Hôm nay,  

Chuyện Tản Mạn

09/09/201500:00:00(Xem: 12243)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 3619-17--30109vb4090915

Tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ từ 2002. Là môt sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo, hiện là cư dân Greenville, tiểu bang South Carolina, ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 13 năm qua. Sách đã xuất bản: "Hành Trình về Phương Đông" và "Within & Beond" do tác giả viết bằng Anh ngữ. Năm nay, ông vừa cùng gia đình bay 5000 dậm từ miền Đông về California dự họp mặt và nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài gần đây nhất của ông là “Cháu Gái Hát Ô và Ông Bà Bill Gate”.

* * *

blank
Nhân vật trong bài viết “Cháu Gái Hát Ô...”, Doctor Hoa Ngọc Nguyễn, từ Loma Linda University Medical Center tại San Bernardino County cùng chúng tôi dự họp mặt VVNM.

Chuông điện thoại reo lên điệu nhạc quen thuộc nhấc máy lên tôi nghe thấy tiếng chú em thân mến ở phía bên kia đầu giây:

- Ngày 16 tháng 8 năm 2015 em sẽ đáp phi cơ qua thăm anh.

Tôi “Ớ” lên một tiếng. Thấy thế chú em tôi bèn hỏi:

- Bộ anh có hẹn rồi sao?

Không. Anh không có hẹn với ai cả.Anh chỉ lạ một điều bây giờ mới tháng 6 mà em đã mua vé rồi, sợ có hơi sớm chăng. Vì từ lúc này đến ngày chú tới chơi còn quá xa nên e có nhiều thay đổi!

Lúc trả lời, tôi không ngờ là tôi sẽ được mời đi Cali nhận Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ năm 2015.

Tôi chỉ linh cảm chuyện gì đó sẽ xảy ra mà tôi không biết và vào ngày 16/08/2015 tôi sẽ không có dịp gặp chú em của tôi thế thôi.

Thời gian qua mau! Đùng một cái. Vào ngày 24 tháng 6 năm 2015 tôi nhận được thiệp mời của Việt Báo để tham dự “Họp Mặt Phát Giải Thưởng VVNM năm 2015.”

Trong số các tác giả tham dự VVNM, được Giải, thì riêng Trường Sinh Ngữ Quân Đội, đơn vị cũ của tôi tại Việt Nam trước 1975, có 4 người:

Người đầu tiên là anh Trương Tấn Thành với bài “Bà Mẹ Hoa Kỳ”

Người thứ hai là anh Lê Hoàng Ân với “Bài Nói Chuyện Của Một H.O.”

Người thứ ba là anh Phạm Công Lý với bài “Cõng Vợ Đi Trả Nợ”

Người thứ tư là tôi, Sao Nam Trần ngọc Bình, với bài “Chồng Mỹ Vợ Việt”

Khi tham gia mục “VVNM” từ năm 2002 tôi chỉ nghĩ đây là thú tiêu khiển cho qua những thì giờ rảnh rỗi.

Thường thì tôi chỉ viết theo cảm hứng, không đặt mục tiêu phải đạt tới. Có thể vì vậy mà bài của tôi cứ “thường thường bậc trung” hoài nên bây giờ mới “lượm” được giải, nếu nói đùa như anh Lý trong Mục “Ý Kiến Bạn Đọc.” Cũng vì vậy mà một anh bạn văn sành sõi, nhiều kinh nghiệm trong trường văn, trận bút, đã nhỏ nhẹ góp ý là khi tôi viết thì nên đi thẳng vào đề tài như người người Mỹ vẫn nói “Dont beat around the bush,” hay như người Việt ta vẫn nói “Đừng vòng vo Tam Quốc.”

Vậy mà rồi giải thưởng cũng tới. Trước khi được báo tin trúng giải mấy ngày, con tôi hỏi có đi Cali chơi không, tôi cho con tôi biết có lẽ không vì đâu có chuyện gì mà phải đi Cali.

