Hôm nay,  

Cặp Mắt Long Lanh của Cô “Thầy Bói”

02/06/201800:00:00(Xem: 14108)
Tác giả: Chu Tất Tiến

Bài số 5403-19-31244-v7060218

 
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon.  Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông  không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
 

***
 

Đang chuẩn bị soạn chương trình cho một “show” ca nhạc, chợt điện thoại rung lên. Tôi cầm máy lên và thấy tên của P, một ca sĩ trong chương trình của tôi. “Hế Lô!, cô em! Có chiện chi dzậy?”, tôi đùa. Giọng P trầm hẳn:

-Anh biết gì không? M chết rồi!

Tôi hoang mang:

-Em nói sao? Cái gì chết? Ai chết?

-Thì M đó! M, cô con thầy bói H là người mà anh đi tìm hoài đó!

Không tin những gì vừa nghe, tôi lắp bắp hỏi lại:

-Cái gì? M chết? Thật không?

Hình như T gắt lên, giọng cô đẫm nước mắt:

-Còn hỏi? M chết hôm qua rồi!

Tôi ngước nhìn lên trời, cánh tay tôi tự nhiên nhũn ra. Chiếc điện thoại không giây, chợt như nặng hàng chục ký khiến không còn sức để giữ nó trong tay nữa và mặc cho nó rơi xuống đất cùng với tiếng gọi giật giọng của P: “Anh T...! Anh T...”

Như người bị tụt xuống hố sâu, tôi chợt thấy hoang mang, hụt hẫng, đầu óc tự nhiên trống rỗng... Tôi vẫn nhớ rõ khuôn mặt em, trái xoan, bầu bầu của người miền Nam, với đôi mắt linh hoạt, như hai hồ nước long lanh mà trong đó, khuôn mặt tôi chìm khuất đâu đó. Nụ cười của em, người con gái Nam Kỳ có hai lúm đồng tiền, mà mỗi khi cười thì đồng tiền lún sâu xuống, khiến gò má em căng lên, như hai trái táo thơm. Kỷ niệm từ đâu chợt về xôn xao, lồng lộng...

Năm 1968, tôi mới đi tu nghiệp ở Mỹ về, tương lai tràn trề, tươi sáng. Tôi như con chim ra ràng, thấy bầu trời cao là mê man, lúc nào cũng muốn cất cánh bay lên và không hề nghĩ rằng đời mình sẽ có lúc tàn mạt. Nghe nói có ông Thầy bói toán hay lắm, khách hàng đông nườm nượp, tôi rủ Q, một anh bạn lớn tuổi hơn tôi nhiều:

-Ê! Hôm nào đi coi bói chơi! Nghe nói ông Thầy kia nói trúng phong phóc. Đi thử xem lấy được cô vợ nào..

Q đồng ý ngay:

-Đi thì đi! Sợ gì?

Thế là hai thằng leo lên chiếc Vespa của Q phóng một lèo tới nhà Thầy. Dựng xe trước cửa, khóa lại, rồi hùng dũng tới bấm chuông. Chừng 30 giây sau, cánh cửa sẳt mở khẽ, một khuôn mặt trái xoan nhìn ra, thấy chúng tôi mặc quân phục sĩ quan, cô bé nhích môi cười và dang tay đẩy hết cánh cửa sắt rộng ra và lùi lại, nhường cho hai đứa tôi bước vào.

Vừa nhìn thấy cô bé có cặp má bầu bầu, chừng hơn 20 tuổi, tôi đã có cảm tình ngay, vì không hiểu sao, với tôi, các cô gái Nam Kỳ có điều chi hấp dẫn mà tả không nổi. Trong sự ngây thơ, hiền hậu của các cô, vẫn có thấp thoáng một bí hiểm chi đó, một quyến rũ chi đó, cũng như những nàng công chúa Ba Tư trong chuyện 1001 đêm, chỉ có đôi mắt thăm thẳm thôi mà tráng sĩ nào cũng như tê liệt. Cô bé con ông thầy này cũng có đôi mắt hấp dẫn lạ thường, nhất là nụ cười duyên, mỗi lần nhích mép là hai trái táo cấm của chuyện Bạch Tuyết lại đong đưa, mời gọi. Chiếc áo bà ba trắng miền Nam, chiếc áo làm cho ngay cả những kẻ hung dữ cũng phải chùng chân, như bừng sáng lên trên một thân thể tròn lẳn, gợi cảm vô cùng.

