Hôm nay,  

Người Già Ở Mỹ

17/07/201300:00:00(Xem: 264051)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả định cư tại Mỹ từ 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Song Lam là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O. 38 năm sau 30 Tháng Tư 1975. Sau đây là bài mới của tác giả, cách nghĩ cách viết cho thấy rõ nét chín chắn, so với những bài trước. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

Ngụm cà phê đầu tiên làm bà Nam tỉnh táo được chút đỉnh sau một đêm trằn trọc ngủ không ngon. Bây giờ là sáng thứ bảy, ông Nam đi làm overtime từ sớm, còn lại một mình trong căn aparment nhỏ, bà ra ngồi ngoài balcony ngắm trời ngắm đất. Vạt nắng đầu tiên của ngày mới sơn loang lổ hàng cây trắc bá diệp cuối vườn. Hôm nay TV báo 93 độ. Cái nóng ở Mỹ này không thua Việt Nam, có khi lên khỏi 100 độ, nhưng thỉnh thoảng có gió nhẹ, không quá humit như ở Sài Gòn. Bỗng nhiên bà Nam cười một mình khi nhớ ra câu hát của ca sĩ nào đó: "Nắng ở đây cũng là nắng ấm, nhưng sao bằng nắng ấm quê hương...?"

Miền Đông Bắc này cái gì cũng maximum: có khi lạnh dưới 0 độ và nóng trên 100 độ, không như miền Nam California khí hậu ôn hòa, vì thế đông đảo đồng hương Việt Nam chen chúc về đó ở, nâng giá nhà cửa mắc mỏ quá trời.

Bà Nam ít khi được free cuối tuần vì đã từ lâu bà làm việc trong một nhà hàng Mỹ, schedule flexible, trong khi mọi người được nghỉ weekend thì có khi bà phải làm tới nửa đêm. Ông Nam là machine operator nên giờ giấc ổn định, từ 7 giờ sáng tới 5 giờ chiều, mỗi ngày 9 tiếng, chưa kể 5 tiếng thứ bảy, như hôm nay. Như vậy mỗi tuần ông phải "cỡi" 50 tiếng. Mấy đứa con cứ cằn nhằn hoài:

- Nghỉ đi Ba, Ba đủ credit rồi, đủ tuổi hưu rồi còn gì...? Bộ Ba không thấy đủ mệt rồi sao?

Điều đó ông bà Nam hiểu, hiểu rõ. Sở dĩ hai ông bà còn nấn ná làm thêm vài năm nữa là vì còn chút gánh nặng ở quê nhà: cả hai còn mẹ già trên 90 tuổi phải phụng dưỡng. Rồi còn anh em con cháu bạn bè... thỉnh thoảng phải gởi tiền về giúp đỡ. Chuyện này mấy đứa con cũng phản đối um sùm:

- Mấy người già như Ba Má cứ gởi tiền về Việt Nam làm giàu cho Cộng sản. Chín mười tỷ Mỹ kim hàng năm từ Mỹ, Úc, Canada... rót về Việt Nam, trong đó có tiền của Ba Má nữa đó. Ba Má lo cho mình đi. Ba Má già rồi...

Bà Nam không cãi lý với đám con vì tụi nó nói đúng, nhất là câu "Ba Má già rồi..." Bà nghĩ thầm: "Trời, mình già thật rồi sao? Mới đây mà, thời gian sao nhanh quá!"

Phải, ông bà sắp bước vào cái hạn tuổi 70. Ngày xưa, ở Việt Nam, khi đúng 60 tuổi, người ta có tiệc mừng thọ, gọi là ăn "đáo tuế", vậy là bà và ông Nam đã có cái extra bonus 6, 7 năm rồi.

Cách đây 4, 5 năm, bà Nam bị bệnh Gum disease nên mấy cái răng cửa cứ lung lay, hở hàng phải đi nha sĩ chữa trị: phải bỏ xương vào nướu răng, làm braces, làm invisalign niềng lại cho khít. Mấy đứa Mỹ trong tiệm nói với bà:

- Mày nghĩ sao vậy? Mày hơn 60 tuổi rồi niềng răng làm chi cho tốn 5, 6 ngàn đô-la?

