Hôm nay,  

Bạn Cũ Vào Chùa Xuất Gia

28/04/201900:00:00(Xem: 8331)
Tác giả: Y Châu
Bài số  5676-20-31481-vb8042819
 
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.

***

Gần đây một hôm có người bạn thâm giao, chúng tôi từng học chung trường ở Nha Trang, nhà ở Homestead, cách nhà tôi không xa, gọi tôi:    - Chúa nhật nầy đến nhà anh, có người muốn gặp, người nầy biết anh từ còn thuở học trò đến khi vào quân đội...

Tôi hỏi lại:

- Anh ta tên gì?

- Người nầy đã thay tên đổi họ, đến đi sẽ biết liền!

Đúng ngày giờ, tôi chở thêm đứa con theo, để gặp người lạ. Khi đến nhà anh, có nhiều xe đậu kín, tôi khó khăn lắm mới tìm được chỗ đậu. Khi vào nhà anh, rất đông người, mọi người ngồi quanh một cái bàn nối dài, ở đầu bàn là một vị sư đang giảng Phật Pháp.

Rồi anh sắp tôi ngồi kế bên anh và vị sư. Tôi không hiểu gì cả, chỉ tuân theo sự sắp xếp của anh.

Sau khi xong một phần bài giảng, vị sư quay sang tôi:

 - Hơn mấy mươi năm mới gặp lại, YC khỏe không?

Qua giọng nói và dáng điệu, tôi ngờ ngợ:
 

 - Xin lỗi thầy có phải là Đ. Nan?

Đúng Đ. Nan, ngày xưa học chung lớp với tôi giờ là nhà sư. Sau đó Đ. Nan kể cho tôi nghe về con đường đến cửa thiền, xuất gia và hiện nay đang trụ trì một ngôi chùa, ở một tiểu bang vùng Trung Tây.

Trong khi trò truyện ,  trong đầu tôi bỗng bật lên một hình ảnh từ thời còn ở quê nhà cách đây chừng 40 năm, khi chúng tôi đang ngồi ở một quán cà phê, ngoài trời mưa rả rích. Khi cơn mưa vừa tạm ngưng thì có nhiều người vội vàng chạy ra, trong số nầy đặc biệt có một người mặc đồ vàng, đầu không tóc như một thầy tu Phật Giáo, vừa kéo cái áo dài lượt phượt, rộng thùng thình lên để tránh mấy vũng nước mưa còn đọng trên mặt đường. Nhìn vị sư, tôi thấy quen quen, nhưng không nhớ ra được là ai.

Tôi nhắc lại chuyện xưa, "người mặc đồ vàng, đầu không tóc từ quán cà phê bước ra,  Đ. Nan trả lời ngay:

 - Chính là tôi, sau một thời gian tu học, đó là lần đầu tiên trở về thăm nhà...

Tôi nói xin chúc mừng thầy, đã vượt qua được nhiều thử thách, ngũ giới cấm, tam quy, theo chân Đức Thích Ca Mâu Ni, để giúp mình, giúp cho người đời thoát cảnh trầm luân, bể khổ.

Nhiều người muốn như thầy nhưng có được đâu!

Y Châu

Ý kiến bạn đọc
28/04/201912:58:34
Khách
TU là cõi phúc, TÌNH là dây oan
Có mấy người chịu vào cõi phúc khi đã lụy tình ???
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,562,960
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Giống như những bí ẩn "đằng sau mặt trăng," bài viết thứ 15 của Vĩnh Chánh kể về ba thế hệ thuộc một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước. Chuyện 40 năm nhìn lại từ đất Mỹ là phần hồi ký đầy biến động và xúc động.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.