Cố trấn tĩnh chút tình cảm xao động vừa chợt đến, tôi cười, ghẹo em liền:

-Em tên chi?

Cô bé không vừa, đáp ngay:

-Dạ, em tên Chi. Mà anh hỏi làm chi dzậy?

Tôi tấn công em liền:

-Anh hỏi để làm quen, có được không? Mà có đúng em tên Chi không?

Hai trái táo hình như hồng thêm:

-Em cũng hổng biết tên em là chi nữa? Sao anh hỏi kỹ dzậy? Có chiện chi muốn nói đây?

Tôi bắt đầu lúng búng:

-À... à.. anh muốn... muốn.. coi bói! Mà Ba có nhà không em?

Tôi tỉnh bơ gọi ông Thầy bằng Ba để chọc em. Thật nhanh, không một chút ngần ngừ, người đẹp đáp liền:

-Ba thì hổng có nhà, chỉ có em thôi. Ba đi công chiện rồi. Anh muốn coi bói hả? Em coi cho! Em nói thiệt. Tên em là M. Em coi bói hổng thua ba đâu. Mà.. trước khi coi, anh.. tên chi?

Không thể dấu, tôi xưng tên và quay qua chỉ anh bạn: “đây là anh Q.”

Thấy cặp mắt nhìn về mình, annh bạn tôi từ nãy yên lặng, giờ mới mở được lời, có chút lơi lả:

-Em coi...có ngon lành không?

Một trái táo nhích lên:

-Dà....dà.. cũng ngon lành lắm! Anh muốn thử, thì đưa tay đây. Em coi làm phước!

Chà, dữ a! Cô bé này cũng không phải thứ hiền đâu. Tôi cười và xòe tay ngay trước mặt em:

-Thì làm phước cho anh một chút đi. Nè! Tay đây! Em coi thử xem. Nói trúng, anh thưởng... một chầu cà phê đen, không đá, không đường!

-Xí! Tưởng gì? Thứ đó, em hổng ham. Em hổng phải là dân cà phê đen như các anh đâu.

Tôi cười hích hích:

-Thế... em muốn gì nào?

-Em nói rồi! Em chỉ coi làm phước thôi! Không muốn gì hết á!

Nói xong, em cầm tay tôi tên, nhìn chăm chú. Chợt, nét mặt em đăm chiêu hẳn lên, hai lông mày cau lại vào giữa. Hai trái táo thôi hồng vì cặp môi em cắn vào nhau. M hơi nghiêng mặt sang một bên, và nhìn xéo lên trời như muốn tìm một câu trả lời. Yên lặng nặng nề. Hai đứa tôi, vốn quậy phá như điên, cũng chợt im lặng, căng thẳng.

Chừng 1,2 phút sau, M mới thở dài, ngước cặp mắt long lanh nhìn tôi:

-Em nói thiệt nhe. Tay anh xấu lắm. Bổn mạng anh xấu lắm!

Tôi hơi nhích môi cười gượng. Mình đang ngon lành như thế này, tương lai cứ đi lên vèo vèo, sao em lại nói xấu lắm? Em này “man-cô-đơn” rồi! (Hồi đó, tiếng lóng “Man” là từ tiếng Pháp ra, nghĩa là “tửng tửng”). M nhìn thẳng vào tôi:

-Tin em đi. Số mệnh anh bây giờ thì đang khá, nhưng chỉ vài năm nữa, thì đời anh tàn!

Tôi cười, có chút kiêu căng:

-Sao? Đời anh làm sao mà tàn được?