Được dịp đi chơi mà lại nhận Giải Thưởng nữa thì còn gì thú cho bằng!

Vậy là cuối cùng tôi quyết định cùng gia đình đi Cali để có cơ hội tham dự.

Tôi có mặt trước 4 giờ chiều tại Nhà Hàng Moonlight Restaurant. Trước mặt tiền nhà hàng ở trên cao là một tấm băng dài màu trắng chạy ngang với dòng chữ màu xanh dương nổi bật “Họp Mặt VVNM Năm 2015.”

Vừa mới bước vào thì đã thấy các cô phụ trách tiếp tân với áo dài màu xanh da trời đi đi lại lại nhộn nhịp. Phía bên tay phải là nơi trải thàm đỏ để khách tham dự chụp hình kỷ niệm

Tôi tới quầy Tiếp Tân yêu cầu cho tôi cái bảng tên thì được cô phụ trách trao cho cái bảng tên màu đỏ để ghim vào túi áo.

Cách đây 45 năm khi tôi được đi du học Mỹ để theo học khóa “Giảng Viên Anh Ngữ” tại Viện Ngữ Học của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ở Lackland, TX, tôi được phát một cái Bảng Tên có sẵn cái kim băng dính chặt ở mặt sau dùng để gắn vào túi áo trước ngực.

Còn bây giờ không cần dùng kim băng nữa mà thay vào đó là miếng sắt hình chữ nhật dính thật chắc ở mặt sau. Muốn đính Bảng Tên lên túi áo thì chỉ cần dùng miếng plastic có 3 cục nam châm rất mạnh để giữa lớp vải của túi áo và mặt sau của Bảng Tên là xong.

Cứ theo như tôi biết thì người Mỹ lúc nào cũng nghĩ tới sự an toàn trước tiên dù chỉ trong cái tầm thường nhất như cái Bảng Tên.Lý do họ không muốn bị cái đầu nhọn của kim băng “lỡ” đâm vào tay.

blank
Sao Nam Trần Ngọc Bình và các tác giả Khôi An, Donna Nguyễn, Phương Hoa.

Người Mỹ khi làm gì thì đều nghĩ đến câu “Safety first.”(An toàn trước hết)

Người Việt ta cũng thường hay nói như thế mà lại không tìm cách áp dụng vào đời sống thực tế hàng ngày thí dụ như cái máy ép nước mía tại Saigon hồi trước cái ngày chết tiệt 30/04/1975. Cái máy này không an toàn vì không có cách bảo vệ người xử dụng,vì có thể trong lúc nào đó thay vì ép mía thì lại ép cái tay của người ép mía chơi cho vui!

Còn cái máy ép nước mía ở các tiệm bán nước mía ở Little Saigon hiện nay đã được chế tạo để bảo vệ bàn tay của người xử dụng!

Thì ra nước Mỹ không phải chỉ tiến bộ trong việc lên Mặt Trăng còn tiến bộ cả trong đời sống bình thường nữa. (Ấy, tôi lại “vòng vo tam quốc” rồi, xin trở về hiện tại).

Khi tôi hỏi một trong những cô Tiếp Tân số bàn của tôi thì Cô này mau mắn dẫn tôi đến số bàn đã định.Tôi hết đi ra lại đi vào để đón khách mời của tôi và hướng dẫn họ đến đúng số bàn đã định sẵn.

Trước ngày họp mặt, Việt Báo có phổ biến bài Cháu gái HO. và Ông Bà Bill Gates, kể về chuyện cháu Hòa, cô út của một ông bạn đến Mỹ năm 1994, theo diện HO 28, nhận được học bổng toàn phần của Ông & Bà Bill Gates. Nhờ học bổng này, cháu đã thành tài, hiện là Doctor Hoa Ngọc Nguyễn, làm việc tại Loma Linda University Medical Center tại San Bernardino County, một bệnh viện hàng đầu của California. Nhân dịp này, tôi có hẹn cháu Hòa cùng đến dự Viết Về Nước Mỹ cho vui.


