Hôm nay,  

Chuyện Hậu Tháng Tư: Ngôi Nhà Đã Mất

09/05/201900:00:00(Xem: 9402)
Tác giả: Minh Nguyệt Graves
Bài số  5684-20-31491-vb5050919

Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.

 ***

Tháng Tư, 1975, bước ngoặt bi thương của lịch sử đã thay đổi cuộc đời của bao nhiêu số phận con người. Riêng tôi,  cứ mỗi lần tháng Tư về, tôi lại nhớ ngôi nhà cũ.

Hơn 40 năm từ khi xa ngôi nhà, nhưng những kỷ niệm xưa vẫn còn in đậm mãi trong lòng tôi.

Ba tôi được đổi về Huế làm ở toà hành chính năm 1963, và một năm sau thì mua ngôi nhà ở đường Mai thúc Loan. Đó là một căn trong khu chung cư cho công chức- những người làm việc cho chính phủ- được thiết kế giống như nhau. Trong hồ sơ giấy nhà, tôi vẫn còn giữ do có thời gian ba tôi ở nhà tôi, thì nhà có hai phần, phần nhà ở và phần vườn. Sau đó mấy năm, ba tôi xây thêm có mái che để làm nhà máy sản xuất nước đá và kem cây.

Ban đầu ba tôi chỉ là thư ký toà hành chánh, rồi mấy năm sau, ông được đi học tiếp và tốt nghiệp trường Quốc gia hành chánh. Đến năm 1969 thì ông được cất nhắc lên làm Phó tỉnh trưởng. Năm 1972 ông lại thuyên chuyển vào Sài gòn làm phát ngân viên ở Tổng nha nhân dân tự vệ, cho đến tháng 4 năm 1975.

Chỉ mấy ngày sau 30 tháng 4, 1975 khi cả gia đình tôi đang chạy tản cư ở Đà nẵng, thì ba tôi bị bắt đưa đi tù- mà nói theo ngôn ngữ thời đó là cải tạo trên Tiên Lãnh, mãi đến tám năm sau ông mới được tha về.

Trong lúc đó, ở nhà có biêt bao nhiêu là đổi thay!

Chiến tranh kết thúc, mạ tôi dẫn bầy con về lại Huế. Thành phố hoang tàn, không còn xe hơi chạy, cả xe máy cũng hiếm dần, vì bị cấm. Tôi thấy mọi thứ đều thay đổi, từ áo quần người ta mặc cho tới giày dép. Ngoài đường mấy cái loa nói suốt ngày, trời mưa còn đỡ, trời nóng nghe rất nhức đầu, nhất là buổi trưa đi học về đói bụng. Người lớn như mạ tôi thì tối tối phải đi tập trung nơi sân của phường để họp hành.

Ban ngày, mạ tôi cứ đi quanh nhà những người quen, ai muốn mua hay bán gì thì nói với bà, rồi kiếm tiền chênh lệch, chứ trước 1975 thì ba tôi đi làm lãnh lương, mạ chỉ ở nhà nội trợ là chính.

Thỉnh thoảng tôi lại nghe mạ và các anh chị trong nhà bàn tán “Nhiều nhà của bạn bị lấy, không biết khi mô thì tới phiên nhà mình đây?”

Rồi một hôm gia đình tôi nhận được giấy “mời” lên đồn công an.

Buổi sáng mạ tôi đi một mình, tới gần trưa thì 2 chiếc xe Jeep chở bà về, cùng rất nhiều người lạ.

Họ, gần 10 người mặc đồng phục, đã bắt những người có mặt trong nhà đứng quanh phòng khách và đọc “cáo trạng” phải bị tịch thu tất cả tài sản, bao gồm căn nhà, nơi cả gia đình gồm một bà mẹ và 8 người con đang trú ngụ!

Họ vào lùng sục khắp nơi, tôi không hiểu gì, chỉ đứng trơ mắt ngó, bị ông anh la mà không hiểu vì răng mình bị la!

Ổng nạt tôi, “Cái con ni, mấy cái hộp đựng đồ chơi ni mà cứ vất tùm lum ri, đem đi cất đi, tau mà còn thấy là bị đánh cho no đòn luôn!”

Nhận lấy cái hộp từ tay anh, rồi lúp xúp chạy vô bỏ trong cái cặp táp đi học, nước mắt rơm rớm, muốn cãi mà không dám, vì nhà đang đông đúc! Tự nghĩ, “Cái hộp ni có phải của mình mô? La oan rứa mà không cho cãi!”

Sau mới biết đó là hộp Mạ tôi đựng nữ trang, nên anh muốn tôi dấu, không thôi cũng bị tịch thu luôn. Lúc đó, tôi 13 tuổi, đang học lớp 8.

Họ cũng bảo rằng, gia đình nếu muốn đi kinh tế mới thì họ sẽ giúp cho phương tiện để đi, hoặc về quê chồng.

Vậy là ngôi nhà của ba tôi đã mất. Đi kinh tế mới thì không được rồi, vì mạ tôi cả đời là dân thành phố, đâu có biết ruộng nương là gì? Bầy con thì còn nhỏ, đang đi học, lấy chi mà ăn? Chỉ còn cách xin về quê nội.

Mạ tôi xin ông nội cho tá túc nơi căn nhà lợp tôn phía sau của ông, trước kia được dùng làm cái quán bán tạp hoá. Cái quán bề ngang 3 mét, chiều dài cỡ 10 mét hướng ra đường Đoàn thị Điểm, còn căn nhà chính phía hướng ra đường Mai thúc loan.

