Hôm nay,  

Giải Phẫu Tuyến Tiền Liệt

30/10/201621:11:00(Xem: 14476)

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 4954-18-30654-vb2103116

Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông hiện là cư dân Lacey, Washington State, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại Học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Mùa lễ, sau Halloween 31-10 sẽ là Thanksgiving, 24 tháng 11. Bài mới của tác giả được ghi là “viết cho Mùa Lễ Tạ Ơn 2016.”

* * *

Một người tỵ nạn như tôi có nhiều lý do để cảm ơn con ngừơi, thân cũng như sơ, người mình cũng như người bản xứ, và đất nước này. Từ khi dự viết về nước Mỹ, tôi đã có nhiều dịp bầy tỏ lòng biết ơn của mình và luôn hiểu là nếu không được sự gíup đỡ đó thì tôi không được như ngày hôm nay.

Hồi đầu tháng Mười này, tôi vừa trải qua việc phải vô bệnh viện giải phẫu tuyến tiền liệt, và thêm thêm một lần, lại thấy không thể không viết lên lòng biết ơn của mình.

Tôi bị chứng tuyến tiền liệt nở lớn làm đường tiểu bị hẹp lại, bị đi tiểu thường, ngày cũng như đêm, khi đi tiểu thì bị đau và khó khăn, như vậy đã nhiều năm rồi. Cách đây hai năm, khi đang trên đừơng về sau chuyến du lịch mười ngày, tôi bị nghẽn tiểu và bị đau thắt nơi bọng đái nên phải đựơc đưa ngay vào ngay bịnh viện để được đặt ống thông tiểu vào bọng đái. Lần đó tôi phải chịu đặt ống như vậy hơn một tháng trời mới gặp được y sĩ chuyên khoa.

Tháng Chín vừa rồi, tôi lại bị vào cấp cứu hai lần vì lại bị bí tiểu. Lần này y sĩ chiếu rọi bên trong và cho tôi biết là hai tuyến tiền liệt bị nở rất lớn và nếu không làm phẫu thuật thì tôi cứ bị bí tiểu như vầy và cứ phải đeo ống hoài.

Nghe nói đến phẫu thuật là tôi thấy không ưng chút nào vì không biết ra sao và ảnh hưởng sau khi hậu giải phẫu có gì đáng lo không vì nhiều người tôi quen nói là sau đó cũng có thể bị nhiều biến chứng. Thêm vào đó nỗi lo về vấn đề tiền chữa trị. Tôi đâm ra ngần ngừ cho đến khi vợ tôi hối thúc và khẩn khoản thì tôi không còn dừng được nữa.

Lần phẫu thuật này là để nạo nhỏ hai cái tuyến để chúng không còn chận hẹp để đường tiểu được mở rộng ra cho thông tiểu. Y sĩ giải phẫu cho biết là phẫu thuật sẽ diễn ra trong khoản tiếng rưỡi và tôi sẽ phải nằm ở bịnh viện qua đêm.

Đêm trước ngày tôi phải nhập viện để giải phẫu, vợ tôi điện thoại cho người em con bà Dì:

- Cường hả? Anh Thành mổ vào sáng mai. Em nhớ vô bịnh viện giúp chị nhe.

Cường là con của Dì Tư, bà dì của vợ tôi, lanh lợi, hoạt bát, tiếng Anh rành mà lại quen với cách làm việc của bịnh viện vì đã từng nhiều lần đi nuôi mẹ bị nằm viện lâu ngày.

Lần tôi bị đi cấp cứu mấy tháng trước Cường cũng có mặt gíup chúng tôi.

Bữa hôm giải phẫu vợ tôi chở tôi và bịnh viện St. Peter, Providence gần nhà. Sau khi làm thủ tục, chúng tôi ngồi ở khu chờ đợi. Chừng mười lăm phút sau, Cường đã có mặt thật sớm để giúp vợ tôi làm thủ tục, nhờ vậy tôi rất an tâm.

Một lúc sau y tá gọi tên tôi vào gặp y sĩ giải phẫu nói qua về tiến trình phẫu thuật và những rũi ro có thể xãy ra trứơc khi tôi vào phòng mổ. Ông cho biết sẽ dùng phẫu thuật gọt nhỏ tuyến tiền liệt của tôi và tôi phải nằm qua đêm để xem có biến chứng gì không, nếu mọi sự ổn định thì trưa hôm sau tôi về nhà nhưng vẫn phải mang ống thông tiểu đến thứ hai gặp lại ông tái giám định. Sau khi đẩy vào phòng mổ thì tôi không còn biết gì nữa. Gần hai tiếng sau tôi được dời vào phòng hồi lực, vợ tôi đã có mặt trong đó. Bà y tá trực cũng vừa vào.

