Hôm nay,  

Chủ Nhật 27-8, Họp Mặt Phát Giải Thưởng Ra Mắt Sách Viết Về Nước Mỹ 2006

29/07/200600:00:00(Xem: 11370)

Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách “Viết Về Nước Mỹ tuyển tập VI”  sẽ được tổ chức tại Little Saigon vào chiều Chủ Nhật, 27-8-2006. Nhân dịp này, ban điều hành Giải thưởng Việt Báo trân trọng mời quí vị tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ và thân hữu tham dự 2 sinh hoạt đặc biệt:
1- 
2- Họp Mặt Tác Giả Viết Về Nước Mỹ tại  trụ sở Việt Báo, số 14841 Moran St., Westminster  từ 2:00pm tới 5:00pm. Đây là một sinh hoạt thân hữu, gặp gỡ, trao đổi ý kiến về biên tập, xuất bản... Kính mời tất cả các tác giả  có góp bài Viết Về Nước Mỹ tham dự. Liên lạc ghi danh:  (714) 894-2500 hoặc e-mail về: gtvb@vietbao.com

1. Họp mặt ra mắt sách phát giải thưởng,  tại nhà hàng Seafood World, thành phố Westminster.  Đây là dạ tiệc thường niên của Giải Thưởng Việt Báo  “Bé Viết Văn Việt” và “Viết Về Nước Mỹ”, dành chung cho quí vị tác giả, thân hữu và quan khách.  Xin liên lạc trước với Việt Báo để nhận thiệp mời hoặc đặt chỗ.

Theo Hội Đồng Tuyển Chọn Chung Kết  giải thưởng Việt Báo 2006, có 24 tác giả đã được bình chọn thắng giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu. Trong số này, 12 tác giả được trao tặng giải thưởng đặc biệt và 12 tác giả  khác được bình chọn vào chung kết.
Tổng số các giải thưởng trị giá 35,000 mỹ kim gồm tiền mặt và tặng phẩm sẽ được trao tặng tận tay các tác giả trong buổi họp mặt phát giải thưởng Việt Báo, sẽ khai diễn vào lúc 6 giờ chiều chủ nhật 27-8-2006, tại nhà hàng Seafood World, thị xã Westminster.

Sau đây là danh sách các tác giả được bình chọn trúng giải, ghi theo mã số  ngày tháng tham dự  và tựa đề của bài viết, không hàm ý thứ hạng giải thưởng:

12 Giải Đặc Biệt

Các giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2006 đã được quyết định trao tặng quí vị tác giả những bài viết sau đây:

1. Người Giấu Tên, (du lịch Mỹ, đã trở lại Việt Nam) bài “Từ Con Tàu Ma Tới Nước Mỹ”.

2. An Huỳnh, San Gabriel, CA, bài “Đường Đến Tự Do”.

3. Quyên Thi, Sacramento, CA, bài “Cái Thằng Bưng Phở”.

4. Mai Phúc, Stanton, CA, bài “Chuyến Vượt Biên Đẫm Máu”.

5. Hoài Yên, Texas, bài “Chú Bé Người Venezuela.


6. Tô Văn Cấp (Phila To), Westminster, CA, bài “Nói Tiếng Anh”.

7. Lưu Trần Quỳnh Hương, Lawndale, CA, bài “Chặng Đường Cuối”.

8. Quảng Thông Phạm Duy Liêm, Montgomery County, bài “Giao Pizza tại Mỹ”.

9. Long Châu, Oregon, bài “Chữ Tình: Tìm Bạn Trên Net”.

10. Phan Gia Thuỳ Anh, Phoenix, bài “Thư Viết Từ Standford”.

11. Bùi Thy Vinh, Tacoma, bài “Như Dòng Sông Chẩy Ngược”.

12. X.Y.Z. Phạm Đình Ninh, Los Angeles, CA, bài “Anh Đã Mừng Đưa Em Sang Đây”.

12 tác giả vào chung kết

1. Lê Minh, Garden Grove -CA, bài số 679-24, “Nhật ký 29 Ngày Vượt Biển”.

2. Hân Q. Bùi, Camp Pendleton - CA., bài viết số  682-29, “Viết Từ Camp Fallujah, Iraq.

3. Trần Đức Anh Thư, Chino - CA, bài số 685-32, “Những Tuổi Hai Mươi.”

4. Ngọc Duy, Houston, TX, bài số 734-81, “Nước Mắt Chẩy Xuôi”.

5. Trân Nguyễn, Monterey Park, CA, bài số 742-88, bài “Chuyện Cấm Đàn Ông”.

6. Nguyễn Duy An,  Virginia, bài số 752-98, “Từ Bình Giả tới Hoa Thịnh Đốn” và các bài “Thời Sinh Viên Độc Thân”; “Tình Yêu và Cây Thánh Giá”.

