Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Bằng Rừng

18/07/201300:00:00(Xem: 186213)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là 1 trong 11thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013.

"Tôi qua US lúc 14 tuổi. Cả gia đình còn kẹt lại VN vào lúc đó. Tôi bảo lãnh cha mẹ sau khi ổn định và chúng tôi đoàn tụ năm 1995." Lê Tường Vi tự sơ lược tiểu sử như trên, và trở thành tác giả hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ: Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2005. Và giải Việt Bút năm đầu tiên 2007, dành cho tác giả đã ”vượt được chính mình.” Sau đây là bài viết mới nhất.

Mới hơn 8 giờ sáng tia nắng mặt trời đã bắt đầu gay gắt chiều xuống nông trại Alegre trong lúc chúng tôi đứng nghiêm chào cờ. Tôi cảm thấy mồ hôi rỉ dài từ bả vai xuống lưng. Liếc nhìn quanh liên đội Tùng Nguyên VII gần trăm thầy trò cùng đứng dưới cái mặt trời chói chang kia, tôi tự hỏi tại sao chúng tôi bỏ 7 ngày thời gian quý báu để tới cái trại nóng cháy da trong vùng rừng núi này?

Bằng Rừng có thể quyến rũ chúng tôi đến vậy sao?

Dường như tôi có duyên với Hướng đạo. Ngày còn bé ở VN, thấy các anh lớn trong gia đình mặc đồng phục hướng đạo thật oai, tôi thắc mắc hỏi hai anh thay đồ đi đâu, làm gì nhưng không anh nào trả câu hỏi thỏa ý con bé.

Khi các anh sửa soạn đi cắm trại xa nhà, tôi đòi đi theo nhưng Bố tôi nói hướng đạo chỉ có con trai thôi, con gái không được đi. Tôi giận dỗi xịu mặt xuống thì ông dỗ:

- Thôi thôi để lát nữa Bố chở con lên thăm hai anh, đừng giận nữa!

Thế là tôi vội vàng đi thay đồ ngồi chờ được chở đi. Bố đèo tôi sau chiếc xe gắn máy, chạy vòng vèo qua đèo Rù Rì ra khỏi thành phố tới một khu rừng nhỏ nơi các hướng đạo sinh đang cắm trại. Những túp lều xanh được căng đều dài theo con suối trông rất gọn gàng và tươm tất. Chúng tôi tới nơi đang lúc các anh đang lúi húi lo bữa cơm trưa, mấy lon thịt hộp Bố tôi mang theo được chiếu cố tận tình. Bữa cơm trưa đạm bạc nhưng ngon miệng lạ lùng.

Sau buổi trưa, Bố đưa tôi đi bộ dọc theo con suối lên gần nguồn nước. Ông chỉ cho tôi những khóm lan rừng mọc bên mấy gốc cây cổ thụ, tiếng nước róc rách, rừng xanh thăm thẳm văng vẳng tiếng hát của các anh vang vang làm tôi có cảm tưởng mình đang đi lạc vô một thế giới khác, một thế giới đẹp hơn thực tế tôi đang sống hàng ngày. Những đoạn đường vướng mắc dây leo dại Bố nắm tay kéo hoặc nhấc bổng tôi qua. Xa xa thỉnh thoảng vang lên tiếng vượn kêu chí chóe gây lên cảm giác rờn rợn nhưng tôi cảm thấy an toàn khi có Bố tôi bên cạnh. Cái cảm giác rờn rợn đầy thích thú khám phá mê hoặc làm tôi gần như không biết mệt, mãi miết bước theo vết chân của Bố tôi.

Chuyến đi đó để lại ấn tượng mạnh trong tâm con bé. Nguồn đam mê đi bộ trong rừng, leo đồi lội suối bắt đầu từ thuở ấy. Trong vòng trời thiên nhiên tôi cảm thấy như mình thoát khỏi đời sống thực tại dù chỉ trong vài phút.

Về sau cuộc chiến VN ngày càng gắt gao hơn, các anh tôi không còn dịp đi cắm trại trong rừng nữa vì không còn an toàn nữa. Má tôi không cho các anh đi sinh hoạt xa nhà, bà đang cố gắng che chở các con trong cơn bão sắp tới cho vận mệnh quốc gia.

Rồi gia đình tôi cũng bay xoáy như triệu triệu gia đình VN trong cơn lốc 75. Tôi rời xa khỏi vòng tay cha mẹ sớm hơn dự định, xa thành phố biển và xa cánh rừng xanh. Tất cả lùi vô trong quá khứ để bôn ba cho cuộc sống hiện tại, tương lai.

Cho tới khi tôi bất ngờ gặp lại màu áo đồng phục hướng đạo ngày xưa.

Lúc đó tôi đang dạy tiếng Việt trong trường Việt Ngữ Văn Lang. Thường thường tôi ra về ngay sau buổi học, nhưng hôm ấy thầy cô có hẹn đi ăn trưa nên tôi nấn ná ở lại chờ đi chung.

Những cánh áo đồng phục ấy trong một thoáng đã đưa tôi về cánh rừng xanh với dòng suối có hoa lan dại ngày xưa. Lòng tôi chao đi với kỷ niệm đẹp ngày thơ ấu. Thời gian như đọng lại trong giây phút ấy.

Hỏi thăm mới biết đó là đoàn Vạn Kiếp của San Diego. Các anh Trưởng đang xây dựng lại với mục đích cho con em người Việt vùng San Diego có nơi sinh hoạt lành mạnh theo chương trình Hướng đạo. Đoàn Vạn Kiếp mượn sân trường sau giờ học làm điểm hẹn sinh hoạt.

Tôi mang hai đứa cháu mới ở VN xin gia nhập đoàn. Thằng cháu trai từ ngày vô đoàn đã thay đổi đến nỗi ai gặp cháu cũng mừng cho tánh tình ngày càng vững hơn của nó. Trưởng Khánh tận tụy thức tới 2 giờ sáng kèm cặp cho nó học thuộc bài trong đêm Tuyên Hứa. Nhìn vẻ mặt hân hoan của nó hôm sau Lễ Tuyên Hứa tôi rất cảm động với nhiệt tình của các anh trưởng đoàn.


Tôi tập tễnh phụ hướng dẫn các em đoàn Ấu. Tới khi chị trưởng đoàn bận rộn với nhu cầu gia đình chị trao lại Ấu đoàn cho tôi. Tôi lãnh trách nhiệm cho đến khi anh Mỹ - anh cả của đoàn- bảo tôi ghi danh đi học Bằng Rừng.

Tôi thắc mắc:

- Bằng Rừng là gì hả anh?

Trưởng Mỹ nháy mắt:

- Ồ, Bằng Rừng rất có thanh thế. Hay lắm!! Hồi trước 75 chỉ có vài Hướng Đạo VN có được Bằng Rừng thôi.

Anh bồi thêm:

- Hồi ở VN phải được tiến cử mới được đi học Bằng Rừng đó nhen. Học ở VN khó khăn hơn ở đây rất nhiều.

Anh hiểu tâm lý của tôi. Nghe chữ "Rừng" là tôi chú ý ngay. Thêm vào đó chữ "khó khăn" làm tôi tò mò thêm.

Càng tìm hiểu về cái Bằng Rừng càng gây nhiều thắc mắc. Vả lại, còn những mấy tháng nữa mới tới ngày nhập khóa, tôi ghi danh, tự nhủ sẽ còn thời gian tìm hiểu thêm, lo gì.

Cho tới ngày lên đường tôi cũng chưa thấu hiểu về Bằng Rừng mấy, chỉ loáng thoáng hiểu đó là một chuyến đi thử thách.

Và bây giờ dưới ánh nắng gắt gao, dưới sự hướng dẫn của anh đội trưởng, với những thôi thúc của công tác đội, công tác cá nhân, tôi tự hỏi tai sao mình đứng đây? Tôi có thể xử dụng 7 ngày vacation này hưởng thụ ở Haiwaii hay một nơi lý tưởng du lịch nào đó, cớ chi tôi chui vô cái rừng bụi bặm, ở chung với hơn 10 người khác trong cái cabin hạn hẹp.

Có hôm lại mang ba lô đèo thêm lều, túi ngủ để nằm ngoài trời, mặc bộ đồng phục 7 ngày không giặt giũ này? Tôi có thể bước ra khỏi trại bất cứ lúc nào, nguyên do gì giử chân tôi ở cái trại nóng nực hâm hấp này?

Giờ giấc của chúng tôi được chia ra chặt chẻ, giây phút ăn uống tận dụng tối đa, cà kê là trể giờ, có lúc tôi muốn ba gai, đổ lỳ nhưng nghĩ tới các bạn đồng đội tôi ép mình vô kỷ luật để không vướng bận cho cả đội.

Bây giờ tôi thuộc làu 10 điều Luật Hướng đạo Việt Nam. Điều khó nhất cho tôi vượt qua là điều số 4: Hướng đạo sinh là bạn của mọi người.

Làm bạn với người tốt dễ thôi, làm bạn với kẻ xấu thật không dễ tí nào.

Sau biến cố 75, tôi gần mất đi sự tin tưởng với những ai có uy quyền.

Tinh thần cao cả của các trưởng hướng đạo giúp phục hồi phần nào niềm tin này và đây cũng là yếu tố giữ chân tôi trong tập đoàn.

Sự hăng hái của các trưởng ban tham mưu và ban giảng dạy làm liên đội Tùng Nguyên VII chúng tôi rất khâm phục. Mệt mõi dưới cơn nóng oi ả, chúng tôi ngồi gật gù nghe giảng trong khi các anh chị giảng viên làm đủ mọi cách gây hứng thú giúp chúng tôi chống con ma ngủ gật.

Có lúc anh Trưởng Đệ hỏi:

- Ngồi trong nhà sao các anh chị mang mắt kiếng đen làm chi?

Trời ạ, anh vờ ngây thơ không biết chúng tôi ngủ gật nên phải mang mắt kiếng đen hay sao?

Tôi tự hỏi họ có phải uống thuốc caffeine hay sao mà lúc nào họ cũng "on" thế?

Ngày cuối cùng chúng tôi được đi phép 3 giờ đồng hồ ra biển. Thoát vòng kỷ luật nên chúng tôi ca hát đùa giỡn ồn ào trên xe bus. Liếc qua hàng ghế trên, tôi thấy anh đôi trưởng nhất Hoành tựa đầu vào khung cửa sổ nhắm mắt ngủ gật. Nét mệt nhọc hằn lên khuôn mặt anh.

Trách nhiệm của anh là bao lo tổng quát tất cả chi tiết điều hành cho cả đoàn. Bất cứ vấn đề gì anh đội trưởng không giải quyết đều được giao lên cho đôi trưởng nhất nên lúc nào anh cũng phải tỉnh táo chu toàn trả lời thắc mắc của mọi người.

Trong thoáng giây, tôi cảm động ướt mắt nhiệt tình chất ngất của anh.

Tôi cảm phục tinh thần của anh chị trưởng trong ban tham mưu và giảng dạy. Họ tình nguyện bỏ ra biết bao nhiêu thời gian tâm huyết để hướng dẫn, trao lại kinh nghiệm cho chúng tôi, cho ngọn đuốc thiêng hướng đạo Việt Nam bùng cháy mãi mãi.

Người sáng lập hướng đạo - Ông Baden-Powell- có hoài bảo rằng hòa bình sẽ đạt được trên thế giới nếu tinh thần hướng đạo lan tràn trong tâm hồn mọi người.

Tôi chợt hiểu nguyên nhân thúc đẩy chúng tôi cùng nhau đứng dưới ánh nắng như thiêu này.

Chúng tôi đang chứng kiến và nhận được món quà quý giá từ các anh chị Trưởng.

Đó là cái đẹp của tình thương yêu.

Luật tự nhiên của cái đẹp là sự truyền bá.

Truyền bá tình thương yêu là ảnh đích của tinh thần Hướng Đạo.

I got it!

Lê Tường-Vi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 92,979,236
Tác giả tham dự viết về nước Mỹ từ 2001. "Tôi qua Mỹ năm 90, ở San Diego 2 năm và move qua quận Cam ở cho đến giờ," ông kể. Sau 8 năm lặng lẽ, Vĩnh Hầu góp thêm nhiều bài mới cho viết về nước Mỹ năm thứ mười và nhận giải danh dự. Mới đây, tác giả lại move từ miền Tây sang miền Đông. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả vượt biển đến Mỹ năm 1983, khi đúng 18 tuổi. Sau 30 năm định cư, bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một bài viết vui, đáng đọc. Phần minh hoạ được tác giả kèm theo bằng nhiều hình ảnh sống động, nhưng vì lấy từ mạng internet nên không tiện đăng lại.
Tác giả sinh năm 1939, hiện là cư dân Houston, Texas, tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009 và đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Trước 1975, ông là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang.Ra tù 1984. Vượt biên 1986.
Tác giả định cư tại Mỹ từ 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Song Lam là một tự sự, “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân”. Bài thứ hai của bà là lá thư chia sẻ chuyện chồng con, dâu rể với một tác giả Viết Về Nước Mỹ:
Đúng 40 năm trước, 29 tháng Ba 1973, là ngày toàn bộ quân Mỹ rút khỏi Việt Nam theo hiệp định đình chiến Paris. Nhân dịp này, bài viết về nước Mỹ hôm nay là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ còn nặng lòng với mảnh đất từng là chiến trường xưa. Tác giả bài viết, trước Tháng Tư 1975, còn là học trò, từng cộng tác với tuần báo Tuổi Ngọc. Mong Tôn-Nữ Thu Dung sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả tên thật là Nguyễn văn Hoa, sinh năm 1947 tại Quảng Bình, Việt Nam. Tốt nghiệp kỹ sư điện, học cao học và soạn luận án tiến sĩ kỹ sư (1970-75). Từ 1970 đến 1975 dạy đại học kỹ thuật tại Sài gòn. Năm 1975 định cư tại Hoa Kỳ, làm việc cho công ty tiện ích ở North Dakota cho đến năm 2012 thì về hưu. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông.
Tác giả nguyên là một sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội. Sau tháng Tư 1975, ơng là người tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O., hiện là cư dân San Diego. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải danh dự 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả, tự giới thiệu là “người viết mới toanh” vì chưa từng viết bài gởi cho báo nào, cả ở VN lẫn Mỹ. Sơ lược tiểu sử: Từ 1971, từng Trung Học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho. Qua Mỹ năm 2009. Hiện ngụ tại Milpitas, San Jose, California. Sau nhiều năm nuôi con, hiện ở nhà coi cháu. Mong Đồng Tâm sẽ tiếp tục viết.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia, đã góp bài cho Việt Báo Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools.