào được vắng mặt!


Thoa, vợ tôi nén câu thở dài.  Vì công việc hằng ngày của chúng tôi có liên quan đến y dược, Thoa và tôi có khá nhiều bạn bè làm trong ngành y tại các bệnh viện trong và ngoài nước Mỹ.  Họ là những chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu trực tiếp với con Covid-19 nên họ đã chia sẻ với chúng tôi về sự nguy hiểm của con vi rút.  Hai trong bốn người em của Thoa cũng đều biết rất rõ về sự nguy hiểm và sự quan trọng của vấn đề phòng bệnh trong lúc này.  


Nhưng chúng tôi phải làm sao đây?  Tất cả những giải thích, phân tách của chúng tôi về vấn đề này đều bị bố coi là những lời vô cớ, giả dối để thoái thác.  Thật tội cho mẹ vợ của tôi.  Bà bị bệnh đã nhiều năm nay và hiện nay sức khỏe của bà rất mỏng manh.  Bà đã may mắn thoát chết sau lần bị tai biến 10 năm trước, nhưng cũng từ đó, bà bị bán thân bất toại và phải đón thêm cả mớ bệnh khác như tim, tiểu đường, phổi…  Bà sẽ ra sao nếu Cô Vi đến thăm?


Vì cuộc sống, ngoài hai người con ở trong cùng một thành phố, chúng tôi và gia đình hai người em khác đều sống rải rác trên nước Mỹ.   Dẫu vậy, ngoài tuần lễ họp mặt thường niên của gia đình, hằng năm chúng tôi đều chia nhau đi về thăm ông bà, để ông bà có dịp gặp thêm con cháu và cho cuộc sống bớt cô đơn vì năm dài tháng rộng.  Riêng năm nay, vì đại dịch, mọi kế hoạch thường niên của đại gia đình đều bị ảnh hưởng.


Chẳng biết vì tủi thân hay ấm ức, Thoa gục đầu xuống chiếc gối bông khóc thút thít.  Điện thoại lại reng, Thoa vội lau nước mắt rồi bắt máy.  Cô không ghé sát phone vào tai mà bật speaker để tôi cùng nghe.  Đầu dây bên kia Thanh, cô em thứ ba, cất tiếng:


  •  Hello chị Thoa, khoảng mười phút nữa em setup Zoom meeting qua internet để tất cả anh chị em mình bàn về buổi họp mặt gia đình năm nay.  Chẳng biết chị tính sao chứ hiện thời em quyết định sẽ không tham dự ngày họp mặt năm nay!  Nguy hiểm như vậy, con số người mắc bệnh, người chết trên thế giới mỗi ngày một tăng mà bố cứ khăng khăng bắt tất cả các con phải về family reunion!  Anh Tuân với con Tươi, chẳng hiểu sao, cũng cứ một mực về phe bố, nằng nặc đòi tổ chức!  Tạm ngưng một năm có sao đâu?  Tránh voi chẳng xấu mặt nào!  Anyway, mười phút nữa mình họp!


Mười phút sau, qua Zoom, “cái chợ” được bắt đầu!  Mặc dầu Thoa là chị cả nhưng cô và các anh chị em khác chưa kịp nói gì thì Tuân đã khẳng định:


  • Covid-19 chỉ là con vi rút giả tạo!  Là hoax!  Bọn dân chủ cấu kết để thêu dệt ra nó hầu chống phá ông Trump!  


Tuân chưa dứt lời thì Thanh ấm ức nhảy vô:


  • Em không đồng ý với anh Tuân!  Vô lý!  Nếu nó là con vi rút giả tạo thì tại sao trên thế giới hiện nay đã có hằng chục triệu người bị nhiễm và gần nửa triệu người đã chết?  Nếu nó không có thật thì tại sao biết bao nhiêu nước trên thế giới phải đóng cửa quốc gia để kinh tế của họ bị tê liệt?  Ngoài các cơ sở thương mại thì nhà trường và các nơi thờ phượng cũng đều đóng cửa.  Ngay cả đền thánh Phê Rô của Roma chưa bao giờ đóng cửa mà mới đây phải đóng cửa tới gần 3 tháng.  Thêm nữa, nếu đây là sự ẩu đả của dân chủ và cộng hòa thì bộ cả thế giới là dân chủ à?  Em nói thật, họ chả màng gì đến cộng-trừ-nhân-chia gì của Mỹ đâu!