7. Thuỳ Dương, Westminster, CA, bài số 766-191, “Hạnh Phúc Rất Đơn Giản” và các bài “Đoàn Nữ Binh của Mẹ Tôi”; “Tôi Học Văn Chương Mỹ”.

8. Hoàng Yến, San Jose, CA,  bài số 770-195, “Father’s Day và Ngày Quân Lực: Thư Gửi Vân Khanh” và các bài khác.

9. Nguyễn Thị Huế Xưa, Houston, TX, bài số 810-236, “Chuyện Ông Rọm” và các bài “Cơn Bão Qua Thành Phố”; “Sẽ Có Ngày Về”.

10. Sapy Đi Đi, San Diego, CA, bài số 863-290, “Nhận Con Nuôi tại Mỹ” và các bài khác.

11. Thịnh Hương, San Jose, CA, bài số 872-298, “Người Đẹp Thương Xá” và các bài khác.

12. Hồ Viết Tân, bút hiệu Cánh Chuồn Chuồn, Redondo Beach, CA, bài số 891-318, “Chuyện Thuỷ Quân Lục Chiến: Thế và Tôi”; “Tử Năng Thừa Phụ Nghiệp”.

Các tác giả được bình chọn vào chung kết trên đây sẽ chia nhau 12 giải thưởng chính gồm hiện kim và tặng phẩm. Trong số này, có:

- 1 Giải Chung Kết Tác giả-Tác Phẩm, với phần thưởng trị giá 10,000 mỹ kim.
- 4 giải tác phẩm xuất sắc, mỗi giải gồm 1,500 mỹ kim.
- 7 giải danh dự, mỗi giải gồm 500 mỹ kim và tặng phẩm.

Kết quả chi tiết các giải thưởng kể trên sẽ được công bố trong buổi họp mặt  phát giải ngày 27-8-2006.

Bộ sách chung: 1000 tác giả, 26 cuốn, 16,640 trang sách

Giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ,  khởi sự từ năm 2000 với phần thưởng trọn năm trị giá 30,000 mỹ kim. 

Nhờ sự hưởng ứng của đông đảo của người viết, người đọc, Viết Về Nước Mỹ đã trở thành giải thưởng hàng năm và hiện đang tiếp tục nhận bài tham dự cho năm thứ bẩy, kết quả sẽ được công bố vào năm tới.

Tính  đến tháng 7-2006,  trong tổng số hơn 6,500 bài viết tham dự, đã có 1,663 bài viết được sơ tuyển và phổ biến. Liên tục trên các ấn bản Việt Báo tại San Diego, San Jose, Houston, Seattle-Tacoma, cũng như trên Việt Báo Daily News và Việt Báo Online, mỗi ngày đều có thêm bài  mới.

Sách Viết Về Nước Mỹ hiện đã ấn hành được 6 tuyển tập, mỗi cuốn 640 trang, cộng chung 3,840 trang. Số bài đã tuyển chọn, sẵn sàng để biên tập, ấn hành hiện đủ cho thêm  20 cuốn sách khác, cộng chung 12,800 trang sách. Bộ sách chung vậy là đã đủ bài vở cho 16,640 trang, 26 cuốn sách, nhưng chỉ mới ấn hành được 6. Việc xúc tiến biên tập, ấn hành hiện đang được bàn thảo tìm phương cách thực hiện.
Trong tiểu sử hơn 1000 tác giả đã tham gia Viết Về Nước Mỹ, có thể tìm thấy mọi thành phần tuổi tác, ngành nghề, nơi chốn, tính phái, tôn giáo, trình độ tiêu biểu cho người Việt hải ngoại, không chỉ riêng tại Hoa Kỳ mà còn ở khắp nơi, kể cả trong nước Việt Nam.