Vì nhà xưa nên cái gì cũng cũ! Tôi nhớ cái cầu tiêu bởi vì nó nằm ngoài khuôn viên nhà, và lâu ngày thì bị hư. Vậy là chúng tôi phải đi qua bên bờ hồ để “giải quyết nỗi lòng!” Nhưng đó là buổi tối thôi, chứ buổi ngày đâu có đi được? Vậy là phải đi trong bô, rồi đào đất ngoài vườn chôn!

Nước dùng thì phải đi gánh ở giếng nước cách đó 3 nhà. Nước uống từ mấy cái “rô bi nê” chảy từng giọt như nước mắt, tối nào mấy chị em gái cũng thay nhau thức khuya ngồi hứng để hôm sau có mà nấu ăn.

Bếp thì mạ tôi xin cái thùng sau xe Lambretta của bác Thoại, để dưới gốc cây Nhỡn cho tụi tôi ngồi đỡ mưa mà nấu. Củi ướt, nên khói ghê lắm, vừa phì phò thổi lửa, vừa phải học bài, tới khi nấu xong được nồi cơm thì cái quần cũng ướt sũng vì nước mưa rơi lõm tõm xung quanh cái thùng xe.

Thời gian đó thiệt là khổ!

Người ta nói, “Bần cùng sinh đạo tặc,” khổ quá nên ăn trộm như rươi! Hở cái chi ra là mất cái nấy. Tôi nhớ nhất là chị con cậu ở Đà nẵng gởi ra cho cái quần cũ để mặc đi học, tôi mừng lắm, đem đi giặt, dự định phơi qua đêm để sáng mai có mặc. Trời nhá nhem tối, tôi nghĩ, “Phơi trên sợi dây treo ngoài trời cho ráo nước, rồi đem vô móc trong nhà,” ấy vậy mà trong lúc vừa ngồi học bài vừa ngó chừng cái quần, cúi lên cúi xuống viết thì cái quần "bay" mất!

Ngoài chuyện khổ về thể chất, còn nhiều chuyện khổ oái oăm hơn nữa.

Sau khi học xong lớp 9 thì chúng tôi phải thi lên lớp 10. Tôi tuy không thuộc loại thông minh xuất sắc, nhưng cũng thuộc loại học sinh giỏi chăm ngoan. Vậy mà kỳ thi đó tui rớt cái bịch! Và sau đó mới biết, tôi không phải là đứa duy nhất có lý lịch “xấu" bị rớt. Một năm ở nhà, tôi đi học thêu ren trên Thuận hoà, gần cống Thủy quan, thỉnh thoảng phải chia phiên nhau để ngủ trực, (không biết trực để làm chi?) có bữa bị “Thằng đèn pin” rọi đèn, cả mấy chị em sợ quá đóng kín cửa sổ mặc dù trời nắng nóng vô cùng.

Một năm sau, nghe lời khuyên người bạn cũ tôi đi thi lại, và có lẽ “họ” đã thay đổi chính sách hay sao đó, nên tôi đậu và học cho hết lớp 12. Thế nhưng có nhiều bạn học cũ đã không làm như tôi, và không bao giờ có cơ hội để học tiếp.

Trong nhà tôi, ngoại trừ hai anh đầu vào đại học trước 1975, thì sau đó không ai được vào đại học cả. Vậy mà tôi đã đi thi 5 lần! Năm nào tôi cũng đi thi. Vừa đi làm, vừa tự học. Ba tôi hay đùa, “Chắc kiếp trước con làm giám khảo khó tính với thí sinh, nên kiếp ni họ bắt con rớt hoài đó.”

Không được vào đại học, thì phải đi làm nghề lao động kiếm sống, đúng không? Nhiều khi tôi tự hỏi, “Phải chăng đó là điều Họ muốn?" Tôi đã từng dạy kèm trẻ tại nhà, làm thợ may, sau này có thời gian lái taxi.

Và cũng vì không được học lên cao, nên cuộc sống cũng khó ngóc đầu lên nỗi!

Hai anh đầu đi vượt biên qua tới Mỹ, và nhờ quan hệ ngoại giao giữa hai nước Mỹ và Việt nam thay đổi, gia đình tôi lần lượt đều qua được Mỹ.

Ngoảnh qua ngoảnh lại, gần hết một đời người!

Giờ đây, Ba Mạ tôi đều đã qua đời, cho tới ngày mất, ông bà không mua lại được căn nhà nào khác cả.

Có lần ngồi gội đầu cho Mạ, tôi hỏi: “Mạ có nhớ nhà 83 ở Huế không?”

“Nhớ nhiều chơ. Ngôi nhà đầu tiên và cũng là cuối cùng ba mạ có. Dành dụm bao nhiêu năm trời, kỷ niệm với con cái…” Giọng trầm buồn bà nói.

Rồi có lần cắt tóc cho Ba, tôi cũng hỏi, “Ba có nhớ ngôi nhà 83 không?”

“Nhớ nhiều lắm. Ba một đời thanh bạch, liêm khiết, nhờ mạ giỏi giang chăm lo thu vén dành dụm tiền mua được nhà, mừng lắm. .” Ba tôi nói.

“Ba làm Phó tỉnh trưởng sau khi mua nhà 6 năm, ngôi nhà nớ ai làm công chức cũng mua được, vậy mà Họ lấy, vô lý thiệt!” Tôi hỏi.

“Đó là lý của kẻ mạnh con à.” Ba tôi đáp.

Ôi,  nỗi nhớ Tháng Tư không biết tới bao giờ mới nguôi.

Minh Nguyệt Graves

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,312,589
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”