Hôm nay,  

Nao Nao Tình Người Mùa Đại Dịch

17/04/202000:00:00(Xem: 8152)

HINH VVNM_Bluebonnet
Hoa Bluebonnet, biểu tượng của tiểu bang Texas, đang khoe sắc trong mùa Xuân.

 

Nguyễn Bích Thủy

 

Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.  


*

Đại Dịch !!!

Hai từ này đã quá quen thuộc với cư dân trên hành tinh chúng ta trong suốt ba tháng qua. Cái tên Covid-19 cũng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần mỗi ngày trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Đại dịch đã càn quét thế giới, không hề phân biệt: giai cấp, tôn giáo, đảng phái, tuổi tác, giới tính… hàng loạt các lãnh đạo cao cấp, những người nổi tiếng đã bị “trúng đòn” của Covid-19 một cách không hề nương tay. Có thể nói, nhân loại chưa từng trải qua những ngày tháng đầy cam go, thử thách, căng thẳng như hiện tại. Từng giờ từng phút trôi qua, có thêm biết bao người đã phải vẫy tay giã từ cuộc sống và con số này còn tiếp tục gia tăng chưa hẹn ngày chấm dứt!!!


Những kỳ thị!

Thoạt tiên, khi đại dịch khởi phát từ Vũ Hán, người ta liền đặt cho nó ngay một cái tên cho dễ nhớ Coronavirus Wuhan. Rất dễ hiểu vì nó xuất phát từ bên Tàu nên có người còn gọi là “cúm Tàu”. Tiếp theo đó, Coronavirus đã theo bước chân con người đến tàn phá ở các quốc gia: Ý, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ, Phi châu... và những vùng đất xa xôi nhất mà người ta ít dịp nghe nói đến trên hành tinh. Hàng loạt các cuộc tấn công, miệt thị người gốc Á đã xảy ra nơi công cộng ở nhiều nơi trên thế giới để “trả thù dân tộc” từ khi mới bắt đầu đại dịch cho đến bây giờ; người gốc Việt không nằm ngoại lệ nên cũng bị vạ lây!!!
 
Các nước bắt đầu ra lệnh đóng cửa biên giới để giữ an toàn cho vùng lãnh thổ của mình. Làn sóng kỳ thị lại đổ dồn về những nơi diễn ra tâm dịch, nhất là đối với những người đến từ vùng dịch. Những sinh viên, người lao động bao ngày đi du học, đi làm ở nước ngoài giờ ùn ùn kéo về Việt Nam hàng loạt! Thoạt đầu báo chí trong nước luôn đưa thông tin rất nhập nhằng khi gọi họ là “Việt kiều”. Trên mạng xã hội xuất hiện khung chữ:” Ngày xưa Việt Kiều về cả xóm thuê xe 45 chỗ ra đón đứng nghẹt cả sân bay. Ngày nay Việt Kiều về cả xóm báo công an!” Đây là chuyện hoàn toàn có thật vì trong số những Việt-kiều-hồi-hộp này, có nhiều người đã “đem” virus dương tính về quê mẹ; cần phải đi tập trung cách ly khiến cho dân tình vô cùng phẫn nộ!!!

Không những thế, sự kỳ thị này còn nhắm vào các ngoại kiều đang đi du lịch giữa mùa dịch tại Việt Nam nữa! Nhiều nơi dân chúng đã tỏ thái độ lạnh nhạt, không hợp tác và thậm chí nhiều khách sạn đã từ chối không cho mấy ông Tây, bà đầm này lưu trú qua đêm! Hình ảnh về một Việt Nam hiếu khách đã dường như không còn nữa dưới thời Covid-19!!!

Những tệ nạn!

Các thành phố lớn nhỏ nhiều nơi trên thế giới đang trong tình trạng cấm túc để giữ an toàn cho cộng đồng và cho chính bản thân họ! Số người bị thất nghiệp, bị stress ngày càng tăng! Nhiều kẻ đã đem tất cả những niệm sân của mình trút lên mạng xã hội khi họ không đồng tình với một quan điểm, một thông tin hay một cá nhân nào đó bằng những lời lẽ hết sức dung tục, mạ lỵ và đầy ác ý!!! Họ đâu biết rằng mỗi một lời bình luận thiếu suy nghĩ, thiếu hiểu biết, thiếu nhân tính, thiếu văn hóa trong lúc này sẽ đem đến cho biết bao người nỗi lo âu, sợ hãi, mất phương hướng, mất niềm tin và cũng có thể mất mạng... như chơi!
 
Mỗi một đất nước có một cách chống dịch khác nhau! Chỉ việc mang khẩu trang và không mang khẩu trang cũng là một đề tài để mọi người chỉ trích, bôi bác nhau trên thế giới phẳng. Khẩu trang!!! Cái thứ rẻ như bèo ngày nào giờ đã mang tầm chính trị vĩ mô làm nhiều quốc gia điên đầu, điêu đứng vì nó! Chỉ có những ai đang sống tại đất nước của họ mới hiểu được cái khó khăn mà cả dân tộc đó đang gồng mình gánh chịu trước nạn nhân họa này!!!

Trước đại dịch nhiều người đã quên mất mình là ai! Họ đã lợi dụng tình trạng khó khăn đầu cơ tích trữ, trục lợi để làm giàu. Thậm chí nhiều người đã nhanh tay vơ vét tất cả những mặt hàng thiết yếu tại siêu thị mà không hề nghĩ đến kẻ khác. Hình ảnh cụ bà đứng khóc trước một dãy kệ trống hoác khiến nhiều người đã động lòng trắc ẩn! Biết đâu đó chính là hình ảnh của những người đã vơ vét kia hay của chính tôi trong tương lai, khi đại dịch ghé thăm hành tinh này trong một ngày không xa?!! Có kẻ giả danh nhân viên Y tế đến gõ cửa nhà dân xin kiểm tra sức khỏe nhằm thực hiện ý đồ cướp bóc. Có lẽ do đã xem rất nhiều những phim về ngày tận thế của Hollywood nên người Mỹ bỗng hoảng hốt, sợ hãi, bất an… Và thế là hình ảnh thiên hạ xếp hàng rồng rắn đi mua súng để tự vệ xuất hiện trên truyền thông, làm chấn động cả thế giới. Bởi không ai muốn chết vì bị cướp trước khi chết vì … mắc dịch cả!!!

Một hình ảnh đáng tiếc khác đã xảy ra trong cộng đồng "gốc Việt" tại vùng Dallas - Texas trong tháng qua! Đó là việc nhiều người đã đến Costco leo lên các quầy kéo gạo xuống và tranh nhau để mua đến mức gần như muốn ấu đã. Nhiều bài báo cũng than phiền chuyện “đại náo Costco” của người Việt tại Cali! Tôi thật mong rằng trong số những người “kéo gạo” đó không ai là những thuyền nhân đã từng đến bến bờ tự do với duy nhất một bộ quần áo mặc trên người sau những ngày “thập tử nhất sinh” lênh đênh trên biển. Và cũng mong sao không ai trong số họ là những người “tù cải tạo”, tưởng đã bỏ mình ở núi rừng Bắc Việt năm xưa!!!
 
Dẫu sao những tệ nạn của cá nhân có thể dễ dàng thông cảm vì ai cũng có những lúc bất giác trước một đại nạn quá lớn ngoài tầm kiểm soát của nhân loại! Điều đáng sợ nhất là sự vô nhân tính, vô trách nhiệm, vô đạo đức của Trung Quốc khi đưa cả nhân loại đang đi vào tử lộ. Với tham vọng lấn chiếm biển Đông và làm bá chủ thế giới, họ đang từng bước thực hiện ý đồ bành trướng của mình một cách rất tinh vi xảo quyệt khi toàn cầu đang lao đao chống dịch! Loài người sẽ mãi mãi không bao giờ quên được những ngày tháng tăm tối nhất mà gần tám tỷ người trên hành tinh đang gồng mình gánh chịu hôm nay!!!

Tình người vẫn còn đây

Đại dịch đến nó đã phá hủy nhiều truyền thống tốt đẹp của xã hội, bởi lòng tham và tính ích kỷ của con người trong cơn túng bấn. Nhưng một nền tảng giá trị đạo đức bao đời lưu truyền từ nhiều thế hệ vẫn còn nguyên vẹn đó với những tình người ấm áp trong mùa đại dịch!

Một điểm son đáng khích lệ nhất là phong trào vỗ tay vì các nhân viên Y Tế. Đầu tiên nó xuất phát từ Vũ Hán rồi sau đó lan đến Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ… Nhiều nơi người dân đã ra ban công cùng nhau vỗ tay, để thể hiện lòng biết ơn của mình đến những nhân viên y tế đang ở tuyến đầu chống dịch. Các Bác sĩ, Y tá ở nhiều nơi đang phải làm việc với một cường độ rất khốc liệt, trong một hoàn cảnh thiếu thốn về nhân lực lẫn thiết bị y tế! Có thể nói những người làm việc trong ngành Y đang đối đầu với rủi ro cao nhất ở thời điểm hiện tại! Một người đàn ông 58 tuổi, đã vỗ tay từ khu vườn phía sau nhà ông ở khu phố Battersea của London nói với Washington Post: “Chúng tôi nợ họ rất nhiều!”

Trong một khu vực cách ly tại Seville, Tây Ban Nha, một huấn luyện viên đã mở lớp dạy thể dục từ sân thượng để giúp mọi người trong khu chung cư có thêm sức khỏe và tinh thần lạc quan trước đại dịch. Nhiều người hàng xóm đã rủ nhau đến chúc mừng sinh nhật 85 tuổi của một cụ bà neo đơn, họ đứng ngoài sân hát bài “Happy Birthday” trong khoảng cách an toàn. Một người đã mang hoa và bánh đến đặt trước cửa, vị lão niên không khỏi xúc động trước tấm chân tình của họ. Nhiều tình nguyện viên cũng đã mang những vật phẩm đến tận nhà các vị cao niên để giúp họ #StayHome #StaySafe và ấm lòng trong mùa đại dịch

Một nghĩa cử cao đẹp đáng được tán thán trong cộng đồng là trường hợp hai vợ chồng gốc Việt tại Massachusetts đã tặng kho thiết bị Y tế của họ, bao gồm: khẩu trang, bao tay, nón, áo... (khoảng 600.000 cái đủ loại) cho những Bác sĩ, Y tá và bệnh nhân tại các bệnh viện trong vùng. Người chủ sở hữu các mặt hàng từ thiện đầy ý nghĩa này đã rưng rưng xúc động nói rằng chỉ xin mọi người hãy cầu nguyện cho đại dịch sớm đi qua, để cứu nhân loại trong những ngày khó khăn này. Tại các thành phố lớn nhỏ của Mỹ, nhiều đoàn thể đã có chương trình phát lương thực và thức ăn miễn phí cho những ai có nhu cầu. Cộng đồng người Việt cũng thể hiện tinh thần tương trợ qua việc phân phát gạo cho những đồng hương cao niên tại một số thành phố.

Khắp nơi trên thế giới: những nhà tỷ phú, những chính trị gia, những tài tử điện ảnh, minh tinh màn bạc, ca sĩ, người mẫu, siêu sao… đã chung tay đóng góp cho công cuộc phòng chống Covid-19 rất tích cực. Riêng tại Việt Nam, người dân còn phải đương đầu với nạn hạn mặn ở miền Tây do việc chặn nước thượng nguồn của Trung Quốc! Rất cảm động là trong gian nan đồng bào mình đã đùm bọc nhau theo đúng tinh thần của người xưa đã dạy:” Lá lành đùm lá rách!”

Và sẽ vô cùng thiếu sót khi không kể đến món tiền cứu nguy khổng lồ của chính phủ Mỹ sẽ gửi đến tận tay từng người dân trong nay mai. Dẫu biết rằng đó cũng là tiền thuế của dân chúng Hoa Kỳ đã đóng góp bao đời nằm trong ngân khố quốc gia, đến lúc đất nước lâm nguy cần lấy ra sử dụng. Nhưng thử hỏi nếu phải sống trong một quốc gia mà mỗi lãnh đạo từ cấp trung ương đến địa phương đều tranh nhau vơ vét  bỏ vào túi riêng thì còn đâu đến tay người dân khi hữu sự??! Đó là chưa kể đến món tiền cứu trợ nhân đạo 274 triệu usd cho các nước đang gặp khó khăn chống dịch Covid-19, trong đó có Việt Nam!

Đi làm trong mùa dịch

Tôi đang sống tại một thành phố nhỏ có tên là Waxahachie, thuộc vùng Dallas-Fort Worth. Hãng tôi đang sản xuất một trong những mặt hàng thiết yếu để cung cấp cho các bệnh viện, nhà dưỡng lão, cửa hàng thức ăn nhanh và các hệ thống siêu thị tại Mỹ; bao gồm: ly, chén, muỗng, nĩa, hộp đựng thức ăn sử dụng một lần rồi vứt!

Kể từ ngày đại dịch bùng phát mạnh tại Mỹ nhiều chi nhánh trực thuộc hãng tôi (ở các bang khác) đã giương-cờ-trắng, ngưng hoạt động! Cũng chính vì thế mà trong khi nhiều người bị thất nghiệp, khốn đốn thì hãng tôi phải chạy hết công suất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong lúc tình hình cấp bách! Để bảo đảm quyền lợi, an toàn và sức khỏe cho nhân viên, hãng tôi đã ra nhiều quy định mới để phù hợp với tình hình chung của toàn xã hội. Mặc dù chính sách mới có hàng loạt những ưu điểm nhưng nó vẫn không đủ sức “lôi chân” nhiều người ra khỏi hầm trú ẩn an toàn của họ trong mùa đại dịch này! Hàng loạt đơn xin nghỉ phép không lương được chấp thuận. Ở NHÀ LÀ YÊU NƯỚC. Thật đúng vậy!!! Ở nhà để tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng, giúp cho ngành Y bớt áp lực.
 
Tuy nhiên, ĐI LÀM CŨNG LÀ YÊU NƯỚC! Nếu tất cả mọi người cùng ở nhà thì sẽ lấy ai cứu chữa nạn nhân trong bệnh viện, lấy ai sản xuất để cung ứng cho xã hội?!? Và không có luôn cả những tình nguyện viên đang xông pha ngoài kia để giữ an lành cho dân chúng... Do vậy có lẽ đối với nhiều người, trong đó có tôi, được đi làm trong mùa đại dịch là một niềm vui vô bờ!!

Điều đáng chạnh lòng là những cái bắt tay, những cái high-five, những cái ôm thân thiện giờ đã hoàn toàn biến mất; thay vào đó mọi người luôn phải tránh-né-nhau để giữ khoảng cách an toàn theo quy định “toàn cầu hóa”. Lúc trước, trong phòng break mấy cô Mễ hay ngồi chụm vào nhau; một bàn tám người mà giờ chỉ còn hai: kẻ đầu bàn, người cuối bàn. Ở khắp nơi trong hãng, từ ngay cửa ra vào cho đến mỗi cái máy đều có sẵn thuốc diệt khuẩn (sanitizer) để sử dụng khi cần. Thêm vào đó, một đội ngũ nhân viên được mướn vào để làm công việc lau chùi: từ phòng break cho đến khắp hành lang, từ các tay nắm cửa cho đến thanh vịn cầu thang… bất kỳ nơi nào khi có bàn tay con người có thể vô tình chạm đến! Rửa tay! Rửa tay!!! Đó là ưu tiên số một đề ra để tự bảo vệ mình và bảo vệ người!!!

Tập suy nghĩ tích cực

Ngày mỗi ngày trôi qua, cả thế giới nín thở theo dõi số ca nhiễm dương tính và con số tử vong được ghi nhận. Giám đốc viện dịch tễ Hoa Kỳ, Bác sĩ Anthony Fauci, thẩm định sẽ có  từ 100.000 - 200.000 người Mỹ sẽ bị thiệt mạng vì dịch viêm phổi cấp tính do virus Corona chủng mới. Đây là một con số vô cùng khủng khiếp đang đe dọa “gã khổng lồ” của thế giới!!! Và hơn thế nữa, Hoa Kỳ cũng hiện đang dẫn đầu các quốc gia với số ca nhiễm dương tính!!!

