Hôm nay,  

Khi Bả Ngồi Sau Tay Lái

04/10/201800:00:00(Xem: 12895)
Tác giả: Nguyễn Văn Tới

Bài số 5514-20-31321-vb5100418

 
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài  viết  của một dân sự gốc Việt từ căn cứ  Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018.  Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
 

***
 

Ngày còn trong nước, nhờ “ánh sáng quang vinh của đảng dẫn lối soi đường” nên xe tôi không cần đèn pha, đèn xi-nhan mà vẫn đi đến nơi về tới chốn; và nhờ những chiếc “công-nông” ồn ào, lọc ca lọc cọc nên xe tôi cái gì cũng kêu, mỗi cái kèn không kêu.

Thưa bạn đọc đó là chiếc xe “2 bò” chứ không phải 2 ngựa của tôi. Khốn nỗi tính hay mơ, đánh xe bò mà tôi tưởng đang lái Lăm-bò-ghi-ni (Lambor-ghini). Cũng nhờ lái xe bò quen tay nên qua bên đây tôi không lọng cọng chút nào khi lái xe Huê Kỳ.

Chiếc xe hơi là cái chân của mọi người ở Mỹ thì không ai không biết. Bà xã tôi không ngoại lệ, cũng phải ráng thi cho bằng được cái bằng lái xe, để có thể tự đi lại mà không cần nhờ đến chồng con. Thi bằng viết thì không khó lắm, nhưng thực hành lái xe đối với bả gần như chuyện lên trời xuống biển. Sau nhiều lần trần ai khoai củ, rớt lên rớt xuống, bả cũng giựt được cái lai-xần. Có lẽ hôm đó, ông giám khảo “bụng dạ bất an” bị Tào Tháo rượt hay sao đó, nên ông chấm cho đậu thật nhanh vì cần về gấp để giải quyết chuyện nước non.  Đàn ông như chúng ta, nhiều người cũng vất vả lắm mới lấy được cái bằng (Driver license) để lái xe; còn đa số thì dễ ẹc vì trời sinh đàn ông là phái mạnh để gánh vác việc Nước, việc Nhà. Riêng tôi chỉ dám gánh việc thứ 2 thôi cũng đủ mệt rồi.

 Sinh ra trong một gia đình khá đông con, sức khỏe lại èo uột, châm chạp, và khó nuôi nên cha mẹ không cho cô con gái làm gì cả vì “làm như ma sờ mả, để đấy các chị nó làm cho”. Cứ như thế, bả chẳng bao giờ phải xông pha vào chốn khói lửa mịt mù trong bếp cho đến ngày vượt biên qua tới đất Mỹ bả cũng chưa biết nấu cơm. Còn chuyện vượt biên với bả như đi du lịch bị say sóng, thế thôi.

Nghe kể, xe du lịch chở xuống bãi Bà Rịa, người ta kêu chạy mau, bả chạy không kịp, được ai đó nắm kéo đi, chân hổng mặt đất, đến được bờ sông. Vừa thấy chiếc tàu là đã say sóng rồi chưa cần bước lên. May sao, cũng ai đó ném bả vào trong hầm tàu, say sóng nằm đó cho tới khi tàu cặp bến trại tỵ nạn Nam Dương.

Sở dĩ tôi phải dông dài lý lịch trích ngang trích dọc của bả để bạn đọc biết rằng bả thuộc loại người rất hiền lành, chịu đựng, không nhanh nhạy, không theo kịp thời trang, đơn sơ rất mực mà chậm chạp cũng rất ư! Thưa vâng, bả chậm lắm trừ… LÁI XE. Mấy thằng bạn Mỹ chỗ tôi làm, hay khoe vợ nó nấu món này món kia rất ngon và rất nhanh, và tháo vác trong việc này việc nọ. Chúng hỏi tôi vợ mày thì sao? Tôi đáp:

-“My wife, she’s an excellent cook, she does everything slow, but…driving.”(Vợ tôi là 1 đầu bếp tuyệt vời, cô ấy làm gì cũng chậm, chỉ lái xe là nhanh thôi.)

Tụi bạn há hốc mồm rồi cười phá lên. Đúng vậy, bả làm việc nhà, nấu ăn, hay bất cứ chuyện gì đều rất từ tốn và chậm chạp, chỉ lái xe là không ai nhanh bằng. Vì thế các hãng bảo hiểm xe không muốn bán (insure) nữa khi thấy tên bả bị quá nhiều “speeding tickets”. Cuối cùng tôi phải chịu mua với 1 giá cắt cổ để có bảo hiểm cho bả lái xe. Mỗi lần ngồi sau tay lái, là một lần cảm xúc trào dâng, đôi chân như được gắn thêm cánh, bả nhấn chân ga đụng sàn xe làm tôi ngồi kế bên tưởng như mình là phi công cảm tử Kamikaze, 1 đi không trở lại. Nhất là khi bả khi cố gắng nhập vào đường cao tốc (freeway) thì tôi cam đoan ai là người  thích cảm giác mạnh cũng phải xin chừa: Động cơ xe rú lên dữ dội, xe đảo qua lắc lại trong khi bả không hề giảm tốc độ, mặc cho ai né mình thì né chứ nhất định mình không né ai.

Ngày đó, tôi có 1 chiếc Cutlas Oldsmobile 88, xe thể thao hai cửa, tám (8) máy (8 xi-lanh), 320 mã lực. Chiếc này được coi là antique car (xe cổ) giờ không còn sản xuất nữa, nhưng có tiếng rất bền và mạnh mẽ (muscle car), to và cứng cáp như chiếc xe tăng; tôi phải săn lùng các nghĩa địa xe mua từng bộ phận riêng rẽ, sơn sửa, và ráp lại thành 1 chiếc xe chạy ngon lành. Chiếc Oldsmobile này là chiếc xe mơ ước (dream car) của tôi, nên tôi nâng niu và quý nó lắm. Chỉ cần nhấp nhẹ chân ga là chiếc xe vọt lên như con tuấn mã và lao vun vút trên xa lộ.

Một hôm bả mượn đi công chuyện gấp và đụng một chiếc Mitsubishi, làm nó bẹp dúm 1 bên còn xe của tôi, cái bửng trước bị nhún vô 1 chút. Người tài xế xe kia gãy tay phải băng bột. Biên bản phạt ghi 60 miles/hour trong vùng cho phép 40 miles/hour. May là không chết người.

Lần khác, hai vợ chồng và hai đứa con nhỏ, trên chiếc Toyota 4Runner, lái xuyên bang từ California về lại Arizona, khoảng 2 giờ sáng, vì lái xe lâu, tôi buồn ngủ ríu mắt; tuy biết là giao trứng cho ác, nhưng tôi phải bấm bụng, cắn răng, may là còn đủ răng để cắn, nhờ bả lái cho một đoạn để tôi chợp mắt 1 chút.

Đang mơ màng không biết được bao lâu, tôi có cảm giác sao xe chạy êm thế? Hình như tôi đang bay? Chiếc xe đang bay thì đúng hơn. Hí một mắt, nhìn đồng hồ tốc độ đang ở số 95 miles/hour, mồ hôi hột vã ra như tắm mà tôi không dám hoảng hốt, chỉ lập bập nhưng nhẹ nhàng nói “Em ơi, em giảm tốc độ xuống 1 chút được không?” Tức thì 4 bánh xe như vừa chạm lại được mặt đường hay vì đang mơ ngủ mà tôi cảm nhận như thế? Chắc cả hai. Từ lúc đó, dù phải lấy kim chống mi mắt, tôi dành tay lái cho đến khi về tới nhà.

Một tai nạn bi hài khác của bà xã tôi xảy ra đến khó tin. Bạn có bao giờ nghĩ rằng ở giữa sa mạc khô cằn, nắng cháy da đầu như Arizona mà lại suýt bị chết chìm không? Thưa có và có nhiều nữa là đằng khác. Mùa mưa sa mạc (monsoon season), môt đêm vào thứ Bảy, tháng 8. Tôi đang ở nhà thì phone reo. Giọng người đàn ông hỏi: “Có phải ông Nguyễn?” -Vâng, tôi đây. “Xe vợ ông đang bị nước cuốn trôi ở chỗ…Bà ấy không sao, chỉ bị 1 phen sợ hãi thôi. Mời ông đến ngay nhé”.