Vừa thấy tôi nằm đó, bà y tá tự giới thiệu và tươi cừơi hỏi ngay:

- Sao? Ông thấy thế nào? Có cần thuốc giảm đau không? Bác sĩ nói phẫu thuật tốt lắm. Mừng cho ông đó... Ông cần gì cứ bấm vào cái nút màu đỏ trên cái remote này là tôi tới ngay, còn cái nút này là để xem TV... Ông có đói không? (Quay sang vợ tôi bà hỏi) Còn đây là...

- Đây là vợ tôi. Cổ sẽ ở qua đêm với tôi...

- Vậy sao? Tôi lại tưởng là con gái của ông, xin lỗi bà nhe... À, bà có cần giường nằm không? Chúng tôi có sẵn dù hơi lớn chút. Bà có đói thì gọi nhà bếp đặt thức ăn nhưng thân nhân thì phải trả tiền...

Bà nhìn vợ tôi với đôi mắt đầy thiện cảm rồi nói:

- Tôi có cái phiếu thực phẩm miễn phí đây để bà dùng đặt thức ăn nhe.

Sau khi bà đi ra vợ tôi nhìn tôi nói:

- Thiệt y tá bên này đối xử với bịnh nhân thật tốt. Bên mình thì có khi bọn họ mắng nhiếc tới tấp vào mặt mình.

Một lúc sau bà y tá trở lại đo nhiệt độ và huyết áp cho tôi và xả nước tiểu trong túi đựng ra. Bà cầm túi đựng nứơc tiểu lên, nhìn và nói:

- Nước tiểu ra nhiều lắm nhưng không có nhiều máu, như vậy tốt đó. Sau 12 giờ bác sĩ sẽ vào nói chuyện với ông.

Tôi thấy bà làm việc này một cách bình thản không có gì tỏ vẻ gớm tởm hiện ra trên nét mặt.

Khỏang độ bốn tiếng sau thì bà đổi ca cho một cô trợ y người Phi trực cho đến tối. Cô y tá người Phi này tuy kiến thức y học không cao nhưng cách đối xử với bịnh nhân không kém phần lịch sự. Khi tôi cần chỉnh lại nhiệt độ trong phòng thì dù cho đó là nửa đêm, cô vẫn mau mắn làm theo lời tôi yêu cầu. Vợ tôi ở lại nên cần chỗ nằm, cô và một y tá khác đem một cái giường loại dã chiến và kéo ra cho vợ tôi nằm. Dù vợ tôi ngại làm phiền họ nhưng các cô vẫn tận tình phục vụ đến mức ngoài sự mong đợi của chúng tôi.

Đến sáng thì có hai y tá khác lên ca trực. Cô trợ y thật là thân thiện, mau mắn và luôn có nụ cười trên môi. Cô theo lịnh của y sĩ tập cho tôi đi ngoài hành lang. Cô vừa đi với tôi vừa trò chuyện hỏi han vui vẻ. Thỉnh thoảng lại hỏi tôi có cần ăn uống gì không. Lúc gần sáng tôi phải đi vào nhà cầu trong khi phải đeo ống. Khi ở nhà cầu ra, đường tiểu bị rỉ nên nước tiểu lẫn máu chảy rớt trên sàn. Cô thấy vậy liền mở hộc tủ lấy ngay một cái quần lót và khăn lót đưa cho tôi trong khi lấy khăn lau sạch vết dơ trên nền nhà. Tôi lên tiếng xin lỗi thì cô nói đùa ngay:

- Không sao, không sao. You are my boss!

Tôi rất mến phục thái độ nhẫn nại và tận tâm với bịnh nhân của cô.

(Trước khi ra về, nhân viên văn phòng của bịnh viện vào làm thủ tục và có hỏi tôi có đề nghị ai là người chăm sóc xuất sắc nhất cho bịnh nhân không thì tôi nói ngay tên của cô y tá làm việc tận tâm cách xuất xắc này.)

… Xin cảm ơn tất cả bác sĩ và các y tá đã thực hiện đúng câu “lương y như từ mẫu ” này.

Buổi tối, sau khi được đưa sang nằm ở phòng hồi phục tôi bỗng bị chứng nấc cục dữ dội, cả đêm không ngủ được. Y tá trực có báo với bác sĩ nhưng ông cũng không hiểu lý do tại sao. Nửa đêm về sáng y tá có vào tiêm cho tôi một mũi thuốc và bấm huyệt ở tay nhưng cũng không bớt.

Mỗi lần tôi bị đau khi trở mình vợ tôi lại lo lắng hỏi thăm tôi hay bấm nút gọi y tá vào. Tôi còn phải nằm chưa tự ngồi dậy được nên khi bị nấc cục quá chịu không nổi, tôi phải nhờ vợ tôi đỡ dậy kê gối lên cao cho dễ thở. Rồi lúc tôi cần uống nước hay cần đắp thêm mền cho ấm, vợ tôi làm cả cho không có giờ nghỉ cho mình. Đến gần sáng thì nàng mới chợp mắt được một chút. Thật là đến lúc bịnh nằm trên giường ta mới thấy sự lo lắng và tình thương của người bạn đời là vô biên và qúi báu đến mức nào.

... Xin cảm ơn tất cả những bà vợ đã tận tình chăm sóc cho chồng mình trên giường bịnh không kể đến bản thân mình.

Gia đình bà dì ruột của vợ tôi cũng dành cho tôi sự trợ giúp đặc biệt. Không chỉ mình em Cường lui tới bệnh viện giúp anh chị, mà cả dượng Tư lẫn cậu Năm cùng vào bệnh viện thăm. Sau đó gần như ngày nào Dì Tư cũng đều hỏi thăm coi tôi ra sao. Dì Tư cũng đang mang nhiều bịnh trong người nhưng lúc nào cũng qua tâm đến người trong nhà cũng như người quen bên ngoài. Đó là một đặc điểm của dì mà tôi không tìm thấy được ở nhiều người khác. Tính của dì độ lượng cho dù người nào đó đối xử với dì tệ bạc. Dì luôn cho đi mà không hề cầu mong nhận lại. Nhờ dì mà vợ tôi có được sự hỗ trợ về tình cảm thật lớn lao trên xứ người.

Ngày đầu sau khi ở bịnh viện về, dì nấu canh trái su và ca ri gà và mấy túi trà sâm đem qua cho tôi vì biết vợ tôi phải chăm sóc tôi nên không có thì giờ nấu nướng.

... Xin cảm ơn gia đình và lòng rộng lượng của dì đã bỏ qua cho những khi cháu lỡ lời.

*

Một buổi sáng nọ sau khi tôi xuất viện được hơn ba ngày thì có chuông điện thoại reo.

Tôi bắt máy:

- Alô, Thành đây.

Tiếng chị Liêm vang lên dồn dả:

- Thành hả em, sao em mổ chưa? Mười hai tây này phải không?

Chị Liêm là bà chị trước kia tôi cùng hai vợ chồng chị share phòng trong nhiều năm. Chị là một bà chị đầy lòng từ tâm và lúc nào cũng sốt sắng giúp đỡ mọi người.

- Em mổ rồi chị ơi!

- Em mổ rồi sao? Vậy mà nghe em nói mười hai tây...

- Dạ, bác sĩ giải phẫu nói có chỗ trống nên ổng sắp cho em được mổ trước...

- Em thấy khỏe không? Chị đến thăm em được không? Giọng của chị gần như là khẩn khoản làm tôi xúc động.

- Dạ cảm ơn chị. Bây giờ em vẫn còn yếu, chị để đến tuần tới cho em thiệt khỏe...

- Nhớ nhe, tuần tới chị sẽ đến thăm em. Thôi nghỉ khỏe đi. Bye em.

... Xin cảm ơn sự lưu tâm của một bà chị nhân từ.

Trong mấy ngày nằm ở bịnh viện, có chị Anh và người em dâu cùng làm chung với vợ tôi đến thăm và sau đó có biếu tôi hai lố sữa Ensure... Chị The, vợ của người bạn đã quá cố của tôi là anh Được, cũng có tới nhà thăm và tặng tôi hai lần sữa Ensure để tôi bồi bổ. Tôi nhớ là sáng hôm đó, khi mở cửa ra thi tôi thấy một túi giấy in tên chợ Wal-mart để trước cửa, trong đó có hai lố sữa mà không thấy đề tên người gởi. Tôi không nghĩ là của chị The vì chị đã cho tôi trước đó một lần rồi. Nghĩ mãi không ra, tôi gọi hỏi dò từ nguời này đến người nọ sau cùng tôi nhớ lần trước chị cũng cho sữa đựng trong bao giấy dầu của chợ Wal-mart. Chắc là của chị nên tôi gọi hỏi, thì đúng là quà của chị The cho.

... Xin cảm ơn các chị đã có lòng tốt quan tâm đến chúng tôi khi tôi lâm trọng bịnh.

Buổi sáng sớm tôi đang chuẩn bị làm thì có phone gọi:

- Alô, Thành đây...

- Anh có sao không? Ngày hôm qua tôi gọi hỏi thăm ba lần mà đường dây bận hoài tôi không biết anh có sao không? Anh có sao không?

Thì ra đó là anh Tâm, bạn tôi gọi hỏi thăm sau khi biết tôi nhập viện. Tôi và Tâm thường dành vài phút để gọi thăm nhau gần như là mỗi ngày.

- Mình ok. Hôm qua đường dây bị bận hoài... Mình ok...

- Nghe vậy mừng cho anh vì không biềt anh mổ về có bị biến chứng gì không. Rán tịnh dưỡng nhe.

Xin cảm ơn rất nhiều người bạn thân luôn cùng chia sẻ vui buồn với mình trong cuộc sống tất bật và vô thường này.

Tôi nhớ vị nào đó đã nói rằng ta đừng nên coi những gì mình đang được hưởng ở đời là một điều “đương nhiên” mà phải biết cảm tạ những gì mình đang được hưởng, dù cho điều đó là nhỏ nhoi đến đâu. Đúng là những người đã giúp mình, quan tâm tới mình làm cho ta thấy cuộc đời này còn có nhiều lý do để vui sống, để cảm ơn người và cảm ơn đời. Tôi chợt nhớ lại câu: “Đếm phước đừng đếm họa và cảm tạ những ơn phước mỗi ngày.” Tôi nguyện sẽ thực hành đúng như vậy. Nhứt là đếm những ngày hạnh phúc sống bên người bạn đời của mình để mỗi ngày nói lên tiếng “Cảm ơn em.”

Trương Tấn Thành

Ý kiến bạn đọc
01/11/201612:50:17
Khách
BÁc sĩ nào cũng nói PSA cao (già thì nó lên cao) khogn liên quan gì tới bệnh nặng hay nhẹ,cũng khogn phải là sẽ phải bị cancer..nhưng họ phải theo dõi cứ mỗi 6 tháng. Triệu chứng thường thấy là nín đái khó, phải lật đật chạy vì cảm giác mắc tiểu tới dột ngột và cần "lũ" gấp. Đêm uống ít nước thì khỏi tiểu đêm. Biopsy thì bác sỹ chích thuốc tê chỗ hậu môn vài phút (nên không đau) trước khi đâm kim vô móc tissue thịt ra 13 lần đem đi phân chất và phải uông trụ sính 3 ngày liên tiếp (1 ngày trước,giữa,và 1 ngày sau khi họ châm kim) để sát trùng vết kim đâm.
01/11/201602:59:13
Khách
Kính thưa Quý-vị ... Quý-vị nào giống như Anh Thành thì xin góp-ý hoặc PSA cao ... tôi bị 12 chấm ...Bác sĩ khám thì nói còn nhỏ , không sao , tôi xin thuốc uống thì bác-sĩ không cho , không biết tại sao ...!!! ... tôi đi tiểu đêm 2 lần , nước tiều vẫn còn mạnh ...và biopsy có đau không , bao lâu thì hết đau ...xin góp-ý đễ học hòi cũng như đỡ sợ ... Kính
31/10/201620:42:16
Khách
Tôi 72 tuổi, cũng bị nở prostate (PSA tới 10) nhưng không hề có tiểu đêm, bác sỹ cũng cho uống 0.4mg Tamsulosin, làm biopsy 2 lần khogn thấy có cancer. Không biết càng già có bị bắt đeo bịch nước tiểu như anh Thành không, ghê quá.
Đàn bà thì đâu có bị bịnh này nên đọc thấy "nhạt" (boring) là phải.
31/10/201607:20:01
Khách
Chúc Mừng anh Trương Tấn Thành đã qua cơn hiểm nghèo, và bình phục.
Tôi cũng bị trường hợp như anh nhưng nhẹ hơn. Bác sĩ nói chưa cần mổ, ông cho uống thuốc Tamsulosin 0.4Mg. Tôi thấy đỡ nhiều lắm.
Cảm ơn anh và Việt Báo đã post một bài viết hữu ích cho độc giả. God Bless You and God Bless America.
31/10/201605:32:42
Khách
Chuyện nhạt quá . Đọc không có gì hấp dẫn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,330,853
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.