Khi tới nơi, cháu Hòa nói cháu từ chỗ làm khá xa lái xe tới, xin phép vào phía trong để thay bộ đồ khác cho thích hợp với khung cảnh của buổi lễ trao giải. Lúc trở ra cháu hoàn toàn là một cô gái Việt tha thướt dịu dàng trong chiếc áo dài Việt Nam! Quả thật chiếc áo dài của người Việt ta có tài làm cho người mặc trở nên xinh đẹp, duyên dáng hơn.

Trong buổi họp mặt, tôi cũng đã có dịp giới thiệu cháu với nhà thơ Trần Dạ Từ. Anh Từ vui khi biết dù đến Mỹ năm 7,8 tuổi nhưng cô út Hòa nay vẫn nói và viết tiếng Việt rất tốt, anh thân mật bảo cháu cố thu xếp thì giờ viết bài, chia sẻ kinh nghiệm học tập của cháu cho lớp trẻ. Cháu Hòa lễ phép nói “Thưa bác, con sẽ viết.” Tôi hy vọng nay mai sẽ có bài viết của cháu Hòa.

Đây là lần đầu tiên tôi tham dự họp mặt Viết Về Nước My, ít kinh nghiệm nên không đi tới đi lui để tìm gặp các tác giả mà mình mến mộ, nhưng trong dịp này tôi đã có dịp gặp được Bà Phương Hoa. Tôi rất thích bài viết của Bà nên đã mở một hồ sơ để lưu trữ khi tôi thấy có bài nào mới của Bà đăng trên Vietbao online.

Chuyện thật giản dị tôi tặng quyển“Within&Beyond” của tôi cho “Museum of the Forgotten Warriors” của Ông Dan ở Thành Phố Marysville nơi Bà đang dạy học thì quyển này bị lạc đâu mất, Ông Dan bèn nhờ Bà hỏi dùm nên chúng tôi mới có dịp biết nhau.

Người thứ hai mà tôi được gặp là Cô Khôi An. Cô thuộc lớp trẻ lớn lên ở Mỹ và thành công về nhiều phương diện như kỹ thuật, văn chương, nghệ thuật. Ít người có nhiều khả năng như Cô!

Tôi còn được gặp tác giả Donna Nguyễn cũng về từ miền Bắc Cali. Trường hợp của các cô thật đúng như trong câu “Tài sắc vẹn toàn.”

Người thứ tư mà tôi có duyên được gặp là Bà Song Lam đến từ New Jersey. Bà cho biết năm nay Bà tự đi qua Cali để tham dự dù rằng năm ngoái Bà đã đi rồi.

Tôi cũng có dịp được gặp Ông Nguyễn Xuân Nghĩa thật sự bằng xương, bằng thịt vì trước đây tôi chỉ gặp được Ông Nghĩa “ảo” trên Người Việt TV cũng “ảo” luôn khi Ông giải “ảo” cho bà con thấy sự thật của nhiều vấn đề thời sự.

Tôi cũng có dịp gặp cô ca sĩ Khánh Ly với giọng ca Liêu Trai, vượt thời gian nổi tiếng với những bài ca của Trịnh Công Sơn.

Tôi còn được may mắn ngồi chung bàn với con trai của một tác giả trúng giải. Tác giả này bận đi xa không đến tham dự được nên cho anh con trai đi thế.

Khi nói chuyện với bà xã của anh tôi mới biết bà này không phải là người Việt. Tôi có kể với anh chuyện vui khi tôi mới qua Mỹ, được mời đi ăn đám cưới ở San Diego, có dịp gặp một bà mẹ có hai đứa con lai Mỹ tóc vàng mắt xanh khoanh tay thỏ thẻ chào vợ chồng chúng tôi bằng tiếng Việt rất sõi: “Thưa Ông Bà con xin chào Ông Bà!” Bà mẹ cho biết mỗi lần xấp nhỏ muốn gì thì Bà ta nhắc chúng nói tiếng Việt nên đã tập cho xấp nhỏ có thói quen nói tiếng Việt. Bà mẹ cũng nói bà không muốn xấp nhỏ gọi bà bằng “you” mà bà chỉ muốn chúng gọi bà bằng tiếng “mẹ” thân thương của người Việt! Bà quả thật là người mẹ tài giỏi khi biết cách giúp con trẻ tiếng mẹ đẻ dù chúng sinh ra ngay trên xứ Mỹ.

Trong câu chuyện, chúng tôi đồng ý với nhau là việc học thêm một sinh ngữ rất khó nhất là tiếng Việt với những âm bổng, trầm khác với tiếng Anh. Nhưng dù sao, với bọn trẻ tại Mỹ, biết thêm một sinh ngữ là chuyện rất tốt cộng với nghề chuyên môn thì hẳn nhiên sẽ kiếm việc dễ hơn. Tiếng Việt đối với con em gốc Việt không chỉ mang lại lợi ích công việc mà quan trọng nhất còn là cầu nối với truyền thống lịch sử và sinh hoạt với cộng đồng của mình.

Qua câu chuyện với người bạn trẻ cùng bàn, tôi nhận được nhiều niềm vui ý nghĩa khi theo dõi chương trình họp mặt phát giải thưởng, ra mắt sách mới.

Phải nói là năm nay tôi đã không uổng công làm chuyến du lịch qua Cali để tham dự “Họp Mặt VVNM Năm 2015”

Theo tôi thì bất cứ ai, đã bị bầm dập,thừa sống,thiếu chết trong các Trại tù trá hình trong chế độ CS thì tham dự “Họp Mặt VVNM” mỗi năm do Việt Báo tổ chức là cả một sự thích thú!

Tại Mỹ có 609 dân tộc cùng chung sống, tôi biết điều này do tìm hiển trên internet. Vậy mà, theo một lời phát biểu trước đây của ông Lou Correa, vị Thượng Nghị sĩ Tiểu bang California gốc Mexico, chỉ có cộng đồng Việt là có được chương trình Viết Về Nước Mỹ với hàng ngàn người viết. Quốc Hội Liên bang Hoa Kỳ năm 2010 đã chính thức vinh danh chương trình này như một di sản lịch sử của người Việt hốc Mỹ.

Người Việt Hải Ngoại hiện sống ở trên hơn 100 nước trên thế giới và ngay cả người Việt ở Việt Nam, cũng đã có nhiều người đã đọc đồng thời là người viết bài dự Viết Về Nước Mỹ.

Vậy là sau 40 năm mất quê hương, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ củachúng ta vẫn được gìn giữ và phát triển.

Cụ Nguyễn Văn Vĩnh từng nói “Nước Nam ta mai sau này, hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ”.

Thưa Cụ Nguyễn,

Chữ quốc ngữ thực là hay! Như lời Cụ đã tiên đoán!

Điển hình là chương trình Viết Về Nước Mỹ này, đã đứng vững 16 năm và sẽ còn tiếp tục, thưa Cụ.

Riêng đối với tôi thật là không uổng công khi tôi quyết định bay qua Cali tham dự “Họp Mặt Phát Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ 16. Xin cám ơn Việt Báo.

Nhân dịp này, tôi cũng đã có dịp gặp cô Thảo, người phụ trách tiếp tân tại tòa soạn Việt Báo để cám ơn cô. Bao lâu nay, khi cần tờ Việt Báo nào tôi chỉ cần gọi phone là cô sẵn sàng giúp liền một khi.