Viết Về Nước Mỹ Năm Thứ Sáu

Riêng trong năm thứ sáu,  tính từ 1-1-2005 đến 31-12-2005 có 334 bài viết đã được sơ tuyển và phổ biến. Chỉ riêng trong  65 tác giả trúng giải và có bài trong tuyển tập Viết Về Nước Mỹ tập VI, 2006, đã có đủ ngành nghề từ lao động chân tay, nhân viên thẩm mỹ, chuyên viên kỹ thuật, thương gia, chuyên gia khoa học, y sĩ, dược sĩ , giáo chức trung học, đại học... Trong số này, có người mới 24 tuổi đã chính thức tuyên thệ làm luật sư, như tác giả Trần Đức Anh Thư; có các bác sĩ y khoa hành nghề tại Little Saigon cũng như tại chiến trường Iraq như các tác giả Thuỳ Dương, Han Q. Bùi; có người là sĩ quan binh chủng Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ như tác giả Hồ Viết Tân; cũng có người đang là cấp lãnh đạo của tổ chức văn hoá khoa học lớn nhất thế giới, như tác giả Nguyễn Duy An, người gốc Á đầu tiên là Senior Vice President của National Geographic…

Sách Viết Về Nước Mỹ 2006 gồm các bài viết đã được sơ tuyển, phổ biến trước đó một năm, đúng thời điểm kỷ niệm 30 Năm Cộng sản chiếm Saigon (1975-2005). Trong tinh thần này, sách Viết Về Nước Mỹ  cuốn VI là một tuyển tập đặc biệt thể hiện cuộc hành trình 30 năm của người Việt hải ngoại,  gồm nhiều chuyện  thật mà ngoài sức tưởng tượng do chính người trong cuộc kể lại, từ  những bi kịch thuyền nhân Việt năm xưa tới chuyện người gốc Việt trong bão lụt Katrina và chiến trường Trung Đông.

Hội Đồng Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm nay gồm:

1. Nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, chủ toạ điều hợp.

2. Nhà văn Nhã Ca, chủ nhiệm sáng lập Việt Báo, thành viên.

3. Nhà báo Nguyễn Khắc Nhân, chủ biên Việt Báo San Diego, thành viên.

Bên cạnh Hội Đồng Tuyển Chọn Chung Kết, công việc sơ tuyển để biên tập phổ biến hàng ngày và ấn hành tuyển tập Viết Về Nước Mỹ hàng năm được thực hiện được bởi Ban Điều Hành giải thưởng Việt Báo, do Trần Dạ Từ chủ biên và Phạm Quyến, tổng thư ký. 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 47,985,798
Từ lúc còn nhỏ cho đến giờ, không biết sao tôi lại rất thích con số mười hai (12). Cái gì đó đã thu hút tôi mỗi khi tôi nhìn thấy nó. Là một cô gái, mỗi khi nhìn thấy ai mặc áo có ghi con số đó thì tôi lại dính chặt cặp mắt tôi vào họ. Nhiều khi bị họ bắt gặp, tôi rất mắc cỡ, nhưng tính nào tật đấy, vẫn không bỏ được. Ở bên Mỹ này
Các con cái cháu chắt vừa tổ chức lễ Thượng Thọ cho cụ Trần tại một nhà hàng Việt nổi tiếng tại Houston, Texas. Cụ vừa đúng 85 tuổi tính đến tháng 7 năm 2006. Cụ ngồi đó mà trí nhớ cụ tìm về quá khứ từ bẩy tám chục năm trước. Thời gian thấm thoát đã đưa cụ về tuổi gần đất xa trời. Các bạn cụ kẻ trước người sau đã
Buổi chiều, sau khi tôi đã hoàn tất việc cơm nước và dọn dẹp, các con tôi xem Tivi, tôi có được những phút yên tĩnh một mình trên căn gác nhỏ nầy để tập dợt nhạc Pháp xưa: "Maman oh Maman, Tout les garcons et les filles. Adieu jolie candy ..." rồi trở về nhạc Việt với Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn…. Bây giờ đã vào Hè, tôi mở cửa sổ
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân