Hôm nay,  

Băn Khoăn Muộn Màng

27/03/201900:00:00(Xem: 10008)
Tác giả: duyenky

Bài số  5650-20-31456-vb3032619

 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả tiếp tục.

 
***
 

Anh, ông Xã cuả mình, là người không tin bác sĩ, thuốc Tây. Chỉ thuốc Ta, nhưng chẳng ông thầy lang nào“có thể” khám bệnh cho anh! Anh tự nghiên cứu triệu chứng, cách chữa và phòng tránh bệnh rồi cần thì mua thuốc Ta uống! Mà cũng hay, anh chẳng mắc bệnh gì, thiên hạ ai cũng mang một hay nhiều loaị bệnh thời đại như cao mỡ, cao máu, tiểu đường… đến những bệnh cổ điển như thấp khớp, nhức chân mỏi tay, cảm cúm…

Anh không tập thể dục, cũng chẳng có ngón nghề nào cho sức khoẻ cuả một người đàn ông!

Nhờ cách ăn uống từ xưa nay kiêng cữ như khổ tu, lập dị: tuyệt đối kiêng bột ngọt, bột nêm, thịt bò, thịt vịt…lâu lâu ăn chút thịt heo, thịt gà…Anh chuộng đồ biển: tôm, cua, cá, mực, nghêu, xò…Nhưng lại chẳng thể phân biệt con nào với con nào, loại gì với loạị gì! Nhiều người bảo cứ nói đại là mấy thứ ảnh thích để ảnh ăn! Mình làm theo! Rồi bị lộ, vì trước khi ăn bao giờ ảnh củng hỏi rõ, sau dó là ngửi! Vì thế không che được mắt ảnh!

Có lần mình nói:“Anh kiêng thịt bò là anh mất tất cả vô vàn những món quí baú thơm ngon từ thịt bò!” Ảnh trả lời:”Lâu lâu anh cũng ăn phở, chứ cứ chiều theo cái miệng thì khổ cái thân!”

Ảnh không bị ảnh hưởng, lung lay…ai nói gì thì nói, ảnh vẫn theo ý riêng. Thà ăn cơm với nước mắm kho quẹt, với chao, với chuối hay với đậu phộng…chứ không hề bị cám dỗ! Không thử!

Thế mà ảnh lại thích ăn tiệm, tiệc tùng! Nghịch lý chưa?! Nhiều lần mình tự ái, vì như thể ngầm nói rằng mình nấu nướng dở nên ảnh không ăn!?

Rồi chuyện gì đến cũng đến! Cách đây hơn mười năm, không biết lý do nào mà ảnh đi thử máu ở bác sĩ Phương. Có kết quả, bác sĩ gọi phone, mình nghe giúp: “thử máu thấy ông Hùng thiếu máu. Mà đàn ông như vậy dễ bị ung thư ruột. Nói ổng đi kiểm tra.”

Ảnh tỉnh bơ! Năm sáu năm sau, tinh cờ quen một y tá dễ thương, ảnh mới bằng lòng cho đến nhà chăm sóc ảnh. Rồi y tá năn nỉ ảnh chiụ di bác sĩ vì đường tiểu cuả anh trục trặc. Bác sĩ cho thuốc uống và rửa ruột, anh không cộng tác, thuốc thì khi nào y tá đến năn nỉ, cầm đưa tận tay, ảnh mới chiụ uống!

Qua Tết 2012, ảnh đau lưng hay ngực gì dó, khó tự nằm, tự dậy, đi tiểu ra chút máu, rồi toàn máu, y tá vội chở đi cấp cứu! Bác sĩ nói ảnh bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối, đã di căn qua phổi và xương! Phải mổ ngay, và khuyên gia đình chuẩn bị hậu sự cho ảnh!

Mọi sự cũng qua, về nhà, mình cho uống nấm Linh Chi, Trinh nữ hoàng cung, lá Đu dủ dực, xả, cà chua… Ảnh vui sống như bình thường.

Lễ mừng Muà Gặt 2014 tại giaó xứ St. Herry, Chicago, là dịp Cộng đoàn tổ chức văn nghệ, tiệc tùng gây quĩ, rất đông vui. Dự tính dưa ảnh di lễ chiều, rồi ở lại tham dự. Nhưng lúc đi bị trúng mấy giọt nước mưa, thế là lễ xong, mình đưa ảnh về luôn! Chiều hôm sau, người ảnh hơi nóng, ho, khó thở, rồi bất tỉnh. Vội vàng gọi 911. Bác sĩ phòng cấp cưú nói ảnh bị viêm phổi nặng. Làm thủ tục nhập viện.