Lần họp mặt này, do thiếu kinh nghiệm, tôi quả có bỏ lỡ nhiều cơ may gặp gỡ, nhưng cũng đã có dịp được diện kiến ba người mà tôi mến mộ như đã đề cập ở phần trên.

Lần tới, tôi sẽ tìm gặp các tác giả mà tôi mến mộ để cùng trao đổi thêm.

Hẹn gặp năm 2016!

Thu 2015

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
15/09/201523:35:06
Khách
Nghĩ cũng lọa khi ông Nguyễn SG tuyên bố : chú chưa từng học từng biết chữ "tản mạn" của người VN, nhưng mà chú lại biết xổ nho đùm "nhất tự vi sư , bán tự vi sư ". Ông SG chơi kiểu viết lọa như vậy, cha của thằng Tèo sẻ nói ông "hiếp dâm chữ nghĩa " đó. Nếu ông chưa từng học chưa từng biết chữ "tản mạn", có thể là tại ông lười đọc sách báo hoặc học hành quá bếc bát, lúc nào cũng phải ôm cuốn tự điển, mà không hiểu biết trong tiếng Việt có khoảng 60% - 70% từ gốc Hán, ví dụ như những chữ thường gặp như : tản mạn, ngộ nhận, mục đích, thông dụng, tự mãn, đồng hóa, lịch sử, quốc gia, bảo tồn, định lý, đẳng thức, phương trình, nguyên tử, phân tử, duy vật, duy tâm, công hàm, hiệp định, đoàn kết, quyết chiến, quyết thắng ... những chữ Việt có từ gốc Hán viết quanh năm không hết . Xin tặng ông Người SG nho đùm "nhân bất học, bất tri lý " xin hết ý ... kiến
15/09/201516:26:09
Khách
Thưa ông Nguyễn SG, xin ông cho biết cháu Trần Minh Hải đã viết những gì, để ông viết than thở với cháu TMH " Đọc cái tựa "Chuyện Tản Mạn" chú chẳng hiễu nghĩa vì chú chưa từng học từng biết chữ tản mạn". xin giới thiệu ông xem từ điển Online
https://vi.wiktionary.org/wiki/t%E1%BA%A3n_m%E1%BA%A1n

"Tản Mạn" là " Ở tình trạng rời rạc, không có sự liên hệ với nhau, không tập trung" ví dụ như là "Trình bày tản mạn, thiếu tập trung.", "Những ý nghĩ tản mạn, không đâu vào đâu" , "Tản mạn về cái tôi đáng ghét",
Tôi nghĩ tác gỉa đã thành công khi viết " Chuyện Tản Nạm " lan man từ chuyện nọ sang chuyên kia một cách duyên dáng thú vị, không chừng ổng sẽ "ẵm" giải V.V.N.M nhờ bài viết nàỵ
Thank You Việt Báo
14/09/201520:38:56
Khách
Thưa cháu Trần Hải Minh,
Người xưa nói rằng nhất tự vi sư , bán tự vi sư . Cháu xứng đáng là thầy của chú . Không chỉ một chữ hay nửa chữ mà cháu dạy chú quá nhiều . Nhất là dạy cho chú biết Tiếng Việt lưu chuyển và đổi mới . Hôm nay chú thấy một trường hợp Tiếng Việt đại đại lưu chuyển nên muốn trình lại cháu . Tác giả bài nầy có tên hiệu đàng hoàng chứ chẳng giởn đâu nhá . Ông ta là giảng viên sinh ngữ có nghĩa là thứ dữ về ngôn ngữ học đấy . Đọc cái tựa "Chuyện Tản Mạn" chú chẳng hiễu nghĩa vì chú chưa từng học từng biết chữ tản mạn . Dở tự điển KTTĐ thì không có chữ nầy . Nhớ lời cháu dạy Tiếng Việt lưu chuyển nên chú dở tự điển VC xem sao . Tự Điển Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội 1994, trang 857 định nghĩa là "ở tình trạng rời rạc , không tập trung , không có sự liên hệ với nhau đi kèm là một thí dụ “Những ý nghĩ tản mạn không đâu vào đâu” Tức là tác giả Sao Nam viết một bài với ý nghĩa tản mạn , rời rạc không đâu cua tai nheo, không tạp trung tức là chả ra cái thống chế gì sất cả . Khi tiếng Việt chưa lưu chuyển chưa đổi mới thì người ta viết là bàn về , luận về , nghĩ về , ghi nhận về ,... thời lưu chuyển thì tản mạn không đâu vào đâu . Tiếng Việt còn lưu chuyển và sẽ lưu chuyển dài dài nếu VC còn tiếp tục cầm quyền . Thời hiện đại , thời quang vinh thời đổi mới thời lưu chuyển nên... thơ , ảnh, từ được cho vô chùm vô cụm rái trọi . Nào là chùm thơ, chùm ảnh , cụm từ được sánh vai âu yếm cùng chùm nho , chùm nhản , chùm LÔNG,kề bên cụm bông cụm hoa gợi hình gợi ý tòn ten lủng lẳng những chùm những cụm .
Sẽ tiếp tục Tám với nhà văn Trần Hải Minh . Gọi cháu là nhà văn vì cháu đã từng viết cho vài trang nhà với Tiếng Việt lưu chuyển . Tiện đây cũng xin cháu cho ý kiến có nên viết một bài về thứ Tiếng Việt lưu chuyển để kiếm tiền tặng cháu . Nhớ phản hồi cho chú ( phản hồi cũng là một Tiếng Việt lưu chuyển đấy . Xưa chưa lưu chuyển thì phản hồi có nghĩa là trở lại, trở về như phản hồi cố hương
Kính chào cháu
11/09/201517:48:44
Khách
Congratulations to Dr. Hoa Nguyen ! You have come a long way from a humble bảckgound. It does take tremendous efforts and strong wills to get to where you at in addition to the scholarships from Bill & Melinda Gates Foundation. I truly admire and envy you !

Hope that you will pay forward by helping others and wish you a continued success with your career.

Best
11/09/201512:28:46
Khách
Thank you Việt Báo
Xin đa tạ. Trân trọng.
10/09/201523:13:07
Khách
Ngay đến cả ông Bà Bill Gates cũng phải vô cùng hãnh diện sung sướng bởi vì số tiền $250.000 ông bà đầu tư vào việc học cho con cháu VNCH kết quả rất xứng dáng để ông bà Bill Gáte kính trọng cộng đồng Việt Nam. Cháu Hòa cho biết " Năm con nhận được học bổng là năm 2003.Tính vào thời điểm này có tổng cộng 3000 sinh viên đủ điều kiện để nhận trong đó có con. Tổng cộng số tiền học bổng mà con nhận được cho đến khi tốt nghiệp là khoảng 250 chục ngàn đô.”
,Thank You Doctor Hoa Ngoc Nguyen and Thank You Writer Sao Nam Nguyễn Ngọc Bình
10/09/201521:15:50
Khách
Chào Ông(Bà,Cô) Nate
Xin đa tạ sự góp ý của Ông(Bà,Cô).Thăm Ông (Bà ,Cô ) khỏe.Trân trọng
10/09/201518:56:31
Khách
Kính thưa ông Sao Nam Trần Ngọc Bình,
Tôi chân thành góp vì lòng quý mến ông có lòng quảng đại vui với niềm vui của gia đình cháu Hòa . Tôi cũng như ông không có họ hàng gì với cháu Hoa Ngọc Nguyen Doctor of Public Health, nhưng tôi rất vui và hãnh diện lây lan vì mình cũng là người VN. Cha mẹ cháu Hòa đáng được tuyên dương công khó nuôi dậy con giữ gìn tiếng Việt còn học giỏi thành Doctor đem vinh dự đến cho cộng đồng VN
Hàng ngày đọc tin tức trên Biệt Báo online với những tin sau đây xảy ra trong một tháng tôi rất đau lòng và phẩm nộ, sao lại có những người Việt Nam làm nhục mặt gia đình và cộng đồng Việt Nam như thế này, đến Mỳ không chịu học hành đi mua giấy hành nghề dỏm mà chỉ cần học chăm chỉ trong vài tháng là có ngay nhục nhả lắm
- Ông VN Bán Giấy Hành Nghề Thẩm Mỹ Dỏm, Bị Bắt
- Lee Huỳnh Cướp Ngân Hàng, Bị Bắt
- 2 Người VN Gian Cờ Bạc, Vào Tù
- Cựu Sếp Bưu Điện Gốc Việt Nhận Tội Trộm Bưu Phẩm
-Nguyễn Cởi hết 100%, Lái Xe Bị Cảnh Sát Chận, Xin Hối Lộ
- Quận Cam: Anh Đòan Ra Tòa, Nhận Tội Gạt Tiền 16 Người
-3 Người Việt Bị Truy Tố Gian Lận Thuế 3.5 Triệu Đô Tại San Jose, Gạt Người Vô Gia Cư Nói Là Khai Thuế Cho Họ Rồi Lấy Tiền Thuế Bồi Hoàn
- .....
10/09/201514:13:25
Khách
Chào Ông
Xin đa tạ thịnh tình của Ông. Thật là vinh dự khi tôi được Ông dành thì giờ hiếm hoi và rất quý báu để góp ý.Tôi sẽ chuyển lới chúc mừng của Ông đến song thân của cháu Hòa.Thăm sức khỏe Ông và gia đình. Trân trọng
10/09/201512:52:15
Khách
Khong nen so sanh binh vien nay voi benh vien kia vi bac sy, y ta, etc. lam cho benh vien noi tieng chu khong nguoc lai.

Tac gia co quyen viet theo y minh muon neu van de chi gian di la "benh vien cua TOI la so mot" thi dau co chet ai.

Tien day cung xin gop y kien nho la chu Dr xin dung la Tien Si chu dung dung chu Doctor lam nguoi doc hieu lam la Bac Si. O HK, bang cap PhD voi MD khac xa nhau mot troi mot vuc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,468,435
Trung tuần tháng 10/2015, Twitter đã công bố kế hoạch sa thải khoảng 336 nhân viên, tương đương hơn 8% trên tổng số 4100 nhân viên của công ty trên toàn cầu.
Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, California. Viết Về Nước Mỹ 2014, với 14 bài, trong đó có bài “Chú Lính Mỹ,”
Mấy năm rồi mà tôi vẫn bực mình vì dại dột giao trứng cho Bác… Mao khi chọn cái công ty Tàu ở Cali cho một tour 12 ngày đêm qua các nưóc Anh, Pháp, Thụy Sĩ và Ý.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana. Với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn, bà đã góp nhiều bài viết thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ và từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2012.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết về nước My 2013. Ông là một y sĩ thuộc hội Ái Hữu Y Khoa Huế Hải Ngoại. Tốt nghiệp Y Khoa Huế năm 1973, thời chiến tranh,
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown là tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013.
Tác giả từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dân Berryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Sơ lược tiểu sử: Tên thật Trần Văn Thơ, sinh năm 1935 tại Sàigon. Tốt nghiệp khóa 14 SQTBTĐ tháng 7/1963.
Tác giả sinh năm 1942, hiện là cư dân Santa Ana. Ông định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO đầu thập niên 90, nơi đến là Boston.
Người viết là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt. Hiện là một Kỹ sư Dầu Khí đang sống tại Sài Gòn và làm việc cho một Công ty Liên Doanh tại Việt Nam. Vừa có dịp tham gia khóa huấn luyện 1 năm tại Chicago,