Hôm nay,  

Khởi Nghiệp: Mở Shop May Công Nghiệp

08/12/201800:00:00(Xem: 10311)
Tác giả: Hồ Nguyễn

Bài số 5567-20-31373-vb7120818

 
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.  Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop  May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.

 
***
 

Cuối năm 1986 căn tiệm kế bên bỏ trống, dọn đến là vợ chồng một người Campuchia. Họ mở shop may may hàng công nghiệp. Loại business này tôi đã nghe nói đến, thời đó rất thịnh hành ở hai tiểu bang California và Texas, nơi có đông người Việt sinh sống, đồng hương quê tôi cũng có nhiều người đang làm công việc này.

Quan sát thấy họ có chừng chục người thợ, còn vợ chồng người chủ nhận hàng về bằng xe van, chất hàng xuống từng bó đồ bằng thung trắng đã được cắt sẵn, họ chia nhau ngồi may coi bộ thanh thản, không vất vả lắm. Ít ngày sau thấy họ chở đồ đem đi giao và nhận hàng mới về may tiếp...

Tôi lấy cuốn phone book bìa vàng ra tìm ở phần shop may (Sewing Shop) và các xưởng may quần áo (Garments Factory) gọi hỏi thăm. Có nơi trả lời nếu có xưởng may thì họ sẽ giao hàng cho may.

Chỗ tiệm Gift-Shop chúng tôi còn dư độ 500 sqf. phía sau. Tôi tính dọn dẹp làm shop may giống như họ, nhưng còn ngần ngại vì hai vợ chồng có biết may vá gì đâu, cả cái máy may công nghiệp cũng chưa trông thấy bao giờ! Suy đi tính lại về công việc cửa hàng Bi Da đang làm sao tương lai tăm tối quá, Mà tiệm Bi Da Hoàng lại mới khai trương cách không xa, khách hàng bi da chia ra thì chắc không khá.

Ngần ngại nhưng nhìn tiệm kế bên làm rất xôm tụ thấy ham quá nên gọi về California đặt mua 5 cái máy một kim và 3 cái vắt số loại công nghiệp. Chừng một tuần lễ sau họ gởi lên cho một lô toàn những thùng là thùng.

Nhìn đống đồ đạc mà không dám cắt thùng mở ra, chỉ sợ không biết ất giáp gì rồi lại làm lộn tùng phèo lên thì còn khổ nữa. Đành gọi một ông Mỹ chuyên bán và sửa chữa máy may ở địa phương đến ráp máy dùm. Ông ấy đòi mỗi cái 300 vị chi là 2400.00. Nếu vì thiếu phụ tùng mà phải trở lại thì ông tính thêm mỗi chuyến 300.00 nữa. Rồi ông ấy đến làm chưa đến một ngày đã hoàn tất, một cái máy YUKI chỉ tốn không đến một giờ mà xơi 300.00 sao dễ dàng vậy.

Đến khâu đăng báo tìm thợ, có rất nhiều người gọi hỏi xin việc, kể lể tôi may ở tiệm nọ, tiệm kia rất nổi tiếng bên Việt Nam. Giỏi vậy thì phải nhận thôi. Đợt đầu tiên là may quần thung trắng dài (sweatpants), có hai túi hai bên. Chủ hãng giao chỉ luôn. Mình chỉ dùng máy vắt sổ mà may các miếng đã cắt lại với nhau rồi giao cho họ. Trên hãng có máy 4 kim, họ sẽ chạy thung lưng và hoàn tất trên đó. Trước khi giao nguyên khối, họ đưa vài cái đã may làm mẫu (sample). Mọi chuyện suông sẻ và nhận từng đợt, mỗi đợt 5-7 trăm cái.

Giờ thì đã sắm thêm xe van để chờ hàng may. Nhìn đống đồ vừa chất lên xe lái về mà lòng thấy vui vui. Phen này nhất định ta sẽ...ta sẽ...

Chỉ mấy ngày là may xong đợt hàng đầu tiên, đem đi giao và nhận đợt mới. Buổi chiều người manager gọi xuống kêu tôi lên gấp. Đến nơi bà ấy chỉ cho biết tất cả số hàng vừa giao đã may sai, một phân nửa túi phía trong đã may mặt phải thành trái.

Thì ra cả chủ lẫn thợ đều lớ ngớ, Mỗi cái quần có hai cái túi tức bốn miếng, trong đó mỗi túi có hai miếng khi may phải lấy mỗi bên một miếng và hai mặt phải phải ráp lại với nhau. Đằng này vì chưa có kinh nghiệm nên khi xếp các miếng vải lên may để lẫn lộn nên bị lỗi này. Tuy nhiên bà ấy bảo vì ở bên trong nên tạm cho qua lần này.

Vài tuần sau lại thấy bà manager gọi lên. Bà ấy chỉ một đám quần đã nhuộm màu navy rồi nói:

- Tại sao tôi giao chỉ cotton cho ông mà bây giờ sau khi nhuộm màu chỉ vẫn có màu trắng?

Thì ra lỗi nầy do tôi. Khi một cái máy bị hết chỉ mà hàng đã giao vào ngày Chúa Nhật hãng đóng cửa, sẵn nhà có tiệm bán hàng gửi về Việt Nam chỉ thiếu gì, tôi lấy một cuộn thay vào mà không biết sự khác biệt giữa chỉ cotton (nhuộm màu được) và chỉ polyester (không nhuộm được). Lỗi này thì không tha và cũng không sửa được. Tôi phải nhận đám quần defect ấy và bồi thường cho hãng.

Rồi các cơ sở may hàng cao cấp cho Nordtrom, The Bon Marche, cũng kêu tôi lên giao hàng. Nhưng những người thợ tay nghề yếu không làm hàng mẫu được nên chủ hãng đâu có giao cho. Cùng lúc ấy trong số đồng hương quê tôi có chú em đang làm việc ở Texas, rất khá về công việc may mặc, nên tôi mời về cộng tác.

Năm 1987 có thêm người thợ giỏi, tôi nhận được thêm nhiều loại hàng khó may nhưng giá cao hơn. Những chiếc áo jacket 2 lớp của Eddie Power, Coat bằng nỉ rất sang bán ở những tiệm fashion nổi tiếng không chỉ trong vùng mà còn bán ở nhiều miền khác.

Cùng lúc ấy tiệm may của cặp người Miên kế bên dọn đi chỗ khác. Tôi thương lượng với chủ building mướn luôn hai căn kế tiếp nhau. Mua thêm các loại máy may, máy vắt sổ, máy đơm khuy nút, máy hai kim, cover stitch chuyên may vải thun... Một căn tôi đặt bàn cắt. Tôi đã học được cách làm patern (khuôn bằng giấy cứng cho mỗi đơn vị quần, hoặc áo), marker (tấm giấy mà các khuôn được vẽ lên trên đó để cắt vải) và cắt những order nhỏ nhưng giá trị cao. Loại hàng mà các xưởng lớn không muốn làm vì số lượng ít.

Bàn bi da bây giờ không còn đông khách nữa, vì trên cùng một con đường chỉ cách nhau có mấy block mà có hai tiệm, khách hàng phải chia ra, nên tôi mướn thêm người trông coi bên ấy. Hàng ngày mẹ các cháu tới shop, vừa phụ may, vừa học hỏi các kỹ thuật về may. Trong shop bây giờ đã có hơn mười người thợ, trong đó có mấy chị may rất giỏi, vừa nhanh vừa ít lỗi nên hàng hoá may rất dồi dào. Vừa lúc ấy thì người thợ chính có chuyện buồn của gia đình và xin nghỉ. Ít lâu sau chú ấy ra mở tiệm may riêng ở ngay phía sau bi da Hoàng. Shop chúng tôi bây giờ đã có nhiều thợ cứng cáp. Trong đó có chị Danh vừa giỏi tay nghề lại rất khéo léo trong việc đối nhân xử thế, nên tôi mời chị làm Supervisor và biếu thêm tiền commission cho chị. Cá nhân tôi cũng đã học hỏi được nhiều trong nghề, lại có bàn cắt nên hàng hoá có quanh năm không lúc nào ngưng việc.

Cuối năm 1988 thì nhận được tin người chủ (đang ở Cali) muốn bán khu phố này với giá 270 ngàn do vị đại diện của ông gửi thư riêng cho tôi. Lúc ấy tôi đang thuê 4 căn lớn với hơn 50% diện tích. Tôi liên lạc thì họ cho biết: Vì tôi mướn 55% diện tích, mà hơn 3 năm qua tôi trả tiền thuê rất đều đặn nên ông chủ phố sẵn sàng bán thiếu để tôi trả dần (carry contract) với số tiền down payment là 20%.

Hồi ấy vị chưa rành rẽ việc đầu tư địa ốc nên không dám quyết định ngay, tôi đem chuyện này bàn với ông bà bảo trợ. Ông ấy bảo để ông phụ trách thương lượng việc mua bán (neigotiate offer) và sẽ đầu tư 50% vào đó. Tôi cũng kể với ông accountant mà tôi coi như một người em thân thiết, trước đó đã có hùn hạp mua mấy căn nhà cho mướn ngay gần văn phòng của hắn. Tay này còn làm agent cho một công ty địa ốc nữa.

Trong lúc ông bảo trợ tôi thương lượng việc mua bán thì tôi gửi thư yêu cầu người đại diện chủ nhà kéo dài (extention) hợp đồng thuê mướn của tôi thêm 5 năm. Ít lâu sau họ cho biết đã nhận bán cho người khác mà trong đó có điều kiện không được ký thêm hợp đồng cho thuê mới.

Vậy là cuộc thương lượng tưởng như “chắc ăn” đã đưa tới hỏng việc, mất cơ hội tự làm chủ địa ốc.

Về sự hỏng việc này, trước hết là do tôi kém hiểu biết nên không tự tin để quyết định lấy, phải nhờ người khác nên bị trễ nải và cơ hội trôi qua. Thứ hai nếu mình không sơ hở tiết lộ thông tin thì bên ngoài đâu có ai biết mà mua. Những người làm địa ốc khi kiếm được người mua thì có huê lợi nên họ phải làm như vậy thôi. Đây là một thất bại to lớn và cũng là một bài học rất đáng ghi nhớ trong cuộc đời tôi. "Ai nên khôn mà không dại...nhiều lần".

Người đại diện của chủ mới gửi thư cho tôi với lời lẽ rất cứng rắn khó nghe, yêu cầu tôi phải dọn đi ngay khi hợp đồng hết hạn. Tôi thương lượng bán rẻ bàn bi da lại cho người khác, hàng hoá còn dư của gift Shop thì mướn storage gửi, shop may thì đưa về nhà.

Làm việc ở nhà thì hàng may không được dồi dào như trước. Những mối cũ vẫn đưa hàng nhưng vì thiếu phương tiện nên chỉ dám nhận những gói đặt hàng nhỏ. Bù lại thì bà vợ tôi có nhiều thời gian thực hành hơn. Giờ thì bà ấy đã làm được những đồ mẫu khó, các hãng xưởng rất thích.

Tôi mở một tiệm bán áo đầm với tuxedo ở SouthCenter, hàng lấy từ Los Angeles, bán giá thấp hơn các tiệm trong vùng mà vẫn một vốn bốn lời. Nhưng rồi chỉ được ít lâu thì cũng loại hàng như vậy bán đầy ngoài chợ trời với giá rẻ hơn phân nửa. Thế là được hơn một năm thì lại phải đóng cửa và thêm một ít hàng hoá "bỏ thì thương, vương thì tội" phải đem về kho cất.

Năm 1992 tôi mướn một căn phố vùng SW gồm 2 tầng, tổng cộng độ 8000sf. Tầng trên làm xưởng may với đầy đủ bàn cắt với các trang thiết bị cho mấy chục người làm.

Năm đó hãng Sun Sport có những Order lớn, mỗi order hàng vài trăm ngàn units. Tôi không phải lên hãng chở vải nữa, mà hãng sẽ gửi vải xuống shop bằng xe truck thùng loại 53 ft, mỗi lần một xe may hết đem giao thì họ gửi tiếp. Thời gian này xưởng may đã vào nề nếp, từ việc trải vải, cắt, bó lại... Máy móc các loại được mua thêm và xếp đặt hàng hàng lớp lớp, không chỉ có các công nhân may ở xưởng mà hàng mấy chục home sew đến nhận hàng về nhà may. Những người này đặt mua máy may và tôi chở đến ráp luôn tại nhà cho họ. Sau khi may xong, khâu kiểm phẩm (inspection), đóng gói và gửi đi cũng chuyên nghiệp và gọn gàng nhanh chóng. Mỗi ngày vài ba ngàn units được gửi đi các nơi vừa bằng xe truck của nhà, vừa bằng các xe thùng của hãng gửi đến.

Hãng Images Concept chuyên may aó thun rồi nhuộm các màu xanh đỏ tím vàng ... bán cho Costco cũng đặt may ở shop chúng tôi. Những hãng này tuy giá rẻ nhưng nhờ số lượng nhiều, mình có thể làm liên tục nên cũng tạm kiếm ăn được. Rồi có anh chị Túc ở Cali lên cùng hợp tác điều hành phân xưởng này.