Nằm phòng cấp cứu đặc biệt ICU mấy ngày, ảnh vẫn bất tỉnh, gia đình đầy lo lắng. Nhưng điều buồn là không được yên thân. Đang lo tình trạng bất tỉnh cuả ảnh thì nhóm bác sĩ cuả chương trình “chết êm, hospice”lại thường xuyên đến mời gọi, giaỉ thích về mục đích, ý nghiã, lợi ích cuả chương trình. Nghe băn khoăn bối rối nhưng … hợp lý! Thật sự lúc đó mình chỉ hiểu lơ mơ về chương trình. Thầm trách mình thờ ơ với tiến bộ của xã hội.  Chỉ nghe con gái nói laị lời bác sĩ cuả chương trinh:

-  Chương trình “Hospice” hay “chết êm” không làm chuyện cứu sống cho những bệnh nhân khi cái chết chắc chắn sẽ xảy ra, như khi mắc bệnh quá nặng, nguy hiểm, vô phương cưú chữa, lớn tuổi… Chỉ dùng thuốc giảm đau, vài tuần để bệnh nhân ra đi êm ái!

-  Chương trình có thể thực hiện cho bệnh nhân taị nhà thương, Nursing Home hay nhà cuả bệnh nhân.

-  Ba đã lớn tuổi (80), được hưởng mọi thứ ở đời rồi! Sức khoẻ Ba rất yếu lại thêm những bệnh nguy hiểm, có chữa được cũng phải qua những phẫu thuật lớn, không chiụ nổi. May mắn vượt qua cũng phải sống đời sống thực vật, không biết kéo dàì bao lâu? Kèm theo là sự tốn kém vất vả cuả gia đình, cuối cùng chết trong đớn đau!

-  Gia đình thương Ba thì nên chọn cho Ba cách “chết êm”, càng sớm càng tốt, đừng dể Ba phải oằn oại chịu đựng.

-  Nếu băn khoăn, bác sĩ cuả chương trình có thể mời một linh mục Công giáo giải thích thêm. Hoặc gia đình xin ý kiến những người gia đình tin tưởng.

Con cái mình nghe hợp tình hợp lý lắm, riêng mình, đi tìm thêm ý kiến các linh mục, cùng người thân. Nhưng tất cả đều không mạnh dạn, vì qúa thương cảm, quá khó, và riêng tư!

Mình chới với, cô đơn, mệt mỏi đến thất vọng, nhưng không ngã lòng, tiếp tục cầu nguyện.

Đột nhiên mình nhớ lại “cáí chết êm” đầy thương tâm cuả bà Terri Schiavo ở Florida năm 2005, đã làm xôn xao, chấn động cả nước Mỹ và thế giới lúc bấy giờ. Tìm lại Wesite riêng của mình:

 

*Messages 390: Terri Schiavo đã giã từ cõi thế (Vietcatholic - Ngọc Loan, 31/03/2005):

“Terri Schiavo, người phụ nữ bị bệnh hư não và đã sống nhờ ống truyền sinh nước và thực phẩm trong 15 năm qua, đã yên hàn ra đi vào sáng sớm thứ Năm giờ Hoa Kỳ, sau gần 2 tuần đã bị Tòa Án ra quyết định rút ống truyền sinh theo đơn của người chồng ngoại tình Michael Schiavo vào ngày 18/3”

(Sau một tai nạn, bà bị miên man bất tỉnh. Sống nhờ sự săn sóc của chồng, nhưng sau ông chồng nộp đơn tại tòa án xin rút ống nuôi dưỡng bà Terri Schiavo. Toà quyết định cho và bà đã tạ thế sau 10 ngày không được nuôi dưỡng. Bà thọ 41 tuổi.)

 

*  Messages 391: Phản ứng của Tòa Thánh trước cái chết của Terri Schiavo (VietCatholic News - Đặng Tự Do 31/03/2005):

-  Tòa Thánh minh định rằng cái chết của Terri Schiavo là một vụ giết người công khai với sự yểm trợ của các tòa án của Hoa Kỳ.

-  Giáo huấn của Công Giáo nhấn mạnh “ta không thể chấp nhận một ngoại lệ nào trên nguyên tắc thánh thiêng của sự thánh thiêng của cuộc sống từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên”.

- “việc nuôi dưỡng một người đau yếu không khi nào có thể được coi là một liệu pháp ngoại thường.”

Mình cũng tìm hiểu thêm thông tin Công Giaó trên Internet. Và được biết:

 

*Lm. Đoàn Quang, CMC (Trích dẫn từ nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ số 269 tháng 5 năm 2000) viết về:  Chết Êm Hợp Pháp Hay Không?

"Luân lý Công giáo không chấp nhận trực tiếp hay gián tiếp để chết êm, do chính bệnh nhân xin hay do người hữu trách xin để chấm dứt đau khổ cho bệnh nhân."

 

*Buổi phỏng vấn cuả Thông Tấn Xã Công Giáo Vietcatholic Việt Nam với linh mục tiến sĩ Phêrô Trần Mạnh Hùng.

   “ Các vấn đề này, tôi đã bàn thảo kỹ lưỡng trong tác phẩm của tôi, với tưạ đề: ADVANCING THE CULTURE OF DEATH: EUTHANASIA AND PHYSICIAN-ASSISTED SUICIDE được xuất bản tại Úc vào tháng tám năm 2006, mà tôi tạm dịch là: PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ SỰ CHẾT: AN TỬ VÀ TRỢ TỬ.

AN TỬ VÀ TRỢ TỬ DƯỚI NHÃN QUAN THẦN HỌC LU N LÝ CÔNG GIÁO. Vì đó là chủ đề luận án tiến sĩ của tôi.

-  Chết êm có thể là trực tiếp nếu được tiêm thuốc (lethal injection) vào làm cho chết mau lẹ. Chết êm là gián tiếp nếu bị rút ống tiếp tế khí thở, đồ ăn, thuốc chữa…

Việc làm này, thoạt nhìn thoáng qua, thì dường như được thúc đẩy bơỉ động lực do lòng từ-tâm, quảng-đại và nhân-ái. Vì người thực hiện công việc ấy đã thi hành và làm theo sự yêu cầu của bệnh nhân, nhằm giải thoát họ khỏi cơn đau đớn quằn quại trên thân xác, mà đôi khi sức riêng của họ, dường như không thể chịu đựng thấu. Cho nên, họ muốn quyên sinh, nói một cách vắn gọn là họ muốn tự tử để khỏi kéo dài những ngày tháng mà họ phải sống với bệnh tật nan y, bất trị và vô phương cứu chữa, thêm vào đó, mỗi ngày họ phải đương đầu và cảm nghiệm các cơn đau đớn trên thể xác cũng như trong tâm hồn. Lẽ đó, họ muốn, tự họ chích thuốc cho mình chết, hoặc người bệnh cũng có thể yêu cầu các bác sĩ hay các cô y tá tiêm cho mình một mũi thuốc tử vong, có liều lượng và hóa chất làm cho bệnh nhân có thể chết liền sau đó, chừng vài phút mà không cảm nghiệm một sự đau đớn nào trên thân xác.

-  Sự khác biệt giữa luân lý và pháp luật. Có những vấn đề luật pháp cho phép, nhưng xét về luân lý và thuần phong mỹ tục thì nó là việc làm không tốt, và không nên cổ - động. Không phải bất cứ điều gì hợp pháp thì chúng đều đúng với luân lý và đều được phép để thực hiện. Thí dụ như mở sòng bài, mại dâm…


-  Không phải đại đa số ủng hộ và tán thành một việc gì đó, thì việc đó đương nhiên và tự động trở nên hợp pháp và hợp luân lý.

 

Như người sắp chết đuối vớ được phao, mình thêm sức mạnh, cương quyết trả lời “không” vớí nhóm bác sĩ cuả chương trình. Rồi nói với con gái lớn: “Hiện tại đã ổn, trong hồ sơ cuả Ba chắc chắn họ phải ghi ý kiến cuả Má. Nhưng nếu sau này vì lý do nào dó, Má không thể còn quyết định được thì con phảỉ can đảm giữ lập trường kẻo bị mọi người áp đảo nhé! Bởi trong trận chiến này, chỉ có hai má con mình đứng một phía! (hai Má con được Ba cho quyền quyết định sự sống cuả Ba.)

Cháu trả lời: “Má đừng lo, con ý thức vấn đề này mà!”

Ông xã dần tỉnh lại bởi bác sĩ tiếp tục cứu (truyền máu, nước biển, thuốc)! Hai tuần sau họ chuyển về Nursing Home. Tưởng ở đó chỉ lo bồi dưỡng, tập tành cho tốt rồi về nhà! Ai ngờ mấy ngày sau, hai bà bác sĩ khác tới thuyết phục“chết êm” tiếp. Không muốn phải nói chuyện mấy tiếng đồng hồ về sự việc mình dã quyết định riêng. Nên nói ngay: “Xin lỗi, gia đình dã quyết định, không muốn quay lại vấn đề này dù với bất cứ lý do nào! Xin tôn trọng!”

Các bác sĩ vẫn không tha, họ hỏi thêm nhiều chi tiết để dễ đánh động: cưới nhau bao nhiêu năm, thục sự ở với nhau bao nhiêu năm, có hạnh phúc không, làm nghề gì, có mấy người con… Rồi tự giới thiệu cả hai bác sĩ đều có đạọ Công giáo!

Họ vừa thất bại ra về thì ông xã lại phải cấp cứu, lần này xe cấp cưú đưa đến bệnh viện thánh Phanxico ở đường Ridge. Đúng tuyến theo không gian nhưng sai tuyến theo doĩ bệnh từ đầu (bệnh viện Weiss)

Ngay tại phòng cấp cứu, mình laị phải tiếp một vị bác sĩ thuyết phục chết êm nữa! Thầm nghĩ, lạ nhỉ? Bệnh viện Công giáo mà sao nhân viên mời gọi ngược với tín điều của Giáo Hội?!

Chưa hết, khi ảnh ra phòng ngoàì, còn phải tiếp cả hai phe: chết êm và dọn mình chết lành!

May mắn tới, ông xã tỉnh táo và trở lại Nursing home bình thường được vài ngày.

Một buổi sáng mình vưà đến thăm, ông xã ngạc nhiên há miệng, mở to mắt, nhìn chằm chằm nói:

- “Uả, em ở đâu đến? Không phải em đã chết rồi sao?!

-  Em ở nhà dến, em còn sống mà! Sờ tay em mà xem!

-   Đúng rồi, em còn sống! Đêm qua anh mơ em chết! Vậy là em còn sống à? Hu…hu…vui sướng quá, chúng ta làm lại từ đầu nhé?!”

Anh vừa nói xong thì y tá bước vào, nét mặt vui vẻ noí:

-  Hôm qua ổng đòi chết!

Mình nóí ngay:

- Vì ổng nằm mơ thấy tôi chết nên ổng đòi chết theo!

Y tá thay đổi ngay nét mặt, bước ra khỏi phòng, không lời tạm biệt!

Cô ấy lỡ mừng vì tưởng có kết quả cuả sự giảỉ thích!

Ôi! Họ không bỏ lỡ cơ hội nào để làm mình phải đồng ý chết! Vất vả theo dõi, thuyết phục bệnh nhân bằng lòng chết để làm gì nhỉ? Để họ vui mừng vì thành công? Để ghi vào kế họach, mục tiêu…mỹ mãn của họ và chờ tuyên dương, ban thưởng, hay thật sự vì nhân đạo?...

Nhưng hiện nay hầu hết các nước trên thế giới vẫn không cho phép bác sĩ thực hiện giúp bệnh nhân nhận sự “nhân đạo” của cái chết êm ái tránh đau đớn thể xác kéo dài.

Chỉ một số nước cho phép quyền được chết, tự tử có giúp đỡ, là Hàn Quốc, Bỉ, Luxembourg, Hòa lan, vài bang của Thụy Sĩ, và 5 bang của Mỹ (Washington, Oregon, Vermont, New Mexico và Montana).

Hơn nữa các trung tâm Hospice care, trong vai trò một cơ sở kinh doanh, khi thuyết phục bệnh nhân (và gia đình) chuyển qua dịch vụ này, có thật sự quan tâm trước hết đến bệnh nhân không?

 Bệnh nhân tham gia Hospice care có được săn sóc đúng với nhu cầu của họ không?

Cũng nói rõ rằng dù bệnh nhân sống đời sống thực vật, tức không tự nhiên, nhưng đó là những cách Thiên Chuá cho phép. Vì Ngài cho con người quyền dùng khoa học kỹ thuật để chữa chạy bệnh tật.