Tươi nhảy vào bênh anh:


  • Con virus này nếu có cũng chả đáng sợ!  Bọn nhà báo thổi phồng lên để làm người ta hoang mang.  Chỉ những người già yếu mới sợ chứ mình còn trẻ chả sao.  Nếu bị thì cũng chỉ ho cảm sơ sơ.  Hơn nữa, bây giờ nhiều tiểu bang đã mở lại bình thường rồi.  An Toàn rồi bởi nếu không an toàn thì sức mấy người ta mở lại!  Chị thấy cô BT đấy, cổ dám tuyên bố thẳng thừng  là cổ không đeo khẩu trang khi ra ngoài công cộng trong bao nhiêu ngày nay mà cổ có bị gì đâu?  Cổ xác định trên kênh Youtube của cổ là con Covid-19 không có thật và nó chỉ là chiêu bài của dân chủ dùng để đánh phá cộng hòa, để bôi xấu ông Trump!


Thành, cậu em út ít nói nhất, phản pháo:


  • That’s not right chị Tươi!  Đại đa số tin tức chân chính  và bộ y tế của thế giới đều đưa ra những khuyến cáo về sự nguy hiểm và kêu gọi chúng ta nên làm tất cả những gì mình có thể để tránh lây nhiễm.  Đương nhiên có những tờ báo, và những đảng phái chính trị, dùng nước đục Covid-19 để thả câu, nhưng chúng ta phải tham khảo những nguồn tin chính đáng để có thể tìm ra sự thật.  Okay em agree là người trẻ thì đỡ nguy hiểm hơn nhưng không phải là nếu trẻ thì không bị nhiễm hoặc không chết.  Đã có khá nhiều người trẻ chết vì Cô Vi rồi!  Chị đừng dựa vào những tin tức một chiều; đặc biệt, chị không nên nghe theo những giải thích vớ vẩn của BT, bởi theo em, cô ta chả biết gì về y khoa, đặc biệt là Covid-19!  


Thoa tiếp lời Thành:


  • Người trẻ có thể không bị nặng nhưng người trẻ có thể mang bệnh về cho người yếu, người già.  Còn vụ người ta mở cửa lại đâu có nghĩa là mọi việc đã an toàn.  Những người chủ thương mại họ quan tâm đến lợi tức, đến thu nhập, chứ mấy người giỏi về y khoa? Bạn bè anh chị đang ngày đêm chống chọi với con virus trong các phòng ICU của bệnh viện và họ trực tiếp chứng kiến cảnh chết chóc của con bệnh.  Mình không nghe họ thì nghe ai?  Không cẩn thận, giả sử mình mang bệnh về cho bố mẹ thì sao?


Không chịu thua, Tuân đưa ra chứng minh:


  • Từ tháng 2 đến giờ, toàn là tin giả!  Toàn là fake news!  Em có đeo khẩu trang đâu, em có rửa tay bằng handsan đâu, em vẫn đi chơi thoải mái!  Em có bị gì đâu? Bạn bè em cũng vậy mà chả có thằng tây nào chết!  Vợ con em cũng vẫn khỏe re!


Không nhịn được nữa, Thanh gắt:

  • Sự suy đoán của anh, sự bất cẩn của anh, những người như anh là những người làm tăng sự lây nhiễm!  Nói thật với anh, sự cẩu thả của anh là lý do chính mà em và gia đình em không muốn tham dự ngày family reunion năm nay!  Không cẩn thận mai mốt chẳng may bị bệnh lúc đó ân hận cũng không kịp!


Tuân quạt lại:


  • Đứa nào nhát thì đừng đến!  Nếu cần, mình gia đình tao với bố cũng vẫn nhậu!


Tươi phụ họa:

  • Vợ chồng em cũng về.  Không bay được thì tụi em lái xe.  Không thể vì sự nhu nhược của vài người mà mình bỏ đi cái family tradition!


Tới độ này thì kể như bó tay!  Mỗi người, ai nấy, nhốn nháo thêm vài câu nữa rồi chán chường cúp máy.  Thấy Thoa buồn, tôi lên tiếng đùa một câu không đúng chỗ:


  • Chợ tan rồi hả em?  Chắc bán ế hay sao mà mặt như bánh bao chiều vậy?


Thoa nhìn tôi cười chua chát bằng đôi mắt rướm lệ!  