Giữa biết bao khó khăn vây quanh về: sức khỏe, tài chính, công việc… nhiều kẻ đã bị lâm vào tình trạng trầm cảm, lo sợ cực độ. Nghe đâu có người bị nhồi máu cơ tim do không chịu nổi sau khi đọc tin tức, bệnh nhân này đã được đưa đi cấp cứu nhưng đã quá trễ! Kẻ xấu số qua đời khi thấy con virus chỉ mới đến trên … màn hình! Hãy bình tĩnh và tập suy nghĩ tích cực. Đó là lời khuyên của ngành Y trong thời điểm này! Nếu lo lắng thái quá thì mỗi người sẽ giảm đi kháng thể chống lại dịch bệnh. Mà sức đề kháng chính là điều tối cần thiết để mỗi người tự bảo vệ mình trong lúc nguy cấp này!

Từ suy nghĩ tích cực sẽ đưa đến những hành động tích cực! Hiện nay bên cạnh các bệnh viện, siêu thị, cửa hàng thực phẩm, tiệm bán thức ăn nhanh... đang mở cửa để phục vụ người dân thì tại: Academy Sport, Home Depot, Lowe’s... vẫn tấp nập người ra, kẻ vào nườm nượp. Họ đến các nơi này để mua dụng cụ về tập thể dục khi phòng gym đã đóng cửa hoặc sắm các vật dụng linh tinh để sửa sang cái này, cái nọ trong nhà, ngoài sân… mà lâu nay vì bận rộn công việc nên đã quên bẵng. Có người đi mua thêm ít đất, cây kiểng về trồng trong khu vườn nhà mình để giải sầu khi tiết trời đã vào Xuân. Nếu bước vào đây chắc chắn mọi người sẽ thấy một cảnh quang rất đẹp mắt của các loại hoa đủ màu sắc được bày bán phía trước, như chưa-từng-có-dịch xảy ra! Các bà, các cô thì mua máy may, vải vóc và những mặt hàng thủ công mỹ nghệ về làm để giết thời gian. Phái đẹp lại có dịp trổ tài bếp núc, nội trợ sau bao nhiêu tháng năm quần quật với công việc ngoài xã hội mà bỏ bê cái bếp nhà!

Đại dịch!!! Là điều không ai muốn nhưng nó vẫn cứ thỉnh thoảng đến ghé thăm hành tinh này như nhắc nhỡ cho mọi người biết rằng cuộc sống này vốn là vô thường! Nó đã phá hủy biết bao kế hoạch, những dự định mang tính toàn cầu của từng quốc gia, địa phương, gia đình và cá nhân. Biên giới các nước đã đóng cửa, các thành phố cũng đã siết chặt vòng đai, nhà nhà đã kín cổng. Đây là lúc để người ta có dịp quán chiếu lại thân tâm và nhìn lại những gì đã xảy ra chung quanh mình. Mỗi cá nhân và thế giới luôn có sự tương tác rất dịu kỳ mà bao lâu nay vì quá bận rộn con người đã không cảm nhận hết điều này!!!

Chắc chắn một điều rằng đại dịch rồi sẽ qua như nó từng đã đến và đã đi!

Chắc chắn nó sẽ để lại rất nhiều mất mát vô cùng to lớn về người và của!
Đó là điều rất đau lòng!
 
Nhưng!!! Nếu hiểu ra được rằng mỗi người đến với thế giới này đều do nhân duyên và ra đi khi đã hết duyên thì có lẽ chúng ta cứ tùy duyên mà sống! Ai cũng chỉ có một khoảng thời gian nhất định để tồn tại trên cõi đời này! Không chết vì virus thì người ta cũng có đủ thứ lý do hợp lý lẫn vô lý để chết!!! Đó là sự thật. Ông bà ta thường nói:” Sống chết đều có số mạng”! Chắc không sai. Do vậy, hãy lấp đầy nỗi sợ hãi của mình bằng tình thương, sự tha thứ và nỗi cảm thông cho những ai đang sống chung quanh mình. Từ trường của sự thương yêu sẽ làm dịu đi thế giới và có thể cứu được nhân loại qua cơn đại nạn. Thông điệp này đã được lập đi lập lại rất nhiều lần trên các phương tiện truyền thông nhưng dường như con người ít quan tâm đến!!!