Một tuần sau ông xã bị nhiễm trùng toàn thân, lại đi cấp cứu, và con gái út  lại phải nghe bác sĩ nói nhàm tai: ba mày yếu lắm, cơ thể không tiếp thu được gì nữa! Theo lương tâm nghề nghiệp và kinh nghiệm thì không chữa dược, bó tay rồi, để cho ổng ra đi thôi!

Gặp mình, bác sĩ lại dịu dàng: bà chọn lựa đi: một là để ổng ra đi êm ái, hai là phải mổ ở cổ để thở bằng máy!

Ồ, nếu bác sĩ cho chọn lựa thì mình lại chọn cách để ảnh sống! Thế là tiến hành phẫu thuật! Nhưng giải phẫu xong, ảnh không tỉnh lại như thông thường! Cả nhà chờ trong kiên nhẫn, lo lắng! Cuối cùng ảnh cũng mở mắt, nhưng không nhận biết gì! Mặc dù sắc mặt vẫn tươi tắn. Một tuần lễ cũng vậy, đồ ăn thuốc uống vẫn vô bình thường! Bệnh viện đưa ảnh về Nursing Home cao cấp hơn để dưỡng sức. Ở dây mình cũng gặp rắc rối như trước, bị đeo bám, canh chừng mọi sơ hở để thuyết phục cái lý của họ! Mệt mỏi, chán chường dến tận cùng, hằng ngày vô ra NursingHome, tối về là chân tay, cơ thể mỏi rã rời, nằm cứng dơ như khúc gỗ! Gần bẩy tháng trời cứ như vậy, khoảng hai tuần ở Nursing home thì hai tuần sau lại di cấp cứu, rồi lại về Nursing home, cứ đều đặn như vậy!

Nursing Home không cho người nhà ở lại, còn nhà thương, tuy phải canh chừng 24/24 giờ nhưng được ngủ laị, phập phòng mà cũng đỡ cái thân!

Thế rồi một buổi sáng mình còn đang chìm trong giấc ngủ, nghe phone con gái út gọi! Và chuyện gì đến cũng phải đến! Ông xã đã ra đi “tự nhiên” (?) vào lúc 7g48 phút ngày 21 tháng 1 năm 2016. Đúng vào ngày ông Táo về trời năm con Dê!

Giờ đây đã được một năm, bình tĩnh hồi tưởng lại quãng thời gian bẩy tháng liên tục một mình chăm lo chu đáo cho ông xã từ lúc cấp cứu lần đầu, tuy rất vất vả, hoảng loạn, nhưng mới thấy sức chiụ đựng cuả con người quả là to lớn, ghê gớm, đặc biệt về tinh thần! Cùng được thâm nhập lần đầu tiên vào một lãnh vực quan trọng, nhậy cảm cuả xã hội, rất bất ngờ thú vị nhưng vô cùng nguy hiểm!

Ở đó có bác sĩ, y tá trông nom, nhưng nếu không có người nhà túc trực ngày đêm thì khó tránh khỏi tai hoạ! Cách đây gần chục năm, mình dọc một tài liệu thống kê rằng riêng nước Mỹ mỗi năm có đến mấy chục phần trăm người chết oan! (không nhớ số cụ thể) Do: sơ hở chuyên môn, yếu kém tay nghề, sai sót kỹ thuật, chủ quan coi nhẹ… cuả những người có trách nhiệm. Chưa kể suốt mấy tháng trời ra vô bệnh viện liên tục, nhưng chưa bao giờ được bác sĩ chính điều trị “sờ” tới (chỉ có tên trong hồ sơ)! Khi không bác sĩ nào thuyết phục được ông xã vô chương trình Hospice, lúc ấy mới thấy mặt mũi bác sĩ của mình một lần, cũng chỉ trong chớp nhoáng! Vì thế đừng ai sửng sốt ngạc nhiên khi nghe nhiều người chết oan đến vậy! Hiển nhiên đây không phải là tất cả bác sĩ, y tá, bệnh viện… mà là những gì mình đã thấy, đã gặp, dã trải nghiệm.  Chứ công lao trời biển, tấm lòng nhân ái cuả ngành y thì không ai không khâm phục, chối bỏ…

Vì ở đó, mình cũng gặp những y tá có tấm lòng thương cảm, chăm sóc ông xã chu dáo, lấy khăn cho mình lau nước mắt, cho đồ ăn thức uống và còn mua quà tặng mình nữa!

Nhưng dù sao mất đi ngươì phối ngẫu cũng là một niềm đau tất nhiên, nhưng đâu đó trong mình vẫn còn sót lại một chút băn khoan muộn màng…

Và cũng vẫn biết rằng con người rồi ai cũng phải chết. Nhưng laị không mấy người muốn chết, còn sợ chết nữa! Và càng không ai đang tâm cắt hết mọi nguồn trợ lực để ngồi nhìn người thân thoi thóp chết dần chết mòn… Đau đớn xót thương lắm nên các cụ đã dậy:“Còn nước còn tát” và “có bệnh thì vái tứ phương!”

Vấn đề tôn giaó tín ngưỡng còn nguy hiểm hơn, không chỉ Cộng sản mới chủ chương:“mưa dầm thấm lâu!”, mà xã hội văn minh cũng rất ưa chuộng kiểu tuyên truyền này, dúng là: “ai bền đỗ đến cùng mới được giải thóat!” Cuộc sống phải chiến đấu liên tục, canh thức, không ngưng nghỉ, không sơ hở…

Thật vậy, trong vấn đề bảo vệ tín điều, sống theo tôn giáo mình theo, chúng ta, các tín hữu  đã được chỉ bảo rõ rằng “trợ tử hay chết êm” là không được phép, là giết người… nhưng rất nhiều người không biết, không rõ, bởi thiếu quán triệt, do thiếu học hỏi, thờ ơ… nên dễ bị các thế lực khác thuyết phục lôi cuốn với những lý do dễ nghe,  siêu lòng. Trường hợp mình cũng vậy, tưởng rằng không đồng tình thì thôi, nhưng thiên hạ không cho mình an phận, luôn lôi kéo đưa dẩy mình đến bối rối, không giữ vững lập trường, không chọn được cái tốt nhất trong những điều tốt phải làm, cần làm! Rồi còn phải đấu tranh, chiụ đựng ngay với những người trong gia đình, bạn bè, cộng đoàn, xã hội mình nữa!

Thật là biển đời mênh mông có đủ các loại sóng: sóng nhỏ, sóng ngầm, sóng lăn tăn đến sóng to lớn và cả sóng thần nữa! Chẳng khi nào yên tịnh!

Rất mong chúng ta, dù tôn giáo nào, đạo nào,  cũng cần sáng suốt cương quyết bảo vệ tuân giữ những thứ phải bảo vệ, chăm lo những việc cần chăm lo… dể tâm thể, gia đaọ luôn an vui trong niềm hy vọng sau hết cuả đời mình và người thân!

Chicago, ngày 7 tháng 1, 2017

Giỗ một năm ông xã!

Duyenky

Ý kiến bạn đọc
30/03/201905:40:56
Khách
Kính thưa Quí Bạn,
Câu chuyện dk ghi lại trong”Băn khuăn muộn màng “ là hoàn toàn sự thật cuả gia đình dk. Mà ai nghe cũng phải ngạc nhiên, giật mình, bởi đa số chưa sâu sát với nội dung chương trình Hospice Care.
- Nên đa số bệnh nhân và gia đình nghe giới thiệu về chương trình Hospice Care thấy rất ”hợp lý”, nhân đạọ, tử tế... bèn đồng ý ngay.
Và Hospice care sẽ thuận lợi từ A đến Z, không gặp trở ngại gì.
- Nhưng nếu cương quyết không theo chương trình, khi đó mọi sự sẽ không đơn giản nữa, và chắc chắn sẽ phải đối phó để giữ quan điểm cuả mình.

Cũng cần phân biệt:
• Bác sĩ, y tá chữa bệnh thì là nhân viên của bệnh viện. Họ có bổn phận chữa chạy cho bệnh nhân cho đến phút chót.
Tuyệt đối không can dự gì đến chương trình Hospice Care.
• Còn Bác sĩ, y tá cuả chương trình Hospice Care thì thuộc về tổ chức riêng biệt cuả chương trình! Không chữa chạy cho bệnh nhân, Chỉ chờ bệnh nhần mau ra đi! Là thành công!
• Tất cả đều mặc y phục bệnh viện trong khi làm việc!

Nếu muốn trải nghiệm thật hư, khi được mời, bệnh nhân (gia đình) thử cương quyết từ chối gia nhập chương trình Hospice Care, các Bạn sẽ rõ.