M lắc đầu, buồn bã:


-Thiệt đó mà! Em hông nói dỡn đâu. Em thấy.. em thấy.. chỉ vài năm nữa, là anh thân tàn, ma dại. Mất hết tương lai, sự nghiệp. Xa vợ, xa con. Gặp nạn lớn, có thể chết vài lần. Nghĩa là.. không biết có thoát không? Điều này thì em không chắc... Nghĩa là.. nghĩa là.. xấu lắm! Em chưa thấy ai có số xấu bằng anh.

Tôi kêu lên, giả giọng Huế: “Trời! Chi mà tệ rựa!”

Anh bạn tôi vội chìa tay ra:

-Em coi giùm anh xem có xấu như bạn anh không?

Cô bé ngập ngừng, rồi cũng cầm lấy tay bạn tôi, chăm chú một lúc rồi lắc đầu:

-Không! Số anh tốt! Anh không bị chi cả. Đời anh thong thả, bình thường.

Tôi cố nhịn cười. Cô bé này... thiệt... quái đản! Chưa thấy ông thầy bói nào mà dám nói xấu như thế:

-Vậy.. thì.. em xem có cách nào cứu anh không?

-Hừm! Để em ráng ...

Cô bé bảo tôi đưa cả hai tay, nghiêng qua nghiêng lại, có lúc cúi xuống gần sát, cắn môi, suy nghĩ. Rồi đột nhiên lại lật bàn tay phải của mình lên, nhìn ngó chăm bẳm. Một thoáng yên lặng nặng nề. Rồi cô ngước lên, nhìn thẳng vào tôi, nói dõng dạc:

-Có cách cứu được anh!

Tôi cười giỡn:

-Thiệt hông?

Em nghiêm nét mặt, trông như Ma Sơ:

-Không giỡn à nhe! Em nói thật, chỉ có môt cách cứu được anh thoát nạn đó. Có muốn nghe không? Nghe thì không được cười. Chịu không? Chịu thì em mới nói.

Vội gật đầu, tôi làm bộ suy tư. Cô gái nói chậm rãi:

-Có cách.. có cách.. giải nạn.. bằng cách.. cách.. anh ... phải cưới em!

Tôi muốn nhẩy lên, cười rũ, nhưng thấy nét mặt em trang nghiêm quá, lại không dám, mà làm bộ tin tưởng:

-Thật chứ? Anh phải lấy em thì mới thoát nạn hả?

Cô bé gật đầu, rồi cúi xuống, mắc cở làm hai trái táo hồng lên.

Không biết nói sao, tôi im lặng một lúc cùng với anh bạn. Hai thằng nhìn nhau, cười gượng. Tôi buột miệng:

-Em xinh quá! Lấy em là có phước cho anh lắm rồi. Nhưng anh phải.. anh phải.. phải...về hỏi mẹ anh đã nhé.. rồi anh trở lại... Cám ơn em.

Sau đó, tôi vội vã chào em, và hứa trở lại. Cô bé bây giờ trông nghiêm nghị lạ lùng, đôi mắt thăm thẳm nhìn tôi, không nói một lời.

Hai đứa tôi đi như chạy ra xe, leo lên Vespa rồi đạp máy, chạy vù đi, để lại sau lưng tiếng cửa sắt khép lại nghe “Ké...et...ét...ét...”

Đợi một lúc cho gió thổi bay đi cái không khí nặng nề vừa qua, chợt hai thằng phá lên cười như điên. Đời thiệt kỳ lạ. Ai dè cô thầy bói lại nói người xem phải lấy mình thì mới thoát nạn chết.. ha ha .. ha....

Những tưởng chuyện vui rồi qua đi, nhưng không ngờ hình bóng của cô bé mũm mĩm với hai trái táo duyên và cặp mắt trong xanh như hồ Lệ Thủy, lại bám vào hồn tôi, không rời. Cả ngày tôi cứ bị ám ảnh bởi hình dáng và giọng nói miền Nam “ngọt như đường cát, mát như đường phèn” của M.

Một tuần sau, chịu không nổi, tôi phóng xe lại gặp em. Lần này, đột nhiên không khí như trầm lắng, hai đứa ngồi nhìn nhau, bối rối. Vốn là môt tay quậy, không chuyện gì bậy bạ mà không dám làm, thế mà ngồi trước M, tôi như tên nhà quê, ngớ ngẩn, chẳng biết nói gì. Còn em, thì chắc mắc cỡ với kết luận của mình nên cũng lúng túng, hai tay cứ xoắn qua, vặn lại.

Cứ thế mà một vài lần tới gặp em, tôi vẫn không thể nào dám mở miệng, rủ em đi ăn chè, ăn bánh cuốn.. như tôi vẫn làm với những em khác... Những lời giỡn đùa của tôi biến đâu mất. Tôi như bị cụt lưỡi luôn.. Vì thế, mà tôi không đến em nữa, và em cũng chẳng bao giờ gọi điện thoại cho tôi, dù tôi đã đưa cho em... Cuộc đời chầm chậm trôi qua.. đến năm 1975!

Biến cố kinh hoàng của miền Nam làm tôi cũng như cả triệu người phục vụ cho Miền Nam bị xoáy vào cơn lốc chính trị, quân sự tít mù, khiến tôi quên mất hình bóng em, quên hết, quên thật sự, coi như một lần vui chơi, đùa giỡn, nhưng sau đó nhiều năm, nghĩ lại, thấy em quả là một thiên tài bói toán: em đã nhìn thấy trước cuộc thảm bại chính trị của miền Nam, đã nhìn thấy tôi chui vào cổng trại tù, thấy tôi xa vợ, xa con, bị đầy đọa, mất hết thân phận, và nhiều lần tưởng chết. Còn bạn tôi, thì anh vọt lẹ từ đầu tháng 5, sang Mỹ làm việc thong dong, cho đến ngày về hưu. Và em, em cũng ra đi trước cuối tháng 4. Giả sử, giả sử cho vui thôi nhé, nếu theo số phận an bài, nếu tôi lấy em, và dọt theo em cuối tháng 4 năm ấy, thì tôi đã không đi tù...

Năm tháng qua đi như “bóng câu qua cửa sổ”. Tôi qua Mỹ theo diện H.O.1. Vốn tính đam mê làm việc, tôi lao vào các công việc cộng đồng, tổ chức văn nghệ H.O, rồi Tù Ca, rồi các chương trình văn nghệ gây quỹ giúp bão lụt, xây tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ..

Từ quan hệ với các ca sĩ, tôi tình cờ biết rằng M chính là chị của một ca sĩ nổi tiếng ở miền Nam California. Một hôm, tôi gọi chàng ca sĩ này và kể chuyện xưa cho chàng nghe. Chàng buồn bã:

-Chị em bây giờ tu rồi! Chị vẫn không lấy chồng! Trước 75, chị vẫn ở vậy, mọi người giục chị đi lấy chồng, chị chỉ cười, không nói gì. Bây giờ, em mới biết là chị.. chờ anh!

Tôi ngần ngại:

-Em... cho anh gặp chị em được không?

-Thôi, anh, lỡ rồi! Chị em đã tu rồi, gặp nhau làm chi nữa...

“Số mệnh đã an bài” là câu nói ở cửa miệng của nhân vật nữ trong trường thiên phóng sự của nhà văn Nguyễn Đình Thiều. Bây giờ, nghĩ lại, thấy thật đúng. Không ai tránh khỏi số phận mà Trời đã định. Với những người theo đạo Thiên Chúa, thì đúng là “ý Chúa định!”

Và rồi, tuy cái cell phone đã rơi khỏi tay tôi, nhưng tiếng gắt và giọng nói đẫm nước mắt của cô ca sĩ vẫn lùng bùng trong tai.

-Còn hỏi? M chết hôm qua rồi!

Hỏi gì nữa và hỏi ai bây giiờ. Ô hay, cái mặt nhìn trời của tôi sao không thể nhúc nhích?

Qua cửa sổ là buổi trưa nắng nhạt. Trời cao không mây, nhưng hình như có đôi mắt long lanh, thăm thẳm...

Chu Tất Tiến

Next Home First Choice Realty.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,872,811
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.