Bà Nam hóm hỉnh trả lời:

- Sao tụi bây không nghĩ rằng tao còn 40 năm nữa?

Mấy đứa khác vỗ tay bôm bốp la lớn: "All right, you are right!"

Buổi sáng thứ bảy thật trong lành, yên tĩnh. Căn chung cư này phần lớn là người già ở, vài người trẻ độc thân, thỉnh thoảng cuối tuần bà mới thấy họ "bưng" girlfriend, boyfriend về, bè bạn tụ họp party đêm thứ Sáu hoặc thứ Bảy. Những lúc ấy bà mới cảm nhận được sự rộn ràng, đông vui. Ngoài ra, họ vô ra lặng lẽ. Vì thế, bà Nam nghe được tiếng chim hót gần như quen thuộc mỗi ngày, thậm chí vào mùa thu, bà còn nghe được tiếng lá rơi khẽ khàng bên ngoài cửa sổ. Hơn 20 năm rồi, ông bà Nam sống lặng lẽ với người Mỹ riết rồi cũng quen. Vì thế, năm ngoái khi xuống San Diego dự đám cưới của thằng cháu với cái reception 4, 5 chục bàn tiệc, bà Nam kêu mệt quá, thở không nổi, phải chạy ra ngoài.

Bà Nam vừa uống ly cà phê vừa ăn cheerios. Tự nhiên bà thèm tô bún riêu. Vùng King of Prussia, Pennsylvania này kiếm đỏ con mắt không thể có một tiệm ăn Việt Nam, vì Mỹ trắng chiếm 95% dân số, phía trước là xa lộ 202 và phía sau là 422, nhiều quán xá, restaurant, hotels, đặc biệt gần sát bên Shopping Mall nổi tiếng, cho nên lúc buồn, bà cứ thả bộ vô trong Mall lượn qua lượn lại chán chê rồi ngồi "cà phê một mình".

Bà Nam nghĩ ngợi lung lắm. Điều đó làm bà mất ngủ nhiều đêm. Bà không biết phải "binh" đường nào cho đúng! Trước đây bà nghĩ rằng, khi các con xong đại học ra trường, ông bà sẽ đi học trở lại, nhưng cái nợ áo cơm cứ đeo đẳng bên mình, bà gỡ mãi không ra, thêm sức khỏe cả hai mỗi ngày một yếu đi. Ông Nam sau gần 10 năm bị đọa đày nơi rừng thiêng nước độc, khi được định cư ở Mỹ, ông đem theo mình đủ thứ bệnh: high tension, high cholesterol, loét bao tử, yếu thận... lúc nào cũng kè kè hộp thuốc với 5, 6 thứ thuốc khác nhau, ăn uống phải kiêng khem đủ thứ. Vì thế nấu ăn cho ông bà phải cân nhắc đủ điều. Năm ngoái, ông lên cơn đau bụng dữ dội, cứ tưởng là do bao tử nó hành, nhưng thật sự là trong túi mật của ông có vấn đề: ống dẫn mật tự nhiên có một viên sỏi to tổ bố chắn ngang. Ông phải ra vô bệnh viện hai đợt để gắp sạn mật và sau đó cắt bỏ luôn túi mật. Dù chỉ là tiểu phẫu nhưng ông Nam cũng phải mất hai tháng rưỡi cho việc chữa trị ở bệnh viện và sáu tuần out patient với y tá đến giúp mỗi tuần 2 lần. Vì thế chi phí lên tới 270 ngàn đô-la, điều mà không ai tưởng tượng nổi. Insurance cover 80% và phần B của Social Security "cáng đáng" thêm 20% còn lại vì ông quá 65 tuổi. Y tế ở Mỹ thật tuyệt vời nhưng charge tiền cũng chẳng nương tay. Bà Nam thầm cảm ơn Trời Phật, cảm ơn nước Mỹ, người Mỹ đã cưu mang gia đình bà, các con bà lớn lên và thành đạt ở xứ này trong ngành Y, Dược nên phần nào giúp ông già thoát qua cảnh khổ.