* Tiện đây cũng xin nhắn với ông bạn Lê Như Đức rằng: qua giáo lý của đạo thì Thiên Chuá yêu cầu con người phải tôn trọng thân xác mình và người khác. Đói thì ăn, bệnh thì uống thuốc.. (không tự nhiên), không được buông xuôi hay làm cho mau chết!
Khi còn taị thế Đức Giesu cũng đã chữa bệnh nan y cho nhiều người chạy đến với Ngài, mà không muốn ai phải chết đi cho nhẹ gánh!

Thân mến,
DK
29/03/201923:27:49
Khách
Theo toi thi tac gia viet that vo ly ve vai tro cua bac si trong viec thuyet phuc gia dinh cua binh nhan doi voi chuong trinh Hospice. Toi hoan toan dong y voi y kien cua anh Le Nhu Duc
27/03/201918:59:19
Khách
Xin nhắc lại,
Chương trình “chết êm” là một dịch vụ được tuyên truyền rộng rãi trong xã hội, và hoạt động chính tại bệnh viện.
Nhưng cho đến nay nhiều người vẫn chưa thật sự thấy được góc khuất cuả chương trình, mà chỉ nhìn thấy phần nổi cuả nó.
Khi bệnh nhân gia nhập chương trình “chết êm” thì được hướng dẫn lựa chọn thực hiện taị:
1. Bệnh viện: được đưa vào phòng đặc biệt (Hospice).
2. Tại Nurshing Home: cũng nằm phòng đặc biệt.
3. Taị gia đình thì có y tá đến chăm sóc.
Ở đâu bệnh nhân cũng phải tuân theo:
- Không dùng thuốc điều tri bệnh tật.
- Không tiếp nhận các loại trợ giúp sức khoẻ như: gọi cấp cứu, truyền máu, nước biền…
- Chỉ uống thuốc giảm đau!
* Bệnh nhân chờ giớ phút ra đi!
dk
27/03/201918:38:16
Khách
Kinh' xin chia buon` cung` tac' gia~
Hay? nhin` nhan su viet mot cac' khach quan nhat'. Rang` ' Con` nuoc' con` tat' ,va` neu nhu the^? chung' ta phai? thanh toan' toan` bo^ cac' chi phi'..... lieu chung' ta co' con` muon' ' tat nuoc' " nua~, khi biet rang` dde^ se~ vo*~ trong mot ngay` rat' gan`
Tran trong .
Kim Ho
27/03/201915:02:11
Khách
Đọc bài này tôi rất ngạc nhiên về chuyện tác giả viết về Hospice Care.
Năm xưa khi chúng tôi vào bệnh viện để trông coi mợ tôi lúc người đau yếu. Những lần trước đó, các bác sĩ họp nhau quyết định cứu được, và họ tự động làm và họ không bao giờ bàn cãi với gia đình tôi cho dù một trong những bác sĩ là bạn học của tôi năm xưa.
Tôi còn nhớ, lần cuối khi biết không thể cứu được mợ tôi, họ cho gia đình tôi biết và tự động cho Hospice Care hay. Người của Hospice Care tới rất lịch sự xin phép chúng tôi cho họ giới thiệu về chương trình và sau đó không bao giờ làm phiền chúng tôi. Các bác sĩ của mợ tôi không hề nói hay giải thích một chút gì về Hospice cả vì theo tôi biết thì họ không dính tới tổ chức Hospice. Chỉ có bạn tôi nói cho tôi hay là Hospice sẽ tới giúp và cho lời khuyên.
Ngay như những y tá cũng vậy. Tôi chưa từng thấy ai tỏ ý mừng khi bệnh nhân muốn chết như tác giả viết và “lỡ mừng” khi biết bệnh nhân chỉ nằm mơ chứ không muốn chết.
Theo tôi thì chương trình Hospice trong bệnh viện rất hay. Tôi không thấy có cái vụ phải nghe bác sĩ Hospice “vẫn không tha”. Một nghịch lý trong bài viết là Hospice chuyên giúp người ra đi êm ả thì họ đâu có cần bác sĩ để chữa bệnh. Phần lớn là y tá, người làm thiện nguyện hay các linh mục.
Đọc bài viết tôi có cảm tưởng như cả nhà thương đều muốn bệnh nhân chết cho xong.
PS. Không biết tác giả đọc tài liệu nào mà khẳng định Thiên Chúa cho phép bệnh nhân sống đời sống thực vật, tức không tự nhiên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,527,438
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.