Đến nơi, trời vẫn còn “làm mưa bay giăng giăng, mây tím dệt thành sầu”, từ xa tôi đã thấy đèn cứu cấp của 1 chiếc cứu hỏa, 3 chiếc xe cảnh sát và một dãy dài xe cộ chờ bên kia bờ nước. Con đường bị cắt ngang bởi một giòng nước đang chảy xiết, bên phải bờ đường, chiếc Altima 3.5 L mới toanh của bả đang nằm trong con mương nước bị ngập sâu đến nửa xe. Bà xã tôi đang ngồi co ro trong một xe cảnh sát, quần áo ướt đẫm và vẫn run lẩy bẩy. Tôi mừng vì bả an toàn không bị gì cả, chỉ hết hồn thôi.


Dìu bả qua chiếc xe tôi đang đậu, tôi cảm nhận được bả vẫn còn run dữ dội không kiểm soát được. Trước khi vào trong chiếc pick-up, tôi hỏi chìa khóa xe, cái key-fob, sau này tôi biết giá $400 vì phải mua từ dealership, bảo hiểm xe không đền; tay vẫn còn run lật bật, bả lục bóp ra đưa nhưng vì vẫn còn lập cập nên đánh rơi nó xuống giòng nước đang chảy chỉ tới mắt cá chân và trôi đi mất luôn. Tôi lại càng thương bả hơn nữa, chỉ an ủi “không sao đâu em, không sao đâu em” và ôm lấy bả để truyền hơi ấm và tình thương, mong bả từ từ bình tĩnh lại. Trong lúc này, tôi biết tôi là chỗ dựa vững chắc cho vợ mình nên tôi phải càng tỏ ra trầm tĩnh để bả không còn sợ hãi và hoảng hốt nữa. Sau khi họ kéo xe lên và đưa đi đến sở cảnh sát, tôi đưa bả về nhà, vội vàng nấu một ly trà thật nóng pha với mật ong và chanh, xong hối bả đi tắm nước nóng liền hy vọng bả sẽ mau chóng lấy lại quân bình.

Căn cứ trên biên bản cảnh sát và lời bả kể, tôi tóm tắt câu chuyện như sau: Trên đường đi làm về, cơn mưa như thác lũ trút xuống, thấy một dãy dài xe cộ ngưng và đậu lại bên vệ đường, không xe nào dám băng qua.  Như một đại tướng cỡi ngựa duyệt hàng quân, bả đường đường hiên ngang cho xe vượt lên cho tới khi thấy bảng đường chữ đỏ ghi “Do not enter when flooded”. (không được đi vào khi nước lụt). Tất cả những cặp mắt ái ngại nhìn theo, nhưng bả lại tưởng là những cặp mắt ngưỡng mó.

Ngừng xe lại với một thoáng ngập ngừng, bả tự nhủ “ôi nhằm nhòi gì, xe ổng mới mua nghe nói tới 6 máy lận, mạnh lắm, chắc không sao đâu. Mấy người kia nhát hít, không dám đi thì mình đi”.

Thế là chân ga đạp lút sàn cho xe “bay” nhanh qua giòng nước chảy bé tí xíu đó. Nào ngờ “giòng sông định mệnh” cuốn trôi đi cái xe nặng hơn 3,200 lbs và đưa nguyên cái xe xuống hố thoát nước bên đường. Kết quả ra sao thì bạn đọc đã biết rồi, phải không? Nhưng trong cái xui vẫn có cái may:

Số là cảnh sát chuẩn bị tặng bả 1 cái traffic ticket vì không tuân theo luật giao thông Arizona, luật Stupid Motorist Law (1) (người điều khiển xe ngu). Lúc tôi đang tiến đến viên cảnh sát trong cảnh nhá nhem tranh tối tranh sáng của đèn cấp cứu thì anh ta nói lớn:

- Tôi thấy ông quen lắm, chắc chắn tôi biết ông.

Tôi vẫn chưa nhận ra viên cảnh sát đó là ai, thì anh tiếp:

-Phải ông là B. Nguyễn? Học trường … lớp…năm…, phải ko? Tôi là….

Lúc này thì tôi biết anh ta là ai rồi. Tôi hay cho hắn cọp-pi toán hoài lúc ngồi gần nhau trong lớp. Hai thằng nhận ra nhau sau một thời gian khá lâu không gặp. Mới biết cha ông mình sai tè le khi hay trích dẫn câu: “Giúp vật, vật trả ơn. Giúp nhơn, nhơn trả oán”. Câu này trật lất trong trường hợp của tôi. Anh ta cười ha hả:

- OKay, chờ tôi chút nhé.

Anh ta nói gì đó với mấy cảnh sát viên khác rồi vẫy tay kêu tôi lại giới thiệu với họ. Sau đó, anh ghi nhanh cái gì đó trên góc phải của tờ biên bản và rứt nó ra đưa cho tôi kèm theo mấy lời sau:

Giờ chúng tôi đổi số code của biên bản. Thay vì phạt thì chỉ cảnh cáo bà xã anh thôi. Mọi chi tiết đều trong đây, có gì liên lạc với tôi nhé. Good luck for the car’s repair. (Chúc sửa xe may mắn).

Xong anh ta ghé tai tôi nói nhỏ:

- Nếu đóng phạt thì khẳm à nghen, lên đến tiền ngàn vì hôm nay weekend và tối khuya, overtime cho cảnh sát và sở cứu hỏa. May mắn tụi mình gặp lại nhau nên ông bà không phải trả gì cả. Chỉ lo bảo hiểm sửa xe thôi. Cần giúp gì cứ liên lạc nhé.

Nếu không, đúng là vừa mất xe lại còn bị phạt tiền “ngu” nữa thì đúng là Trời hại người ngay đây mà. Một thời gian ngắn sau đó, một cô bạn của vợ chồng tôi tên N.L, trong vụ lụt năm ngoái ở Houston, TX cũng “lấy xe làm thuyền” như bà xã tôi, kể chuyện “chìm xuồng” của nàng làm tôi cười hoài không dứt.

. . .

Tôi viết cho những người có cùng 1 hoàn cảnh như tôi, có một bà vợ lái xe chẳng giống ai như bà xã tôi để các ông nghĩ lại mà thông cảmû.

Lẽ ra ở Việt Nam thì các nàng không phải tự lái xe đi làm, tự lái xe đi chợ, đưa con đến trường, khám bệnh, v.v… Mà chúng ta, các đấng trượng phu, “vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”, phải có nhiệm vụ đưa đón các bà cho đúng phận làm chồng.

Dù phận liễu yếu đào tơ, mấy bả cũng phải đi làm, lại còn chợ búa, nấu nướng phục vụ chồng con trong khi các ông ngồi ghế bành, bấm remote control hoặc tệ hơn là đang “dô dô chăm phần chăm” với bạn nhậu. Vậy mới biết ở đất Mỹ này, vợ chồng chia đôi gánh nặng, ngọt bùi, cay đắng cùng xẻ chia, đến một lúc nào đó, chợt nghĩ lại càng thấy thương mấy bả nhiều hơn.

Nhớ những năm đầu tiên còn nghèo khi mới có đứa con đầu lòng, hai vợ chồng thương yêu con quá nên thay nhau babysit chứ không dám gởi con cho ai vì nó còn quá nhỏ, và cũng không quen biết ai để mà gởi vì người Việt ở đây không nhiều. Nội ngoại hai bên đều không có nơi xứ người. Ra khỏi hãng là tôi vội vã lái xe khoảng 25 phút, đến chỗ đậu xe hãng bà xã đang làm, đợi bả vừa quẹo vô là tôi mở cửa bưng cái nôi em bé chuyển sang xe của tôi trong khi bả lo lấy sữa, tã và dặn dò tôi những việc phải làm.  Rồi bả lại tất bật quơ vội túi cơm đem theo vừa đi vừa chạy vô hãng để kịp bấm thẻ làm việc. Cứ vậy hai vợ chồng người ca ngày, kẻ ca đêm chạy đua với thời gian, cơm áo, gạo tiền một thời gian dài cho đến khi con lớn hơn một chút mới dám đem gởi ở một nhà trẻ.

Nhìn dáng hao gầy xanh xao, mắt quầng đen vì thiếu ngủ, bước liêu xiêu như chạy vào hãng mà thương quá đi thôi; nếu thật có ông Bụt hay bà Tiên nào đó bước ra từ một câu chuyện thần thoại ban cho một điều ước, tôi chỉ ước vợ tôi không phải vất vả lái xe đi làm mà chỉ ở nhà coi con là tôi mãn nguyện lắm rồi. Tình nghĩa vợ chồng, cay đắng ngọt bùi, hoạn nạn cùng chia, dù nàng lái xe theo “luật riêng” của nàng thì tôi cũng vẫn mãi mãi thương yêu và lo lắng dõi theo nàng từng “bước xe”(không phải bước chân).

Bây giờ hai đứa con đã lớn mà tay lái của nàng cũng vẫn như xưa, nghĩa là “em vẫn không đổi thay…” như lời một bài hát quen thuộc.

Bà xã ơi, dù xe em có trôi ra cửa biển, dù tai nạn hay giấy phạt tới dồn dập như thế nào đi nữa, anh vẫn sẵn sàng đóng phạt và luôn bên cạnh che chở, bảo bọc cho em; chỉ xin em, khi đạp chân ga, thì nhè nhẹ dùm, để anh còn có em đi bên anh cho đến hết cuộc đời này chứ, phải không bà xã?

Mất xe thì được, mất em thì không. Xin mượn câu thơ của thi sỹ Bùi Giáng để kết câu chuyện này:

Mình ơi tôi gọi là nhà

Nhà ơi tôi gọi mình là nhà tôi.

 

Nguyễn Văn Tới

Ý kiến bạn đọc
04/10/201818:01:31
Khách
Như Ý thích cách hành văn của tác giả . Thật dí dỏm và lôi cuốn. Rất mong chị nhà chạy xe cẩn thận lại để gìn giữ an toàn cho mình và người chung quanh.

NY lại khác chị nhiều. Từ ngày có con, NY cẩn thận lái xe như bà cụ non bởi vì mình lo sợ lỡ có tai nạn thì không có một ai lo con.
04/10/201817:18:44
Khách
chưa thấy quan tài , chưa đổ lệ ....... lái xe hơi chứ đâu phãi lái xe đạp , chĩ sợ nếu tiếp tục lái xe kiễu đó chắc không gặp may mắn hoài đâu , tui nghĩ tác giả thương vợ nhưng cũng phãi đặt vấn đề an toàn trên hết , không những cho bà ấy và cho mọi người khác nữa ....... đọc mà thấy ngán chứ không thấy vui gì hết ; biết bao nhiêu người chết oan vì những tài xế lái nhanh và ẩu
04/10/201815:45:49
Khách
Tác giả thiệt là trượng phu anh hùng . Một người chồng lý tưởng trong tim nhiều phụ nữ .
04/10/201812:56:07
Khách
Cái đáng trách là khi không giữ luật lệ giao thông hay không hiểu luật lệ giao thông mà lái xe với tốc độ 95 miles gây tai nạn làm chết người khác. Người lái xe ẩu nên nghĩ đến sinh mạng của người khác nữa chứ đừng chỉ nghĩ tới sinh mạng của mình không thôi.
Đã có bảng cấm lái băng qua khi lụt mà còn “hiên ngang” lái tới cho thấy không những ẩu mà còn liều mạng nữa.
Chuyện đáng lo hơn nên vui.
04/10/201811:41:41
Khách
“bả thuộc loại người rất hiền lành, chịu đựng, không nhanh nhạy, không theo kịp thời trang, đơn sơ rất mực mà chậm chạp cũng rất ư! Thưa vâng, bả chậm lắm trừ… LÁI XE.” Bài viết làm mắc cười miết và... sặc🤣 ở đoạn này🤓❗️
Theo như những gì anh kể về chị thì chị nhà rõ ràng chỉ thích hợp để... chưng! Sao giống tiên nữ bị đày🤓🎶...
Đoạn cuối của bài viết. Anh Nguyễn Văn Tới ơi! Tui tin một người có thể nói được những lời đó thì chắc chắn rằng đang ở... Đỉnh Yêu Thương❗️
04/10/201809:05:39
Khách
hồi hộp theo từng bước tay lái "lụa" của tác giả
04/10/201808:04:47
Khách
Trời ơi! Má ơiii...! Chưa bao giờ tưởng tượng được chỉ đọc một cái tựa đề thôi cũng đủ làm cho tui cười... sặc gạch🤓🤣‼️... Tui nghĩ anh mà viết phiếm chắc hiếm gặp đối thủ.
Tui đang bận chưa đọc bài của anh được. Vài tiếng nữa sẽ đọc và cho “còm” riêng🤓👍🎶❗️
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,655,147
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài bài mới viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.