Ở tầng dưới là một trung tâm giải trí, bao gồm: Nhà hàng, phòng Karaoke có bán bia-rượu, phòng đánh bài (cardroom)... Luật pháp ở Seattle ngày ấy có những điều kiện khá phức tạp để mở loại business này. Đầu tiên là địa điểm phải nằm bên ngoài giới hạn thành phố (city limit), có nhà bếp mới xin được license bia rượu và sòng bài. Vì vậy để có được giấy phép hoạt động ngành này cũng tốn phí nhiều.

Về lợi tức sòng bài có 4 bàn: Nếu đánh sập xám, xì phé Việt Nam thì chủ lấy xâu 3% của bên thắng, nếu chơi bài kiểu Mỹ như Poker thì lấy tiền giờ.

Thời gian đầu phòng Karaoke rất đông khách vì có DJ và hệ thống âm thanh rất chuyên nghiệp, mỗi đêm bán 5-7 chục két bia, rượu cho khách.

Ngặt nỗi, theo luật thì chỉ có người trên 21 tuổi mới được vào vui chơi ở đây, phòng Karaoke phải đóng cửa trước 2:00 sáng. Trong khi các chú dưới 21 tuổi thì tìm cách này cách nọ để vào, nếu không được vào thì tìm cách phá: Chọi đá vào cửa kiếng hay đập kiếng, đâm lủng bánh xe của chúng tôi. Tôi phải mướn 2 người security mỗi đêm để giữ an ninh trật tự và kiểm soát ID nhưng các cậu vẫn tìm cách lén vào.

Mấy ông security thì đôi khi có thể mắt nhắm mắt mở cho qua, nhưng những officer của chính phủ thì không? Họ kiểm soát hàng tuần rất gắt gao, đi với lực lượng cảnh sát nữa nên bắt được ngay những người dùng fake ID và chúng tôi phải chịu trách nhiệm. Lần đầu thi cảnh cáo, lần hai thì đình chỉ giấy phép 1 tháng, lần ba thì đóng cửa vĩnh viễn.

Khi phòng Karaoke đông khách thì nhà hàng cùng bán được và phòng cardroom cũng nhộn nhịp theo, nhưng khi license bia rượu bị rút lại thì các dịch vụ khác cũng chậm dần.

Những năm sau này chúng tôi không bao giờ tiếp khách ở nhà, có chuyện gì thì gặp nhau ngoài tiệm. Căn nhà ở được rào cao và nuôi mấy con chó dữ để canh gác. Hằng đêm trên đường đi về lúc nào cũng phải ngó trước ngó sau, nếu nghi ngờ “có đuôi” (bị theo dõi) thì phải tìm cách cắt đi.

Rồi một sáng tôi đến tiệm thì hàng song sắt bên ngoài bathroom bị cưa, cửa sổ kiếng bị đập. Vào bên trong thì cái tủ sắt đựng tiền, các nữ trang vàng bạc mà khách đánh bài cầm cố... Đã bị trộm đào đem đi mất.

Phải nói thêm tất cả các cửa ra vào, cửa sổ bằng kiếng đều có cửa sắt và khóa chết (dead lock). Nếu không có chìa khóa thì dù ở bên trong tiệm cũng khó ra. Tường bao quanh được xây bằng block xi măng, cái cửa sổ nhỏ chỗ bathroom rất khó cho một người chui vào cũng đã được hàn bằng song sắt... Riêng chiếc tủ sắt được gắn xuống nền gỗ trên lầu bằng bù loong thép. Vậy mà chúng lôi đi mất.

Thật đúng y như lời ông bạn thân thường nói: Lần này mình ngu kiểu này, lần khác mình ngu kiểu khác", vì ỷ y không đặt máy security camera.

Cho đến thời điểm đó thì thành phố Seattle đã có khá đông người Việt định cư, trong đó các chú H.O và gia đình họ đến đây cũng nhiều. Sinh hoạt thương mại ngày càng phát triển mạnh. Khu phố Jackson trên đường 12 bây giờ rất sầm uất: Siêu thị Việt Hoa, chợ Chánh Hưng, các nhà hàng, phòng mạch bác sĩ ...đã lấp đầy các khu phố mới được xây dựng. Ở vùng phía nam kế tiệm bi da cũ của chúng tôi cũng được một người Á Châu mua đất rồi xây thành khu Phước Lộc Thọ mà người Việt vùng Rainier đến mua bán rất nhộn nhịp.

Trong khi ấy thì công việc làm ăn của chúng tôi lại bị bế tắc. Trung tâm giải trí từ ngày mất license bán bia rất ít người đến chơi, nhà hàng cũng ít khách. Mấy năm trở lại đây xưởng may cũng chậm dần. Các hãng lớn kéo nhau đi đặt hàng ở ngoại quốc giá rẻ hơn.