***

Khi tôi viết những dòng chữ này thì Texas đang vào mùa hoa Bluebonnet. Dọc trên các xa lộ những cánh đồng hoa đang phủ một màu xanh khoe sắc thắm. Giờ đây mặc cho chả còn ai buồn quan tâm đến mình nữa, hoa vẫn không màng tới, nó vẫn cứ nở để làm đẹp cho bản thân và cho cả đất trời! Tôi cũng biết rằng ở đâu đó trên trái đất này đang có rất nhiều người đang âm thầm, lặng lẽ phục vụ cộng đồng với một hạnh nguyện giúp đời mà không cần bất kỳ một lời tán thán nào cả. Thật đáng trân trọng và muôn vạn lần tri ân họ biết bao nhiêu!!!

Xin cầu chúc cho tất cả cả nhân loại luôn dồi dào sức khỏe, đầy đủ niềm tin, nghị lực và lòng dũng cảm để cùng thế giới đi qua mùa đại dịch Sars Cov-2 này!
Tháng 4/2020

Ý kiến bạn đọc
18/04/202015:26:28
Khách
Coi tin tức về cúm Tàu hoài ớn quá.
Sáng nay nhà tôi phát lại những bài hát của Christophe như: Main dans la main, Oh mon amour, J'lai pas touchée, Parle Lui De Moi, Aline… ôi nhất là Aline.
Vừa nhâm nhi ly càphê Latte vừa nghe Aline, thấy ấm lòng và yêu đời. Christophe đã ra đi nhưng những bài nhạc tình, giọng hát ấm cúng pha lẫn hình ảnh phong trần, mái tóc bồng bềnh blondy của ông sẽ mãi trong tâm hồn của mọi người nói chung và dân Pháp nói riêng.
Nhớ lại năm xưa nghe nhạc vẹm: “Đoàn quân Việt Nam đi, sao mà ốm thế”, hay “Tổ quốc ơi, ăn khoai mì ớn quá”, mới thấy nếu Pháp quốc mà theo Định Hướng XHCN thì chắc Christophe nhiều lắm sẽ viết được những câu “lãng mạng cách mạng” như: “Cây cuốc cong mình mong cây cuốc gãy. Cây cuốc gãy, mình khỏi phải ra đồng”.
Xin cám ơn Thượng Đế đã cho một thiên tài bậc ấy sinh ra trong một đất nước tự do.
Adieu Christophe, j espère sue la haut tu as trouvé le paradis.
18/04/202002:38:04
Khách
Hình ảnh Hà nội trên youtube mấy hôm nay đây nè :

Hà Nội - Chen lấn, tranh nhau gạo tại cây 'ATM nhả gạo'
Sen Vang News
294K subscribers
SUBSCRIBE
Người dân chen chúc, tranh nhau gạo tại 'cây ATM nhả gạo' đầu tiên ở Hà Nội "Cây ATM nhả gạo" đầu tiên tại Hà Nội đi vào hoạt động được 3 ngày thì đã xuất hiện tình trạng người dân chen lấn, tranh nhau để nhận gạo. Lực lượng chức năng đã phải can thiệp để yêu cầu giãn cách, giữ gìn trật tự theo đúng quy định.
Bách Phạm2 days ago
Xấu hổ nếu có chết đói cũng không nên như vậy không bao giờ 3o ngàn mà làm mất đi vẻ đẹp của người Hà Nội
Thanh Vân Huỳnh2 days ago
Xấu hổ người ha noi
boisl1682 days ago
Hà Lội nà thế...
Luu phan trong14 hours ago
Thật buồn cho những người sống ở thủ đô ( mình tin là dân thủ đô cũng có , dân ngoại tỉnh cũng có ) hãy xếp hàng từ từ cũng đến lượt

.......
17/04/202016:44:46
Khách
"Tôi thật mong rằng trong số những người “kéo gạo” đó không ai là những thuyền nhân đã từng đến bến bờ tự do với duy nhất một bộ quần áo mặc trên người sau những ngày “thập tử nhất sinh” lênh đênh trên biển. Và cũng mong sao không ai trong số họ là những người “tù cải tạo”, tưởng đã bỏ mình ở núi rừng Bắc Việt năm xưa!!!"- Trích.

"leo lên các quầy kéo gạo xuống và tranh nhau để mua đến mức gần như muốn ấu đã " nằm trong cái thành phần đến từ cái xứ cai trị bởi bọn khỉ Trường sơn, hang Pắc Bó Cộng sản Hà nội sau năm 1990 đây này. Một cái xứ mà lợi tức trung bình còn thua cả nước Lào , hàng năm lãnh bố thí gấn 15 tỷ đô la từ hải ngoại gửi về, dân sống xô bồ, giành giật, gian lận...! :

24/07/2016- vietnamfinance.vn : " Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hiệp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA), từ năm 1990 đến năm 2015 có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Như vậy tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài.

"Hầu hết người Việt Nam di cư đến các nước phát triển, trong đó tập trung đông nhất là ở Mỹ (hơn 1,3 triệu người), Pháp (125,7 nghìn người), Đức (gần 113 nghìn người), Canada (182,8 nghìn người), Úc (227,3 nghìn người), Hàn Quốc (114 nghìn người),...

"Tại các nước Đông Âu, và một số nước châu Á như Lào, Campuchia, Malaysia mỗi nước có khoảng trên 10.000 người Việt di cư đến đây ".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,679,788
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ.
Tác giả tên thật Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966. Trước khi đi vượt biên, là cô giáo tiểu học tại Việt Nam, qua trại tỵ nạn Thailand 4 năm và qua định cư tại Edmonton, Canada từ 1994 đến nay. Đây là bài mới nhất của tác giả.
Cuộc đời tình ái của hắn rẽ sang một khúc ngoặt mới kể từ ngày nàng rước hắn về dinh ở một thành phố miền Tây Bắc, tiểu bang Washington, theo diện hôn nhân mà hắn vẫn luôn tự hào và khoe khoang với mọi người ở Việt Nam và cả ở Mỹ rằng hắn đi Mỹ theo diện “Hạ vàng có Nàng đến hỏi”.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Đặng Hà Nội tên thật là Đặng Thống Nhất là giáo sư hồi hưu đã từng dậy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Thú tiêu khiển của tác giả là viết truyện, hội họa và du lịch. Kèm theo là tranh acrylic trên khung vải có kích thước 16x20 và có tựa “Cô Vi 19” của tác giả.
Tôi vào quân ngũ Việt Nam Cộng Hoà năm 1966, theo học trường Sĩ Quan Thủ Đức, khoá 24. Khi ra trường, tôi đã được bổ nhiệm theo ngành Công Binh Kiến Tạo, vì bên kiến tạo cần thêm một Tiểu Đoàn để làm hàng rào điện tử McNamara bên đây bờ sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị, để ngăn chận nẻo đường mà cộng sản Bắc Việt xâm nhập vào Miền Nam Việt Nam.
Tác giả Phi Nguyễn lần đầu tham dự VVNM sinh sống và làm việc tại thành phố Brunswick, Georgia.
Tác giả lần đầu tham dự VVNM tên thật là Hiền Phạm, sinh năm 1982, quê quán Bình Dương, trước kia làm kế toán. Sau theo chồng sang Mỹ định cư ở Nam California.
Gần ba chục năm sống ở Mỹ, được an lành vui sướng, được hưởng biết bao ân sủng của miền Đất Hứa này, lòng tôi luôn mang nặng sự biết ơn nhưng chưa có dịp để tỏ bày. Người ban ơn thì “thi ân bất cầu báo” nhưng mình là kẻ thọ nhận thì làm sao quên được ân tình, làm sao quên được những gì mà người ta đã giúp, đã cho mình. “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây” là lời giáo huấn của Thầy Cô từ hồi tiểu học, tôi luôn khắc ghi
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.