Hai hôm sau, Thoa nhận được điện thoại của mẹ.  Mẹ vừa khóc vừa nói:


  • Mấy ngày nay bố cứ đay nghiến mẹ!  Chỉ một câu “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” mà bố chúng mày nhai đi nhai lại không biết bao nhiêu lần.  Ổng đổ thừa là vì mẹ xúi nên con, thằng Thành, và con Thanh không về.  Mấy bữa nay nhà mình như đám tang!


Im lặng một chút, bà lại tiếp:


  • Bố chúng mày là vậy!  Từ hồi về làm vợ ổng, mẹ chưa bao giờ thấy ổng nhận lỗi, xin lỗi, hay sửa lỗi.  Ổng chỉ giỏi đổ lỗi!


Hai mẹ con cùng khóc với nhau khoảng nửa tiếng.  Trước khi cúp máy, bà nói:


  • Tùy con, nếu có thể được thì về tham dự cho bố, thằng Tuân, và con Tươi khỏi đay nghiến mẹ.  Nếu không về được thì mẹ cũng không buồn đâu.  Mẹ hiểu, ngoài công ăn việc làm, các con còn phải bảo vệ sức khỏe cho gia đình các con.  Thằng Thiện nhà con cũng đâu được khỏe, nó bị suyễn mà nhiễm con vi rút  thì khổ.


Sau vài tuần đắn đo giằng co, cuối cùng, để cho mẹ khỏi bị đay nghiến, Thoa quyết định bay về tham dự buổi reunion.  Dẫu vậy, cô quyết định đi một mình vì không thể để chúng tôi, nhất là cháu Thiện, gặp nguy cơ lây bệnh.  Vì thương chị nên Thành cũng cố lái xe gần 30 tiếng về để “bảo vệ” cho chị Thoa và cho mẹ.  Riêng Thanh, mặc dầu ở cùng thành phố nhưng cô nhất định không tham dự vì chồng Thanh mang chứng bệnh tim khá nặng và hai vợ chồng Thanh còn đang phụng dưỡng người mẹ chồng gần 90 tuổi trong nhà.


Hai ngày đầu của family reunion diễn ra tương đối ấm áp bởi ai cũng cố “lựa lời mà nói”.  Đến ngày thứ ba, Thành và Tuân có cuộc va chạm nổi đình đám!  Số là vừa xong bữa cơm trưa, sau khi hai bố mẹ vào phòng nghỉ trưa, Tuân cho chị và các em biết là chiều hôm đó hắn sẽ đến trễ vì phải đi party bên nhà bạn.  Nói xong Tuân cầm chìa khóa ra xe.  Ấm ức  đã mấy ngày, Thành theo Tuân ra tới xe và nói bằng giọng lịch sự nhưng cứng rắn, Thành nói:


  • Mấy đêm vừa rồi em biết anh Tuân đều đi nhậu!  Hôm nay anh lại đi party với bạn bè.  Anh có biết đó là hành động ích kỷ và bất cẩn không?  Anh thừa biết mẹ rất yếu và bố cũng chẳng còn khỏe!  Anh lớn rồi, chẳng ai có thể cấm anh đi nhậu, nhưng nếu có đi, ít nhất anh cũng nên cẩn thận để bảo vệ cho bố mẹ trong thời điểm nguy hiểm này bằng cách cách ly với bố mẹ…


Không đợi cho Thành nói hết, Tuân sừng sộ quay lại nắm cổ áo Thành quát:


  • Mày dạy khôn tao hả Thành?  Mày cậy mày có bằng này, bằng nọ rồi khinh tao và dạy tao cách báo hiếu, thương yêu hả?  Mấy tháng nay tao cũng đi nhậu, đi party, rồi cũng đến đây thăm bố mẹ  hằng tuần, bố mệ có sao đâu?  Tao muốn đi đâu, tao muốn đến đâu mày không cấm được tao.  Đây là nước tự do, không ai cấm được tao.  Nếu nhát, mày cứ việc cút khỏi thành phố này để “cách ly” với tao!


Nói xong, Tuân xô Thành té xuống bụi cây bên hông nhà rồi chung vào xe đề máy phóng biệt tích.  Thành lồm cồm bò dậy đưa vội vạt áo lên chùi những giọt nước miếng của Tuân văng trên mặt mình rồi lẳng lặng đi vào nhà.