Lúc ấy là giữa năm 1998. Hãng may tôi chỉ còn những order nhỏ và một ít thợ.

Có một chú phụ việc được vài năm đến từ Buffalo. Chú ấy theo gia đình là một H.O sang Hoa Kỳ rồi lưu lạc về đây. Hôm nhận được tin bố mất, tôi thăm hỏi thì chú ấy bảo:

- Mẹ em nói không về cũng được.

Tôi nghĩ chú ấy ngại ngùng việc phi tổn đi về nên nói:

- Vậy sao được! Nghĩa tử là nghĩa tận, chú cần phải về chịu tang phụ thân. Anh cho chú nghỉ ít ngày và tiền vé máy bay về bên ấy.

Sau đám tang thì chú ấy gọi nhờ tôi sang giúp mở tiệm bi da ở Buffalo- NY...

Tại Buffalo, khi lên làm giấy phép, tôi thấy một căn tiệm là một nhà hàng đã đóng cửa, nằm ngay trước City Hall để bảng bán. Đây là địa điểm tốt, tôi gọi hỏi thì điều kiện và giá cả phải chăng nên quyết định mua tiệm này. Sau đó là thu xếp từ giã Seattle, di chuyển về Buffalo- NY.

Hồ Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
28/08/202322:21:20
Khách
is cialis bad for you <a href="https://tadalafilise.cyou/">cialis black online</a> acheter tadalafil 10mg
13/05/202108:47:40
Khách
taking cialis soft tabs: <a href=" https://cialisbnb.com/# ">buy cialis united kingdom</a> how to get ciails without a doctor
http://cialisbnb.com/# buy cialis with paypal
11/12/201819:25:07
Khách
Ddinh' chinh' : Campuchia
11/12/201819:21:57
Khách
Cam on tac' gia? dda~ chia xe~ nhung~ kho' khan buoc' ddau` gay dung co nghiep
Xin chuc' mung` tac' gia~ " Qua con bi? cuc toi' hoi thai lai "
Kim Ho
PS: Chu? " Mien " co' tinh' cach miet thi khi noi' ve` nguoi` Cambot hay sau 75 goi. la` Cambuchia
Nguoi` Cambot co' chu? goi nguoi` VN "Yuon " co' y' khinh bi? va` ddang' ghet' .
11/12/201817:43:56
Khách
Cháu chào chú Hồ,
Cháu mới đi Seattle về, khu "Phước Lộc Thọ" giờ thật là đông vui nhộn nhịp,ngã tư Othello và MLK giờ 3 mặt đều có apt building,housing mới,chợ búa,hàng quán người Việt người Miên tấp nập cạnh trạm Light Rail...
Dù có đi đến đâu,cháu vẫn còn Seattle trong tim,dù đường Rainier vẫn còn lôi thôi rác khắp nơi như xưa,dù khu phố Jackson vẫn còn quạ đen đậu từng đàn..Thôi thì mình hãy nhớ về Seattle với biển Alki thơ mộng nhìn qua thành phố,với phố Queen Anne và Lake Washington rực rỡ hoa đào..
Chuyện khởi nghiệp của chú thật là hay,là bức tranh sống động của người Việt không ngại khó khăn để gầy dựng tương lai nơi xứ lạ quê người.Chúc gia đình chú luôn vui khoẻ và mong đọc thêm nhiều bài của chú.
10/12/201818:37:51
Khách
Đúng là "Vạn sự khởi đầu nan". Em rất phục vợ chồng anh chị đã không ngại vất vả kiếm sống, và nhất là dám "liều mạng" thử đủ thứ nghề khi không có một tí gì kinh nghiệm. Có lẽ nhờ "điếc không sợ súng" nên lại thành công!:-)
10/12/201802:42:47
Khách
Rat an tuong!
08/12/201816:03:56
Khách
Theo tôi nghĩ nghề may này ông bà chủ kiếm ăn được chóng giầu là nhờ lách thuế , trả tiền nhân công rẻ như bèo, không có bảo hiểm sức khỏe , xưởng may thì ở ngay trong nhà chật hẹp chứ không đúng tiêu chuẩn của tiểu bang , kết luận nghề may khấm khá là làm theo lối một vốn bốn lời chẳng mấy chốc mà thành "đại gia đại già" . Amen .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,641,413
Mừng năm mới 2019, mời gặp lại một tác giả thân quen. Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.