Có nhiều người quen gặp bà thường nói:

- Con cái của ông bà toàn là Sư với Sĩ, nhà cửa thênh thang, sao không về ở với chúng nó, sao cứ chui rúc trong cái apartment chật chội như vậy?

Bà cười và trả lời:

- Tại hai thằng tui thích vậy mà. Có độc lập tự do thì mới hạnh phúc được chứ!

Các con của bà lớn lên ở vùng Bắc Mỹ này nên ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của "văn hóa bờ Đông" nên nếp nghĩ, nếp sống có phần nào khác với văn hóa Á Đông. Bà Nam hiểu rõ chuyện này. Con cái có gia đình riêng ít khi muốn cha mẹ ở chung và ngược lại, người Mỹ khi "tuổi đời xế bóng" không muốn làm phiền con cái, huống hồ chi giới trẻ ở Mỹ này khi đã hơn 21 tuổi không muốn ở chung với cha mẹ. Họ có thể ở chung với roomates, boyfriend hay girlfriend để khỏi bị "con mắt dòm ngó" của cha mẹ hỏi han đủ thứ: con đi đâu? Với ai? Mấy giờ về? Sao về trễ quá vậy con, má ở nhà trông con hụt hơi, không ngủ được...v.v và...v.v..

Khi mới qua Mỹ được vài năm, bà Nam đã phác họa một tương lai của ông bà khi về già: Sau khi xong bổn phận với các con, buông bỏ công việc, ông bà sẽ "hát câu hồi hương" về lại Sài Gòn để sống hết quãng đời còn lại, để hưởng thụ tuổi già với quê hương làng nước, để tay trong tay "khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên" (Kiều), nhưng bây giờ bà đã thay đổi ý định: đường lối nào đâu cho sự quay về?


Phải, đường về quê hương, mọi cánh cửa đã đóng chặt. Sài Gòn của ông bà ngày xưa còn đâu nữa với những ngày tháng êm ả ấu thơ hay trong tuổi thanh niên với muôn vàn ước mơ rạo rực? Hoa không thể nở được nữa rồi, và trăng, trăng đã "tàn trên hè phố"! Sài Gòn bây giờ với những bon chen chụp giựt, người ta đạp lên nhau mà đi, đầy rẫy sự áp bức bất công, đầy rẫy cuộc sống xa xỉ, thác loạn của người quyền chức đỏ bên cạnh cuộc sống lầm than tức tưởi của dân nghèo, thì... chỗ nào đâu cho những người già kiếm tìm sự thanh thản? Thôi đành, cũng đành gởi nắm xương tàn ở cõi tạm dung này.

Mấy hôm nay bà Nam cứ băn khoăn về việc con gái út đề nghị ông bà retired đi, về ở với nó. Bà cảm động về sự ưu ái, quan tâm của con, nhưng bà nói:

- Để thư thả đã con. Giờ đây Ba Má còn công việc, còn đi làm, còn lo cho mình được. Chừng nào yếu sức quá hẵng hay. Con hãy lo cho mình đi. Con rước hai con "khỉ già" về nhà con ngồi chong ngóc đó làm gì? Con còn phải lo lấy chồng nữa chứ?

Bà Nam lo ngại là phải, vì bà nghe ngóng chung quanh việc cha mẹ ở chung với con cái đã xảy ra nhiều chuyện đau lòng, vì bà là người sensitive không đơn giản như người khác, bà dễ bị tổn thương. Ông Kim là người hàng xóm ở Việt Nam với ông bà, là chủ một tiệm may lớn nổi tiếng ở Sài Gòn là một ví dụ. Sau khi vợ mất, đứa con gái bảo lãnh ông qua Mỹ, sau khi bán căn nhà mặt tiền ở đường Phan Thanh Giản, chia chác đồng đều cho các con. Những tháng đầu tiên ở Mỹ thật huy hoàng đối với ông, vì ông có chút tiền đi chơi đây đó. Tuổi già ở nhà mãi cũng buồn, ông theo mấy ông bạn già hưu trí đi Casino chơi game cho giải khuây. Ban đầu kéo máy 5, 10 đô-la, sau đó vài chục, vài trăm, thắng được đôi lần, thua lại cả chục lần. Tiền riêng vơi dần, từ từ mang nợ. Vợ chồng đứa con gái phải nuôi dưỡng ba năm mới xin được tiền già, nay lại thêm trả nợ cho ông nên thằng con rể khó chịu ra mặt. Ban đầu nó cằn nhằn con gái ông, sau đó nó nói thẳng: "Ông là đồ ăn hại!!". Ông Kim đau đớn bỏ về lại Việt Nam, sau đó vài tháng thì mất.

Bà Nam cũng không quên được câu chuyện của người bà con xa ở Buffalo, up-state New York: Bà Hoa sống với gia đình người con trai trưởng đã lâu. Mỗi năm, vì thời tiết quá lạnh, bà làm "con chim trốn tuyết" về San Jose với gia đình con gái từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khi miền Đông Bắc ấm áp vào xuân. Nhiều năm như vậy, bà Hoa rất vui tươi hạnh phúc với con với cháu. Năm ngoái gần Noel, bà Hoa bị bệnh phải vào bệnh viện. Sau vài tuần khám nghiệm, bác sĩ nói rằng bà bị cancer gan thời cuối. Không hiểu tại sao các con không đưa bà đi check-up mỗi năm vì thế không phát hiện ra bệnh trạng. Bác sĩ nói rằng bà chỉ sống được vài tháng. Các con bà nhao nhao lên lo lắng. Người con trai trưởng từ Buffalo bay xuống San Jose thăm Mẹ và đề nghị với vợ chồng cô em gái dọn một phòng riêng cho Mẹ dưỡng bệnh. Cô con gái lo buồn vì mẹ bệnh nặng gần đất xa trời, trong khi anh chồng thì lo chuyện khác. Anh ta thủ thỉ với vợ:

- Em à, thương Má thì ai cũng thương hết. Nhưng, đưa Má về ở trong nhà mình, rủi Má "đi" trong nhà này thì... nhà mình kể như mất giá, sau đó muốn bán hay trade-in gì cũng khó lắm...

Dĩ nhiên bà Hoa không được về nhà, mà phải "chuyển trại" từ bệnh viện sang Nursing home rồi sang "Rehab" để săn sóc đặc biệt. Bà Hoa mất sau đó chỉ hơn một tuần và được giao cho Funeral home ở San Jose Cali chuyển bằng máy bay về lại Buffalo.

Một cảm nhận khác mà bà Nam thấy được chung quanh cái building này là người Mỹ về già sống lặng lẽ và chết cũng âm thầm. Cách đây vài năm, cũng ở building này tầng 1, ông Mỹ già chết 1, 2 ngày mà không ai hay. Mọi người chỉ thấy ông ra vô đơn độc, chẳng thấy con cháu hay bạn bè gì lui tới. Khi người Janitor phát hiện ông nằm co chết cứng trong apartment mới tá hỏa gọi Police. Chuyện này làm bà Nam suy nghĩ không ít. Hiện nay, còn bà Thelma ở căn số 14 cùng building với bà Nam. Bà này già, già lắm rồi, cũng một mình thui thủi. Nghe nói bà có người con gái ở Alaska và con trai ở Florida, vậy mà bà Nam chưa bao giờ thấy họ tới thăm mẹ mình. Nhiều lần bà Nam có hỏi thì bà già Mỹ này chỉ ngập ngừng, dõi mắt nhìn ra ngoài mà không nói năng chi. Bà Nam kính trọng sự riêng tư nên từ đó không hỏi han chi nữa.

Có tiếng động nhỏ sau lưng, bà Nam quay lại nhìn. À, con chim cánh đỏ quen thuộc của bà đang đáp xuống liễn cơm khô và ngũ cốc mà bà vẫn để dưới góc balcony cho nó. Nó đáp lên đáp xuống nhiều lần, kêu chíp chíp. Tức thì 2, 3 con khác nhỏ hơn sà xuống liễn cơm. Bà nghĩ bụng chắc là con của nó chăng? Mấy con chim nhỏ xíu lẩm chẩm đi hẳn vào trong liễn cơm mổ lia mổ lịa. Bà thấy vui vui trong lòng khi nhìn thấy đầm ấm tình mẹ con của đàn chim. Vài phút sau, chừng như đã no nê, chim mẹ bay đi trước, đàn chim con ríu rít bay theo.

Bà cũng vậy. Tuần nào cũng vậy, ông bà lái xe qua thăm con, thăm cháu và chiều Chúa nhật hấp tấp chạy về cho cuộc "chạy đua nước rút" sáng Thứ Hai hôm sau. Bà nghĩ ai cũng có một cuộc đời riêng, một cách sống riêng, miễn là cách sống đó, mỗi người thấy là đúng cho mình. Bà vẫn nói với mọi người "Tui vậy là được rồi"

Trong một tương lai gần, chừng vài năm nữa, ông bà chắc sẽ nghỉ hưu. Chừng đó không biết phải sống ra sao, hoặc về ở với con, hoặc cứ sống một mình, ở luôn với miền Đông Bắc lạnh giá này, hay chọn cho mình nơi ấm áp hơn như ở Cali, Texas hay Florida? Bà nghĩ tới những người già chậm chạp với cái walker bà thường gặp ở nơi làm việc, hay ngồi xe lăn ở dọc đường, những đôi mắt xa vắng buồn bã thất thần hướng về nơi xa xăm nào của những người già trong viện dưỡng lão, những bước chân run rẩy, những bàn tay vụng về rơi vãi thức ăn phải cần người đút bón... Những giọng nói yếu ớt, nói không ra hơi, những thân xác lụi tàn. Bà Nam biết mình đang trên đường đi tới những cái view đó.

Bà đứng lên đi vào nhà. Dễ chừng cũng ngồi ngoài sân 1, 2 tiếng đồng hồ rồi. Bà tự cười cho mình sao nghĩ ngợi lung tung. Chiều nay, bà sẽ không ăn cơm nhà, sẽ rủ ông Nam ra Cheecake Factory kế bên Mall ăn tối. Ông bà sẽ ngồi ngoài Patio ngắm mọi người qua lại, và nhất là ngắm chiều rơi thật chậm ở nơi này. Dễ chừng 8:30 hoặc 9:00PM mới tối. Lâu lâu cũng phải enjoy life một chút, già rồi mà, why not?

Bà còn quên một điều: nhắc ông Nam có cái hẹn với bác sĩ chiều thứ hai coi lại cái bao tử của ông. Tự nhiên bà nhớ bầy chim ban nãy. Bà bỏ thêm cheerios vào liễn cơm cho tụi nó trở lại chiều nay. À, còn thêm vài miếng bánh mì cho lũ sóc nữa chứ.

Bà Nam vào bếp sửa soạn nấu cơm trưa cho ông Nam. Ông không ăn được thịt heo, thịt bò nhiều, chỉ ăn gà và ăn cá. Bà định nấu nồi súp gà cho ông và hấp cá Tillapia với gừng, hành...

Bà Nam nghĩ thầm: "Sao mà mình bôn ba, lo toan nhiều thứ quá vậy? Trời ơi! Ba bốn chục năm rồi còn gì, biết bao nhiêu là cơ cực? Và, bà nghĩ thêm, sao mình không được như những cánh chim kia nhỉ?"

Song Lam

Ý kiến bạn đọc
20/02/202112:58:07
Khách
how to make hydroxychloroquine <a href=https://hydroxychloroquinex.com/#>hydroxy</a> plaquenil sulfate
19/02/202116:01:57
Khách
erectile function magnesium vitamin k <a href=https://plaquenilx.com/#>what plaquenil used for</a> is erectile dysfunction hereditary
21/07/201313:28:07
Khách
Trước hết tôi xin cảm ơn người viết bỏ công ra viết, tuy nhiên xét theo lời giới thiệu đó là "người vợ người mẹ trong một gia đình H.O." Vậy tuổi tác nhất định không còn bé, tiếng Việt không kém cỏi và chắc chắn tham gia mục viết lách này ít nhiều do muốn bảo tồn tiếng Việt . Tiếc rằng đây đó trong bài viết lẫn lộn tiếng ngoại quốc .

Sau đây là một vài vi' dụ,

"Bây giờ là sáng thứ bảy, ông Nam đi làm overtime từ sớm, còn lại một mình trong căn aparment nhỏ, bà ra ngồi ngoài balcony ngắm trời ngắm đất."

"Cái nóng ở Mỹ này không thua Việt Nam, có khi lên khỏi 100 độ, nhưng thỉnh thoảng có gió nhẹ, không quá humit như ở Sài Gòn. " ("Humit" bị đánh vần sai, đúng là "humid".)

"Miền Đông Bắc này cái gì cũng maximum..."

Còn nhiều tiếng ngoại quốc nữa trong toàn bộ bài viết . Xin vui lòng tôi hoàn toàn không có ý chỉ trích, nhưng bài viết thế này thì xem ra tiếng Việt không còn, người Việt cũng mất gốc gần hết sau nhiều năm bơ sữa.

Cảm ơn .


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 92,394,231
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, quản nhiệm Hội Thánh Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010-2011. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện ngắn của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, đã liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của Tịnh Tâm là một truyện tình già dễ thương.
Chủ Nhật, 12 tháng Tám 2012, vào lúc 12:00PM, Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ 6 sẽ khai diễn tại sân vận động trường Bolsa Grande, Garden Grove. Xin mời đọc bài viết về những nỗ lực “tiền đại hội” của Philato, và hưởng ứng lời kêu gọi đến với đại hội. Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời. 
Lê Thị, 35 tuổi, cư dân Chicago, là tác giả có tên trong danh sách chung kết giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười hai. Với 5 bài viết đã phổ biến, hầu hết về đề tài đồng tính, Lê Thị cũng là một trong những tác giả dẫn đầu về số lượng người đọc Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ sáu.
Nguyễn Văn là tác giả có tên trong danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Trong năm, ông góp 3 bài viết: “Chuyện Của Bill,” “Tôi Không Là Ai Cả” và bài thứ ba, “Ngày Tháng Buồn Hiu.”
Nguyễn Văn là tác giả có tên trong danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Trong năm, ông góp 3 bài viết: “Chuyện Của Bill,” “Tôi Không Là Ai Cả” và bài thứ ba, “Ngày Tháng Buồn Hiu.” Cả ba bài đều cho thấy cách viết tinh tế và sống động.
Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Mộng Giác, tuổi Canh Thìn 1940, vừa tạ thế đúng vào năm Nhâm Thìn. Tang lễ đã được cử hành cuối tuần qua. Trong số tác giả nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2011, có người em gái của nhà văn Nguyễn Mộng Giác la Bà Sương Nguyễn.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006. Cô hiện là cư dân San Jose và luôn gắn bó với sinh hoạt giải thưởng Việt Báo. Bài mới sau đây kể về một họp mặt vui vẻ giữa các thân hữu Viết Về Nước Mỹ tại San Jose nhân dịp Lễ Độc Lập năm nay
Tác giả vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012 với bài "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, từng viết một số văn thơ dưới nhiều bút hiệu khác nhau, thơ văn đã đăng ở tuần báo Phụ Nữ Cali và Làng magazine ở bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Trong những năm 1990, xuất bản và phát hình tuần báo Phù Sa ở Bắc Cali. Hiện là cư dân Sacramento, California. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ mùa Mothers Day 2011, ông với bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới của ông.