Sau một tuần họp mặt thì mọi người ai về nhà nấy.   Thoa cũng từ giã bố mẹ ra về.  Như chúng tôi đã quyết định từ trước, Thoa đón taxi về nhà và vào thẳng căn phòng dưới basement bằng cửa sau.  Chúng tôi quyết định là cô sẽ cách ly đúng 2 tuần và chỉ liên lạc với chồng con qua điện thoại.  Cũng may, basement của chúng tôi có trang bị sẵn tủ lạnh, bếp, đồ ăn, phòng tắm, và phòng ngủ nên cô không cảm thấy thiếu thốn về vật chất.  Tuy vậy, mặc dầu không ai nói với ai, nhưng mấy bố con chúng tôi đều cảm thấy xót xa khi thấy mẹ phải ăn cơm một mình ở dưới basement.  Chúng tôi chỉ mong cho hai tuần lễ cách ly qua mau để mọi người lại được cùng nhau cười nói bên mâm cơm gia đình.


Mười ngày chậm chạp trôi qua.  Thoa vẫn không có triệu chứng gì khác lạ.  Sáng thứ Sáu, gái út thức dậy lúc tôi và Thiện đang uống cà phê trong bếp.  Con bé đưa ý kiến:


  • Mẹ cách ly mười ngày rồi và không có triệu chứng gì.  Hay mình nói với mẹ ngừng cách ly?  Để mẹ ăn và ngủ một mình dưới basement tội nghiệp mẹ quá!


Thiện và tôi cũng tỏ vẻ tán thành ý kiến của út.  Thiện vội lấy phone gọi xuống basement cho mẹ.  Đầu dây bên kia, mẹ uể oải trả lời từng câu.  Út chưa kịp đưa ý kiến ngừng cách ly thì mẹ nói:


  • Cậu Tuân bị Covid rồi!  Bị hơn tuần nay và đang nằm trong ICU.  Hiện chưa phải dùng máy trợ thở nhưng đã phải đeo oxy và không đi lại được.  Cậu Thành đã lái xe về tới nhà rồi nhưng hai hôm nay cũng đang bị nóng lạnh và ho.  Tội nghiệp Thành chỉ vì thương mẹ, thương chị mà khổ!


Ngừng một chút, Thoa nói tiếp:


  • Đêm hôm qua bà ngoại mới cho mẹ biết!  Bà bảo hai hôm nay bà cũng tự nhiên cảm thấy khó thở, mệt, và ho.  Bà bảo chính ra bà cũng tính dấu mẹ vì không muốn cho mẹ lo nhưng cuối cùng bà ngoại quyết định nói vì bà muốn mẹ phải tiếp tục cách ly “khẻo thằng Thiện nó bị lây!”  


Cho tới khi tôi đặt bút xuống viết bài này, Tuân đang phục hồi ở nhà sau hơn một tháng nằm trong ICU và phải thở bằng máy.  Vợ Tuân và một đứa con cũng bị nhưng bị nhẹ.  Bà ngoại vẫn còn nằm trong bệnh viện nhưng theo bác sỹ thì đã qua được cơn nguy kịch.  Bà vẫn bình phục hẳn vì vậy không ai được trực tiếp thăm viếng nên không ai có thể, và cũng không ai muốn, cho bà biết về những gì đã xẩy ra trong thời gian bà nằm chống chọi với con bệnh.  Bà chưa biết là Thành, người con út của bà, đã không qua được!   Thành bề ngoài trông khỏe lắm nhưng không hiểu sao em lại bị nặng nhất.  Sau khi có triệu chứng khoảng gần một tuần thì em cảm thấy không thể thở và không đi đứng đươc.  Thành nhờ bạn gái gọi xe cấp cứu mang em vào bệnh viện.  Vì quá nặng, họ đã cho em vào ICU và dùng máy thở ngay.   Mặc dầu được bác sỹ tận tâm chăm sóc bằng phương pháp hiện đại, Thành vẫn không thoát được thần chết!   Thành đã chết trong cô đơn và đã được cấp tốc hỏa táng.  Thoa và Thanh cả tháng nay đã khóc đến hết nước mắt!  Hai chị em dự trù sẽ bàn với gia đình đưa tro cốt Thành đến nơi an nghỉ cuối cùng sau khi đại dịch kết thúc.




Ý kiến bạn đọc
09/10/202218:46:36
Khách
dosage of furosemide <a href="https://lasixujm.com/ ">lasix/furosemide</a> allergy to furosemide
05/10/202219:14:01
Khách
tamoxifen side effects on eyes <a href="https://nolvadexaec.com/ ">can you take lexapro with tamoxifen</a> chemotherapy anastrozole superiority to tamoxifen for early breast cancer confirmed
03/10/202220:41:16
Khách
flagyl and levaquin combination <a href="https://flagylrcd.com/ ">como usar flagyl ovulos</a> flagyl sans ordonnance
03/10/202212:58:39
Khách
side effects of atenolol-chlorthal <a href="https://tenorminzrv.com/ ">tenormin side effects weight gain</a> drug tenormin used
03/10/202206:43:17
Khách
bactrim cystitis dosage <a href="https://bactrimtui.com/ ">side effects of bactrim ds</a> bactrim side effects liver enzymes
03/10/202202:05:05
Khách
pulmonary edema lasix <a href="https://lasixona.com/ ">furosemide 20 mg for sale</a> furosemide side effects potassium
02/10/202223:56:41
Khách
trazodone 20 mg <a href="https://trazodoneujn.com/ ">trazodone 50 mg for sleep side effects</a> ambien vs trazodone
29/09/202223:42:03
Khách
metformin 1000 preise <a href="https://metforminynd.com/ ">metformin and suboxone</a> metformin und verhГјtung
28/09/202220:07:09
Khách
purchase drugs from canada <a href="https://cloudpharix.com/ ">pharmacy 1010 online drugs store</a> international drug mart canadian pharmacy online store
27/09/202212:33:23
Khách
canadian association of pharmacies <a href="https://getpharmsu.com/ ">ce for pharmacy technician online free</a> canada drug pharmacy reviews
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,682,731
Vì tình hình và ảnh hưởng của Covid 19 về khả năng họp mặt cũng như khả năng tài chánh, bảo trợ, tham dự… Viết Về Nước Mỹ chính thức thông báo hủy bỏ giải thưởng năm 2020. Tháng Tám năm 2021, Viết Về Nước Mỹ sẽ trao giải năm 2020-2021 gộp chung. Ban tổ chức Viết Về Nước Mỹ xin trân trọng cảm ơn quý độc giả và quý tác giả, mong tiếp tục nhận bài tham dự và xin chúc sức khỏe, an lành.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Những tiếng động mạnh và la hét đánh thức kẻ hay mộng mị như Tài vào nửa đêm. Đang mơ ngủ, Tài tưởng rằng mình vừa trải qua một cơn ác mộng như mọi khi. Nó nghĩ mình đang ở quán bia ôm khi các cậu ma cô cùng các cô tiếp viên đánh và chửi khách không cho tiền bo. Tài đang định ngủ lại thì nghe tiếng chân chạy xuống cầu thang rồi tiếng kêu xé màn đêm: - Cứu với, cứu với, giết người, cứu, cứu – Tài nghe giọng đàn bà còn trẻ.
Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Đây là bài mới nhất của Ông.
Tác giả Phi Nguyễn lần đầu tham dự VVNM với bài " Trái mít " sinh sống và làm việc tại thành phố Brunswick, Georgia. Đây là bài thứ hai.
Vào thập niên tám mươi, sau khi tham dự lễ ra trường của một thân hữu tại San Leandro. Trên đường về, người em họ tôi ghé thăm gia đình người bạn, nên tình cờ tôi có dịp quen biết mấy anh em bạn của người em họ. Và, duyên phận đưa đẩy, sau nhiều năm tháng, tôi đã kết hôn với cô em kế của người anh lớn trong gia đình bạn người em họ tôi. “Nhà tôi” có một anh trai, một em trai và hai người em gái – tất cả đều là thuyền nhân. Sau ngày đặt chân tới Hoa Kỳ, ba người lớn tuổi vừa đi học vừa đi làm, còn hai cô em nhỏ làm bán thời gian cho chương trình “student work study” sau giờ học.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Sáng hôm nay, thời tiết thật dễ chịu. Tôi xuống bếp mở cửa sổ ra cho thoáng để làm món trứng chiên khỏi bị hôi nhà. Một luồng gió mát rượi ùa vào khiến tôi thấy thoải mái, dù tối hôm qua chẳng ngủ được tí nào. Thật là vui mắt khi nhìn chảo trứng chiên sôi liu riu trên bếp. Trong tất cả các món ăn, trứng chiên là món dễ làm, nhìn hấp dẫn, và ăn rất thơm ngon. Tôi chợt nghĩ, phải chi mọi việc trên đời này đều đẹp và làm dễ dàng như món trứng chiên thì hay biết bao nhiêu. Người ta sẽ đỡ vất vả lo toan và tốn nhiều tâm huyết. Như chuyện của vợ chồng Tiến Mai vậy.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.